You are on page 1of 11

1.

Khái quát về kinh tế Việt Nam trước năm 1986


(Lời mở khi vào phần I) Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là
Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) do Đại hội IV và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba
(1981-1985) do Đại hội V đề ra, nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng.
Phần này có 2 sự kiện chính đó là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) do
Đại hội IV và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985) do Đại hội V đề ra.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV:
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được họp từ ngày 14
đến ngày 20-12-1976, tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua Báo cáo chính
trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm
(1976-1980). Đại hội xác định đường lối xây dựng, phát triển kinh tế,
trong đó nổi bật là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng cơ cấu kinh tế công-
nông nghiệp; kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, kết hợp
phát triển lực lượng sản xuất; tăng cường quan hệ kinh tế với các nước
xã hội chủ nghĩa anh em đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các
nước khác.
 Trong giai đoạn này, Đảng ta đã thu được 3 bước đột phá trong đổi mới
về kinh tế và Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) được là bước đột phá
đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc phục những
khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra”. Theo đó, Hội
đồng Chính phủ ra quyết định (10-1979) về việc tận dụng đất đai nông
nghiệp để khai hoang, phục hóa được miễn thuế, trả thù lao và được sử
dụng toàn bộ sản phẩm; quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để
người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị
trường.
 Trước hiện tượng “khoán chui” trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số
địa phương, sau khi tổ chức thí điểm, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số
100-CT/TW (1-1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong các hợp tác xã nông nghiệp. Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức
khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu, cấy, chăm sóc và thu
hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt
mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán. Chủ trương đó được nông
dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu
rộng.
=> Nhìn lại, sau 5 năm (1975-1981), quân dân cả nước đã giành được
thành tựu thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, chiến thắng trong hai
cuộc chiến tranh biên giới và đã khắc phục một phần hậu quả chiến
tranh và thiên tai liên tiếp gây ra. Tuy nhiên, kết quả nhìn chung đã
không đạt chỉ tiêu do Đại hội IV đề ra: lưu thông, phân phối rối ren, giá
cả tăng vọt, nhập khẩu tăng gấp 4 - 5 lần xuất khẩu. Đời sống của nhân
dân, cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang rất khó khan. Về chủ
quan, do những khuyết điểm, sai lầm của Đảng, Nhà nước về lãnh đạo
và quản lý kinh tế, xã hội làm trầm trọng thêm những khó khăn trên.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tự phê bình về những khuyết điểm
và sai lầm đó trước Đại hội V của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng:
 Đại hội V của Đảng họp tại Hà Nội (từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982)
trong bối cảnh tình hình và thế giới trong nước có một số mặt thuận lợi,
nhưng nhiều khó khăn, thách thức mới. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá
thành tựu, khuyết điểm sai lầm của Đảng, phân tích nguyên nhân thắng
lợi và khó khăn của đất nước, những biến động của tình hình thế giới;
khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung và đường lối kinh tế do
Đại hội lần thứ IV đề ra. Đại hội V đã có những bước phát triển nhận
thức mới, tìm tòi đổi mới trong bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trước
hết là về mặt kinh tế. Đường lối chung là hoàn toàn đúng đắn; khuyết
điểm là trong khâu tổ chức thực hiện, nên đã không có được những sửa
chữa đúng mức và cần thiết. Tuy nhiên, Đại hội chưa thấy hết sự cần
thiết duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, chưa xác định những quan
điểm kết hợp kế hoạch với thị trường, về công tác quản lý lưu thông,
phân phối; vẫn tiếp tục chủ trương hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội
chủ nghĩa ở miền Nam trong vòng 5 năm; vẫn tiếp tục đầu tư cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp nặng một cách tràn lan;
không dứt khoát dành thêm vốn và vật tư cho phát triển nông nghiệp và
công nghiệp hàng tiêu dùng..
 Sau Đại hội V, Trung ương Đảng có nhiều Hội nghị cụ thể hóa, thực
hiện Nghị quyết Đại hội. Nổi bật nhất là Hội nghị Trung ương 8 khóa V
(6-1985) được coi là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi
mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa
quan liêu bao cấp trong giá và lương là yêu cầu hết sức cấp bách, là khâu
đột ph có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh
doanh xã hội chủ nghĩa. Nội dung xóa quan liêu, bao cấp trong giá và
lương là tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; giá cả bảo đảm
bù đắp chi phí thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng và
Nhà nước từng bước có tích lũy; xóa bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp,
bán thấp và bù lỗ; thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống, khắc
phục tình trạng thả nổi trong việc định giá và quản lý giá. Thực hiện cơ
chế một giá, xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp, chuyển
mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội
chủ nghĩa. Giá, lương, tiền coi là khâu đột phá để chuyển đổi cơ chế.
Thực hiện trả lương bằng tiền có hàng hóa bảo đảm, xóa bỏ chế độ cung
cấp hiện vật theo giá thấp, thoát ly giá trị hàng hóa. Xóa bỏ các khoản
chi của ngân sách trung ương, địa phương mang tính chất bao cấp tràn
lan. Nhanh chóng chuyển hẳn công tác ngân hàng sang hạch toán kinh tế
và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
 Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986) đưa ra “Kết luận đối với một số
vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi
mới kinh tế, đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường
lối đổi mới của Đảng. Nội dung kết luận gồm có 3 ý chính là về cơ cấu
sản xuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơ chế quản lý kinh tế.
-Kết quả: Tổng kết 10 năm 1975-1986, đất nước chúng ta thực hiện thắng lợi
chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước; đạt được những thành tựu quan
trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của
chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở
miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn
phá.Những thành tựu trên đã tạo cho cách mạng nước ta những nhân tố mới để tiếp tục
tiến lên.
Tuy nhiên sai lầm, khuyết điểm nổi bật là không hoàn thành các mục tiêu về
kinh tế do Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra. Đất nước lâm vào khủng hoảng
kinh tế- xã hội kéo dài; sản xuất tăng chậm và không ổn định; nền kinh tế luôn trong
tình trạng thiếu hụt, không có tích lũy; lạm phát tăng cao và kéo dài. Đất nước bị bao
vây, cô lập, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin đối với Đảng, Nhà nước, chế
độ giảm sút nghiêm trọng.
2. Nhận thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam về kinh tế từ 1986 đến 1991
2.1. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986)
Đại hội diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta đang lâm vào trạng thái
khủng hoảng trầm trọng. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thực,
nói rõ sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được sau 10 năm
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê
bình những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10 năm
(1976-1986). Trên cơ sở đó, Đảng đã đề ra quan điểm đổi mới trong đường lối phát
triển kinh tế đất nước với những nội dung cốt lõi là:
Về cơ cấu kinh tế, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
cho phép và khuyến khích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển trong những ngành nghề,
lĩnh vực nhất định, coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên
cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn, điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, “đi đôi với việc
phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập trung của
nhà nước và tranh thủ vốn nước ngoài, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn
các thành phần kinh tế khác”.
Thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, nhưng trong quan điểm của
Đảng vẫn còn phân biệt đối với thành phần kinh tế phi nhà nước, vẫn e ngại những mặt
“tiêu cực” của các thành phần kinh tế này, do vậy, tinh thần là sẵn sàng “kiểm soát” và
“chi phối” họ: “Thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa và kinh tế tư
bản tư nhân, thì đương nhiên cũng phải thường xuyên đấu tranh với xu hướng tự phát
tư bản chủ nghĩa và những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế của các thành phần đó.
Nhà nước dùng pháp luật và chính sách, dựa vào sức mạnh của kinh tế xã hội chủ
nghĩa để kiểm soát và chi phối các thành phần kinh tế đó theo phương châm “sử dụng
để cải tạo, cải tạo để để sử dụng tốt hơn”.
Về cơ chế quản lý kinh tế, Đảng chỉ rõ, việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi
với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp. Xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát
triển của nền kinh tế, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hóa theo phương
thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy kế
hoạch hóa làm trung tâm, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ.
Điều kiện của Việt Nam lúc ấy rất khó khăn, đời sống nhân dân cực khổ, mọi
hàng hóa tiêu dùng đều thiếu thốn. Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà
nước là xóa bỏ tình trạng ngăn sông, cấm chợ “mở rộng giao lưu hàng hóa, bãi bỏ việc
ngăn sông, cấm chợ, chia cắt thị trường, để tăng nhanh khối lượng hàng hóa lưu
thông”. Tuy nhiên, việc hình thành cơ chế thị trường mới chỉ là bước đầu vì Đảng vẫn
chủ trương “Nhà nước phải quản lý chặt chẽ vật tư, hàng hóa do kinh tế quốc doanh
sản xuất và nhập khẩu, có chính sách giá và phương thức mua bán hợp lý để nắm được
hàng, nắm được tiền, điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông”. Dù cho Đảng đã
thừa nhận cả hai bộ phận là thị trường và kế hoạch nằm trong một thị trường xã hội
thống nhất, nhưng hai bộ phận này vẫn tách rời nhau, yếu tố kế hoạch vẫn là đặc trưng
của cơ chế quản lý kinh tế trong thời kỳ quá độ.
Đường lối đổi mới tư duy kinh tế của Đảng đã được đề ra từ Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI với nội dung cụ thể: cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập
trung bị xóa bỏ, thay vào đó là cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, với một
nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước. Đây là một bước tiến dài
trong nhận thức của Đảng về đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, thể hiện sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Sau Đại hội, công cuộc đổi mới toàn diện dù đã được khởi động nhưng tốc độ
tiến triển chậm, còn bộc lộ nhiều lúng túng. Cả guồng máy quản lý lại bị cuốn vào
vòng xoáy thường niên là xây dựng phương án điều chỉnh giá - lương - tiền, làm cho
tình hình càng thêm rối loạn, phức tạp. Thực trạng nền kinh tế đòi hỏi phải có quyết
tâm chính trị cao để xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vốn không còn phù
hợp với tình hình mới ở nước ta.
2.2. Tại hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 6 (khóa VI) (tháng 3/1989)
Hội nghị đã phát triển thêm một bước nhận thức về nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa khi đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế
hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi chính sách kinh tế nhiều
thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính chất quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên
chủ nghĩa xã hội. Từ đó, các khái niệm, phạm trù của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị
trường như: cung - cầu, thị trường, giá cả,...bắt đầu được phổ biến rộng rãi.
Đặc biệt, tại hội nghị này, đã khẳng định: Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, thị trường xã hội là một thể thống nhất, thông suốt trong cả nước và gắn
với thị trường thế giới với nhiều lực lượng khác nhau tham gia lưu thông hàng hoá.
Đồng thời, nhấn mạnh “Thị trường tác động đến quá trình tái sản xuất chủ yếu thông
qua giá cả. Trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh, người sản xuất, người lưu thông và
người tiêu dùng chủ động mua bán, thỏa thuận với nhau về giá, hình thành nên giá thị
trường... Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ phải phù hợp với giá thị trường trong
nước và giá thị trường quốc tế”. Như vậy, nhận thức của Đảng về việc cần hình thành
một thị trường hàng hóa là điều cần thiết, việc này đã đánh dấu bước phát triển vượt
bậc về mặt tư duy của Đảng so với Đại hội VI. Sau Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần thứ sáu (khóa VI), cơ chế hai giá bị xóa bỏ, thay vào đó là cơ chế một giá
thống nhất trên toàn quốc, kể cả giá của một số mặt hàng do Nhà nước cần kiểm soát
(xăng dầu, điện, nước, cước phí giao thông...) cũng căn cứ theo thị trường, không được
ấn định chủ quan, tùy tiện. Từ tháng 3 - 1989, Nhà nước quyết định chuyển toàn bộ
lương thực và 80% vật tư sang kinh doanh.
2.3. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991)
Đảng có bước tiến mạnh mẽ khi đề cập đến việc phát triển các loại thị trường
như tài chính - tiền tệ và thị trường lao động. Tuy nhiên chưa đề cập đến thị trường đất
đai - bất động sản và thị trường khoa học và công nghệ. Đồng thời, Đảng đã chỉ rõ,
Việt Nam cần “đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi
tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có
lợi”. Quan điểm này đã đặt nền móng vững chắc cho quá trình Việt Nam phát triển
quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới một cách linh hoạt.
3. Kết quả thu được

Trải qua gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội,
kể từ Ðại hội VI (năm 1986). Đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to
lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát
là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang
thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh
3.1. Giai đoạn 1986 - 1990

Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước
phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những
thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó sản xuất
hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm. Việc thực
hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,… Đây
được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa XHCN
trong chặng đường đầu tiên. Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ
chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống
kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát
triển mới.

3.2. Giai đoạn 1991 - 1995

Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh
tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy
thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ
yếu đều vượt mức: GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng
13,3%/năm; nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng
lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 -
1990. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá. “Nước ta
đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy
còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang một
thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

3.3. Giai đoạn 1996 - 2000

Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh
tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác
động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai
nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy
nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân của cả giai
đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây
dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2%. “Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì
nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn
hai lần”.

3.4. Giai đoạn 2001 - 2005

Giai đoạn 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển
khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005
mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt
tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. GDP tăng
bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,8%; công
nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%. Riêng quy mô tổng sản
phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với
năm 1995. GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD),
vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD) (6). Từ
một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt
Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ
nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều;
thứ 4 về cao su;…

3.5. Giai đoạn 2006 - 2010

Giai đoạn 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy
mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu
thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm đạt 7%.
Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm
2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI
thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới
và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với
giai đoạn 2001 - 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với
mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính
theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.

3.6. Giai đoạn 2011 đến nay.

Giai đoạn 2011 – 2015: GDP 5 năm 2011-2015 bình quân 5,9%. Trong năm 2011, mặc
dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu còn rất chậm, song mức tăng
trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt 7%/năm, tuy thấp hơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn
được đánh giá cao hơn bình quân các nước trong khu vực. Năm 2012, GDP tăng 5,03% so
với năm 2011. Giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế
chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam
vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.

Như vậy, Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn
tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình
quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi,
đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao.

Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ
USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về
vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới
đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.
Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tiếp tục khẳng định
đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát
triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

You might also like