You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Giảng viên: THS. Đỗ Lâm Hoàng Trang


Mã lớp học phần: 21C1HIS51002633
Tên HP: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Sinh viên: Lê Hà Thảo Ngân
MSSV: 31201023420

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2021


ĐỀ BÀI:
Câu 1: Trình bày quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của
Đảng Cộng sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986) và ý nghĩa
của quá trình này.
Câu 2: Tại sao đến năm 1986 đổi mới đất nước là nhiệm vụ bức thiết, sống còn
của Việt Nam? Bạn có thể vận dụng được gì cho bản thân từ những bài học kinh nghiệm
của Đại hội VI của Đảng (1986).
Bài làm
Câu 1.
Mở đầu
Trước đổi mới, do áp lực gay gắt của tình hình trong nước và quốc tế buộc chúng ta
không còn con đường nào khác phải tiến hành đổi mới. Hoạt động đầu tiên để tiến hành
đổi mới
chính là đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế. Hội nghị Trung ương 6 khoá IV
(tháng 8-1979) với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh
tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản và quyết tâm làm cho “sản xuất
bung ra” là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta. Hội nghị đã tập trung
vào những biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã
hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở
đường cho sản xuất phát triển: ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra
được bán cho Nhà nước hoặc lưu thông tự do; khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ,
ruộng đất hoang hoá; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập
thể, gia đình); sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại
chế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất,
định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động.
Nội dung
Ba bước đột phá tư duy về kinh tế:
Sau năm 1975, đất nước còn vô vàn những khó khăn. Đó là: Hậu quả của 30 năm chiến
tranh đối với cả nước và chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam phải giải quyết vô cùng
nặng nề; miền Nam hậu quả của chiến tranh và chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; miền Bắc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
bị tàn phá nặng nề trong hai cuộc chiến tranh phá hoại năm 1964-1968 và năm 1972; Nền
kinh tế quốc dân mất cân đối một cách gay gắt, nhất là cung-cầu lương thực, sản xuất
không đủ tiêu dùng. Trong khi đó, Mỹ và các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách
mạng nước ta. Nhân dân Việt Nam phải tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở
biên giới Tây-Nam và biên giới phía Bắc. Các nước XHCN gặp nhiều khó khăn, đã bộc
lộ trì trệ, đòi hỏi phải cải cách, cải tổ....
Từ những khó khăn đó, Đảng ta đã tìm thấy những bất cập của cơ chế, đồng thời phát
hiện những điểm sáng của thực tiễn đặt ra. Do vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
V, Đảng ta đã chỉ ra những đột phá lớn, mà cụ thể:
Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (15-23/8/79) “tìm kiếm lối thoát” cho nền kinh tế ra khỏi
khủng hoảng, trì trệ với những chủ trương, biện pháp cấp bách, mạnh mẽ, kiên quyết,
đem lại hiệu quả thiết thực nhằm đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, làm cho sản xuất
“bung ra”; tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển…; đồng thời được tự do lưu
thông hàng hóa, xóa bỏ “ngăn sông, cấm chợ”. Đặc biệt là Chỉ thị 100-CT/TW của Ban
Bí thư ngày 13/01/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm
lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp...
Về Quyết định 25/CP ngày 21/01/1981 là phát huy quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh và
quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và Nghị quyết 26/CP của Hội
đồng Chính phủ về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng
hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước.
Hội nghị Trung ương 8 khóa V (1-7/6/1985) được coi là bước đột phá thứ hai trong quá
trình tìm tòi đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa bỏ
cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp chuyển sang hạch toán kinh tế và kinh
doanh xã hội chủ nghĩa lấy “Giá-lương-tiền” làm khâu đột phá.
Bên cạnh đó Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8/1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn
đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời
cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng. Về thực hiện
chính sách kinh tế nhiều thành phần, cho phép sở hữu các thành phần kinh tế; đổi mới cơ
chế quản lý, xóa cơ chế tập trung, quan liêu, hành chính, bao cấp thực hiện hạch toán
kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa…; đổi mới cơ cấu kinh tế, phải “thật sự coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu”.
Ý nghĩa của quá trình này:
Trên đây là 3 đột phá về tư duy nhằm mở đường cho phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở quan
trọng để Đảng ta đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế. Thực hiện
thắng lợi chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước; đạt được những thành tựu
quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Những thành tựu trên đã tạo cho cách mạng nước ta
những nhân tố mới để tiếp tục tiến lên.Từ năm 1986 đến nay, dưới ánh sáng của đường
lối đổi mới đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư
duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển
của đất nước. Những thắng lợi bước đầu đó được Đảng ta từng bước hoàn thiện, cụ thể
hóa đường lối đổi mới mà nội dung cơ bản, cốt lõi được thể hiện trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và
Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện quan trọng của Đảng qua các
kỳ Đại hội.
Nền kinh tế nước ta trong gần 35 năm trở lại đây đã đạt được nhiều thành tựu rất lớn
(1986-2017), tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta, tuy có sự dao động nhất định, song vẫn
ở mức cao hơn trung bình khu vực và thế giới với mức tăng bình quân cả thời kỳ gần
7%/năm. Nếu như giai đoạn 1986-1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt
4,4%/năm, thì đến giai đoạn 1991-1995 là 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 là 7,6%/năm;
giai đoạn 2001-2005 là 7,34%; giai đoạn 2006-2010 là 6,32%/năm; năm 2016 là 6,21%
và năm 2017 là 6,81% , năm 2018 là 7,08%, năm 2019 tốc độ tăng trưởng 7,02%. Đặc
biệt là quy mô GDP năm 2019 đạt kỷ lục từ trước tới nay là 266,5 tỷ USD. Thu nhập
(GDP) bình quân đầu người 2800 USD, bội chi ngân sách ở mức 3,4% GDP, thấp hơn
mức kế hoạch (3,6%).
Kết luận
Nhìn một cách khái quát, những đổi mới tư duy kinh tế trên đây là những nhận thức về sự
cần thiết phải giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, sự cần thiết phải tạo ra động lực
thiết thực cho người lao động - đó là quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất thiết
thân của người lao động,... Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới mang tính chất
từng mặt, từng bộ phận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những bước chuẩn bị
quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt.

Bài làm
Câu 2.
Mở đầu
Chúng ta đều biết, cuộc khủng hoảng kinh tế của Việt Nam đã nảy sinh từ cuối thập niên
1970 do cải tạo tư sản ở miền Nam đã đi quá đà. Rồi thì do chiến tranh biên giới Tây
Nam và sau đó lan ra biên giới phía Bắc buộc chúng ta phải đối phó vô cùng tốn kém tài
lực. 
Nội dung
Đổi mới đất nước là nhiệm vụ bức thiết, sống còn của Việt Nam:
Kéo dài gần 10 năm trời, khủng hoảng càng gay gắt hơn sau khi cuộc đổi tiền năm 1985
thất bại và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Trước tình trạng khó khăn triền miên về
kinh tế của đất nước, ngay từ năm 1984, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã
có những chuyến "vi hành" thực sự bổ ích ở rất nhiều địa phương trong cả nước. Ông đã
thấy được cả cái hay lẫn cái dở của nó dưới cơ sở. Đồng chí, đồng bào cả nước gửi lên
ông những lá thư tâm huyết, đọc mà không thể cầm nổi nước mắt. Họ nói lên nỗi cơ cực
của địa phương, đơn vị mình đang gặp phải. Đó là những bế tắc, những rào cản của cơ
chế cũ đã tỏ ra lỗi thời cần sớm thay đổi...Tất cả buộc ông phải nhìn lại và cho rằng đó
chính là những sai lầm tả khuynh duy ý chí của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,
quan liêu quá trì trệ.
Phát biểu tại một hội nghị cán bộ cao cấp ngày 10.7.1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
Trường Chinh khi đó đã thẳng thắn nêu vấn đề: “Trong lúc này chúng ta chỉ có hai khả
năng lựa chọn: đổi mới để tiến lên hay đi theo con đường cũ để chết?”. Rồi ông đã phân
tích, chỉ ra những sai lầm: “Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội quý báu... Liên Xô viện trợ trong
mười năm qua hàng chục tỉ rúp, nhưng với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, ăn không
nên làm không ra, chúng ta cứ rút dần, rút mòn mỗi năm vài trăm triệu rúp để chi cho tiêu
dùng xã hội, cho bao cấp và bù lỗ, vài trăm triệu rúp khác thì rải ra trên rất nhiều công
trình xây dựng”.
Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra những biến
đổi to lớn, sâu sắc. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội
trầm trọng. Các nước tư bản chủ nghĩa, do điều chỉnh, thích ứng và sử dụng những thành
quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại nên đã vượt qua được những khó
khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, cải tổ,
cải cách và đổi mới đã trở thành xu thế khách quan ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bên cạnh thuận lợi và
những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn đầu xây dựng đất nước, chúng ta cũng đứng
trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nóng
vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, việc bố trí sai cơ cấu
kinh tế, cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao
cấp bộc lộ ngày càng rõ, làm cho tình hình kinh tế - xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng.
Nước ta lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và
biên giới phía Bắc gây ra… Để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đó, vấn đề có ý nghĩa
quyết định là phải đổi mới mạnh mẽ, cơ bản cách nghĩ, cách làm. Cuối những năm 70, ở
một số địa phương bước đầu có những tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới, đưa ra
những lời giải đáp cho những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Qua những thành công bước đầu
đạt được trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm đó, Đảng và nhân dân ta càng nhận thấy sự
cần thiết đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm nhằm xây dựng chủ
nghĩa xã hội một cách có hiệu quả hơn.
Kết luận
Như vậy, đổi mới đất nước là nhiệm vụ tất yếu phải thực hiện để có thể đưa đất nước đi
lên nhằm cải thiện đời sống người dân. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hâu và đi
lên. Trong học tập, mỗi sinh viên cũng cần có những thay đổi, đổi mới về nhiệm vụ học
tập của mình cho phù hợp nhằm đạt được những kết quả cao nhất có thể.
● Em vận dụng được cho bản thân từ những bài học kinh nghiệm của Đại hội VI của
Đảng (1986) là việc đổi mới nhận thức về nhiệm vụ học tập của bản thân sinh viên:
- Ngay khi còn học tập ở giảng đường đại học, sinh viên phải nhận thức rằng việc học
tập, rèn luyện không chỉ có ý nghĩa phục vụ cho bản thân mà còn có ý nghĩa cho xã hội.
- Việc học của sinh viên phải được thể hiện bằng chính quá trình hoạt động, rèn luyện và
nỗ lực của bản thân. Đó chính là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con người
trên con đường học vấn thường xuyên của cả cuộc đời.
- Cần tập trung, chú trọng trong mọi hoạt động dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không lơ
là, bỏ sót những bước nhỏ nhặt để đạt được mục tiêu bản thân mong muốn.
- Sinh viên phải đóng góp vào sự nghiệp cách mạng những gì có thể làm được ngay khi
còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với sinh viên, họ càng phải nhận thức được rằng: “Học
để cống hiến cho đất nước” chứ không phải “Học để được tuyển dụng”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV
(1977), Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương
khoá IV (Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 12 năm 1977) về kế hoạch phát triển và cải tạo
kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1978 và mức phấn đấu đến năm 1980.
3. Phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam khóa III ngày 13 tháng 8 năm 1975, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, 1975.
4. Nghị quyết Hội nghị 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa
III, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, trang 412-415.
5. Đặng Phong (2008), Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục
1975-1989, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.

You might also like