You are on page 1of 17

1.

Đường lối công nghiệp hóa đại hội IV

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV


Nhờ vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta một cách đúng đắn và sáng
tạo, thực hiện chỉ dẫn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hoàn thành tốt nhiệm vụ lịch
sử do Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng (năm 1960) đề ra. Đó là giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước với Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Trong bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới có nhiều thuận lợi cùng thách thức đan xen,
Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến
20-12-1976. Tham dự Đại hội có 1.008 đại biểu thay mặt cho hơn 1,55 triệu đảng viên cả
nước.

Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước bắt đầu một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hòa
bình, thống nhất, độc lập và đi lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình thống nhất đất nước diễn ra
khẩn trương, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhân
dân cả nước đã tham gia Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Quốc
hội đã ra những quyết định lịch sử về Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca, xác lập hệ thống bộ
máy nhà nước.

Đại hội nghe diễn văn khai mạc của đồng chí Tôn Đức Thắng; Báo cáo chính trị của Ban
Chấp hành Trung ương do đồng chí Lê Duẩn trình bày; Báo cáo về phương hướng, nhiệm
vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976-1980) do đồng
chí Phạm Văn Đồng trình bày; Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều
lệ Đảng do đồng chí Lê Đức Thọ trình bày. Đại hội cũng nghe tham luận của các đồng
chí: Trường Chinh, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Văn Tiến Dũng,
Trần Quốc Hoàn…; lời chào mừng của các đoàn đại biểu trong nước và quốc tế.

Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Điều lệ
mới của Đảng gồm 11 chương và 59 điều. Điều lệ đã rút gọn 10 nhiệm vụ của đảng viên
thành 5 nhiệm vụ, đặt lại chức vụ Tổng Bí thư thay chức Bí thư Thứ nhất; quy định nhiệm
kỳ của Ban Chấp hành Trung ương là 5 năm. Đại hội đã quyết định đường lối cách mạng
xã hội chủ nghĩa, theo đó xác định “đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm
vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể
xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới,
xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa”; quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục
tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980); quyết định đường lối xây dựng
Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới…

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức và 32 ủy viên dự
khuyết. Bộ Chính trị có 14 ủy viên chính thức là các đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh,
Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Lê
Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Cúc
(Nguyễn Văn Linh), Võ Toàn (Võ Chí Công), Chu Huy Mân. Đồng chí Lê Duẩn được
bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phát biểu bế mạc Đại hội, Tổng Bí thư Lê Duẩn khẳng định: Đảng ta không có mục đích
nào khác là phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của nhân dân lao động và của
cả dân tộc. Toàn Đảng quyết mãi mãi ghi nhớ và thực hiện nghiêm chỉnh lời dạy của Bác
Hồ, đó là “phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
2. Hạn chế đại hội IV
Ngày 15/12/1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Tổng Bí
thư Trường Chinh đã đọc Báo cáo chính trị của BCHTW trình Đại hội. Trong Báo cáo
nêu rõ những hạn chế trong lĩnh vực tư tưởng trong nhiệm kỳ Đại hội V.
"Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính
sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.

Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính
sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội
chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã
hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng. Đó là tư tưởng
tiểu tư sản, vừa "tả" khuynh vừa hữu khuynh.

Đúng như Đại hội lần thứ V nhận định, chúng ta vừa chủ quan nóng vội, vừa bảo thủ trì
trệ, trong thực tế hai mặt đó cùng tồn tại và đều cản trở bước tiến của cách mạng.

Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết
điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân
của mọi nguyên nhân.

Trong lĩnh vực tư tưởng và tổ chức, Đảng ta đã làm được một số việc có kết quả tốt, tổ
chức đảng và đội ngũ cán bộ có một bước trưởng thành, đã có nhiều kinh nghiệm mới về
xây dựng đảng trong điều kiện đảng cầm quyền. Nhưng phải thẳng thắn thừa nhận rằng,
trước những biến động và thử thách của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hoạt động
tư tưởng và tổ chức của Đảng đã không theo kịp yêu cầu của cách mạng.

Trong lĩnh vực tư tưởng, đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các
quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hoá,
muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện
nước ta mới ở chặng đường đầu tiên. Chúng ta đã có những thành kiến không đúng,
trên thực tế, chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn
tại khách quan; do đó, không chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ trương,
chính sách kinh tế. Chưa chú ý đầy đủ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của mình
và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước anh em.
Trong công tác tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ.
Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo một số
quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức, không xuất
phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của công việc; cách làm lại thiếu quy
hoạch, chưa chú ý lắng nghe ý kiến của quần chúng. Công tác giáo dục và quản lý cán bộ,
đảng viên thiếu chặt chẽ.

Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu, lời nói không đi
đôi với việc làm, không tuân thủ quy trình làm việc và ra quyết định. Việc chỉ đạo, điều
hành thường không tập trung, thiếu kiên quyết và nhất quán. Trong các đảng bộ và các
cấp uỷ có sự vi phạm nguyên tắc Lêninnít trong sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc
tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới
phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương.

Về mặt tổ chức, đã để cho bộ máy nhà nước, bộ máy của Đảng và các đoàn thể phình ra
quá lớn, chồng chéo và phân tán.

Những sai lầm và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng trước hết thuộc về trách
nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Bộ trưởng.
Cần nhấn mạnh rằng, việc chậm bố trí đúng sự chuyển tiếp hạt nhân lãnh đạo là một
nguyên nhân trực tiếp làm cho sự lãnh đạo của Đảng trong những năm gần đây không đáp
ứng những đòi hỏi của tình hình mới. Ban Chấp hành Trung ương xin tự phê bình nghiêm
túc về những khuyết điểm của mình trước Đại hội".

3. Kinh tế
Trên cơ sở đường lối chung, Báo cáo vạch ra đường lối kinh tế:
“Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa.
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước
thành một cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp.
Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, két hợp kinh tế
trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết
hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết
hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các
nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng
thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập chủ
quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ
nghĩa có kinh tế công – nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến,
quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc”.

Đó là nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp gay go phức tạp nhằm giải quyết
vấn đề “ai thắng ai” giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa con đường xã hội chủ
nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh là quá trình thực hiện kết hợp
cải tạo với xây dựng, chính trị với kinh tế, hoà bình với bạo lực, thuyết phục với
cưỡng bách, giáo dục với hành chính…

Muốn đưa vào sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa đến toàn thắng, điều kiện quyết
định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực
hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Trong
đó, nắm vững chuyên chính vô sản là nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của tập thể
nhân dân lao động, xây dựng nhà nước vững mạnh để tiến hành ba cuộc cách mạng về
quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật và tư tưởng văn hoá, xóa bỏ chế độ bóc lột, đập
tan sự phản kháng của kẻ thù. Xây dựng chế độ làm chủ tập thể là xây dựng một xã
hội trong đó người làm chủ là nhân dân lao động, có tổ chức mà nòng cốt là liên minh
công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Báo cáo đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch pháy triển kinh tế và văn hoá
(1976-1980) nhằm 2 mục tiêu vừa cơ bản vừa cấp bách là bảo đảm nhu cầu của đời
sống nhân dân, tích luỹ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Muốn vậy, phải ra sức thực hiện các nhiệm vụ: phát triển vượt bậc về nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, giải quyết một cách vững chắc nhu cầu của cả nước về lương
thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thông dụng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về
công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí, mở mang giao thông vận tải, xây dựng cơ bản,
đẩy mạnh khoa học kỹ thuật; sử dụng hết lực lượng lao động; hoàn thành cơ bản cải
tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc, cải tiến mạnh mẽ công tác thương nghiệp, giá cả, tài chính, ngân hàng; tăng
nhanh nguồn xuất khẩu; phát triển giáo dục, văn hoá, y tế, cải cách giáo dục, đào tạo
cán bộ, thanh toán hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới; xây dựng một hệ thống mới
về quản lý kinh tế trong cả nước.

Về đối ngoại
ch đánh giá tình hình thế giới và khẳng định mạnh mẽ chính sách đối ngoại nhất quán
của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới là tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và
quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, làm hết sức mình để góp phần
làm cho lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa Mác-Lênin ngày càng thắng lợi rực rỡ. Ra sức
bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân ta với nhân dân Lào và
Campuchia. Ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước vì độc lập
dân tộc, dBáo cáo nêu rõ trong giai đoạn mới, chúng ta cần ra sức tranh thủ những
điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh,
khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc
phòng, cùng các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, chống chủ nghĩa đế quốc. Trong quá
trình làm việc, Đại hội đã tập trung phân tíân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội. Thiết lập
và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn
trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi. Ra sức tranh thủ những điều kiện
quốc té thuận lợi hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước về mọi mặt.
Về xây dựng Đảng: Báo cáo đã tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ
Đảng, nêu lên những thay đổi và nhiệm vụ chủ yếu của công tác xây dựng Đảng trong
thời kỳ mới.

Trong Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng đã trình bày những kinh nghiệm tích
luỹ được trong mấy chục năm qua, xác định nhiệm vụ, phương châm và biện pháp
công tác Đảng trong giai đoạn mới, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo
nhân dân cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩ.
Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Điều lệ
mới của Đảng gồm có 11 chương và 59 điều. Điều lệ đã rút gọn 10 nhiệm vụ của đảng
viên thành 5 nhiệm vụ, đặt lại chức vụ Tổng Bí thư thay chức Bí thư thứ nhất, quy
định nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương là 5 năm.

Sau một tuần làm khẩn trương, đầy trách nhiệm, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
của Đảng đã thành công tốt đẹp và thu được những kết quả to lớn. Đại hội đã thông
qua Nghị quyết đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội nhất trí hoàn toàn Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
phương hướng nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá từ năm 1976 đến 1980,
Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng.

CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH, BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA TỔ
QUỐC VÀ CÙNG QUÂN DÂN CAMPUCHIA ĐÁNH ĐỔ CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG
Kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc
và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/01/1979 - 7/01/2024)

Thực hiện âm mưu chiến lược phá hoại mối quan hệ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa
3 nước Campuchia - Việt Nam - Lào nói chung và giữa hai nước Việt Nam Campuchia
nói riêng; tháng 4/1975, sau khi lên nắm quyền, tập đoàn Pôn Pốt đã phản bội lại sự
nghiệp cách mạng của Nhân dân Campuchia và phá hoại truyền thống đoàn kết, hữu nghị
của Nhân dân hai nước, thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia và xâm lược biên
giới Tây Nam của Việt Nam.

Kể từ năm 1975 đến 1978, tập đoàn Pôn Pốt đã tiến hành nhiều cuộc tiến công xâm
lấn, đánh chiếm các đảo, biên giới đất liền Tây Nam nước ta với quy mô ngày càng lớn.
Cuối năm 1978, chúng huy động 10 sư đoàn mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới
Tây Nam nước ta.

Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân
Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng có ý nghĩa lớn lao không chỉ với Việt Nam và
Campuchia mà với cả khu vực cũng như thế giới.

Đối với Việt Nam: thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ
quốc đã một lần nữa khẳng định nhân dân Việt Nam với ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần
đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng, sẵn sàng đập tan bất kỳ âm mưu và
hành động chống phá nào của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, mối
quan hệ truyền thống gắn bó thủy chung,lâu đời, sự giúp đỡ trong sáng, chí nghĩa, chí tình
của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia.

Đối với Campuchia: chiến thắng ngày 7/01/1979 có ý nghĩa lịch sử đặc biệt to lớn, đã
xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập toàn Pôn Pốt, thành lập chế độ Cộng hòa nhân
dân Campuchia; cứu Nhân dân Campuchia ra khỏi thảm họa diệt chủng, giành lại quyền
được sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự, hồi sinh đất
nước và dân tộc, xây dựng cuộc sống hòa bình, tươi đẹp.

Đối với quốc tế: thắng lợi vĩ đại ngày 7/01/1979 là thắng lợi chung của nhân dân hai
nước Việt Nam - Campuchia, thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết quốc tế, sự thủy
chung, trọn nghĩa vẹn tình giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia. Với thắng lợi ngày
7/01/1979, quan hệ hai nước Việt Nam - Campuchia chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ
khôi phục, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai
nước dựa trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi nước.

Chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt đã góp phần giữ vững hòa bình, ổn định ở khu
vực Đông Nam Á và trên thế giới; đấu tranh vạch trần bản chất của chế độ phân biệt
chủng tộc, sắc tộc, chế độ độc tài và cảnh báo cho nhân loại cảnh giác trước nguy cơ của
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phát xít mới.

 Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trên biên giới phía bắc 17-2 đến 18-3-1979
43 năm đã qua (17/2/1979-17/2/2022), cuộc chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía
Bắc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Lực lượng Công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Pháo đài Đồng Đăng,
tỉnh Lạng Sơn
Trải qua hơn 80 năm sống dưới chế độ thực dân và 2 cuộc chiến tranh giải phóng chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dân tộc Việt Nam thấu hiểu sâu sắc và mong mỏi
hơn ai hết về một đất nước hòa bình, thống nhất để hàn gắn vết thương chiến tranh, dựng
xây và phát triển đất nước bị tàn phá tới kiệt quệ. Thế nhưng thời điểm đầu năm 1979, Tổ
quốc ta đứng trước cảnh lâm nguy lần nữa vì nguy cơ chiến tranh.

Các bước đi và toan tính từ trước của Trung Quốc

Thời điểm đó, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng trở lên căng thẳng. Quan hệ
Xô - Trung lúc đó chuyển từ bình thường, thậm chí tốt đẹp, sang đối đầu. Quan hệ Liên Xô -
Trung Quốc rạn nứt nghiêm trọng trong lúc quan hệ Liên Xô - Việt Nam ngày càng gắn bó.

Khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi chế
độ diệt chủng tàn bạo càng giành chiến thắng, quan hệ Trung Quốc - Việt Nam cũng càng
thêm căng thẳng, thậm chí xảy ra tranh chấp, xâm lấn biên giới. Quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc dần xấu đi nghiêm trọng khi Trung Quốc không đạt được mục đích gây áp lực
với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.

Trung Quốc cũng tiến hành xúi giục người Hoa ở Việt Nam từ bỏ quốc tịch Việt Nam để trở
về Trung Quốc, đồng thời lập trạm đón tiếp ở biên giới, đưa tàu sang đón Hoa kiều về nước.
Trung Quốc đã chuẩn bị trước cho cuộc chiến xâm chiếm Việt Nam, leo thang từng bước, từ
gây áp lực trong vấn đề Campuchia, dựng lên "sự cố Hoa kiều" và chuẩn bị về binh lực đi
đôi với việc tuyên truyền.

Chiến sỹ Đại đội 39, Đoàn 313 Hà Tuyên tổ chức tiêu diệt các ụ súng của địch, tạo điều
kiện thuận lợi cho bộ đội ta chiếm điểm cao.
Cuộc chiến đấu khẳng định chủ quyền và chính nghĩa

Vào 3 giờ 30 phút rạng sáng 17-2-1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một
số mục tiêu trong lãnh thổ của nước ta, sau đó huy động 600.000 quân, trên 500 xe tăng, xe
bọc thép, hàng nghìn khẩu pháo các loại tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam dài hơn
1.400km.

Số quân Trung Quốc tham chiến lúc đó được cho nhiều hơn các đạo quân xâm lược Việt
Nam trong lịch sử. Thời điểm cao nhất, quân Mỹ huy động trên chiến trường Việt Nam gần
550.000 quân, Pháp 250.000 quân... Hướng tấn công chủ yếu của quân Trung Quốc là Lạng
Sơn và Cao Bằng; hướng quan trọng là Lào Cai (Hoàng Liên Sơn); hướng phối hợp là
Phong Thổ (Lai Châu); hướng nghi binh, thu hút lực lượng ta là Quảng Ninh và Hà Tuyên.

Lực lượng Công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh
Lạng Sơn.
Không ai có thể tin rằng một dân tộc vừa phải trải qua 30 năm chiến tranh với thương tích
đầy mình lại đi khiêu khích, rồi xâm lược một nước khác, lại là nước lớn hơn, thậm chí là
nước đã từng ủng hộ và giúp đỡ to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
trước đó, như một số người Trung Quốc nói rằng cuộc chiến tranh chống Việt Nam của họ
chỉ là một "cuộc phản công tự vệ".

Trước tình cảnh Tổ quốc lâm nguy, thêm một lần nữa, quân và dân Việt Nam không còn con
đường nào khác là buộc phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của mình. Đây là thử thách đầy khắc nghiệt với dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh
lịch sử lúc bấy giờ. Với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", quân và dân ta, nhất
là ở các tỉnh Việt Bắc và Tây Bắc, một lần nữa đã phát huy cao độ truyền thống cách mạng,
sát cánh cùng các lực lượng vũ trang, kiên quyết chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
thiêng liêng của Tổ quốc.

Tri ân đồng đội tại Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên, Hà Giang.


Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc năm 1979, chúng ta một
lần nữa thấy rõ sự thật lịch sử: Nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu quỳ gối trước bất
kỳ thế lực xâm lược ngoại bang nào. Nó khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân
Việt Nam quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
Bài học xương máu luôn khắc ghi
Quá khứ bi hùng đó nhắc nhở chúng ta, tất cả các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai
sau, phải luôn tăng cường đoàn kết, xây dựng đất nước giàu mạnh để đủ sức đối phó với
mọi tình huống trong một thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bất trắc. Trên cơ sở đó, có chiến
lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung
đột; phát huy truyền thống "giữ nước từ khi nước chưa nguy".
Trong thực hiện nhiệm vụ giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, phải quán triệt quan điểm "Kiên quyết, kiên trì". Quan điểm này vừa thể hiện
quyết tâm cao độ, ý chí sắt đá, bản lĩnh trước sau như một của nhân dân ta, vừa thể hiện
tính chất lâu dài, phức tạp của cuộc đấu tranh. Đây cũng là đối sách mềm dẻo, linh hoạt,
sáng tạo, không chủ quan, manh động trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu bảo vệ Tổ
quốc trong bối cảnh lịch sử mới.

Nhiều CCB về thắp hương cho đồng đội cũ tại Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên (Hà Giang).

42 năm đã trôi qua, đất nước đã hòa bình và đang trên đà hội nhập, phát triển mạnh mẽ.
Nhắc lại sự thật lịch sử về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, bên cạnh việc khẳng
định sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đây còn là dịp để chúng ta tôn vinh,
tri ân những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời giáo dục
cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường và quyết tâm bảo vệ từng
tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
"Nỗi đau mà nhân dân hai nước phải gánh chịu trong chiến tranh là bài học xương máu
phải được nhận thức đầy đủ. Tôn trọng lịch sử, trung thực với lịch sử không có nghĩa là
kích động hận thù. Lịch sử không thể bị lãng quên. Tôi luôn mong muốn thế hệ đi sau tự
hào về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta gác lại quá khứ,
hướng tới tương lai nhưng không quên quá khứ, không quên lịch sử", Thiếu tướng
Nguyễn Đức Huy - tác giả cuốn sách "Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên" phát hành vào tháng
3-2020 nói.
Với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, 42 năm là khoảng thời gian đủ dài để hai nước có
điều kiện nhìn lại cuộc chiến này một cách khách quan, khoa học để tìm ra phương thức
xử lý tối ưu các vấn đề do lịch sử để lại. Lịch sử cho thấy, việc không ngừng củng cố và
phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước là hoàn toàn phù hợp với lợi ích căn
bản và lâu dài của nhân dân hai nước, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới./.

Nhìn lại sự đột phá, đổi mới về tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tròn 90 năm tuổi, Đảng ta với một bề dày kinh nghiệm trong lãnh đạo giải phóng dân tộc
cũng như trong lãnh đạo xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa đã đạt nhiều thắng lợi to
lớn. Từ sự đánh bại hai đế quốc hùng mạnh đưa đất nước Việt Nam không có tên trên bản
đồ thế giới (xứ thuộc địa ở Đông Dương) đã ghi tên trên bản đồ thế giới với vị thế uy tín
quốc tế ngày càng cao; một nước được thế giới đánh giá là đáng sống nhất đối với người
nước ngoài. Năm 2019, khi kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, thì nền kinh tế Việt
Nam phát triển ngoạn mục: Vượt các chỉ tiêu về kinh tế, tăng trưởng kinh tế cao (7,02%),
quy mô GDP đạt con số ấn tượng (266,5 tỷ USD). Chính vì vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước ta đã nhận định: “Không biết có phải vì thế mà Ngân hàng Thế giới đưa ra nhận
định “mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam”.
Trên đây là 3 đột phá về tư duy nhằm mở đường cho phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở quan
trọng để Đảng ta đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế.

Từ năm 1986 đến nay, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới đã đáp ứng được đòi hỏi của
thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước. Những thắng lợi bước đầu
đó được Đảng ta từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa đường lối đổi mới mà nội dung cơ bản,
cốt lõi được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011) và các
văn kiện quan trọng của Đảng qua các kỳ Đại hội.

Nền kinh tế nước ta trong gần 35 năm trở lại đây đã đạt được nhiều thành tựu rất lớn
(1986-2017), tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta, tuy có sự dao động nhất định, song vẫn ở
mức cao hơn trung bình khu vực và thế giới với mức tăng bình quân cả thời kỳ gần
7%/năm.

Với những kết quả ấn tượng như vậy, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng trong lễ kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Thực
tiễn phong phú, sinh động của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua đã chứng tỏ, sự
lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam”, “Với tất cả sự khiêm tốn
của người cách mạng, có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực,
uy tín và vị thế như ngày nay. Đất nước hòa bình thống nhất, độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ được giữ vững”.

Tài liệu tham khảo


1. https://hanoimoi.vn/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-iv-day-manh-cong-nghiep-hoa-
xa-hoi-chu-nghia-495163.html
2. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-
thu-iv/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-iv-cua-dang-22
3. http://baoquankhu4.com.vn/ky-niem-45-nam-chien-thang-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-7-
1-1979-7-1-2024-/y-nghia-lich-su-cua-chien-thang-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-cua-to-
quoc.html

4.https://truongchinhtribentre.edu.vn/content/nh%C3%ACn-l%E1%BA%A1i-s%E1%BB
%B1-%C4%91%E1%BB%99t-ph%C3%A1-%C4%91%E1%BB%95i-m%E1%BB%9Bi-
v%E1%BB%81-t%C6%B0-duy-kinh-t%E1%BA%BF-c%E1%BB%A7a-
%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87t-nam

You might also like