You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN


Môn: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng - bước phát triển
mới về con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta.

HỌ VÀ TÊN: Lại Thị Phương Thảo

MÃ SINH VIÊN: 11215378

LỚP HỌC PHẦN: 39 - VB2

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Nguyễn Thị Hoàn

NHÓM: 5

Hà Nội – 2022

1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 3

NỘI DUNG............................................................................................................ 4

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, bước phát triển mới về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta............................................................. 4

2. Những khía cạnh cần được khắc phục và những bước đi đầu tiên để tiến lên
Chủ nghĩa Xã hội. ............................................................................................... 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 9

2
LỜI NÓI ĐẦU

Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, trong đó và trước hết là đổi mới tư duy lý luận, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc
hơn về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá
độ lên CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, bỏ qua chế độ TBCN. Ngay
từ Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta khẳng định từ CNTB lên CNXH phải trải qua
thời kỳ quá độ lâu dài, là một tất yếu khách quan; thời kỳ quá độ ở nước ta do tiến
thẳng lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN nên càng phải lâu dài và khó khăn hơn.
Đến Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta đã có bước phát triển mới về nhận thức bỏ
qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu đạt được
dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại... Các Đại hội X, XI, XII tiếp tục bổ
sung, điều chỉnh và hoàn thiện về nhận thức thời kỳ quá độ lên CNXH, bỏ qua chế
độ TBCN, đồng thời có những đóng góp vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về CNXH. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng (2021) đã đề ra định hướng phát triển
đất nước trong thời kỳ quá độ là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng,
hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, môi trường…, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc; khơi dậy mọi
tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất
nước”(5).

Đề tài: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng - bước phát triển
mới về con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta” đã chỉ ra những bước đi
đầu tiên hoàn toàn đúng đắn của Đảng, để tiến lên XHCN ở nước ta hiện nay.

3
NỘI DUNG

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, bước phát triển mới về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Đại hội lần thứ V của Đảng tiến hành từ ngày 27-3 đến ngày 31-3-1982 tại
Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên
trong cả nước, có 47 đoàn đại biểu các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức
cách mạng trên thế giới.

Đại hội đã thảo luận thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng
nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội trong 5 năm 1981-1985, Báo cáo
về xây dựng Đảng và bổ sung điều lệ Đảng, Bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá
V gồm 116 ủy viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết. Hội nghị lần thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương, khoá V đã bầu ra Ban Bí thư, Tổng Bí thư và Ủy ban kiểm
tra Trung ương. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá thành tựu, khuyết điểm, sai lầm của Đảng,
phân tích nguyên nhân thắng lợi và khó khăn của đất nước, những biến động của
tình hình thế giới; khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung và đường lối kinh
tế do Đại hội lần thứ IV đề ra. Đại hội V đã có những nhận thức mới về chủ nghĩa
xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thứ nhất, Đại hội đưa ra quan niệm mới về chặng đường đầu tiên của thời
kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Khẳng định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội với những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đó là thời
kỳ khó khăn, phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường. Hiện nay nước ta
đang ở chặng đường đầu tiên với nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất
nặng nề. Đây chính là sự nhận thức và vận dụng đúng đắn hơn quan điểm chủ
nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ vào điều kiện thực tiễn nước ta. Đại hội xác
4
định: Chặng đường trước mắt bao gồm thời kỳ 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến
những năm 1990 là khoảng thời gian có tầm quan trọng đặc biệt.

Việc khẳng định trên thực tế cách mạng nước ta đang ở chặng đường nào trên
con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quyết định việc tìm ra và nắm vững
quy luật khách quan và là cơ sở để cụ thể hoá đường lối, xác định chủ trương,
chính sách phù hợp với thực tiễn cách mạng; chống chủ quan, nôn nóng, đốt cháy
giai đoạn. Đại hội V chỉ rõ: “Kinh nghiệm của 5 năm 1976 - 1980 cho thấy phải
cụ thể hoá đường lối của Đảng - đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vạch ra chiến lược
kinh tế, xã hội cho chặng đường đầu tiên của quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa”. Chặng đường trước mắt trong những năm 80 là ổn định và cải thiện một
bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất –
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và
xuất khẩu; đáp ứng nhu cầu của quốc phòng, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.

Thứ hai, Đại hội xác định cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới có hai
nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến
đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau. Về xây dựng chủ
nghĩa xã hội, Đại hội đã vạch ra chiến lược kinh tế - xã hội, những kế hoạch phát
triển, những chủ trương, chính sách và biện pháp thực thi trong từng chặng đường.
Chặng đường trước mắt bao gồm những năm 1980. Những mục tiêu kinh tế và xã
hội tổng quát cho những năm đó là:

• Ổn định dần dần, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn
hóa của nhân dân.
• Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ
yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
• Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh miền Nam,
5
hoàn thiện quan hệ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
• Đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc
phòng, giữ vững an ninh trật tự.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt những kết quả thiết thực làm cho đất nước ta
mạnh lên về mọi mặt và trong mọi hoàn cảnh thì mới có đủ sức đánh thắng mọi
cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ngược lại, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc thì mới có điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Mỗi nhiệm vụ chiến lược có vị trí riêng: “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm
vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng
đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Thứ ba, Đại hội đã có những điều chỉnh về nội dung, bước đi, cách làm
của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên.

Đại hội V xác định: Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa; ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số
ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu
dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý .

Nội dung đó phản ánh đúng bước đi của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa,
phù hợp với thực tiễn nước ta; nhằm khai thác, phát huy thế mạnh, tiềm năng của
đất nước về lao động, đất đai, ngành nghề... giải quyết đúng đắn mối quan hệ công
nghiệp với nông nghiệp làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của chặng đường
đầu tiên, tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.

Đại hội V đã thông qua những nhiệm vụ kinh tế, văn hóa và xã hội, tăng
cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chính sách đối ngoại. Tiếp tục nâng cao tính
giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính
6
trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa
học, một Đảng thực sự trong sạch, có sức chiến đấu cao, gắn bó chặt chẽ với quần
chúng.

2. Những khía cạnh cần được khắc phục và những bước đi đầu tiên để tiến
lên Chủ nghĩa Xã hội.
Đại hội xác định nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng là: Vũ trang cho toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa
học, xây dựng ý thức kiên cường, quyết tâm sắt đá và trình độ hiểu biết cần thiết
để làm tròn cả hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc. Về các nhiệm vụ cụ thể, trước hết là: làm quán triệt đường lối các mạng xã
hội chủ nghĩa, nâng cao lập trường giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giữa
hai con đường.

Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội cũng chỉ rõ công tác tư tưởng cần khắc
phục các yếu kém, phải hướng mạnh vào việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất cách
mạng cho cán bộ, đảng viên, chống chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cơ hội
dưới mọi hình thức, kiên quyết khắc phục những biểu hiện sa sút về phẩm chất
chính trị, tự do vô kỷ luật về mặt tổ chức, thoái hóa về lối sống, mất dân chủ, quan
liêu hóa về tác phong, bảo thủ trong cách nhìn nhận sự vật của một bộ phận cán
bộ, đảng viên… Đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư
tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng.

Để cải tiến công tác tư tưởng phải sâu sát thực tế, nhạy cảm với cuộc sống,
nghiên cứu, tổng kết, phổ biến những điển hình tiên tiến, cổ vũ, vun xới cho những
nhân tích cực sớm được nhân lên. Toàn Đảng phải làm công tác tư tưởng. Mọi
đảng viên đều phải làm công tác tư tưởng. Phối hợp tất cả các cơ quan, các ban,
ngành đoàn thể, sử dụng tất cả các công cụ thông tin, văn hoá, văn học, nghệ thuật,
giáo dục... để làm công tác tư tưởng; gắn chặt công tác tuyên truyền giáo dục với
công tác tổ chức và tổng kết thực tiễn để làm công tác tư tưởng...
7
Phát biểu bế mạc Đại hội, Tổng Bí thư Lê Duẩn khẳng định, Đại hội lần thứ
V của Đảng là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc, tập hợp ý kiến của
toàn Đảng để đề ra nhiệm vụ, phương hướng… nhằm giải quyết những vấn đề gay
gắt nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt Nam. Đại hội đánh dấu một bước
chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đấu tranh "Tất cả vì Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân".

Tổng Bí thư Lê Duẩn nhấn mạnh: "Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì
hạnh phúc của nhân dân"! Khẩu hiệu hành động của giai đoạn cách mạng mới nhất
định sẽ đoàn kết, động viên toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước dấy lên phong
trào thi đua sôi nổi, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi những
nghị quyết quan trọng của Đại hội. Trước mắt chúng ta là một chặng đường phấn
đấu gay go, phức tạp. Song toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang được tiếp thêm
sức sống mới do những nghị quyết lịch sử của Đại hội đem lại. Chúng ta nhất định
thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không
trở lực nào ngăn nổi bước tiến của chúng ta".

Ngay sau Đại hội, Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung
ương đã mở Hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến và xây dựng chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết Đại hội V của Đảng.

Công tác tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội V đã góp phần làm rõ
hơn cục diện cách mạng nước ta, nhìn nhận đúng đắn hơn thành tựu và khuyết
điểm, động viên toàn Đảng, toàn dân tập trung cao hơn vào mặt trận nông nghiệp,
đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu thực hiện toàn diện các chỉ tiêu, biện
pháp của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 1981 - 1985. Phân tích, khắc phục các
biểu hiện tư tưởng bi quan, hoài nghi, dao động về đường lối, thái độ bàng quan,
thiếu trách nhiệm, nói nhiều làm ít, chỉ kêu ca mà không gương mẫu hành động
góp phần khắc phục khó khăn, đẩy lùi tiêu cực.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Nha xuat ban su that. (1984). Lich Su Dang cong San Viet Nam.

2, Baodientuvtv. (2020, June 6). Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ v: Tất
Cả VÌ TỔ Quốc XHCN, vì Hạnh Phúc Của Nhân Dân. BAO DIEN TU VTV.
Retrieved February 18, 2023, from https://vtv.vn/chinh-tri/dai-hoi-dai-bieu-toan-
quoc-lan-thu-v-tat-ca-vi-to-quoc-xhcn-vi-hanh-phuc-cua-nhan-dan-
20200604211118282.htm

3, Nội-dung-LSĐ Làm Ơn đấy - 1. đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ v CỦA
đảng, bước Phát triển Mới Về. Studocu. (n.d.). Retrieved February 18, 2023, from
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/quan-tri-
marketing/noi-dung-lsd-lam-on-day/21302243

You might also like