You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-----o0o----

BÀI TẬP LỚN

TÊN ĐỀ TÀI: THEO ANH CHỊ ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VI (1986)
ĐƯỢC TRIỆU TẬP VỚI TINH THẦN NHƯ THẾ NÀO? HÃY LÀM
RỎ NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI VI. TỪ ĐÓ CHỈ RA NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC CỦA VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỪ NĂM 1996 – 2006.

NHÓM: 10
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2021
BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-----o0o----

BÀI TẬP LỚN


TÊN ĐỀ TÀI: THEO ANH CHỊ ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VI (1986)
ĐƯỢC TRIỆU TẬP VỚI TINH THẦN NHƯ THẾ NÀO? HÃY LÀM
RỎ NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI VI. TỪ ĐÓ CHỈ RA NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC CỦA VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỪ NĂM 1996 – 2006.

NHÓM: 10 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lợi

Thành viên:
Trưởng nhóm: Trương Việt Tiên - 2007214925
1. Nguyễn Thị Mỹ Kim - 2007214711
2. Lê Thị Thanh Thảo - 2007214881
3. Nguyễn Quốc Định - 2007214638
4. Nguyễn Ngọc Mai Trang – 2030210183
5. Nguyễn Trần Trọng Hiếu – 2001321308

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2021


Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan đề tài “Theo anh chị đại hội đảng lần thứ VI (1986) được
triệu tập với tinh thần như thế nào? hãy làm rỏ những quan điểm chỉ đạo của Đảng về
phát triển kinh tế tại đại hội VI. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được của Việt Nam trong
phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 – 2006” do nhóm 10 ngiên cứu và thực hiện .

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo đúng quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập nào
của nhóm khác

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tiên

Trương Việt Tiên


MỤC LỤ
C

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................2

1.TINH THẦN TRIỆU TẬP CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG VI (1986).....................................2

1.1 Quá trình tìm tòi con đường đổi mới..........................................................................2

1.1.1 Tình hình thực tế của đất nước....................................................................................2

1.1.2 Quá trình tìm tòi con đường đổi mới...........................................................................3

1.2 Nội dung cơ bản của đại hội Đảng lần thứ VI (1986).................................................4

2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG VI
(1968)...................................................................................................................................5

2.1 Quan điểm của đảng về phát triển kinh tế tại đại hội Đảng VI (1986).......................5

2.2 Chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế tại đại hội Đảng VI ( 1986)..........................6

3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI TỪ NĂM 1996 – 2006...................................................................................7

3.1 Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 - 2006.....7

3.1.1 Giai đoạn 1996 – 2000................................................................................................7

3.1.1.1 Về kinh tế.................................................................................................................7

3.1.1.2 Về xã hội..................................................................................................................8

3.1.2 Giai đoạn 2001 – 2005................................................................................................8

3.1.2.1 Về kinh tế.................................................................................................................8

3.1.2.2 Vê xã hội................................................................................................................10
3.1.3 Giai đoạn 2006..........................................................................................................11

3.1.3.1 Về kinh tế...............................................................................................................11

3.1.3.2 Về xã hội................................................................................................................12

3.2 Những kết đạt được từ sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng.............................................12

PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................16

PHỤ LỤC..........................................................................................................................17
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Năm 1986 là thời gian khi chiến tranh đã kết thúc sau hơn 45 năm thực hiện việc cải
tạo lại đất nước. 100 năm đấu tranh chống thực dân Pháp, 80 năm chống đế quốc mỹ thì
hậu quả đã để lại và mang theo cho nước ta là cực kì lớn. Vì vậy để chúng ta có thể nhìn
nhận lại tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trong một tình thế vô cùng phức tạp, Đảng
và Nhà nước ta đã tổ chức Đại hội Đảng lần thứ VI - Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới
của Việt Nam. Đưa Việt Nam trở thành một nước “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” , để
từng bước đi lên thời kì quá độ xã hội chủ nghĩa. Nhờ vào đường lối lãnh đạo và quản lí
của nhà nước ta mà đến nay Việt Nam đã dần ổn định, đã và đang phát triển theo từng
thời kì. Và để làm rõ hơn về nội dung của Đại hội Đảng lần thứ VI thì nhóm em đã có bài
tiểu luận sau.

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu.

Mục đích và đối tượng của việc nghiên cứu là tìm ra đường lối đúng đắn để giúp cho
đất nước ngày càng thêm phần ổn định và phát triển.

- Tìm tòi con đường đổi mới đất nước.


- Giai đoạn đầu của thời kì đổi mới đất nước.
- Nói lên quan điểm và chỉ đạo của Đảng về tình hình phát triển kinh tế đất nước.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Nguồn trên mạng về Đại hội lần thứ VI của Đảng.
- Bài luận văn, luận án, bài trong kỷ yếu hội thảo, hội nghị.

1
PHẦN NỘI DUNG

1 TINH THẦN TRIỆU TẬP CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG VI (1986).


1.1 Quá trình tìm tòi con đường đổi mới.
1.1.1 Tình hình thực tế của đất nước.
Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần
cách mạng và khoa học. Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử
thách đối với Đảng và nhân dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và
trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Thực
hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra, nhân dân ta đã anh dũng phấn đấu
đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành
những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Đại
hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất
tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những
mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn… Nhìn chung,
chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản
ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Về nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, Đại hội nhấn mạnh trong những năm qua
việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có
nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi
về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. Đại hội
thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về
chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt
là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận.

2
1.1.2 Quá trình tìm tòi con đường đổi mới.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm
khuyết điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội
đề ra những đường lối đổi mới.

- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ
ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và
kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện).

- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm;
chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu.

- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng
đắn các thành phần kinh tế.

- Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần
kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội, kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm
cho người lao động. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng
cường sức khoẻ của nhân dân. Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước
ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình
ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới,
tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng
đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

- Báo cáo Chính trị chỉ rõ 6 nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy Nhà nước và nhiệm vụ
công tác xây dựng Đảng.

3
- Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể.

- Xây dựng chiến lược kinh tế- xã hội và cụ thể hoá chiến lược đó thành những kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Quản lý hành chính – xã hội và hành chính kinh tế, điều hành các hoạt động kinh
tế, xã hội trong toàn xã hội theo kế hoạch, giữ vững pháp luật, kỷ cương nhà nước và trật
tự xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước, phát hiện những mất cân đối và
đề ra những biện pháp để khắc phục.

- Thực hiện quy chế làm việc khoa học có hiệu suất cao.

- Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao, với đội ngũ cán bộ có phẩm chất
chính trị, có năng lực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

1.2 Nội dung cơ bản của đại hội Đảng lần thứ VI (1986).
Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế; thực hiện ba
chương trình kinh tế về lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu. Việc cải
tạo xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp;
phải xuất phát từ thực tế của nước ta và vận dụng quan điểm của Lê-nin coi nền kinh tế có
cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả ba mặt xây dựng chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại
của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng
những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng
đường tiếp theo. Để biến mục tiêu đó thành hiện thực, điều quan trọng hàng đầu là đổi
mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội, nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả mọi khả

4
năng hiện có và tiềm tàng của nền kinh tế. Cụ thể là, bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh
lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải
tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế. Phát huy mạnh mẽ và đồng bộ khoa học - kỹ thuật. Mở rộng và
nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại,...

Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội xác định, để chuyển biến tình hình, Đảng ta
trước hết phải thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ
chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác. Nâng cao chất
lượng đảng viên và sức mạnh chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tăng cường đoàn kết nhất
trí trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách của công tác xây dựng
Đảng. Đi đôi với việc xác định đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý của các cấp, các ngành,
phải đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm
chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy
viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức
và một ủy viên dự khuyết; bầu Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm
Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được
giao trách nhiệm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương.

2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI
ĐẢNG VI (1968).
2.1 Quan điểm của đảng về phát triển kinh tế tại đại hội Đảng VI (1986).
Đổi mới sáng tạo, khoa học và cộng nghệ là động lực của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ở Việt Nam, đổi mới sáng tạo được các nhà nghiên cứu coi là yếu tố kép khi nó
vừa tạo ra, ứng dụng các thành tựu , giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vừa là giải pháp quản
lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và

5
hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội. Quan điểm về phát triển và ứng dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật- nội hàm của đổi mới sáng tạo- hình thành trên cơ sở về các quan điểm về
đổi mới kinh tế , đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa do Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ( năm 1986) đề ra và từ đó đến nay trở thành một tư
tuởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta.

Tại đại hội lần thứ VI , Đảng ta xác định: “ Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát
của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt về tình hình kinh tế-
xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã
hội trong chặng đường tiếp theo”. Đại Hội VI cũng đã nêu lên quan điểm cần xúc tiến và
hoàn thành việc xác định “chiến lược phát triển khoa học và kỹ thuật, làm luận cứ khoa
học cho chiến lược phát triễn kinh tế- Xã hội… phải lựa chọn và tổ chức áp dụng rộng rãi
các thành tựu khoa học và kỹ thuật thích hợp”.

3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI TỪ NĂM 1996 – 2006.
Trải qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ
Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những
thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế
tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang
thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1 Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 - 2006
3.1.1 Giai đoạn 1996 – 2000.
3.1.1.1 Về kinh tế.
Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

6
Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn
1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước
những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.
GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp
tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2%.

“Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là
7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần”.

3.1.1.2 Về xã hội.
 Giải quyết việc làm mỗi năm từ 1 đến 1,2 triệu người.
 Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình phát triển sâu rộng, đạt được một số kết
quả rõ nét. Tỉ lệ sinh mấy năm nay giảm mỗi năm gần 1 phần nghìn.
 Các cuộc vận động xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện,
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ngày càng được đông đảo nhân dân
hưởng ứng.
 Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện với
mức độ khác nhau; số hộ nghèo giảm đi. Nhiều địa phương đã thanh toán được nạn đói.

3.1.2 Giai đoạn 2001 – 2005.


3.1.2.1 Về kinh tế.
Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của
Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định.

Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn
năm trước. GDP tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nông
nghiệp tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%.

7
Riêng quy mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8
nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu
đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu
nhập thấp (500 USD)

Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương
thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về
các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;…

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảo đảm sự
ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát huy được nhiều lợi thế
của đất nước, của từng vùng và từng ngành; cải cách thể chế kinh tế, từng bước hoàn
thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống điều hành; cải cách và nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ; phát triển nguồn và chất lượng lao động, khoa
học và công nghệ.

Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá, trong
đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm
an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và
phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh
tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị
trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ
cao; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định.

Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn
sản xuất với thị trường. Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế . Thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ
bản ổn định. Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, kinh tế đối ngoại có bước tiến lớn, đạt

8
được những kết quả rất quan trọng. Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các
vấn đề xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt

3.1.2.2 Vê xã hội.
Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối khá và việc điều chỉnh mức lương tối
thiểu từ 180 nghìn đồng cuối năm 2000 lên 210 nghìn đồng đầu năm 2001; 240 nghìn
đồng năm 2002; 290 nghìn đồng đầu năm 2003 và 350 nghìn đồng năm 2005 cùng với
việc triển khai nhiều chương trình tạo việc làm, phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá
đói giảm nghèo nên đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn nhìn chung
tiếp tục được cải thiện.

Kết quả các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng cục Thống kê tiến hành
những năm vừa qua cho thấy thu nhập bình quân một người một tháng theo giá thực tế đã
tăng từ 295 nghìn đồng/người/tháng năm 1999 lên 356,1 nghìn đồng/người/tháng năm
2001-2002 và 484,4 nghìn đồng/người/tháng năm 2003-2004. Tính ra, thu nhập bình quân
một người một tháng theo giá thực tế năm 2003-2004 đã tăng 64,2% so với năm 1999.
Thu nhập tăng đã tạo điều kiện tăng tiêu dùng cho đời sống và tăng tích luỹ. Chi tiêu cho
đời sống bình quân một người một tháng đã tăng từ 221,1 nghìn đồng năm 1999 lên 269,1
nghìn đồng năm 2001-2002 và 359,7 nghìn đồng năm 2003-2004.

Đáng chú ý là thu nhập cũng như chi tiêu đều tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn, ở
tất cả 8 vùng sinh thái và tất cả 5 nhóm thu nhập. Thu nhập bình quân một người một
tháng năm 2003-2004 của nhóm thu nhập thấp nhất đạt 141,8 nghìn đồng, tăng 3,1% so
với mức bình quân 2001-2002; nhóm thu nhập dưới trung bình đạt 240,7 nghìn đồng, tăng
35%; nhóm thu nhập trung bình đạt 347 nghìn đồng, tăng 38,2%; nhóm thu nhập khá đạt
514,2 nghìn đồng, tăng 38,8%; nhóm thu nhập cao nhất đạt 1182,3 nghìn đồng, tăng
35,4%.

9
3.1.3 Giai đoạn 2006.
3.1.3.1 Về kinh tế.
Nền kinh tế nước ta năm 2006 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Hầu
hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu do Quốc hội đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) ước tăng gần 8,2% (kế hoạch 8%), trong đó khu vực nông - lâm
nghiệp và thủy sản tăng 3,23% (kế hoạch 3,8%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
10,46% (kế hoạch 10,2%), riêng công nghiệp tăng 10,28% và khu vực dịch vụ tăng
8,26%, kế hoạch tăng 8%). Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ sau cao hơn
thời kỳ trước: quý I tăng 7,2%; quý II tăng 7,4%; quý III tăng 7,8% và quý IV ước tăng
8,4%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tỷ trọng khu vực I từ
20,89% GDP năm 2005 giảm còn 20,37% năm 2006, khu vực II tăng từ 41,03% lên
41,56% và khu vực III từ 38,07% tăng lên 38,08% trong 2 năm tương ứng. GDP bình
quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng, tương đương 720 USD, tăng 80 USD so năm
2005.

Do kinh tế tăng trưởng khá nên tình hình tài chính lành mạnh. Tổng thu ngân sách
năm 2006 ước đạt trên 261,1 nghìn tỉ đồng vượt dự toán 9,8% (dự toán là 237,9 nghìn tỉ
đồng), tăng 20,3% so năm 2005. Các khoản thu lớn trong nước đều tăng khá và đạt kế
hoạch đề ra. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 315 nghìn tỉ đồng, vượt dự toán (dự toán
294,4 nghìn tỉ đồng) và tăng 20% so với năm 2005. Các khoản chi lớn như: đầu tư phát
triển, lương và bảo hiểm xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, điều chỉnh lương tối
thiểu, chi đột xuất hỗ trợ vùng bị thiên tai, phòng chống dịch bệnh, sâu bệnh... đều được
thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Bội chi ngân sách nhà nước ước bằng 5% GDP (dự
toán 5%), trong đó trên 80% được bù đắp bằng vay trong nước, 20% vay nước ngoài.

10
Nét nổi bật trong thương mại năm 2006 có 3 sự kiện lớn: Việt Nam trở thành thành
viên thứ 150 của WTO, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường
vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và xuất khẩu đạt 39,6 tỉ USD vượt xa kế hoạch đầu năm,
tăng 22,1% so với năm trước. Ba sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động thương
mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu vào kinh tế thế giới.

3.1.3.2 Về xã hội.
Do kinh tế tăng trưởng khá nên các mục tiêu của chiến lược phát triển xã hội và
môi trường đạt kết quả khá. Hầu hết các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra về lĩnh vực này đạt kế
hoạch. Đã tạo việc làm mới cho 1,6 triệu lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới
xuống 19%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 24%. Các lĩnh vực về khoa học
và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa thông tin, dạy nghề, y tế, thể dục thể thao...
cũng có chuyển biến tích cực. Đời sống dân cư ổn định và được cải thiện đáng kể. Thu
nhập của cán bộ viên chức và người về hưu đựợc nâng lên do tăng lương tối thiểu từ 350
nghìn đồng lên 450 nghìn đồng/tháng từ ngày 1-10-2006. Bộ mặt nông thôn đổi mới, cơ
sở hạ tầng được xây dựng mới và nâng cấp. Tình trạng thiếu đói giáp hạt trong nông thôn
đã giảm so với các năm trước: số hộ giảm 58% và số khẩu giảm 58,9%, dù cho thiên tai,
dịch bệnh năm 2006 nhiều hơn các năm trước. An ninh quốc phòng được giữ vững, uy tín
Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Điều đó đã được chứng minh qua Hội nghị
Cấp cao APEC 14 tại Hà Nội.

3.2 Những kết đạt được từ sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải
thiện rõ rệt

Thành công nổi bật, đầy ấn tượng của thực hiện đổi mới, đầu tiên phải kể đến việc
chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn
hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi
thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của nhân dân.

11
Trong lĩnh vực lao động và việc làm: Từ năm 1991 đến năm 2000, trung bình mỗi
năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 - 1,2 triệu người lao động có công ăn việc làm;
những năm 2001 - 2005, mức giải quyết việc làm trung bình hằng năm đạt khoảng 1,4 -
1,5 triệu người; những năm 2006 - 2010, con số đó lại tăng lên đến 1,6 triệu người. Công
tác dạy nghề từng bước phát triển, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ dưới 10%
năm 1990 lên khoảng 40% năm 2010

Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Theo chuẩn do Ngân
hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán, thì tỷ lệ nghèo chung (bao
gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm từ
58% năm 1993 xuống 29% năm 2002 và còn khoảng 17% năm 2008.

Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt
Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa
tháng 6-2004, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực
Đông Nam Á

Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình
trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn
quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; dự tính đến cuối năm 2010, hầu hết
các tỉnh, thành sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi
trở lên) biết chữ đã tăng từ 84% cuối những năm 1980 lên 90,3% năm 2007. Từ năm 2006
đến nay, trung bình hằng năm quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng 10%; cao
đẳng và đại học tăng 7,4%.

Hoạt động khoa học và công nghệ có bước tiến đáng ghi nhận. Đội ngũ cán bộ
khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật)
đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương, chính
sách đổi mới của Đảng và Nhà nước

12
Tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài, nhất
là trong các lĩnh vực thông tin - truyền thông, lai tạo một số giống cây trồng, vật nuôi có
năng suất cao, thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng cầu, đóng tàu biển có trọng tải lớn,
sản xuất vắc-xin phòng dịch,.. và bước đầu có một số sáng tạo về công nghệ tin học.

Gần 30 năm đổi mới là một chặng đường lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát
triển của đất nước và dân tộc Việt Nam. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là
quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, là sự nghiệp cách mạng to lớn của nhân dân Việt
Nam vì “một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” (Hồ
Chí Minh), góp phần vào mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
của thời đại.

Trong quá trình đổi mới, nhờ nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát tình hình thực tiễn thế giới và trong nước,
từng bước tổng kết thực tiễn khái quát lý luận, khắc phục những quan điểm ấu trĩ, giáo
điều, cực đoan, duy ý chí và bảo thủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nâng cao nhận thức lý
luận về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Qua gần 30
năm đổi mới với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, mỗi kỳ đại hội đánh dấu một bước tiến rõ rệt
trong nhận thức lý luận của Đảng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại… trên con đường đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành
tựu lý luận về chủ nghĩa xã hội, về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thể hiện
tập trung trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá đội lên chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định tám đặc trưng cơ bản của xã hội
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do
nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; cón nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng

13
Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới”. Cương lĩnh
cũng xác định tám phương hướng cơ bản và tám mối quan hệ lớn cần phải đặc biệt chú
trọng nắm vững và giải quyết tốt. Có thể coi đó là đường lối chung để xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.

3.3 Chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế tại đại hội Đảng VI (1986).
Do những sai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và quản lý kinh tế, tình
hình kinh tế - xã hội đất nước ngày càng khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, lạm
phát phi mã, hiệu quả đầu tư hạn chế, đời sống Nhân dân không được cải thiện, thậm chí
nhiều mặt còn sa sút hơn... Đất nước dần lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội
trầm trọng. Trước tình hình đó, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp từng bước tháo
gỡ khó khăn, tiến lên phía trước .

Bên cạnh đó , Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương khoá VI chỉ đạo thực
hiện thành công những nhiệm vụ đề ra trong Báo cáo chính trị, mà quan trọng là:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu...
- Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên với những hình
thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất...
+ Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
+ Giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các chính sách xã
hội.
+Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước.
+Tăng cường hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại.
+ Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu lực quản lý của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

14
+ Xây dựng Đảng thật sự ngang tầm một đảng cầm quyền có trọng trách lãnh đạo toàn
dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược.
+ Nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành của bộ máy đảng và nhà nước.
 Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V
đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

PHẦN KẾT LUẬN


Theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng đưa ra quan điểm chỉ đạo
về phát triển kinh tế đất nước. Quan điểm này tập trung vào thực hiện cải cách kinh tế,
tăng cường vai trò của thị trường và đẩy mạnh đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Đảng cũng
nhấn mạnh việc phát triển kinh tế phải đi đôi với việc nâng cao đời sống nhân dân, đảm
bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Những kết quả đạt được của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996-
2006 là rất đáng kể. GDP của Việt Nam đã tăng trưởng 7,5% mỗi năm trong giai đoạn
này, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
nhất thế giới. Ngoài ra, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khác như giảm đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục và y tế, cải thiện hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư
nước ngoài và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi
mới, đoàn kết tiến lên của Đảng ta. Thành công của Đại hôi đã mở ra một bước ngoặt có ý
nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước sang một giai đoạn mới.

15
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1) Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kontum. (2015, 03 24). THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA QUA GẦN 30 NĂM ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM. Retrieved from
congdoankomtum.vn: http://congdoankontum.vn/chinh-tri-xa-hoi/THANH-TUU,-HAN-
CHE-VA-NHUNG-VAN-DE-DAT-RA-QUA-GAN-30-NAM-DOI-MOI-O-VIET-NAM-
434
2) Báo Nhân Dân. (2021, 01 24). Đại hội lần thứ VI của Đảng: Mở đầu công cuộc đổi mới
đất nước. Retrieved from binhdinh.dcs.vn: https://binhdinh.dcs.vn/dai-hoi-dang-toan-
quoc/-/view-content/71343/dai-hoi-lan-thu-vi-cua-dang-mo-dau-cong-cuoc-doi-moi-dat-
nuoc
3) Cúc, N. S. (2007, 01 15). Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2006 và triển vọng năm 2007.
Retrieved from tapchicongsan: https://www.tapchicongsan.org.vn/the-gioi-van-de-su-
kien/-/2018/1376/tong-quan-kinh-te-viet-nam-nam-2006-va-trien-vong-nam-2007.aspx
4) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. (2018, 4 16). Retrieved from
tulieuvankien.dangcongsan.vn:https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-
trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vi/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-cua-dang-
19
5) Đảng, V. k. (2019, 2 12). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1996 – 2000. Được truy
lục từ dangcongsang.vn: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-
tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/chien-
luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-1996-2000-543971.html
6) Thảo, Đ. T., & Lan, N. T. (2013, 05 26). Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế -
xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay. Retrieved from tapchicongsan.org.vn:
https://www.tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/21694/nhung-thanh-tuu-co-ban-ve-phat-
trien-kinh-te---xa-hoi-cua-viet-nam-tu-khi-doi-moi-den-nay.aspx#
7) Thời báo kinh tế Việt Nam. (2006, 05 03). Những thành tựu kinh tế Việt Nam sau 20 năm
đổi mới. Retrieved from vinhphucgov.vn:
https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/KinhTe/View_Detail.aspx?ItemID=200
8) TS. Vũ Thị Thu Hằng. (2021, 11 28). Quan điểm của Đảng về đổi mới sáng tạo qua các
kỳ đại hội. Retrieved from tapchicongsang.org.vn:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/824434/quan-diem-cua-
dang-ve-doi-moi-sang-tao-qua-cac-ky-dai-hoi.aspx

17
18
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 : BIÊN BẢN HỌP NHÓM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian: 20h ngày 20/9/2023.
1.2. Địa điểm: Google meet.
1.3. Thành phần tham dự.
+Chủ trì: Trương Việt Tiên.
+Thanh dự: toàn bộ thành viên nhóm 10.
+Vắng: 0
2. NỘI DUNG CUỘC HỌP
2.1 Nhóm trưởng phân chia công việc cho các thành viên như sau:

Họ Tên STT Nhiệm Vụ Ghi chú


Nguyễn Quốc Định 13 Làm nội dung phần 1
Nguyễn Trần Trọng Hiếu 22 Làm nội dung phần 2
Nguyễn Thị Mỹ Kim 27 Phần kết luận
Lê Thị Thanh Thảo 51 Làm kết luận
Trương Việt Tiên 59 Trình bày word
Nguyễn Ngọc Mai Trang 62 Làm nội dung phần 3

19
Họ Tên STT Nhiệm Vụ Đánh giá hoàn Tỷ lệ %
thành

Nguyễn Quốc Định 13 Làm nội dung phần 1 Hoàn thành tốt, 100%
đúng hạn.

Nguyễn Trần Trọng Hiếu 22 Làm nội dung phần 2 Hoàn thành tốt, 100%
đúng hạn.

Nguyễn Thị Mỹ Kim 27 Phần mở đầu Hoàn thành tốt, 100%


đúng hạn.

Lê Thị Thanh Thảo 51 Làm kết luận Hoàn thành tốt, 100%
đúng hạn.

Trương Việt Tiên 59 Trình bày word Hoàn thành tốt, 100%
đúng hạn.

Nguyễn Ngọc Mai Trang 62 Làm nội dung phần 3 Hoàn thành tốt, 100%
đúng hạn.

20
2.2. Ý kiến của các thành viên: Tất cả thành viên nhóm chúng em đều đồng ý với nhóm
trưởng.

2.3. Kết luận cuộc họp

Tìm hiểu về đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 và những chỉ đạo của Đảng đối với công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội và những thành tựu to lớn từ năm 1966 – 2006.

Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 11 giờ 0 phút cùng ngày.

Thư ký Chủ Trì

Định Tiên

Nguyễn Quốc Định Trương Việt Tiên

21

You might also like