You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG




ĐỀ TÀI 12
CÁC BƯỚC ĐỘT PHÁ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI KINH TẾ
TRONG ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG 1982-1986

Giảng viên hướng dẫn : Phan Trọng Toàn


Thành viên nhóm : Nguyễn Duy hải
Nguyễn Thị Linh
Đoàn Thị Mỹ Linh
Đỗ Trần Minh Trang
Lương Uyên Nhi
Nguyễn Thị Thu Thảo

Đà Nẵng 09 tháng 11 năm 2023


1. Đại hội V của Đảng và quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội:
 Nội dung hội nghị Đại hội V (1982)
Đối với lĩnh vực công tác khoa giáo, Báo cáo chính trị đã đề ra các
nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật, coi đây là một nội dung rất
quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, cuộc cách mạng
giữ vị trí then chốt trong ba cuộc cách mạng: ứng dụng các thành tựu
khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống kết hợp các
ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật nhằm
góp phần vào việc đổi mới quản lý kinh tế quản lý xã hội.
- Thực hiện cải cách giáo dục một cách tích cực và vững chắc. Vấn đề
lớn nhất hiện nay là chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng, cần hết
sức coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục...
- Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được
trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Đảng và
Nhà nước phải chăm lo hơn nữa phát triển thể dục thể thao…
- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh, tổ
chức tốt hơn việc khám chữa bệnh, kết hợp có hiệu quả hơn nữa y học
cổ truyền dân tộc và y học hiện đại. Khai thác mọi khả năng sẵn có
trong nước về nguồn dược liệu, xây dựng công nghiệp dược phẩm,
khắc phục tình trạng thiếu thuốc...
- Mở rộng mạng lưới y tế, nhất là tuyến cơ sở và tuyến huyện. Đặc biệt
chăm lo phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá,
thông tin, thể dục thể thao. Xây dựng một số công trình văn hoá ở các
huyện lỵ và xã theo phương châm ''Nhà nước và nhân dân cùng làm''.
Nhìn chung, một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã
đề ra từ sau Hội nghị Trung ương 6 (khoá IV) đến Đại hội V đã bước
đầu thể hiện sự chú ý hơn tới việc thúc đẩy tăng tưởng kinh tế đi đôi
với việc phát triển văn hoá, xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của đất
nước.
Ngay sau Đại hội, Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo
Trung ương đã mở Hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến và xây dựng
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội V của
Đảng.Công tác tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội V đã góp
phần 1àm rõ hơn cục diện cách mạng nước ta, nhìn nhận đúng đắn hơn
thành tựu và khuyết điểm, động viên toàn Đảng, toàn dân tập trung cao
hơn vào mặt trận nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, phấn
đấu thực hiện toàn diện các chỉ tiêu, biện pháp của kế hoạch kinh tế -
xã hội 5 năm 1981-1985. Phân tích, khắc phục các biểu hiện tư tưởng
bi quan, hoài nghi, dao động về đường lối, thái độ bàng quan, thiếu
trách nhiệm, nói nhiều làm ít, chỉ kêu ca mà không gương mẫu hành
động góp phần khắc phục khó khăn, đẩy lùi tiêu cực

 Quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội V


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã họp nội bộ từ ngày 15 đến
24-3-1982 và họp công khai từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 tại Thủ đô Hà
Nội. Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt hơn 1.727.000 đảng viên
hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở. Trong số đại biểu đó có 14 đảng viên
đã từng tham gia các tổ chức tiền thân của Đảng; hơn 40% đại biểu là những
đảng viên hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế; 102 đại biểu hoạt động trong
các cơ sở sản xuất công nghiệp; 118 đại biểu đại diện của 27 tộc người trên
các tuyến đầu ở vùng biên giới phía bắc và tây nam; 79 đại biểu là anh hùng
lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua; 1/3 đại biểu có trình
độ đại học và trên đại học, 26 tiến sĩ và phó tiến sĩ, 14 giáo sư, phó giáo sư và
nhiều đại biểu là cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật... Đến
dự Đại hội có 47 đoàn đại biểu quốc tế.
Đồng chí Trường Chinh đọc Diễn văn khai mạc, đồng chí Lê Duẩn đọc Báo
cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Phạm Văn
Đồng đọc Báo cáo về nhiệm vụ kinh tế và xã hội, đồng chí Lê Đức Thọ
đọc Báo cáo về xây dựng Đảng. Nhiều đại biểu của Đại hội đã đọc tham luận,
nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đọc lời chào mừng.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được Đại hội nhất
trí thông qua. Đại hội khẳng định: “Năm năm qua được ghi vào lịch sử dân
tộc như một đoạn đường thắng lợi rất vẻ vang của cách mạng Việt Nam”1.
Song, chúng ta đang đứng trước những khó khăn lớn về kinh tế và xã hội, đặc
biệt “trên mặt trận kinh tế, đất nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề gay
gắt”2. Những khó khăn đó trước hết là do nguồn gốc sâu xa của tình hình đất
nước, xã hội gây ra. Mặt khác, khó khăn đó còn do khuyết điểm, sai lầm của
các cơ quan đảng và nhà nước về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội
tạo nên. Trên những mặt nhất định, khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo và quản
lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình hình khó
khăn về kinh tế và xã hội trong những năm qua. Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã tự phê bình về những khuyết điểm và sai lầm của mình trước Đại
hội.
Trên cơ sở phân tích hiện trạng của đất nước, những biến động của tình hình
quốc tế và những âm mưu của các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, báo
cáo nêu rõ trong giai đoạn mới của cách mạng, Đảng phải lãnh đạo nhân dân
ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ mật thiết với nhau. Đại hội đã thông qua
Điều lệ Đảng (sửa đổi) và bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 ủy
viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất đã bầu Bộ
Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết; đồng chí Lê
Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng là kết quả của một quá trình
tập hợp ý kiến của toàn Đảng để đề ra nhiệm vụ, phương hướng... nhằm giải
quyết những vấn đề gay gắt, nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt Nam.
Đại hội đánh dấu một sự chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con
đường đấu tranh “tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân
dân”.
Sau Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị đã mở nhiều
hội nghị để tiếp tục đi sâu đánh giá tình hình, đề ra nhiều chủ trương và biện
pháp cụ thể để chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước.

2. Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế:
 Bước đột phá đầu tiên
Hoàn cảnh: Sau bước đột phá đầu tiên của cả quá trình tư duy đổi mới, Hội
nghị Trung ương lần thứ 6, khóa IV (1979), cùng với “những chủ trương đổi
mới từng phần trên lĩnh vực kinh tế - xã hội” , Đảng ta đã đưa ra nhiều quyết
định mới “về việc tận dụng đất đai, cải tiến quản lý nông nghiệp, cải tiến công
tác phân phối và lưu thông được nhân dân đón nhận và đạt nhiều chuyển biến
tốt đẹp”Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cơ bản như việc thực hiện trình tự
chưa hợp lý vấn đề cải tiến công các phân phối, lưu thông ( bước phải thực
hiện trước) rồi mới khuyến khích sản xuất ( bước dựa trên cơ sở của phân
phối, lưu thông mà thực hiện sau đó). Đổi mới từng phần nền kinh tế trên nền
mô hình chủ nghĩa xã hội cũ, chế độ quan liêu bao cấp vẫn được giữ lại làm
cho vấn đềvề giá và lương càng trở lên nóng hổi khi sau chiến tranh nguồn
vốn không hoàn trả cạn kiệt mà đất nước ta vẫn phải đối mặt với việc phục
hồi hậu quả chiến tranh. Tháng 5-1981, Bộ Chính trị phát hiện ra thiếu sót ấy
đã đề ra chỉ thị số 109 để “điều chỉnh lại hệ thống giá cả và tiền lương song
không quán triệt được quan điểm xóa bỏ quan liêu bao cấp, cải tiến giá và
lương một cách nửa vời, đơn độc, chấp vá và không gắn với cải cách quản lý
kinh tế, tổ chức sản xuất”. Làm cho tình hình giá cả chuyển biến ngày càng
xấu hơn. Giá cả thấp hơn giá trị, không có tiền để sửa chữa hao mòn tư bản cố
định… tiền lương không đủ để trả tiền thỏa đáng cho cán bộ, công nhân. Nắm
bắt được tình hình cấp bách đó mà tư tưởng đổi mới về tiền của Hội nghị lần
thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa V là bước đột phá đầu tiên sau Đại hội
V (1982)
Nội dung: Hội nghị nhận định việc xóa bỏ quan liêu bao cấp trong giá và
lương là nhiệm vụ hết sức cấp bách, để đạt được điều đó cần phải đạt được
những mụctiêu: “Thúc đẩy phát triển sản xuất theo cơ cấu hợp lý (ngành,
vùng, thành phần), khai thác tối đa tiềm năng lao động, đất đai; ổn định đời
sống nhân dân; góp phần từng bước tạo ra nguồn tích lũy; đẩy mạnh cải tạo
xã hội chủ nghĩa”. Và các phương hướng như “tính đủ chi phí hợp lý trong
giá thành sản phẩm, giá cả đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý, xóa bỏ tình trạng
Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ bất hợp lý, thực hiện cơ chế một giá;
tiền lương thực tế đảm bảo đời sống cho nhân dân, thực hiện trả lương bằng
tiền, chế độ lương thống nhất có tính đến sự khác biệt hợp lý; xác lập quyền
tự chủ về tài chính của các ngành kinh tế - kĩ thuật; chuyển từ quan liêu bao
cấp sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa”.Từ đó Hội nghị
xác định những chủ chương và biện pháp lớn
Về giá cả: Hội nghị nhấn mạnh việc điều chỉnh mặt bằng giá cả, bao
gồm cả các quan hệ tỷ giá và cơ chế quản lý giá phải dựa trên những nguyên
tắc sau: “Phù hợp với sức mua thực tế; định giá dựa trên kế hoạch, thực hiện
hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, vận dụng quy luật giá trị và
quan hệ cung – cầu; coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải lấy giá thóc
làm chuẩn; phân công, phân cấp hợp lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ phù
hợp với thực tế”. Dựa trên những nguyên tắc đó Đảng ta chia rõ ràng từng
chủ trương cấp thiết phải đổi mới như : “Giá mua lương thực và nông sản; các
yếu tổ chi phí, giá thành công nghiệp cần được tính đủ, tính đúng; giá buôn
hàng công nghiệp ( vật tư và hàng tiêu dùng); giá bán lẻ; cơ chế quản lý giá”
Về lương: Hội nghị nêu ra nguyên tắc về chủ trương, chính sách là “quán
triệt nguyên tắc phân phối theo lao động” , “xóa bỏ bao cấp, dần khắc phục
chênh lệch bất hợp lý và tính chất bình quân; phải cải thiện đời sống củacông
dân và các lực lượng vũ trang; khôi phục lại trật tự về lương, thưởng”.Và
Đảng ta đưa ra những chủ trương như sau: “Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật
theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, xác định lại hệ thống
lương cơ bản trên phạm vi cả nước; sắp xếp lại các mức lương, phụ cấp, tiền
thưởng; phụ cấp đắt đỏ phải được trung ương thống nhất quy định cho từng
vùng; điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội
Về tài chính và tiền tệ: Hội nghị xác định vấn đề tài chính và lưu thông tiền
tệ cần phải được chấn chỉnh đồng thời cùng giá và lương, và các chủ trương
là: “Phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông, giữ chắc và huy động mạnh mẽ
các nguồn thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở phát triển sản xuấtvà cải
tiến quản lý; thực hiện chế độ tự chủ tài chính; điều chỉnh mối quan hệ giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thực hiện chế độ phân cấp
ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ (toàn xã hội, tập thể, cá nhân); cải
tiến lưu thông tiền tệ; kiểm soát bằng đồng tiền và lỷ luật tài chính”
Ý nghĩa: Qua nội dung nghị quyết Hội nghị Trung ương này ta đã thấy rõ
từng bước tiến của Đảng ta trong đổi mới tư tưởng kinh tế. Từ thực tiễn và
kinh nghiệm xương máu, Đảng và Nhà nước ta đã có những chuyển hướng
mạnh mẽ, sâu sắc trong chủ trương, chính sách thể hiện trong sự rõ ràng, rành
mạch và logic giữa vấn đề và biện pháp giải quyết từ giá cả, tiền lương cho
đến thương nghiệp, tài chính, tiền tệ và đến cả cơ chế kế hoạch hóa và quản lý
kinh tế. Tất cả bởi Đảng ta thấy rõ nền kinh tế bao cấp không còn phù hợp và
thấy được tiềm năng của nền kinh tế thị trường, cũng như có cái nhìn mới,
đúng đắn về con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện thuận lợi
cho nền kinh tế nước nhà phát triển lên một bước . Không những vậy, việc
đổimới này mang ý nghĩa cách mạng mà cuộc cách mạng ấy cả Đảng, cả dân
cùng đồng lòng, từ đó phát huy truyền thống quý báu của dân tộc là đoàn kết
 Bước đột phá thứ hai
Hoàn cảnh: Ta không thể phủ nhận rằng nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8
khóa V là một bước đột phá lớn trong tư tưởng đối mới nền kinh tế, nhưng
việc tổ chức và triển khai những chính sách đó của Đảng ta vẫn mắc
phảinhững sai lầm như “vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá ” trong khi
bối cảnh thực tiễn vẫn chưa sẵn sàng về mọi mặt cho sự thay đổi đột ngột đó.
Bởi vậy mà tư tưởng thì đúng đắn, nhưng hành động lại sai lầm làm cho tình
hình kinh tế trở lên khủng hoảng nghiêm trọng hơn. Gánh hậu quả nghiêm
trọng, Đảng ta một lần nữa ngồi lại để xem xét tình hình thật kĩ lưỡng và lần
này Hội nghị Bộ Chính trị (8-1986) đã đưa ra kết luận “ Về một số vấn đề
thuộc quan điểm kinh tế” – bước đột phá thứ hai sau Đại hội V trong đổi mới
tư duy
Nội dung: Những kết luận của Bộ Chính trị lần này được khẳng định là một
bước đột phá mới vô cùng quan trọng về tư duy kinh tế của Đảng ta. Bộ
Chính trị nhấn mạnh ta cần tiếp tục suy nghĩ, tổ chức nghiên cứu lý luận và
tổng hết thực tiễn để nhận thức của ta phù hợp hơn với thực tiễn, và chặng
đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
Về cơ cấu kinh tế: Hội nghị cho rằng, một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới
có thể phát triển ổn định, và việc bố trí cơ cấu ngành kinh tế, sản xuất, đầu tư
là những vấn đề quan trọng hàng đầu. Ta cũng đã xác định rõ trong chặng
đường dầu tiên của thời kỳ quá độ tại mục tiêu trong Đại hội lần thứ V là “lấy
nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ và
vừa”. Đó là quan điểm đúng đắn, nhưng chúng ta đã mắc nhiều sai lầm,
khuyết điểm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, đầu tư và không thực hiện được
những mục tiêu tại Đại hội V đã đề ra; chúng ta muốn đi nhanh nhưng lại
thành đi đường vào và kéo dài thời gian ở chặng đường đầu tiên. Hội nghị chỉ
rõ ra rằng, ta đã chủ quan, nóng vội trong 5 năm (1976-1980) khi đề ra một số
chỉ tiêu quá lớn về quy mô và nhịp độ. Hậu quả là “sản xuất dẫm chân tại chỗ
năng suất lao động giảm, chi phí sản xuất tăng cao, kinh tế - xã hội càng
không ổn dịnh”. Trong 5 năm sau đó, ta đã tập trung hơn vào những công
trình trọng điểm nhưng về căn bản vẫn do dự và chưa điều chỉnh lại cơ \cấu
kình tế được phù hợp. Do đó, cần thực hiện các điều chỉnh lớn đối với cơ cấu
sản xuất và cơ cấu đầu tư: “lấy nông nghiệp làm đầu tàu và tập trung vào định
hướng thực sự của ngành, phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng
phải có chọn lọc; tập trung vào quy mô vừa và nhỏ và nhanh chóng cải hiện
hiệu quả, phục vụ đắc lực cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và lối
ra. Theo hướng này, chúng ta phải tập trung toàn lực, trước hết là kinh phí,
vật lực, đầu tư và thực hiện ba kế hoạch quan trọng nhất về lương thực, thực
phẩm, mặt hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Bộ Chính trị cho rằng, ta chưa nắm vững quy
luật đẩu mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là việc cần phải thực hiện thường
xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ. Bởi vậy, nên chúng ta cần đi dần
dần, không cần vội vàng, nhảy bước; và cần nhận thức đúng đắn nền kinh tế
của chúng ta lúc này là nền kinh tế nhiều thành phần, từ đó mới có thể tiến
thành đúng đắn những chiến sách, chiến lược để tận dụng và phát triển nguồn
nhân lực; cải tiến chế độ quản lý, phân phối
Về cơ chế quản lý kinh tế: Hội nghị cho rằng, việc đổi mới và bố trí lại cơ
cấu kinh tế phải đi đôi, phù hợp với nhau thì mới tạo ra động lực lớn nhất thúc
đẩy nền sản xuất phát triển. Hội nghị cũng đưa ra: “Đổi mới kế hoạch hóa
theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế, đồng thời
phát huy đúng đắn các quy luật của nền kinh tế thị trường; làm cho các đơn vị
kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; phân biệt chức năng quản
lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của
các đơn vị kinh tế; phân công, phân cấp bảo đảm các quyền của Nhà nước,
quyền chủ động của địa phương, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
Ý nghĩa: Bản kết luận của Bộ Chính trị không chỉ là bước tiến tiếp theo trong
công cuộc đổi mới tư duy nền kinh tế mà còn là bước đột phá quan trọng
quyết định đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội lần thứ VI (12-1986).
Thông qua quan sát thực tiễn và kinh nghiệm, bản kết luận đã chỉ rõ và thừa
nhận những sai lầm của Đảng và đưa ra những nhận thức đúng đắn và rõ ràng
hơn về tình hình hiện tại của đất nước, cũng như đưa ra những giải pháp đúng
đắn đặt cơ sở cho đường lối đổi mới sau này.
3. Kết quả
 Thành công
 Hạn chế : Trong lĩnh vực tư tưởng, đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý
luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; đã
mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hoá, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường
đầu tiên. Chúng ta đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế, chưa
thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách
quan; do đó, không chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ
trương, chính sách kinh tế. Chưa chú ý đầy đủ việc tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn của mình và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước anh em.
khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ. Việc
lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn
theo một số quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng
tính hình thức, không xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và yêu
cầu của công việc; cách làm lại thiếu quy hoạch, chưa chú ý lắng nghe ý
kiến của quần chúng. Công tác giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên
thiếu chặt chẽ

You might also like