You are on page 1of 3

5.2.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế 1982-
1986

5.2.1. Đại hội V của Đảng (3/1982)

- Đại hội Đảng lần thứ V họp từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho
hơn 1,7 triệu đảng viên cả nước, có 47 đoàn đại biểu của các đảng và tổ chức quốc tế. Đại hội gồm 116
ủy viên chính thức, Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí
thư của Đảng.

- Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm những hoạt động của Đảng từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
(tháng 12/1976), đánh giá những thành tựu và khuyết điểm, phân tích thực trạng kinh tế xã hội nước ta
và những nguyện nhân dẫn đến thực trạng đó. Đồng thời chỉ ra những phương hướng cơ bản để tháo gỡ
khó khăn, tíêp tục đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Đại hội thảo luận và thông qua các văn kiện: Báo cáo chính trị; Phương hướng, nhiệm vụ và những mục
tiêu chủ yếu về kinh tế và xã hội trong 5 năm (1981- 1985) và những năm 80; Báo cáo xây dựng Đảng và
Điều lệ Đảng (bổ sung và sửa đổi). Nội dung cơ bản của những văn kiện đó là:

Một là, chỉ ra ba thắng lợi trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IV.

Hai là, xuất phát từ thực tiễn, Đại hội đã nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong
giai đoạn mới là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ mật thiết với nhau.

Ba là, đưa ra khái niệm chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, bao gồm thời kỳ 5 năm (1981 - 1985)
và kéo dài đến năm 1990, "là khoảng thời gian có tầm quan trọng đặc biệt", nhiêm vụ cần thiết trước
mắt là ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

Bốn là, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý một cách đồng bộ, lấy kế hoạch nhà nước làm trung tâm,
đồng thời coi trọng các đòn bẩy kinh tế, vận dụng các quan hệ thị trường, khuyến khích sáng kiến và tài
năng, nâng cao hiệu lực điều hành của các cấp, làm cho kế hoạch nhà nước thật sự là cương lĩnh thứ hai
của Đảng, là công cụ trung tâm của hệ thống quản lý.

Năm là, đề ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (1981 - 1985): sản xuất nông nghiệp
tăng bình quân hằng năm là 6 - 7%, sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 4 - 5%, thu nhập quốc
dân tăng bình quân 4,5 - 5%, sản lượng lương thực tăng 32%...

Về công tác đối ngoại, Đại hội xác định: ra sức tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, tranh thủ sự giúp đỡ
quốc tế to lớn và nhiều mặt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội chủ trương xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, làm cho Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, một Đảng thật sự trong sạch, có sức
chiến đấu cao và gắn bó chặt chẽ với quần chúng.

5.2.2. Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế

- Sau Đại hội V, Trung ương Đảng có nhiều Hội nghị cụ thể hoá, thực hiện Nghị quyết Đại hội. Nổi bật
nhất là Hội nghị Trung ương 8 khoá V (6/1985) được coi là bước đột phá thứ haitrong quá trình tìm tòi,
đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu
hành chính bao cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã
hội chủ nghĩa.

- Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8/1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh
tế”. Đây là bước đột phá thứ bavề đổi mới kinh tế,đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của
đường lối đổi mới của Đảng.

Về cơ cấu sản xuất, Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo
hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển
công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ.

Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước cũng như từng
vùng, từng lĩnh vực.

Về cơ chế quản lý kinh tế, Đổi mới kế hoạch hoá theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy
luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.

=>Các bước đột phá: Thứ nhất là Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (Tháng 8/1979), thứ hai là Hội nghị
Trung ương 8 khóa V (Tháng 6/1985), thứ ba là Hội nghị Bộ chính trị khóa V (Tháng 8/1986) phản ánh sự
phát triển nhận thức từ quá trình khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ sáng kiến và nguyện vọng lợi ích
của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới.

You might also like