You are on page 1of 5

ĐẠI HỘI VI

IV. Các Hội nghị trung ương Đảng bổ sung phát triển đường lối đổi mới trong nhiệm kỳ
Đại hội

1. Về kinh tế:

 Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 09/4/1987, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VI) giải quyết những vấn đề cấp bách về phân phối,
lưu thông

 Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 28/8/1987, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa VI) về chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ
sở quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà
nước về kinh tế.

 Nghị quyết số 09-NQ/HNTW ngày 28/8/1990, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VI) về một số vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách
(tháng 8-1990) như: thảo luận về bản Dự thảo Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong thời kỳ quá độ và bản Dự thảo Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -
xã hội của nước ta đến năm 2000 và phương hướng chủ yếu kế hoạch năm năm
(1991 - 1995).

2. Công nghiệp hóa:

 Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 17/12/1987, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội trong ba năm 1988-1990 và năm 1988.
3. Văn hóa:

 Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày 20/6/1988, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng bảo
đảm thực hiện Nghị quyết đại hội VI của Đảng.

 Nghị quyết số 06-NQ/HNTW ngày 29/3/1989, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VI) về kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới.

 Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 24/8/1989, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa VI) một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước
tình hình trong nước và quốc tế hiện nay.

 Nghị quyết số 10-NQ/HNTW ngày 26/11/1990, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VI) về phương hướng chỉ đạo kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 1991.

4. Đối ngoại:

 Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VI) về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

 Nghị quyết số 10-NQ/HNTW ngày 26/11/1990, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VI) về phương hướng chỉ đạo kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 1991.
ĐẠI HỘI VII

IV. Các Hội nghị trung ương Đảng bổ sung phát triển đường lối đổi mới trong nhiệm kỳ
Đại hội VII

1. Kinh tế:

 Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) số
02-NQ/HNTW, ngày 4-12-1991 về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh
tế - xã hội trong những năm 1992 - 1995.

 Nghị quyết số 05 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng (khoá VII),
từ ngày 3/6 đến ngày 10/6/1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn,

2. Văn hóa:

 Nghị quyết số 04-NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII),
từ ngày 4 đến ngày 14/01/1993 thảo luận về công tác thanh niên trong thời kỳ mới
và một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt, những vấn đề cấp
bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, chính sách dân số và
kế hoạch hoá gia đình, tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo,.

3. Đối ngoại:

 Nghị quyết số 03-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng khoá VII, từ
ngày 18 ngày 29/6/1992 về nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia,
chống diễn biến hoà bình của địch và một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn
Đảng. cũng như tình hình thế giới và chính sách đối ngoại.
¿ Đặc trưng xã hội:

Dựa vào việc nhận thức lại một cách đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, kết hợp với những kinh
nghiệm của thế giới và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, đặc biệt là từ khi
tiến hành công cuộc đổi mới (1986), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII (1991), Đảng xác định mô
hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gồm 6 đặc trưng cơ bản nhất:
1/ Do nhân dân lao động làm chủ;
2/ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công
hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu;
3/ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc;
4/ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng
theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá
nhân;
5/ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
6/ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Đó chính là những đặc trưng bản chất hay mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam mà nhân dân ta xây dựng và hướng tới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.1

¿ Bài học kinh nghiệm:

- Tính đổi mới và sáng tạo: Cương lĩnh này đã nhấn mạnh vào việc đổi mới và sáng tạo
trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng chủ nghĩa xã hội. Việc này bao gồm việc

1
TS. Nguyễn Đình Hòa, Về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội qua Cương lĩnh 1991 và Cương lĩnh 2011 của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2024. Truy cập từ:
https://tulieuvankien.dangcong san.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/ve-cac-dac-trung-cua-chu-
nghia-xa-hoi-qua-cuong-linh-1991-va-cuong-linh-2011-cua-dang-co ng-san-viet-nam-865
tìm kiếm những phương pháp mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến và học hỏi từ kinh
nghiệm của các quốc gia khác.

- Kiên định với nguyên tắc và đường lối: Bài học quan trọng là sự cần thiết của việc giữ
vững và kiên định với nguyên tắc, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời,
việc linh hoạt và sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp cụ thể là rất quan trọng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển: Cương lĩnh này nhấn mạnh vào việc tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất, công nghệ và nhân lực. Việc
này đòi hỏi sự quản lý hiệu quả và sự đầu tư thông minh vào các lĩnh vực cần thiết.

- Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân: Việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công
dân là yếu tố cần thiết trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cần tạo điều kiện cho
mọi công dân tham gia vào quá trình xây dựng đất nước và hưởng lợi từ sự phát triển đó.

- Tích hợp quốc tế và học hỏi từ kinh nghiệm: Việc tích hợp quốc tế và học hỏi từ kinh
nghiệm của các quốc gia khác là một yếu tố quan trọng để cải thiện và phát triển. Cần
tiếp tục tìm kiếm và áp dụng những kinh nghiệm mới để nâng cao hiệu suất và chất lượng
cuộc sống của nhân dân.

You might also like