You are on page 1of 3

Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8-1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho sảnxuất

"bung
ra" là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta. Hội nghị tập trung vào khắc phục
những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương,
chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển: ổn định nghĩa vụ lương thực
trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc lưu thông tự do; khuyến khích nhân dân đẩy
mạnh sản xuất dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình); sửa lại thuế giá lương thực để
khuyến khích sản xuất;bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng

Hội nghị Trung ương 8 khoá V (tháng 6-1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai về đổi mới tư duy
kinh tế với chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một
giá; chuyển mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa. Điểm quan trọng là Hội nghị này đã thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản
xuất hàng hoá

Tháng 8-1986, trong chuẩn bị Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ
các vấn đề lớn,bao trùm trên lĩnh vực kinh tế,đưa ra Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan
điểm kinh tế: a) Trong bố trí cơ cấu kinh tế,đầu tư,lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu;phát
triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng có chọn lọc; b) Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; c)
Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm,đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ
hàng hoá - tiền tệ,xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi
mới tư duy kinh tế,tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Hội nghị 8
Hội nghị tổ chức trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó (Hà Quảng - Cao Bằng). Dự Hội nghị có các
đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh và một số
đồng chí khác.
Hội nghị phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, từ đó nhận
định phát xít Đức sẽ tấn công Liên Xô và chiến tranh Thái Bình Dương sẽ bùng nổ. Phe Đồng minh
chống phát xít nhất định sẽ thắng lợi, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hội
nghị dự đoán: nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã sinh ra Liên Xô, một nước xã hội chủ
nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ sinh ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà
cách mạng nhiều nước thành công.
Hội nghị chỉ rõ:Mâu thuẫn chủ yếu phải được giải quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa các
dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc,phát xít Pháp - Nhật.Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề dân
tộc, nhấn mạnh Đảng của giai cấp công nhân, nếu muốn tập hợp lực lượng toàn dân thì phải
giương cao ngọn cờ dân tộc, phải đoàn kết hết sức rộng rãi
Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc
lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc đều lấy tên
là Hội Cứu quốc như Hội Công nhân Cứu quốc, Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc,
Hội Thanh niên Cứu quốc,… Đảng chủ trương thành lập Mặt trận ở mỗi nước, tiến tới thành lập
một Mặt trận chung Đông Dương.
Hội nghị xác định: phương pháp cách mạng là "cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một
cuộc khởi nghĩa vũ trang".—> xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, khi thời cơ đến “với
lực lượng sẵn có lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể
giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".
Hội nghị quyết định đặt vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của một nước Việt Nam, Lào, Khơ me, thi
hành đúng quyền “dân tộc tự quyết", với tinh thần liên hệ mật thiết, giúp đỡ nhau giành thắng lợi...
Hội nghị đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng
của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị đề ra gấp rút đào tạo cán bộ và tăng thêm thành phần vô sản
trong Đảng.
Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương thay đổi
chiến lược cách mạng được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, có ý nghĩa quyết định thắng lợi Cách
mạng Tháng Tám năm 1945.

Hội nghị đặc biệt


Đột phá trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (1986).

ta một lần nữa xem xét tình hình thật kĩ lưỡng và lần này Hội nghị

Bộ Chính trị (8-1986) đã đưa ra kết luận “ Về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế” – bước đột phá thứ hai
sau Đại hội V trong đổi mới tư duy.Bộ Chính trị

nhấn mạnh ta cần tiếp tục suy nghĩ, nghiên cứu lý luận và tổng kết

thực tiễn để nhận thức của ta phù hợp hơn với thực tiễn chặng đường đầu

tiên của thời kỳ quá độ.

Về cơ cấu kinh tế, Hội nghị cho rằng, việc bố trí cơ cấu ngành kinh tế, sản xuất,

đầu tư là vấn đề quan trọng hàng đầu. Ta cũng đã xác định rõ tại mục tiêu trong Đại hội lần thứ V

là “lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, đồng thời phát triển công nghiệp

nhẹ và vừa”. Đó là quan điểm đúng đắn, nhưng chúng ta đã mắc nhiều sai

lầm, khuyết điểm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, đầu tư và chưa thực hiện

được những mục tiêu tại Đại hội V đã đề ra; chúng ta muốn đi nhanh nhưng

lại kéo dài thời gian ở chặng đường đầu tiên.Ta đã chủ quan, nóng vội trong 5 năm (1976-1980) khi đề ra chỉ
tiêu quá lớn về quy mô và nhịp độ. Hậu quả là “sản xuất dẫm chân

tại chỗ, năng suất lao động giảm, chi phí sản xuất tăng cao, kinh tế - xã hội

không ổn định”. Trong 5 năm sau đó, ta đã tập trung hơn vào những

công trình trọng điểm nhưng về căn bản vẫn chưa điều chỉnh lại cơ

cấu kinh tế được phù hợp. Do đó, cần thực hiện các điều chỉnh lớn đối với cơ

cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư: “lấy nông nghiệp làm đầu tàu và tập trung vào định hướng thực sự của ngành,
phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp
nặng phải có chọn lọc; tập trung vào quy mô vừa và nhỏ và nhanh chóng

quyết định đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội lần thứ VI (12-1986).

Thông qua quan sát thực tiễn và kinh nghiệm, bản kết luận đã chỉ rõ và thừa

nhận những sai lầm của Đảng và đưa ra những nhận thức đúng đắn và rõ ràng

hơn về tình hình hiện tại của đất nước, đưa ra những giải pháp đúng

đắn đặt cơ sở cho đường lối đổi mới

You might also like