You are on page 1of 57

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


--------

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Phân tích 3 bước đột phá đầu tiên trong đổi mới

tư duy về kinh tế và ý nghĩa:

Bước đột phá thứ nhất: HNTW6 (8/1979);

Bước đột phá thứ hai: HNTW8 (6/1985);

Bước đột phá thứ ba: HN Bộ Chính trị khoá V ( T8/1986 )

Giảng viên hướng dẫn:


Nhóm thực hiện:
Lớp học phần
HÀ NỘI,

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................
2. Nguyên nhân dẫn đến các bước đột phá..........................................................................................
3. Sự cần thiết phải đưa ra những bước đột phá của Đảng...................................................................
II. Ba bước đột phá đầu tiên trong đổi mới của Đảng....................................................................
1. Bước Đột Phá Thứ Nhất: Hội nghị Trung ương 6 khóa IV ( T8/1979 ).......................................
1.1. Hoàn cảnh.....................................................................................................................................
1.2.Nội dung........................................................................................................................................
1.3. Quá trình thực hiện.......................................................................................................................
1.4. Kết quả thực tiễn..........................................................................................................................
1.4.1 Những đánh giá về bước đột phá thứ nhất..................................................................................
1.4.2. Ưu điểm.....................................................................................................................................
1.4.3. Hạn chế......................................................................................................................................
2. Bước Đột Phá Thứ Hai: Hội nghị Trung ương 8 ( T6/1985)........................................................
2.1. Hoàn cảnh.....................................................................................................................................
2.2. Nội dung.......................................................................................................................................
2.3. Quá trình thực hiện.......................................................................................................................
2.4.Kết quả thực tiễn...........................................................................................................................
2.4.1. Những đánh giá về bước đột phá thứ hai...................................................................................
2.4.2. Ưu điểm.....................................................................................................................................
2.4.3 Hạn chế.......................................................................................................................................
3. Bước Đột Phá Thứ Ba: Hội nghị Bộ Chính trị Khóa V T8/1986.................................................
3.1. Hoàn Cảnh....................................................................................................................................
3.2. Nội dung.......................................................................................................................................
3.3. Quá trình thực hiện.......................................................................................................................
3.4. Kết quả thực tiễn..........................................................................................................................
3.4.1. Những đánh giá về bước đột phá thứ ba....................................................................................
3.4.2. Ưu điểm.....................................................................................................................................
3.4.3. Nhược điểm……………………………………………………………………….
III. KẾT LUẬN.................................................................................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................................

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Em quyết định chọn đề tài này vì Việt Nam, một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ
chiến tranh cùng với sự lạc hậu về kỹ thuật cũng như công nghệ và con người, còn có thể
phát triển nhanh chóng và vững mạnh như ngày nay đều nhờ vào đường lối và chính sách
của bộ máy lãnh đạo, những con người bản lĩnh. Điều mà giúp kinh tế phát triển vững về
mọi mặt, chú trọng những thế mạnh thiết yếu, thúc đẩy những cái mới cái đúng của thời đại,
từ đó thấy được Đảng nhà nước đã khôn khéo thế nào? Trong những năm gian khổ ấy 1979-
1986, cũng chính sách mà Đảng đã dùng để đạt được sự phát triển ấy như nào?
Bài nghiên cứu này của chúng tôi với mục tiêu là phân tích ba bước đột phá đầu tiên
trong đổi mới tư duy về kinh tế. Bài nghiên cứu chỉ ra hoàn cảnh, nội dung, kết quả và ý
nghĩa của ba bước đột phá: Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (15-23/8/1979), Hội nghị Trung
ương 8 khóa V (1-7/6/1985), Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8-1986. Từ đó, có thể rút
ra những điểm được và chưa được, so sánh được thành tựu qua ba bước đột phá. Cùng với
đó, bài nghiên cứu giúp tăng thêm hiểu biết cho người làm bài nghiên cứu nói riêng và thế
hệ trẻ Việt Nam nói chung về nền kinh tế nước nhà để vận dụng và phát triển vào đời sống,
đóng góp cho đất nước. Với Mục đích tìm hiểu và nghiên cứu những chính sách Đảng đã đề
ra trong thời điểm khó khăn .Những thành tựu đã đạt được trong thời gian ấy .Kết quả số
liệu các ngành kinh tế của Việt Nam thay đổi như nào và ý nghĩa như thế nào đối với thời
đại hiện tại .
2. Nguyên nhân dẫn đến các bước đột phá
2.1 Bối cảnh thế giới trước đổi mới
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô là nước thắng trận nhưng chịu thiệt hại nặng nề
về người và của. Để tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh,
ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển
kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950). Cuộc cải cách thành công đã
đưa Liên Xô vượt qua khó khăn, phát triển ổn định cả về kinh tế, xã hội và khoa học, quân
sự
Đến đầu những năm 70, Liên Xô đã hoàn thành khôi phục kinh tế nhưng đất nước vẫn
còn nhiều khó khăn. Vì vậy, Liên Xô phải tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của
CNXH bằng việc thực hiện hàng loạt các kế hoạch dài hạn: Kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1951
– 1955), lần thứ 6 (1956 – 1960). Kể từ đây nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ, khoa
học - kỹ thuật đạt được những thành tựu to lớn, càng khẳng định vị thế của XHCN trên
trường quốc tế. Về kinh tế, trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô
tăng trưởng mạnh mẽ: sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%, sản lượng công
nghiệp chiếm khoảng 20% của toàn thế giới; sản lượng nông phẩm trong những năm 60
tăng trung bình hàng năm là 16%. Điều này đã khiến Liên Xô trở thành cường quốc công
nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Về khoa học - kỹ thuật, Liên Xô liên tục chiếm lĩnh
đỉnh cao của khoa học kĩ thuật thế giới, đặc biệt là ngành khoa học vũ trụ. Về quân sự, Liên
Xô đạt được thế cân bằng chiến lược sức mạnh quân sự nói chung và tiềm lực hạt nhân nói
riêng so với các nước đế quốc. Đặc biệt, năm 1972, Liên Xô đã chế tạo thành công tên lửa
hạt nhân.
Ở Trung Quốc, từ năm 1959 đã lâm vào tình trạng đầy biến động và kéo dài tới 20 năm
(1959 – 1978) do bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực của nội bộ ban lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, để lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống vật chất và tinh thần
của người dân Trung Quốc.
Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở
đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước với nội dung: lấy phát triển kinh tế
làm trung tâm; chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường chủ
nghĩa linh hoạt hơn; cải cách mở cửa nhằm hiện đại hóa đưa đất nước Trung Quốc trở thành
đất nước giàu mạnh văn minh. Kết quả đạt được nhiều thành tựu nổi bật như:
Năm 1977: Tổng giá trị xuất nhập khẩu là 325,06 tỉ USD. Các doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD và 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt
động tại Trung Quốc. Đén năm 1964, Trung Quốc đã thử thành công bom nguyên tử.
Những thành tựu của Liên Xô và Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều
nước trong đó có Việt Nam. Tiếp đó, công cuộc cải tổ không thành công năm 1985 dẫn tới
sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là bài học phản diện cho Việt Nam những
kinh nghiệm không thể cải tổ theo kiểu “phủ định sạch trơn”, giải quyết không biện chứng
mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
Những cuộc cải cách, đổi mới thành công của các nước XHCN đã gieo rắc cho Đảng ta
tư duy về kinh tế, đặt ra vấn đề thực tiễn là cần phải có sự đổi mới để khôi phục phát triển.
Bên cạnh đó sự tác động của những biến đổi của tình hình thế giới đòi hỏi chúng ta phải suy
nghĩ, phải có cách nhìn nhận đúng đắn, khách quan khoa học trên cả phương diện lý luận và
thực tiễn về nền kinh tế lúc bấy giờ.

2.2 Bối cảnh trong nước trước đổi mới


Thời kì bao cấp là giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế hạch
hóa, kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy.

Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:

Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là cơ chế trong đó nền
kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân
phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi
trọng các quy luật thị trường.

Đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:

Thứ nhất , nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ
thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp dụng từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động
trên cơ sở các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh
được giao. Tất cả các phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ
chức bộ máy nhân sự, tiền lương,... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước
giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp; doanh nghiệp giao nộp sản
phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.

Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với
các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì
ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ
yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát - giao nộp”, vì vậy rất nhiều hàng
hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không
được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa sinh ra
đội ngũ quản lý kém năng lực nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. Hệ
thống thể chế chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành chính còn rườm
rà, phức tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung
quan liêu, vừa phân tán chưa thông suốt. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều
điểm yếu về phẩm chất, tinh thần và trách nhiệm.

Việc Đảng duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp đã tác động đến nền kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới:

Về mặt tích cực:

Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, tức là dựa vào sự tăng đầu tư,
khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác, cơ chế quản lý kinh tế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có tác dụng nhất định. Cơ chế này cho phép tập trung
tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước vào việc các mục tiêu
chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa
theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung
đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, bởi vì do đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả
nước là giải phóng dân tộc. Bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối
đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó, đây là
nhiệm vụ chung chứ không phải riêng ai.

Về mặt tiêu cực:

Trước bối cảnh thế giới có nhiều biến động bất lợi cho hệ thống xã hội chủ nghĩa trên
toàn thế giới nói chung, việc Đảng duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp đã làm tình hình kinh tế nước ta lâm vào tình trạng trì trệ, khủng
hoảng, không cạnh tranh, triệt tiêu động lực kinh tế của người lao động, không kích thích
được tính năng động, sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh. Nó hạn chế sự phát triển của
các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối
loạn trong phân phối lưu thông, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế nước ta cao ở ba con số.

Hạn chế của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:

Thứ nhất, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã thủ tiêu
cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nó hạn chế sự phát triển
của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối
loạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô,
lãng phí. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên
việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì cơ chế
quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho nền kinh tế các nước xã hội
chủ nghĩa, trong đó có nước ta, lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Thứ hai, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã triệt tiêu
động lực kinh tế đối với người lao động, không thích tính năng động, sáng tạo của các đơn
vị sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp làm cho đội ngũ
cán bộ công chức của các cơ quan hành chính Nhà nước trở nên quan liêu, lộng hành, hống
hách, dùng quyền lực để áp bức bóc lột nhân dân lao động.

 Từ những hạn chế trên, yêu cầu đổi mới là cấp thiết để vực dậy nên kinh tế Việt Nam
đang ngày càng suy thoái

3. Sự cần thiết phải đưa ra những bước đột phá của Đảng :

Vào đầu những năm 1980, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp của các nước xã
hội chủ nghĩa trên thế giới bắt đầu bộc lộ sự lạc hậu. Trong xây dựng kinh tế, các quốc gia
này chỉ duy trì quan hệ khép kín trong Hội đồng Tương trợ kinh tế (Khối SEV). Điều này đi
ngược xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Quan hệ giữa
các Đảng Cộng sản và các nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc nhiều sai lầm. Một khuôn
mẫu Xô Viết đã áp đặt cho hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa mà bỏ qua sự khác nhau về
lịch sử, xã hội, địa lý, văn hóa cũng như điểm xuất phát và những điều kiện riêng của từng
nước.
Những nhận thức chưa đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, những sai lầm trong thực tiễn chậm
được phát hiện, những hậu quả chưa khắc phục kịp thời, cùng với sự phá hoại của chủ nghĩa
đế quốc bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa trên thế
giới, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào sự khủng hoảng toàn diện. Lòng tin
của người dân vào Đảng Cộng sản ở các nước, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
giảm sút nghiêm trọng. Thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới,
trong đó, có Việt Nam phải tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện.
Hơn nữa , trước đổi mới, nền kinh tế nước ta vô cùng khó khăn. Chúng ta bị các nước
bao vây cấm vận. Liên Xô và Đông Âu bắt đầu cải cách mở cửa nên cắt giảm viện trợ.
Trong nước sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân đói nghèo đến cùng cực. Tiềm lực kinh tế
vô cùng nhỏ bé.
Từ những thực trạng Đảng và Nhà nước ta nhận ra rằng đã đến lúc phải đổi mới tư duy
về lý luận cũng như tư duy kinh tế. Đó là phải xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, phải có cơ
chế tự hoạch toán, tự chủ tài chính, phải bắt đầu áp dụng nền kinh tế có sự quản lý của nhà
nước. Cần đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước XHCN nhằm giữ vững ổn định
chính trị để xây dựng chế độ XHCN ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân
chủ XHCN nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân do Đảng lãnh đạo. 

II. Ba bước đột phá đầu tiên trong đổi mới tư duy kinh tế
1. Bước Đột Phá Thứ Nhất: Hội nghị Trung ương 6 (T8/1979)
1.1. Hoàn cảnh
Sau năm 1975, đất nước còn vô vàn những khó khăn. Đó là: Hậu quả của 30 năm chiến
tranh đối với cả nước và chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam phải giải quyết vô cùng nặng
nề; miền Nam hậu quả của chiến tranh và chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; miền Bắc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bị tàn
phá nặng nề trong hai cuộc chiến tranh phá hoại năm 1964-1968 và năm 1972; Nền kinh tế
quốc dân mất cân đối một cách gay gắt, nhất là cung-cầu lương thực, sản xuất không đủ tiêu
dùng. Trong khi đó, Mỹ và các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng nước ta.
Nhân dân VN phải tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây-Nam và
biên giới phía Bắc. Các nước XHCN gặp nhiều khó khăn, đã bộc lộ trì trệ, đòi hỏi phải cải
cách, cải tổ....
Do áp lực gay gắt của tình hình trong nước và quốc tế buộc chúng ta không còn con
đường nào khác phải tiến hành đổi mới. Hoạt động đầu tiên để tiến hành đổi mới chính là
đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế. 
 Nội dung:

Bốn tháng sau khi có Thông báo của Bộ Chính trị, vào tháng 8 năm 1979, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể lần thứ 6 với nội dung đã được lựa chọn
và chuẩn bị là bàn về sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương.

Nhưng trong quá trình chuẩn bị Hội nghị, các địa phương đã phản ánh những ách
tắc về cơ chế, không chỉ đối với sản xuất hàng tiêu dùng, mà còn đối với mọi lĩnh vực
khác, không chỉ với công nghiệp địa phương hay sản xuất hàng tiêu dùng, mà còn với
cả nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính, tiền tệ. Điều bức bách số một không chỉ là
chuyện công nghiệp địa phương hay hàng tiêu dùng, mà là phải tháo gỡ những cơ chế
đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế nói chung.

Trước tình hình đó, Hội nghị buộc phải điều chỉnh chủ đề: Thay vì chỉ bàn về công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, thì tập trung vào một chủ
đề lớn hơn: Cơ chế chính sách kinh tế. Thủ tướng Phạm Văn Đồng được giao chuẩn
bị nội dung này, mà nơi trực tiếp giúp ông chính là Viện Quản lý Kinh tế Trung
ương, do ông Nguyễn Văn Trân làm Viện trưởng.

Trước hết, Hội nghị đã thẳng thắn nhìn nhận rằng những mục tiêu và dự kiến của
Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) là quá lạc quan, không hiện thực. Nguyên nhân chính
của sự duy ý chí đó là do chưa quán triệt đầy đủ về những bước đi ban đầu của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Hội nghị cũng chỉ ra rằng trong số các nguyên nhân, "thì nguyên nhân bao trùm là
lãnh đạo và chỉ đạo." Trên cơ sở nhìn nhận những sai lầm, thiếu sót đó, Hội nghị xác
định phương hướng của những năm sắp tới như sau:
Trước hết, về mặt chính sách, phải: "Xóa bỏ ngay những chính sách chế độ bất hợp
lý, gây trở ngại cho sản xuất, khuyến thích việc phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và
phát triển công nghiệp địa phương, mở rộng quyền chủ động hợp lý của các ngành,
các địa phương và cơ sở (kể cả quốc doanh, tập thể, cá thể) trong sản xuất, kinh doanh
nhằm làm cho sản xuất "bung ra" để có nhiều hàng hóa cho xã hội. Kết hợp đúng đắn
ba loại lợi ích: Lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thế và lợi ích của người sản xuất".

Đi vào một số chủ trương cụ thể, Hội nghị đã thể hiện một loạt chuyển biến về quan
điểm như sau:

Thứ nhất, về chủ trương đối với các thành phần kinh tế, Hội nghị phê phán xu
hướng tả khuynh trước đây, chỉ muốn sớm đưa cá thể vào hợp tác xã, đưa hợp tác xã
lên quốc doanh, tưởng như cứ làm như thế là đã có chủ nghĩa xã hội. Hội nghị xác
định một cách nhìn mới về thành phần kinh tế.

Thứ hai, về kết hợp kế hoạch với thị trường, Hội nghị thể hiện thái độ phê phán cách
nghĩ và cách làm trước đây, muốn gò tất cả vào kế hoạch, coi thị trường là một cái gì
bất hợp pháp, càng dẹp bỏ sớm càng tốt. Hội nghị khẳng định:

Trong một thời gian khá dài, bên cạnh thị trường có tố chức, có kế hoạch, còn tồn tại
một cách khách quan thị trường ngoài kế hoạch. Về sản xuất có phần chủ động của xí
nghiệp quốc doanh được làm thêm sản phẩm sau khi hoàn thành kế hoạch nhà nước, có
kinh tế của gia đình nông dân trên đất 5% và các nghề phụ trong nông thôn, có sản xuất
của thủ công nghiệp cá thể ở thành phố... thì tất nhiên về lưu thông, cần có thị trường
ngoài kế hoạch. Thị trường đó bổ sung cho thị trường có kế hoạch và do thị trường có
kế hoạch chi phối về tính chất và quy mô phát triển."

Từ những thay đổi về quan điểm kể trên, Hội nghị đã đi đến một chủ trương rất mới:
Chấp nhận cho các cơ sở sản xuất được gắn với thị trường trong việc tìm kiếm nguyên
vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng được liên doanh, liên kết với nhau để giải
quyết những nhu cầu của sản xuất và đời sống. Đối với những hàng hóa và nguyên liệu
không thuộc Trung ương thống nhất quản lý, thì "giữa các địa phương được trao đổi
mua bán nới nhau và được quyền quyết định giá." Các xí nghiệp dùng nguyên liệu
nông sản được sản xuất trực tiếp quan hệ với nông trường hoặc hợp tác xã nông nghiệp
trong việc thu mua nguyên liệu, cung cấp vật tư theo hợp đồng kinh tế hai chiều. Các xí
nghiệp dùng nguyên liệu nhập, được cùng với ngoại thương trực tiếp quan hệ với thị
trường nước ngoài trong việc nhập nguyên liệu. Những chủ trương này chính là tiền đề
cho Quyết định 25-CP sau này (1981) và những cuộc phá rào, liên doanh liên kết rất
sôi động của các cơ sở kinh tế trong những năm sau.
Thứ ba, về chính sách phân phối lưu thông, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đưa ra một
tiêu chuẩn rất mới so với cách nhìn cũ kỹ của thời kỳ cải tạo:

"Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá sự đúng đắn của các chính sách lưu thông phân
phối là tăng năng suất lao động phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân."

"Tinh thần chung của các chính sách lưu thông, phân phối là: Thúc đẩy sản xuất
bung ra theo đường lối của Đảng và phương hướng của kế hoạch Nhà nước, khuyến
khích người lao động sản xuất, bảo đảm cho Nhà nước làm chủ được thị trường, thu
mua được nhiều hàng hóa, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng, bảo đảm sự nhất
trí giữa ba lợi ích. Phải lấy việc phát triển sản xuất làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá
tính chính xác của các chính sách."

Xuất phát từ quan điểm đó, Hội nghị chủ trương một cơ chế phân phối lưu thông
tự do hơn, phê phán cơ chế thu mua dựa trên những biện pháp hành chính, cưỡng bức
như trong các năm trước.

"Để nắm lương thực, không phải dùng hình thức hành chính, kiểm soát, bắt buộc như
cách làm vừa qua ở một số nơi, mà phải có chính sách đúng về thuế, về ổn định nghĩa
vụ và hợp đồng hai chiều đề giá cả, để vừa bảo đảm cho Nhà nước nắm được lương
thực, vừa khuyến khích nông dân hăng hái sản xuất và vui vẻ bán lương thực cho Nhà
nước. Phải tính toán lại giá thu mua lương thực, để thật sự bảo đảm cho nông dân làm
lương thực được mức lãi cao hơn các ngành khác...

Ngoài thuế (10% sản lượng và mua theo giá hợp đồng hai chiều, Nhà nước dùng
giá thỏa thuận đi đôi với động viên chính trị để mua phần lương thực hàng hóa còn
lại. Giá thỏa thuận là giá nông dân đồng ý bán và Nhà nước đồng ý mua, kế hoạch
không hoàn toàn theo giá thị trường tự do, nhưng không nên quy định cứng nhắc bằng
gấp đôi giá chỉ đạo như hiện nay."
Thứ tư, về giá cả, Hội nghị quyết định giao cho Ban Bí thư, Hội đồng Chính phủ và
các cơ quan hữu quan chuẩn bị tiến hành sửa đổi hệ thống giá:
"Sửa lại giá lương thực và giá các nông sản khác cho hợp lý để khuyến khích
sản xuất và mở rộng nguồn thu mua của Nhà nước."

"Nghiên cứu điều chỉnh giá một số mặt hàng cần thiết nhằm phục vụ tốt cho sản
xuất, đời sống, xuất khẩu và tích luỹ, tiến tới chấm dứt sớm tình trạng bù lỗ không hợp
lý."

Như vậy là những gì đã từng được coi là "đinh đóng cột" từ Nghị quyết 10 (1964)
về chính sách giá đến đây đã bắt đầu lung lay. Đó chính là tiền đề cho các cuộc cải
cách giá được tiến hành vào nửa đầu thập kỷ 80.

Thứ năm, về nông nghiệp, Hội nghị đã nghe phản ảnh rất nhiều về tình trạng gò ép
nông dân trong hợp tác hóa, tình trạng thiếu hiệu quả của các tập đoàn sản xuất. Từ đó
đã có những uốn nắn về cả quan điểm lẫn biện pháp:

"Tổ chức nông dân vào hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất, phải theo đúng ba
nguyên tắc: Tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Ở những nơi chưa tổ chức
nông dân sản xuất tập thề, phải chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết, nhất là đội ngũ
cán bộ quản lý ở cơ sở, đưa nông dân từ những hình thức vần công, đổi công, tố toàn
kết sản xuất lên hình thức tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, chống tư tưởng chủ quan,
nóng vội, cưỡng ép mệnh lệnh, làm ồ ạt, gây thiệt hại cho sản xuất ba đời sống nhân
dân."

Cuối cùng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 nhắc nhở tất cả các cấp các
ban, ngành phải nhanh chóng tạo ra sự chuyển biến về tổ chức, quản lý. Vì nhận thức
được tính cấp bách của vấn đề, vào lúc tình hình kinh tế của cả nước đã lâm vào khủng
hoảng trầm trọng, Hội nghị nhắc nhở các cơ quan hữu quan phải khẩn trương báo cáo
tình hình của cơ sở và sửa đổi những chính sách, những biện pháp nào trái với tinh thần
của Hội nghị.

 Quá trình thực hiện:


Trong lĩnh vực nông nghiệp:

Chỉ trong thời gian ngắn sau khi nghị quyết số 20-NQ/TW ra đời, trong cả nước đã
xuất hiện nhiều điển hình về cách làm ăn mới. Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ Tĩnh thí
điểm hình thức khoán.

Tình hình trước khi đột phá Ngay từ năm 1977, nền kinh tế cả nước bắt đầu lâm vào
khủng hoảng. Các cuộc cải tạo nông nghiệp và công thương nghiệp không những
không giúp cải thiện được tình hình, mà còn làm cho sự thiếu hụt càng thêm nghiêm
trọng. Khả năng bao cấp của Nhà nước cạng cạn kiệt thì mô hình kinh tế hợp tác xã
nông nghiệp càng lộ rõ tính giả tạo và thiếu sức sống của nó. Nói cách khác, sau khi đất
nước đã được giải phóng khỏi ngoại xâm, lại phải bắt đầu một cuộc “giải phóng” nữa:
Giải phóng về cơ chế.

Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về
Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao
động trong hợp tác xã nông nghiệp chính thức công nhận khoán sản phẩm. Chỉ thị này
cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước. Theo Chỉ thị,
mỗi xã viên nhận khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu, cấy, chăm sóc và thu
hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Chỉ thị 100 nêu rõ ba mục đích
của khoán sản phẩm là: bảo đảm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế (trên cơ
sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng nǎng suất lao động, sử
dụng tốt đất đai, tư liệu hiện có), củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất XHCN ở
nông thôn, nâng cao thu nhập của người lao động.

Nguyên tắc khoán sản phẩm: quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước
hết là ruộng đất, quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối
cùng của sản xuất, thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết
hài hoà mối quan hệ lợi ích người lao động. Phạm vi khoán sản phẩm: áp dụng đối với
mọi loại cây trồng và vật nuôi. Khoán 100 có tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế
giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu
cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng
đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản
xuất. Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu
trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian đầu, khoán 100 đã có tác dụng làm sống
động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ
trước.

Trong lĩnh vực công nghiệp

Từ sau giải phóng miền Nam, mô hình kinh tế của miền Bắc được áp dụng cho cả
nước. Nhưng hoàn cảnh lúc này đã khác, nền kinh tế của miền Nam có hàng loạt đặc
điểm mà không thể đơn giản áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc vào. Những phản
ứng từ cuộc sống không dễ dập tắt chỉ bằng mệnh lệnh, lại càng không thể chỉ bằng
một nhát đập bàn của một ai đó

Hội nghị Trung ương 6 khóa IV với chủ trương làm cho “sản xuât bung ra” làm cơ
sở, tiền đề, hợp pháp hóa giúp cho các doanh nghiệp tự chủ trương thực hiện những đổi
mới để khắc phục khó khăn.

- Đột phá tại Xí nghiệp Thành Công

Năm 1978, Việt Nam đi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế thiếu hụt, xí nghiệp bắt
đầu lâm vào tình trạng thiếu đầu vào do đó giảm sút đầu ra. Khó khăn lúc bấy giờ chính
là sự thiếu hụt nguồn ngoại tệ để có thể nhập khẩu được những nguyên vật liệu cũng
như bảo dưỡng máy móc định kỳ.

Từ khi có Nghị quyết 6 (tháng 9/1979) của Trung ương, xí nghiệp nghĩ ra những
biện pháp “bung ra”, “cởi trói” bằng cách liên kết với những cở sở để bán hàng thu
ngoại tệ như Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng Sài Gòn, Công ty Xuất
khẩu Thủy sản Ramexco, Cửa hàng miễn thuế ở sân bay Tân Sơn Nhất,… 18 Giám đốc
Nguyễn Xuân Hòa đã “thuyết khách” với thủy sản Ramexco: tôi bán vải, anh bán cho
ngư dân để mua tôm cá của họ. Tôm, cá đó xuất khẩu thu ngoại tệ thì xin anh trả cho
tôi bằng ngoại tệ. Với du lịch và cảng biển, anh cứ bày vải của tôi ở cửa hàng để bán
cho khách nước ngoài tiền gốc tiền anh trả tôi nhưng bằng ngoại tệ.Kết quả, thành tựu
19 Cuối năm 1981, xí nghiệp dệt Thành Công từ chỗ không có đồng USD nào trong
tay, đã có một số vốn ngoại tệ tự có là 1,3 triệu USD.

Quyết định 25-CP và quyết định 26-CP. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25 –
CP (1/1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của
các xí nghiệp quốc doanh. Hội đồng Chính phủ quyết định một số chủ trương và biện
pháp nhằm tiếp tục cải tiến công tác kế hoạch hoá và hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp
quốc doanh theo những nguyên tắc sau đây:

Trên cơ sở bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, mở rộng quyền
chủ động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp theo nguyên tắc lấy kế hoạch làm chính,
đồng thời sử dung đúng đắn các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường, tạo ra
những điều kiện linh hoạt, cơ động cần thiết cho xí nghiệp đẩy mạnh được sản xuất và
kinh doanh có lãi.

Tăng cường quyền tự chủ tài chính của xí nghiệp, thúc đẩy xí nghiệp tính toán trong
việc sử dụng các nguồn vốn thiết bị, vật tư, lao động của xí nghiệp nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất, trên cơ sở đó giải quyết đúng đắn 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể xí
nghiệp và cá nhân người lao động, trước tiên là khuyến khích người lao động tăng năng
suất, tăng sản lượng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời bảo đảm nguồn
thu của Nhà nước.

Tạo mọi điều kiện cho xí nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước, đồng thời
khuyến khích xí nghiệp tận dụng mọi tiềm lực để sản xuất thêm của cải cho xã hội,
củng cố vững chắc kinh tế quốc doanh và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Quyết định nêu rõ cần cải tiến công tác kế hoạch hoá trên cơ sở phương hướng và
nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới và phù hợp với điều kiện hiện nay, xí nghiệp quốc
doanh xã hội chủ nghĩa phải không ngừng mở rộng phạm vi kế hoạch hoá, phát huy
tính chủ động của mình nhằm tận dụng các năng lực hiện có và tiềm năng, đạt hiệu quả
kinh tế 21 ngày càng cao.

Ngoài nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao, Nhà nước khuyến khích xí nghiệp chủ
động sản xuất thêm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, làm các công việc có tính chất công
nghiệp (đối với xí nghiệp sản xuất) hoặc mở rộng diện kinh doanh (đối với xí nghiệp
thương nghiệp) nếu xí nghiệp còn năng lực sản xuất và có khả năng tự cung ứng những
điều kiện vật chất. Cùng ngày 21-1-1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số
26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình
thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.

Kết quả:

Trong lĩnh vực nông nghiệp

Ưu điểm:

Sau khi chỉ thị 100 được ban hành, như được cởi trói, khoán sản phẩm đã được triển
khai, thực hiện phổ biến ở các hợp tác xã và các tổ, đội sản xuất. Nhìn chung, năng suất
lúa sau khi thực hiện khoán sản phẩm ở các hợp tác xã tăng lên, nơi tăng ít khoảng 4-
5%, tăng vừa từ 15-20%, cá biệt có nơi tăng 50%. Với chỉ thị 100, được nhân dân cả
nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu rộng. Sản lượng lương
thực bình quân đạt từ 13,4 triệu tấn/năm thời kỳ 1976- 1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm
thời kỳ 1981-1985; những hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong sản xuất nông nghiệp
giảm đi đáng kể.

Hạn chế:

Khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập
trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái
sản xuất xã hội trong nông nghiệp. Hệ thống này cùng tính chất mệnh lệnh hành chính,
mà hậu quả của nó đè lên vai người nông dân, trước hết là hộ nhận khoán. Mức khoán
không ổn định, được điều chỉnh theo từng năm, ngày càng cao hơn khiến xã viên vượt
khoán được hưởng lợi rất ít, người nông dân chỉ còn lại khoảng 16 – 20% sản lượng
khoán, không bù đắp được vốn và sức lao động bỏ ra, vì vậy, động lực vừa mới được
tạo ra đã dần bị triệt tiêu. Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu
cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất. Khoán việc quay trở lại và xã viên không
hào hứng với các công việc do hợp tác xã huy động.

Trong lĩnh vực công nghiệp.

Ưu điểm :

Những chủ trương quyết định của Chính phủ đã tạo nên động lực mới, góp phần thúc
đẩy sản phẩm công nghiệp đã kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch
7,5%.

Quyết định số 25-CP, 26-CP mang lại nhiều kết quả tích cực; phát huy một bước
tính chủ động sáng tạo của xí nghiệp trong việc khai thác tiềm năng lao động thiết bị,
vật tư để làm thêm sản phẩm, duy trì và thúc đẩy được sản xuất công nghiệp trong điều
kiện nền kinh tế còn nhiều mất cân đối, góp phần ổn định đời sống người lao động và
ổn định đội ngũ công nhân, bảo đảm và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Ở một số
ngành và địa 23 phương , do nhận thức rõ tinh thần cơ bản và tích cực thực hiện Quyết
định số 25-CP nên đã tạo ra những chuyển biến mạnh trong sản xuất công nghiệp.

Hạn chế:

Cơ chế quan liêu bao cấp với cách kế hoạch hóa gò bó, cứng nhắc, không đề cao
trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho các cơ sở, địa phương và ngành, và cũng
không tập trung thích đáng những vấn đề mà Trung ương cần và phải quản lý. Trong
quá trình thực hiện quyết định cũng bộc lộ nhiều thiếu sót về giá cả, tiền lương, các chế
độ trợ cấp, phụ cấp,…

Ý nghĩa:
Có thể nhìn nhận những tư duy đột phá về kinh tế được thể hiện trong Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 6 khóa IV, trong chỉ thị 100 của Ban Bí thư và trong các Quyết
định của Chính phủ thời kỳ này như sau:

Đó là những tư duy kinh tế ban đầu, tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện,
nhưng là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng, đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình
đổi mới toàn diện sau này.

Tư duy kinh tế nổi bật trong những tìm tòi đó là “cởi trói”, “giải phóng lực lượng sản
xuất”, “làm cho sản xuất bung ra”, trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm trong quản
lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tạo ra động lực cho sản xuất: chú ý kết hợp ba
lợi ích, quan tâm hơn lợi ích thiết thân của người lao động. Những đổi mới từng phần
nêu trên chưa đủ sức giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra vì nó vẫn nằm trong
bối cảnh chung là mô hình chủ nghĩa xã hội cũ, tư duy về kinh tế tập trung, quan liêu
bao cấp cơ bản còn tồn tại. Thực tiễn đòi hỏi Đảng phải tiếp tục tìm tòi đổi mới.

2. Bước đột phá thứ 2: Hội nghị trung ương 8 khóa V(6/1985)

2.1. Hoàn cảnh


Thực tiễn cho thấy để tiếp tục giữ vững chế độ, ổn định đời sống của người dân, Đảng và
Nhà nước Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại. Quá trình này đầy khó khăn, phức tạp,
đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân không ngừng tìm tòi, sáng tạo có tính cách mạng. Hội nghị
Trung ương 8 khóa V (6/1985) có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc cải cách kinh tế
đất nước. Hội nghị tập trung bàn và quyết định việc cải cách một bước giá
cả, tiền lương, tài chính và tiền tệ để bãi bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn
sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 8 đã đáp ứng nguyện
vọng của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới kinh tế đất nước. Những chuyển
biến mới, tích cực của đất nước trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 đã
khẳng định sự đúng đắn của chủ trương dứt khoát cải cách toàn diện, sâu sắc nền kinh tế đất
nước của Đảng.
Trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, nền kinh tế nước ta chậm phát triển, để bảo đảm
nhu cầu về chiến đấu và đời sống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã phải dựa
một phần quan trọng vào viện trợ của các nước anh em. Nhờ đó, giá cả, tiền lương cũng như
tài chính, tiền tệ trong thời kỳ này cơ bản giữ được ổn định.
Sau ngày giải phóng miền Nam, điều kiện kinh tế - tài chính của nước ta thay đổi căn
bản: viện trợ không hoàn lại hầu như không còn nữa; số vốn vay dài hạn của các nước anh
em và bè bạn để nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu và hàng tiêu dùng bị giảm đi nhiều. Mặc
dù chúng ta đã ra sức phát triển sản xuất trong nước, cố gắng đẩy mạnh xuất, nhập khẩu, và
đã đạt được một số thành tựu đáng phấn khởi, nhất là từ năm 1981 trở đi, song số của cải do
sản xuất trong nước tăng thêm vẫn chưa nhiều hơn số của cải từ các nguồn bên ngoài giảm
đi. Hai cuộc chiến tranh xâm lược do bọn phản động ... gây ra ở biên giới phía tây nam và
phía bắc nước ta cùng những hoạt động phá hoại về nhiều mặt của chúng đã gây cho ta
nhiều thiệt hại. Dân số lại tăng lên quá nhanh. Vì vậy, thu nhập quốc dân sử dụng bình quân
đầu người, sau khi đã giảm đột ngột 20% năm 1975, vẫn tiếp tục giảm mỗi năm 2-3%.
Trong khi đó thì nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng hơn trước, nhu cầu quốc phòng và chi về xây
dựng cơ bản vẫn phải duy trì ở mức cao.
Đảng và Nhà nước chưa kiên quyết và kịp thời sắp xếp lại sản xuất và xây dựng, định lại
chính sách tài chính quốc gia, lấy nguồn động viên trong nước làm cơ sở; xoá bỏ cơ chế
quản lý tập trung quan liêu - bao cấp để chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã
hội chủ nghĩa... Do bảo thủ, quan liêu, thiếu nhạy bén, chỉ đạo, điều hành có nhiều khuyết
điểm, tư tưởng ỷ lại vào viện trợ từ bên ngoài còn nặng, nên chúng ta đã chậm đổi mới
chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Những mất cân đối trong nền kinh tế chậm
được khắc phục, tính năng động trong sản xuất kinh doanh không được phát huy, tài chính
quốc gia ngày càng thiếu hụt, lạm phát nghiêm trọng, hệ thống giá của Nhà nước ngày càng
tách rời giá trị và sức mua của đồng tiền, tiền lương thực tế và đời sống của công nhân, viên
chức và các lực lượng vũ trang ngày càng giảm sút, gây ra nhiều tiêu cực trong tâm lý và
đời sống xã hội.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV( 9/1979), Đảng và
Nhà nước đã đề ra một số chủ trương, chính sách về sản xuất và phân phối lưu thông; một
số ngành, địa phương và cơ sở đã mạnh dạn áp dụng những cách làm mới nhằm tháo gỡ
vướng mắc, thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy mạnh thu mua nắm hàng, cải thiện một bước
nền tài chính quốc gia, giải quyết một số vấn đề cấp bách về giá và lương.

Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về vấn đề phân phối lưu thông còn có
những mặt hạn chế rất cơ bản:

Giải quyết các vấn đề giá, lương và các vấn đề kinh tế khác trên cơ sở tiếp tục duy trì cơ
chế quản lý tập trung quan liêu - bao cấp. Chúng ta đã tiếp tục kế hoạch hoá và quản lý đơn
thuần dựa vào chế độ cấp phát và giao nộp, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức; cơ chế ấy đặt
các cơ sở sản xuất kinh doanh trong tình trạng bị gò bó, trở nên thụ động, ỷ lại, không kích
thích, cũng không ràng buộc họ phải quan tâm đến năng suất, chất lượng, hiệu quả. Duy trì
quá lâu chế độ phân phối hiện vật với giá rất thấp, đến mức gần như cho không và diện
cung cấp tràn lan. Tiền lương không còn có ý nghĩa kích thích lao động.Bao cấp qua giá rất
nghiêm trọng: mua và bán với giá quá thấp; vật tư và hàng hoá Nhà nước bán ra phổ biến là
không bù được chi phí sản xuất, có khi dưới giá trị tới 5-10 lần; hàng trăm tỷ đồng chênh
lệch giá biến thành nguồn thu nhập bổ sung của nhiều người trong xã hội, biến thành miếng
đất nuôi dưỡng thị trường tự do và chợ đen, làm giàu cho bọn gian thương và những phần tử
thoái hoá, biến chất trong bộ máy nhà nước.

Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị đề ra nội dung cải tiến phân phối lưu thông bao gồm
ba bước, mà bước một là ổn định tình hình kinh tế và đời sống, thực hiện cân bằng ngân
sách và tiền mặt, chuẩn bị các điều kiện để cải cách giá và lương.Tuy nhiên việc chia ra ba
bước như vậy là không đúng: không thể ổn định được tình hình kinh tế và đời sống, cân
bằng được ngân sách và tiền mặt, trong khi vẫn duy trì bao cấp qua giá và lương.
Tháng 5/1981, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 109, nhằm điều chỉnh hệ thống giá và định
lại một phần tiền lương. Tuy nhiên vẫn còn một số khuyết điểm như:

 Không quán triệt quan điểm xoá bỏ quan liêu bao cấp, chuyển sang hoạch toán kinh
tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, cho nên đã cải tiến giá và lương một cách nửa vời: không
tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất vào giá thành, còn duy trì bù lỗ tràn lan và hạch toán
kinh tế giả tạo; duy trì giá mua và giá bán thấp; duy trì chế độ cung cấp hiện vật là chính với
giá cung cấp giả tạo và diện bao cấp quá rộng.
 Tiếp tục áp dụng cơ chế "tĩnh" đối với giá và lương, trong khi tình hình kinh tế
chung đòi hỏi một cơ chế "động" dẫn đến hệ thống giá Nhà nước tiếp tục tách rời giá trị, bù
lỗ sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, bội chi ngân sách và tiền mặt ngày càng tăng, sức
mua của tiền lương danh nghĩa ngày càng giảm sút.

 Tiến hành điều chỉnh giá, lương một cách đơn độc, chắp vá, không gắn với cải cách
cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, tăng cường thương nghiệp xã hội
chủ nghĩa, đẩy mạnh cải tạo và quản lý thị trường.

- Do phạm những khuyết điểm trên, tình hình giá cả tiếp tục diễn biến xấu; giá nhà
nước trở nên thấp dưới giá trị quá nhiều.
- Hệ thống giá thấp của Nhà nước đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Thu
nhập của khu vực kinh tế quốc doanh chỉ đủ trả lương công nhân, viên chức của bản thân nó
ở mức rất thấp; Máy móc, thiết bị, nhà xưởng ngày càng hao mòn, hư hỏng; Việc cấp vật tư
với giá thấp, bù lỗ về hàng cung cấp cho công nhân để đổi lại việc giao nộp sản phẩm theo
giá thấp làm cho giá thành và giá tiêu thụ sản phẩm thấp xa so với giá trị thực của nó; Xuất
khẩu nhiều dẫn đến ngân sách phải bù lỗ lớn; Duy trì giá mua và giá bán thấp mang tính
chất bao cấp làm cho Nhà nước khó nắm hàng, nắm tiền,là nguồn gốc gây ra nhiều hiện
tượng tiêu cực, rối ren trong xã hội. 

Tiền lương cũng là một vấn đề rất được quan tâm trog đời sống xã hội nước ta.
Từ năm 1981 đến năm 1982, tiền lương của cán bộ, công nhân, viên chức không được
điều chỉnh tương ứng với mức tăng giá . Cuối năm 1984, phụ cấp lương không tăng kịp thời
và thoả đáng, trong lúc giá Nhà nước có điều chỉnh và nhất là giá thị trường biến động
mạnh. Vì vậy mà tiền lương thực tế mấy năm qua liên tục bị giảm sút, không đủ tái sản xuất
sức lao động, làm phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong nội bộ giai cấp công nhân. Sự
chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các ngành nghề, các vùng và giữa các tầng lớp dân
cư ngày càng bất hợp lý. Cùng với chế độ cung cấp hiện vật bình quân với giá thấp, trên
thực tế là cấp phát cho không, bản thân chế độ lương hiện hành đã quá lâu không sửa đổi
cho nên không những lạc hậu về mức lương bằng tiền, mà tự thân nó mang nặng tính bao
cấp; quy luật phân phối theo lao động bị vi phạm nghiêm trọng, tiền lương không gắn với
năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và công tác. Chế độ lương hiện vật gây ra nhiều
lãng phí và tiêu cực, vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của người lao động đối với đồng
lương và thu nhập của mình.

=> Từ đó, cần phải dứt khoát xoá bỏ tập trung quan liêu - bao cấp, thực hiện đúng chế
độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì mới đẩy mạnh
được sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

2.2. Nội dung


Nghị quyết Hội Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa V) viết: "Phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và
kinh doanh xã hội chủ nghĩa." Hội nghị đã ra Nghị quyết 8 nổi tiếng về việc dứt khoát xóa
bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mà khâu đột phá là giá - lương - tiền, bắt đầu bằng bù
giá vào lương và mua bán một giá. Nội dung xóa bỏ quan liêu - bao cấp trong giá - lương -
tiền lúc đó là: Tính đủ chi phí hợp lý, bảo đảm tiền lương thực tế, xác lập quyền tự chủ tài
chính của các ngành kinh tế - kỹ thuật, các địa phương và đơn vị cơ sở chuyển hẳn sang
hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh mặt bằng giá cả, bãi bỏ chế độ cung cấp
hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, xác định lại hệ thống lương
cơ bản thống nhất trong cả nước. Xoá quan liêu bao cấp trong giá và lương là yêu cầu hết
sức cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán,
kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch hoá, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập
thể của nhân dân lao động, tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh trong cả nước.
Nội dung xóa quan liêu, bao cấp trong giá - lương - tiền

Thứ nhất, tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm
Giá cả bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thoả đáng và
Nhà nước từng bước có tích luỹ; xoá bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ
bất hợp lý. Phân công, phân cấp hợp lý trong cơ chế quản lý giá giữa các cơ quan nhà nước
trung ương và địa phương, vừa bảo đảm quyền tập trung thống nhất của trung ương trong
việc định giá những vật tư hàng hoá chủ yếu có tính toàn quốc; vừa bảo đảm quyền chủ
động, linh hoạt của địa phương và cơ sở về những vật tư và hàng hoá có tính địa phương.

- Giá lương thực và nông sản: phải thể hiện và góp phần thực hiện đường lối phát
triển nông nghiệp nhằm hình thành cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, thể hiện quan hệ công
- nông cùng làm chủ, cả công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển và đóng góp đúng mức
cho Nhà nước, đời sống công nhân, nông dân đều được cải thiện. Xác định giá mua lương
thực và nông sản trên cơ sở thoả thuận giữa Nhà nước và nông dân. Đối với những vùng
điều kiện thiên nhiên không thuận lợi và cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, đời sống còn
nhiều khó khăn, Nhà nước có chính sách giá mua cao hơn, đi đôi với chính sách đầu tư. Đối
với những vùng có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, cần có các chính sách thuế và giá thích
hợp.Giá mua nông sản phẩm phải khuyến khích việc hình thành và phát triển các vùng
chuyên canh, các vùng kinh tế mới, chú trọng những vùng chuyên trồng lúa. Nhà nước
thống nhất quản lý, độc quyền kinh doanh lương thực và các nông sản chủ yếu, bằng chính
sách giá và phương thức mua hợp lý.
- Giá thành sản phẩm công nghiệp: Phải tính đủ chi phí tiền lương mới của khu vực
sản xuất; tính đủ khấu hao tài sản cố định theo hướng đánh giá lại tài sản cố định, tính đủ
khấu hao sửa chữa lớn, tạm thời tính khấu hao cơ bản căn cứ vào tình hình sử dụng thực tế
máy móc, thiết bị và tính đúng và đủ giá trị vật tư cụ thể là vật tư sản xuất trong nước tính
đủ giá vốn, vật tư nhập khẩu dựa trên giá vốn nhập tính theo tỷ giá kết toán nội bộ mới và
theo chính sách giá trong nước. Đồng thời với việc tính đủ các chi phí hiện còn để ngoài giá
thành, qua thực hiện hạch toán, kinh doanh mà phát hiện và loại bỏ các chi phí bất hợp lý,
bất hợp lệ làm cho giá bị "vống lên".
- Gía bán buôn hàng công nghiệp (vật tư và hàng tiêu dùng): Giá thành tính đủ chi phí,
có lãi thoả đáng cho người sản xuất và thể hiện chính sách kinh tế của Nhà nước, bảo đảm
tính chung có tích luỹ cho Nhà nước. Giá bán buôn công nghiệp đối với vật tư và hàng
công nghiệp tiêu dùng phải thể hiện chính sách tích luỹ và tiêu dùng của Đảng và Nhà
nước.

+ Đối với tư liệu sản xuất: Nhà nước thu quốc doanh có mức độ (có trường hợp không
thu khi cần khuyến khích sản xuất, như đối với một số tư liệu sản xuất phục vụ nông
nghiệp, cá biệt có thể còn bù lỗ, xem như là một chính sách đầu tư cho nông nghiệp)
+ Đối với hàng công nghiệp tiêu dùng: Nhà nước thu quốc doanh tuỳ theo tính chất loại
hàng hoá.

Giá bán vật tư, hàng hoá nhập khẩu phải phù hợp với các quan hệ giá cả và chính sách
giá trong nước; đồng thời khuyến khích sản xuất vật tư trong nước thay thế hàng nhập khẩu
và sử dụng tiết kiệm vật tư nhập khẩu. Do đó, phải tổ chức, sắp xếp lại sản xuất công
nghiệp, sắp xếp lại công tác xuất - nhập khẩu nhằm đạt hiệu quả cao hơn; chấn chỉnh lưu
thông, tính đúng định mức, loại bỏ chi phí sản xuất và lưu thông bất hợp lý và bất hợp lệ.
Cùng với việc tính lại giá bán buôn, phải xử lý hàng loạt vấn đề về cơ cấu và tổ chức sản
xuất, quản lý trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trong từng ngành và từng cơ sở
theo quan điểm triệt để xoá bỏ bao cấp, thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội
chủ nghĩa. Đối với những xí nghiệp và sản phẩm bị lỗ, phải xem xét và sắp xếp lại mặt
hàng, hệ thống lưu thông (cung ứng vật tư, nội thương, ngoại thương...), xoá ngay các khâu
trung gian không cần thiết, để hàng hoá có thể đi thẳng từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng
bằng con đường ngắn nhất với giá cả hợp lý.

- Gía bán lẻ: xác định trên cơ sở giá trị hàng hoá, có tính đến quan hệ cung - cầu, tiền -
hàng, và phải thể hiện chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Hàng công nghiệp
thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng nói chung phải có tích luỹ cho ngân sách, trừ một
vài mặt hàng thiết yếu thì tích luỹ ít hoặc không tích luỹ, cá biệt có thể bù lỗ theo chính sách
xã hội. Giá lương thực và một số nông sản thực phẩm như gạo, thịt lợn... tính theo vùng có
mức giá thấp nhất (trên cơ sở chi phí sản xuất và lưu thông theo mặt bằng giá mới). Mức
chênh lệch giữa giá bán lẻ lương thực, thực phẩm ở các vùng khác cao hơn giá tính lương
cơ bản được xử lý bằng phụ cấp đắt đỏ theo khu vực. Chẳng hạn như : Các loại thực phẩm
thiết yếu như thịt lợn, cá, nước mắm, rau...; Hội đồng Bộ trưởng giao cho Uỷ ban Nhân dân
tỉnh, thành phố, đặc khu quy định giá bán lẻ tại địa phương trên nguyên tắc:

+ Giá bán lẻ phải bù đắp chi phí mua nông sản, hải sản, chi phí chế biến và chi phí lưu
thông hợp lý trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc khu. Nhà nước nói chung không tích luỹ,
cũng không bù lỗ.
+ Giá bán lẻ của Nhà nước phải có tác dụng bình ổn giá thị trường, không đẩy giá mua
nông sản, hải sản lên.
Uỷ ban Nhân dân các thành phố, thị xã, thị trấn cần có biện pháp giúp đỡ, khuyến
khích các hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã mua bán đem sản phẩm của mình (như
rau, quả, gà, vịt, trứng...) từ các vùng nông thôn vào thành phố, thị xã, thị trấn trực tiếp bán
lẻ, qua đó mà tăng lượng hàng thực phẩm trên thị trường, giảm tỷ lệ hư hao, và chi phí lưu
thông các mặt hàng thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống.
Riêng đối với thịt lợn, thịt trâu, bò là những mặt hàng Nhà nước thống nhất quản lý
và kinh doanh, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phải mở rộng thu mua nắm nguồn hàng để
đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là ở các thành phố, thị xã, không để tư nhân tiếp tục
buôn bán.
Cần nhanh chóng chấn chỉnh các Công ty và cửa hàng thực phẩm nhằm quốc doanh
theo hướng: tăng doang số, kinh doanh tổng hợp, giảm tỷ lệ hư hao và chi phí lưu thông,
tăng cường khai thác các nguồn hàng thực phẩm ở các vùng sản xuất tập trung để đưa về
thành phố, đẩy mạnh việc chế biến và bảo quản dự trữ thực phẩm... qua đó mà hạ giá bán lẻ.
Riêng đối với các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung và một số tỉnh miền núi,
Tây Nguyên, Bộ Nội thương và Bộ Thuỷ sản cần cùng với Uỷ ban Nhân dân địa phương
xác định lượng thực phẩm phải điều động từ các nơi khác về để cân đối với nhu cầu bán ra
(trong này có tính phần cần thiết để dự trữ thời vụ) với giá hợp lý. Nếu vì phải vận chuyển
xa, giá vốn kinh doanh lên quá cao ảnh hưởng đến giá các mặt hàng tương tự sản xuất tại
địa phương thì Bộ Tài chính xem xét, bù lỗ.
- Về cơ chế quản lý giá: Thực hiện ngay việc Nhà nước thống nhất quản lý, độc quyền
kinh doanh các sản phẩm bằng chính sách giá và phương thức mua hợp lý. Áp dụng cơ chế
một giá thống nhất do Nhà nước quy định trong toàn bộ hệ thống giá, khắc phục tình trạng
"thả nổi" giá cả cũng như việc định giá và quản lý giá cứng nhắc. Ổn định giá trên cơ sở
làm chủ kế hoạch sản xuất và phân phối, nắm hàng, nắm tiền, cải tạo, quản lý và làm chủ thị
trường.Thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý giá hợp lý giữa các cơ quan nhà nước
trung ương và địa phương; bảo đảm quyền tập trung thống nhất của trung ương trong việc
định giá những vật tư hàng hoá chủ yếu có tính toàn quốc; vừa bảo đảm quyền chủ động,
linh hoạt của địa phương và cơ sở về những vật tư và hàng hoá có tính địa phương.

Thứ hai, thực hiện cơ chế một giá

Tất cả các mức giá đều quy ra thóc, mỗi kg thóc được tính trung bình 25 đồng dựa
trên tính toán thực tế của các chuyên gia. Ở các địa phương khác nhau, mức giá thóc quy
đổi có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Nhà nước ban hành mức giá mới của một số vật tư Nhà
nước thực hiện nhất quán cơ chế một giá bán lẻ; Trung ương xác định một giá kinh doanh
thống nhất cho những mặt hàng thiếu yếu, tuy nhiên có sự phân biệt theo vùng, đặc biệt là
đối với lương thực thực phẩm, một số loại vật tư hàng hoá đòi hỏi vận chuyển xa, chi phí
vận tải lớn; xoá bỏ giá bán cung cấp hàng tiêu dùng bán theo tem phiếu. Do đó, mặt bằng
giá được nâng lên tương ứng. Các địa phương khác nhau thì mức giá thóc quy đổi này có
thể cao hoặc thấp hơn. Nhà nước ban hành mức giá mới của một số vật tư, như xăng, dầu, xi
măng, sắt, theo đó giá sắt 6 tăng 11,5 lần so với mức giá cũ, giá xi măng tăng 12,5 lần. Cụ
thể:

Đối với gạo: Hội đồng Bộ trưởng giao cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc
khu trực thuộc trung ương định giá bán lẻ gạo ở địa phương dựa trên các yếu tố hình thành
giá như sau:
- Giá mua thóc bình quân ở địa phương do Hội đồng Bộ trưởng quy định.
- Tỷ lệ thu hồi gạo từ thóc xay ra.
Chi phí xay xát hợp lý và chi phí lưu thông hợp lý trên địa bàn huyện, trừ giá trị các phụ
phẩm thu được trong quá trình xay xát (giá trị các phụ phẩm này phải được tính đúng và
đủ). ở các thành phố, thị xã, có thể định mức chi phí lưu thông cao hơn các huyện do phải
vận chuyển từ các vùng nông thôn về, nhưng nói chung, không chấp nhận chi phí lưu thông
cao đến mức đẩy giá bán lẻ gạo cao hơn giá thu mua thóc quy ra gạo ở địa phương. Nếu chi
phí lưu thông quá cao mà tạm thời chưa hạ xuống được thì ngân sách phải tạm thời bù lỗ.
Giá gạo của cấp I giao cho các tỉnh, thành phố, đặc khu là giá bán lẻ gạo ở địa phương
đó, trừ lùi chiết khấu thương nghiệp cấp 2. Trường hợp cấp I bị lỗ do phải vận tải từ xa đến
thì ngân sách Trung ương bù lỗ, Bộ Lương thực phải chỉ đạo toàn ngành tổ chức lại lưu
thông cho hợp lý nhằm hạ thấp chi phí lưu thông, giảm bù lỗ của ngân sách.
Các địa phương giao nộp lương thực (cũng như các nông, lâm, thuỷ sản khác) cho Trung
ương theo giá mua bình quân do Hội đồng Bộ trưởng quy định cho địa phương, cộng thêm
chi phí thu mua hợp lý. Địa phương thừa lương thực nhượng lại cho địa phương thiếu cũng
theo giá đó, Nhà nước (cả trung ương và địa phương) không chủ trương tích luỹ qua giá
lương thực.
Đối với một số rất ít mặt hàng thiết yếu do trung ương định giá thống nhất cho cả nước,
nhưng xét tình hình cung cầu ở địa phương còn căng thẳng (như dầu hoả, xi măng, xăng...)
nếu xét tạm thời cần định giá bán khác nhau cho một sản phẩm, thì địa phương phải báo cáo
xin ý kiến Hội dồng Bộ trưởng và có biện pháp quản lý chặt chẽ, định phương thức bán
thích hợp, đi đôi với việc tăng cường quản lý thị trường để không bị đầu cơ lợi dụng, và
phải kết hợp các biện pháp kinh tế, hành chính, giáo dục, tích cực phấn đấu tiến tới thực
hiện cơ chế một giá.
Thứ ba, trả lương bằng tiền có hàng hóa đảm bảo
Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách
kinh tế- xã hội. Tiền lương phải là thu nhập chính, bảo đảm đời sống cho người lao động và
gia đình họ. Trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất
lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Hội nghị nhấn mạnh chính sách
tiền lương phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, xoá bỏ bao cấp, từng bước
khắc phục chủ nghĩa bình quân, chênh lệch bất hợp lý, phải nhằm ổn định và từng bước cải
thiện đời sống của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang, phải khôi phục lại trật tự
tiền lương, tiền thưởng trong phạm vi cả nước.  Trên cơ sở giá, lương của người lao động,
công nhân được chuyển sang trả bằng tiền thay vì hiện vật theo giá bù lỗ với mức tăng
khoảng 20%.
Một số chủ trương, chính sách như sau:

- Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng
tiền; xác định lại hệ thống lương cơ bản thống nhất cả nước.Tiền lương phải bảo đảm tái
sản xuất sức lao động (kể cả phần nuôi người ăn theo). Trong điều kiện cụ thể của nước
ta, mức lương tối thiểu phải bảo đảm cung cấp cho người lao động ít nhất 2.000 calo/ngày
với mức chi về ăn chiếm khoảng 70% tiền lương.
- Bãi bỏ chế độ tem phiếu. Riêng về gạo (ở một số thành phố và khu công nghiệp lớn
có thể cả chất đốt và một vài mặt hàng thực phẩm thiết yếu), ở những nơi Nhà nước chưa đủ
lực lượng hàng hoá để bán lẻ bình thường cho mọi nhu cầu thì tạm thời còn cấp sổ hoặc
phiếu mua hàng cho công nhân, viên chức.
- Sắp xếp lại các mức lương, thang lương, phụ cấp, tiền thưởng
+ Tạm thời bố trí mức lương tối đa bằng 3,5 lần mức lương tối thiểu; mức lương tối thiểu
do Bộ Chính trị phê chuẩn. Khi có nguồn tài chính khá hơn, sẽ mở rộng dần chênh lệch giữa
các bậc lương.

+ Sắp xếp lại các thang lương, bậc lương phù hợp với trình độ, trách nhiệm và cống hiến
của các loại công nhân, viên chức. Bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các ngành nghề, đãi ngộ
thoả đáng hơn các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, các ngành nghề đòi hỏi trình độ khoa
học, kỹ thuật cao, các ngành y tế, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật. Mức lương sĩ quan và quân
nhân chuyên nghiệp trong quân đội và công an phải cao hơn một ít so với các cán bộ, nhân
viên ở các ngành nghề nặng nhọc.

+ Phụ cấp thâm niên thoả đáng đối với các ngành nghề đòi hỏi công nhân, viên chức gắn
bó lâu dài với ngành nghề. Đối với tất cả các ngành nghề khác, nếu công nhân, viên chức đã
đạt đến bậc cao nhất của thang lương mà vẫn tiếp tục lao động, tiếp tục cống hiến thì được
hưởng phụ cấp vượt khung.

+ Sắp xếp lại hệ thống phụ cấp khu vực căn cứ vào điều kiện khí hậu và mức độ xa xôi
hẻo lánh, đi lại khó khăn, điều kiện sinh hoạt vật chất và văn hoá thiếu thốn. Không áp dụng
phụ cấp khu vực đối với các thành phố, thị xã ở vùng đồng bằng và ven biển.

+ Thực hiện rộng rãi chế độ lương sản phẩm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. Sắp
xếp lại các khoản phụ cấp và tiền thưởng từ quỹ lương, làm cho lương cơ bản trong khu vực
sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 70% thu nhập về tiền lương.

+ Nghiên cứu để quy định các khoản tiền thưởng, các chế độ khuyến khích các hoạt động
sáng tạo về khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.

- Phụ cấp đắt đỏ: Để bảo đảm tiền lương thực tế cho công nhân, viên chức, cần xem
xét tình hình giá cả từng quý (hoặc đột xuất khi cần thiết) để định phụ cấp đắt đỏ. Phụ cấp
đắt đỏ do trung ương thống nhất quy định cho từng vùng. Phụ cấp đắt đỏ được hạch toán
vào quỹ lương và vào giá thành sản phẩm.
- Điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội: Tính lại trợ cấp hưu trí căn cứ vào mức lương cũ
chuyển đổi sang mức lương mới.

+ Đối với những người nghỉ việc vì mất sức lao động, cần soát xét lại chế độ trợ cấp, bãi
bỏ bao cấp, và tính lại trợ cấp theo mức lương mới.

+ Đối với học sinh, bãi bỏ chế độ bao cấp về sinh hoạt phí. Định lại chế độ học bổng theo
hướng khuyến khích học sinh giỏi và quan tâm tới học sinh con liệt sĩ và học sinh dân tộc
thiểu số.

+ Đối với gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, thương binh... đang được hưởng
chế độ cung cấp theo tem phiếu thì định lại mức trợ cấp bằng tiền theo chế độ thống nhất
phù hợp với mặt bằng giá mới.

+ Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật cho người ăn theo. Đối với công nhân, viên chức có
nhiều người phải nuôi dưỡng mà gặp khó khăn, thì dùng quỹ trợ cấp xã hội để trợ cấp bằng
tiền.

- Tiền lương thực tế phải thực sự bảo đảm cho người ăn lương sống chủ yếu bằng tiền
lương, tái sản xuất được sức lao động và phù hợp với khả năng của nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện chế độ lương thống nhất trong cả nước có tính đến sự khác biệt hợp lý giữa các
vùng, các ngành; ưu đãi thỏa đáng các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, có yêu cầu nghiệp
vụ, kỹ thuật cao, các ngành giáo dục, y tế, văn hoá, nghệ thuật.

Thứ tư, xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp

Những hiện vật mang đậm dấu ấn thời kỳ bao cấp: tem phiếu, sổ mua lương thực,
phiếu vải, phiếu xăng dầu, tiền Việt Nam...; những vật dụng thường ngày của mậu dịch viên
như: Cân bàn, cân tạ, bàn tính... và đa dạng các mặt hàng như: Khung xe đạp, chậu men,
chậu nhôm, xoong nhôm, phích nước Rạng Đông, bát đĩa, ấm chén, gạo, ngô, khoai, sắn, mì
chính, mắm muối... Ví dụ điển hình cho cuộc sống khó khăn của hàng triệu gia đình Việt
Nam trong bối cảnh kinh tế tù túng trước Đổi mới. Hàng hóa khi ấy không được mua bán tự
do trên thị trường hay vận chuyển dễ dàng từ địa phương này sang địa phương khác. Ám
ảnh” là 2 từ mà bà Phượng- một người dân sống ở Ngô Quyền, Hải Phòng dùng mỗi khi
nhớ về đời sống gia đình những năm đầu thập niên 80. Là công nhân bậc 3 tại Nhà máy Sắt
tráng men nhôm, lương tháng của bà khi ấy được 56 đồng. Khi đó, một chiếc quạt cóc cũng
có giá 35 đồng, nếu mua thì nhà nhịn ăn cả tháng. Những hôm không tăng ca đêm ở nhà
máy, bà Phượng lại tất tả đi may quần áo thuê buổi tối ở mấy tiệm gần nhà, cốt để kiếm
thêm vài đồng chi tiêu cho gia đình 5 thành viên. Việc phân phổi hàng hóa, nhu yếu phẩm
hàng ngày cho người dân được thực hiện qua chế độ tem phiếu. Tem phiếu dành cho các
cán bố công nhân viên làm việc trong cơ quan, xí nghiệp quốc doanh. Hàng hóa thông qua
chế độ tem phiếu thường có giá thấp hơn rất nhiều so với giá bên ngoài thị trường. Theo đó,
lương của người lao động sẽ được quy ra hiện vật. Sống trong cảnh "trăm thứ, thứ gì cũng
phân", người tiêu dùng phải nhận qua phân phối nhu yếu phẩm hằng ngày từ cân gạo, lạng
thịt cho tới chiếc tăm… Tem phiếu, sổ mua lương thực (sổ gạo) trở thành tài sản còn quý
hơn cả vàng. Nhiều người dù có tiền cũng khó có chỗ chi tiêu khi mà khái niệm "chợ" cũng
trở nên xa lạ. Tất cả những khó khăn, ách tắc của nền kinh tế khi ấy dội vào cuộc sống của
mọi tầng lớp xã hội. Đồng lương không đủ sống, người dân phải chạy vạy đủ đường, kéo
những tiêu cực trong xã hội, rối loạn sản xuất. Hàng hóa - vật tư được định giá thấp chỉ
bằng một nửa giá thực cũng góp phần tạo ra sự méo mó, khó khăn cho ngân sách Nhà nước.
Do đó, Hội nghị trung ương 8 khóa V(6/1985) đã trả lương bằng tiền có hàng hóa đảm bảo,
xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp. Chế độ tem phiếu được bãi bỏ. Lương
của người lao động, công nhân được chuyển sang trả bằng tiền thay vì hiện vật theo giá bù
lỗ với mức tăng khoảng 20% với mong muốn cải thiện cuộc sống cho người dân.
Thứ năm, xóa bỏ các khoản chi của Ngân sách Trung ương, địa phương mang tính bao
cấp tràn lan

Nắm chắc và huy động mạnh mẽ các nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tiết kiệm
chi một cách nghiêm ngặt; định lại các chế độ chi tiêu phù hợp với khả năng tài chính của
Nhà nước. Tích cực phấn đấu tiến tới thực hiện cân bằng ngân sách, chấm dứt phát hành
cho chi tiêu ngân sách.
Xoá bỏ các khoản chi của ngân sách trung ương và địa phương mang tính chất bao cấp
tràn lan; phấn đấu tích cực thực hiện cân bằng ngân sách trong thời gian ngắn; tạo điều kiện
cho ngân sách địa phương có nguồn thu ổn định và phát triển. Thực hiện chế độ tự chủ tài
chính của xí nghiệp, làm cho giá, lương, tài chính, tín dụng phát huy đầy đủ chức năng đòn
bẩy kinh tế, kích thích và đòi hỏi các đơn vị kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh
xã hội chủ nghĩa, cải tiến kỹ thuật, làm ăn có hiệu quả.

Thực hiện chế độ phân cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ, bảo đảm sự nhất
trí giữa ba lợi ích (toàn xã hội, tập thể, cá nhân người lao động); tạo điều kiện cho địa
phương chủ động hơn nữa trong việc khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế địa
phương, tăng nguồn thu, và chủ động bố trí ngân sách địa phương đáp ứng các nhu cầu chi
tiêu cần thiết của mình.

Kiểm soát bằng đồng tiền và kỷ luật về tài chính và tiền mặt. Sửa đổi chế độ chi tiêu phù
hợp với cơ chế mới; nghiêm cấm mọi sự chi tiêu sai chế độ; chống lãng phí; nghiêm trị mọi
hành vi tham ô, lập quỹ đen. Thực hiện nghiêm ngặt sự kiểm tra và thanh tra tài chính của
Nhà nước. Áp dụng các biện pháp có hiệu lực để cải tiến lưu thông tiền tệ, thu hút tiền nhàn
rỗi, đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiền.

Tất cả các tổ chức kinh tế phải tự chịu trách nhiệm về lời - lỗ của mình, xóa bỏ mọi
khoản bù lỗ bất hợp lý của ngân sách nhà nước về các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bên
cạnh đó cũng chống lãng phí, nghiêm trị mọi hành vi tham ô, lập quỹ đen. Thực hiện
nghiêm ngặt sự kiểm tra và thanh tra tài chính của Nhà nước.

Như vậy, cải cách giá - lương - tiền thực chất là việc tính đủ chi phí hợp lý vào sản
xuất; thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá cả. Người ăn lương trong xã hội
được đảm bảo có thể sống chủ yếu bằng tiền lương, có thể tái sản xuất được sức lao động.
Cải cách cũng nhằm xác lập quyền tự chủ về tài chính của các ngành và các cơ sở kinh tế.
Cuộc cải cách giá - lương - tiền biến thành bài học “xương máu”, đồng thời cũng đặt ra yêu
cầu cấp bách phải đổi mới toàn diện nền kinh tế, từ chỗ tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ sáu, nhanh chóng chuyển hẳn công tác ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh
doanh xã hội chủ nghĩa

Tạo điều kiện tốt nhất cho các ngành, địa phương, đơn vị cơ sở thực hiện hạch toán
kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lấy hiệu quả kinh tế của đồng vốn làm tiêu chuẩn
hàng đầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để làm chủ sản xuất, làm chủ thị trường,
làm chủ phân phối - lưu thông, cần chủ động kế hoạch hoá phát hành, phấn đấu sớm chấm
dứt lạm phát cho chi tiêu ngân sách. Trong tình hình kinh tế đang chuyển biến, chưa ổn
định, cuộc điều chỉnh lớn và toàn diện về giá - lương - tiền lần này phải tiến hành khẩn
trương, kiên quyết, nhưng phải tính 30 toán kỹ lưỡng các phương án vững chắc gắn với việc
xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới. Các chủ trương và việc tổ chức thực hiện ngay
trong mỗi bước phải đồng bộ, quán triệt quan điểm xoá bỏ quan liêu bao cấp. Phải dự kiến
được mặt tích cực, đồng thời phải lường trước những hệ quả kinh tế, chính trị và xã hội bất
lợi nhất thời có thể xảy ra để có biện pháp tích cực đề phòng và khắc phục.

=> Thực chất, các chủ trương của Hội nghị Trung ương 8 đã thừa nhận sản xuất hàng hoá
và những quy luật sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình tổ chức
thực hiện lại mắc những sai lầm như vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá, lương trong
tình hình chưa chuẩn bị đủ mọi mặt. Cuộc điều chỉnh giá, tiền, lương đã làm cho cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội thêm trầm trọng sâu sắc hơn.

2.3. Qúa trình thực hiện

2.3.1.Tổ chức và chỉ đạo thực hiện


Một là, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
trong cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở. Ban Bí thư
chỉ đạo chặt chẽ nội dung và kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nghị quyết.

Hai là, Trung ương và tỉnh cần khẩn trương chuẩn bị về các mặt :

- Hội đồng Bộ trưởng trình Bộ Chính trị thông qua giá những mặt hàng chuẩn, trên cơ
sở đó, quyết định giá những mặt hàng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Bộ
trưởng, rồi thông báo cho các bộ, các tỉnh để bộ và tỉnh có căn cứ quyết định giá những mặt
hàng thuộc thẩm quyền của mình.
- Trên cơ sở mức lương tối thiểu được Bộ Chính trị phê chuẩn, Hội đồng Bộ trưởng
cùng Ban Bí thư thông qua các mức lương, bảng lương, phụ cấp, trợ cấp, rồi thông báo cho
các bộ, các tỉnh để chuẩn bị xếp lương cho công nhân, viên chức thuộc quyền quản lý của
mình.
- Các Bộ Nội thương, Lương thực cùng các tỉnh chuẩn bị quỹ hàng hoá và mạng lưới
bán lẻ. Đặc biệt chú ý các thành phố lớn và khu công nghiệp tập trung. Ngay từ bây giờ,
cần nhanh chóng mở rộng và đổi mới hoạt động của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác
xã mua bán, tăng cường cải tạo và quản lý thị trường, quản lý giá, tăng cường quản lý chặt
chẽ việc thu thuế công thương nghiệp, ráo riết truy quét và trừng trị bọn đầu cơ, buôn lậu,
bọn phá hoại, phao tin đồn nhảm, gây rối thị trường.
- Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị quỹ tiền mặt để bảo đảm phát lương và nắm hàng.

- Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo các ngành có biện pháp xử lý các vấn đề đặt ra khi công
bố chính sách mới về giá và lương. Các ngành cần chuẩn bị đầy đủ thông tư hướng dẫn để
kịp thời ban hành ngay khi công bố giá và lương mới.

- Các công việc chuẩn bị phải tiến hành chu đáo, nhưng phải hạn chế trong một số cán
bộ hết sức cần thiết để bảo đảm bí mật.

Ba là, việc thi hành Nghị quyết này đòi hỏi thống nhất ý chí và hành động của toàn
Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp, đòi hỏi nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật. Các
ngành, các địa phương phải chuẩn bị chu đáo và vững chắc để thực hiện tốt chính sách mới
về giá - lương - tiền.

Bốn là, tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở phải căn cứ vào tinh thần
Nghị quyết mà xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan,
kiên quyết sắp xếp, chấn chỉnh những tổ chức và bộ máy bất hợp lý, loại bỏ những tổ chức
trung gian không cần thiết, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh xã hội chủ
nghĩa, giảm biên chế bộ máy nhà nước; sửa đổi chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế; điều động và bố trí cán bộ để
bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương cải cách giá và lương, thực hiện cơ chế quản lý mới.

Năm là, để chỉ đạo việc chuẩn bị và thực hiện Nghị quyết này, Ban Bí thư Trung ương và
Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng cần phối hợp chặt chẽ, theo dõi hằng ngày và xử lý kịp thời
các vấn đề cụ thể xuất hiện trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách mới về giá
- lương - tiền.
2.3.1. Về giá
Giá thóc xác định bình quân là 25 nghìn/kg dựa trên tính toán thực tế của các chuyên
gia. Các địa phương khác nhau thì mức giá thóc quy đổi có thể cao hoặc thấp hơn( Phương
án cải cách được đua ra vào tháng 8 năm 1945).
Đối với những vùng điều kiện thiên nhiên không thuận lợi (đất đai, thời tiết...) và cơ
sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, đời sống còn nhiều khó khăn, Nhà nước có chính sách giá
mua cao hơn, đi đôi với chính sách đầu tư. Đối với những vùng có điều kiện thiên nhiên
thuận lợi, có các chính sách thuế và giá thích hợp.
Nhà nước chỉ công bố giá cứng với một số mặt hàng quan trọng thiết yếu như xi
măng, sắt… Các xí nghiệp quốc doanh không chịu nổi giá vật tư nâng lên khoảng 10 lần và
đề nghị mức thấp hơn. Sau một hồi tính toán, thương thảo, Ban chỉ đạo đồng ý lùi bớt giá
vật tư khoảng 70% để đảm bảo sức chịu đựng của các xí nghiệp này.
2.3.2. Về lương
Trên cơ sở giá lương của người lao động, công nhân chuyển sang trả bằng tiền thay
vì hiện vật theo giá bù lỗ với mức tăng khoảng 20%. Do cải cách vỡ trận và sức ép đổi mới
toàn diện nên Đặt ra với mong muốn gỡ thế khó cho nền kinh tế bằng tư duy mới song thực
tế triển khai cải cách giá - lương - tiền lại nhanh chóng bộc lộ nhiều bất cập. Rồi mức lương
tăng thêm 20% so với trước để bù lạm phát trước tháng 8/1985 nhưng vẫn không đủ cải
thiện đời sống và mức cuối cùng được “chốt” là tăng 100%. Tuy nhiên trên thực tế, số tiền
thực để trả lương mới đã tăng tới 220% vì nhân dịp điều chỉnh, nhiều địa phương, đơn vị đã
tranh thủ nâng bậc cho hàng loạt cán bộ, góp phần khiến lạm phát tăng.
2.3.3. Về tiền
Để phục vụ cho công cuộc cải cách giá và lương mới, ngân sách cần 120 tỷ đồng Để
phục vụ cho công cuộc cải cách giá và lương mới, ngân sách cần 120 tỷ đồng. Trong bối
cảnh “khan tiền”, phương án phát hành tiền mới có mệnh giá thấp đi 10 lần được đưa ra với
kỳ vọng "6 tỷ đồng tiền mới có sức phục vụ lưu thông tương đương với 60 tỷ đồng tiền cũ".
Phương án này sau khi bàn bạc đã được thông qua, làm tiền đề cốt lõi cho chủ trương đổi
tiền ngày 14/9/1985. Việc thu đổi được tiến hành trong ngày hôm đó với 4 loại có mệnh giá
lớn đang lưu hành là 100, 50, 30 và 20 đồng. Các loại tiền từ 10 đồng trở xuống tạm thời
lưu hành song song. Theo quy định, mỗi gia đình chỉ được đổi tối đa 1.500-2.000 đồng tiền
mới. Hộ kinh doanh công thương nghiệp có môn bài bậc cao được đổi tối đa 5.000 đồng.
Trong ngày 14/9, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, học tập... gần như ngưng trệ, khi toàn
xã hội tập trung cho việc đổi tiền. Chỉ hơn 3 tháng sau ngày chuyển đổi 14/9/1985, Chính
phủ, Ngân hàng Nhà nước đã đưa vào lưu thông một khối lượng tiền tương đương gần 1,4
lần con số ghi nhận trong lần đổi tiền gần nhất (năm 1978) để phục vụ công cuộc cải cách
lương và giá.

 LONG AN BỎ TEM PHIẾU, CHUYÊN SANG CƠ CHẾ MỘT GIÁ


Do thống nhất bán giá cao đối với các hàng tiêu dùng trong khi mức lương lại chưa
thể thay đổi, nên tỉnh phải thực hiện bù giá cho cán bộ công nhân viên chức. Cụ thể:
- Đối với cán bộ công nhân viên chức, thực hiện bù giá 9 mặt hàng bán cung cấp theo
tiêu chuẩn định lượng (thịt lợn, cá hoặc trứng, rau, đường, bột ngọt, nước mắm, xà phòng,
vải, chất đốt). Còn các mặt hàng khác thì bù theo giá tiêu chuẩn quy định. Cơ sở để tính bù
dựa trên:
1/ Chênh lệch giá chỉ đạo và giá cao 9 mặt hàng bán cung cấp, nhân với tiêu chuẩn định
lượng. Thí dụ: Thịt heo giá cung cấp theo phiếu là 3 đồng/kg, giá cao là 70 đồng/kg. Người
có mức tem phiếu 1kg được bù 67 đồng, người có mức tem phiếu 0,5kg được bù 33,5 đồng.
Cả 9 mặt hàng đều được tính heo cách đó. Theo tính toán của tỉnh, tổng mức bù giá cho một
người thấp nhất là 59.7 đồng/tháng và cao nhất là 84 đồng/tháng/người...
2/ Chênh lệch giá của các mặt hàng khác, mức bù trung bình dự tính khoảng 46
đồng/tháng/người. Từ hai căn cứ này, tính bình quân ra thì mức bù giá bằng 150% mức
lương chính. Dựa vào tỷ lệ này, để khỏi phải tính toán cụ thể cho từng người (việc đó sẽ quá
phức tạp), tỉnh quy định như sau: Người hưởng lương từ 40 đồng trở xuống được bù thống
nhất 60 đồng. Người hưởng lương từ 41 đồng trở lên bù 150% trên mức lương. Mức bù giá
sẽ được điều chỉnh khi giá chuẩn của địa phương lên xuống trên dưới 20%. Đối với quân
đội và công an, cấp bù 150% trên mức ăn hằng tháng và tiền tiêu vặt. Ví dụ: mức ăn hằng
tháng là 27 đồng, cộng tiền tiêu vặt 6 đồng thành 33 đồng, thì mức cấp bù hằng tháng sẽ là
50 đồng.
- Đối với cán bộ hưu trí, mất sức, thương binh cấp bù 150% trên mức lương hưu, trợ cấp
mất sức, trợ cấp thương binh.
- Đối với học sinh chuyên nghiệp cấp bù 150% trên mức học bổng. Đối với cán bộ xã,
thực hiện bù giá bước thứ hai bằng trợ cấp: Bí thư, Chủ tịch: 100 đồng, xã đội trưởng, công
an trưởng: 90 đồng, cán bộ xã ăn theo định suất: 80 đồng, cán bộ xã ăn theo bán định suất:
60 đồng, công an, du kích tập trung: 90 đồng; cán bộ y tế, giáo viên mẫu giáo: 80 đồng, cán
bộ nghiệp vụ khác: 60 đồng...
Việc bù giá vào lương thực chất là việc chuyển từ cung cấp bằng hiện vật sang cung
cấp bằng tiền. Việc này làm cho người dân và nhất là cán bộ công nhân viên chủ động hơn
trong cuộc sống của mình. Trước đó cán bộ công nhân viên thường không mua được đầy đủ
tiêu chuẩn hàng cung cấp của mình. Khi áp dụng chính sách mới, họ không cần thiết phải
xếp hàng chờ đợi để mua, không còn phải bực mình vì thái độ cửa quyền của nhân viên bán
hàng. Khi hàng hóa đã được bán tự do thì chợ đen cũng bớt sầm uất và dần dần mai một.
Khi đã mở cửa bán hàng tự do thì chẳng còn ai cần đi mua hàng ở "cổng hậu" nữa. Nhờ bù
giá, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang được đảm bảo gần như đủ mức cung cấp.
Có thể kể đến những kết quả cụ thể trên nhiều mặt như sau:
Về giá cả: Sau khi cải tiến chế độ phân phối lưu thông, giá cả đã góp phần tích cực vào
việc ổn định giá thị trường. Gía cả thị trường của các mặt hàng chủ yếu trong diện bù giá
như gạo, thịt, cá, trứng, rau, bột ngọt, đường, bột giặt tương đối ổn định và có chiều hướng
giảm giá.
Về lưu thông - phân phối: Hàng hóa được lưu chuyển nhanh hơn, với con đường ngắn
hơn từ sản xuất tới tiêu dùng. Với giá thỏa thuận, nông dân không còn bị ép cấp, ép giá tình
trạng tiêu cực lợi dụng mua hàng theo giá cung cấp để mua đi bán lại kiếm lời đã được khắc
phục. Tâm lý lo sợ hàng hóa khan hiếm, giá cả đột biến đã dần dần được giải tỏa. Mọi
người chỉ mua hàng khi thực sự cần thiết, nhờ đó cũng góp phần giảm bớt căng thẳng cung -
cầu. Người dân cũng tự do hơn trong việc chi tiêu. Tình hình ngành thương nghiệp cũng
được cải thiện rõ rệt. Thương nghiệp tư nhân không
những không bị loại trừ mà được coi như một thành phần kinh tế xã hội.
Về tác dụng đối với sản xuất: Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp và công nghiệp tính
theo giá cố định hằng năm cũng đều tăng. Nhờ giá cả hợp lý, đảm bảo ba lợi ích, chẳng
những ngành thương nghiệp thu mua được nhiều hàng mà người sản xuất cũng phấn khởi
làm ra nhiều sản phẩm. Hiện tượng lãi giả, lỗ thật được bao bọc bởi các lớp giá chỉ đạo và
những định mức kinh tế kỹ thuật cũ kỹ, lạc hậu đã dần dần được lột bỏ.
Về cân đối tiền mặt: Một trong những lý do của những do dự không dám áp dụng cơ chế
mua cao bán cao là: Sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối tiền mặt, vì nếu mua theo giá cao thì
sẽ phải chi rất nhiều tiền mặt. Tình trạng đó vốn đã rất nghiêm trọng khi mua bán theo giá
chỉ đạo, có thể sẽ trở thành một sự khủng hoảng không thể cứu vãn được. Đã có người nói:
Nếu làm như Long An thì Nhà nước phải nhập hàng nghìn chiếcmáy in tiền. Nhưng trong
thực tế, ngay những tháng đầu tiên, tình hình đã diễn biến ngược lại: Khoản chênh lệch giữa
lượng tiền mặt thu bán hàng và lượng tiền chi mua hàng là khá lớn. Qua cải tiến phân phối
lưu thông 1981-1985, ngân hàng đã bảo đảm tương đối tốt các nhu cầu chi bức thiết của địa
phương. Đặc biệt, chi thu mua hàng nông sản thực phẩm thường chiếm tỷ trọng xấp xỉ 70%
tổng chi tiền mặt mà ngân hàng vẫn đáp ứng được kịp thời. Ngay cả vào thời vụ thu mua,
tiền mặt cũng bớt căng thẳng hơn, không để nợ thu mua kéo dài như bệnh kinh niên của
những năm trước. Kể cả trong các đợt cao điểm thu mua, số nợ dân cũng rất ít so với các
tỉnh khác ở Nam bộ.
Về tín dụng: Tính đến năm 1985, trên lĩnh vực đầu tư tín dụng, ngân hàng đã dành một số
vốn thích đáng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành kinh tế: Phát triển
thủy lợi, mở rộng giao thông, đầu tư xây dựng các cửa hàng, kho tàng, trạm trại cho các
công ty, xí nghiệp... Hầu hết các công trình đều đưa vào sử dụng nhanh, phát huy được tác
dụng tốt. Rõ nét nhất là vốn đầu tư đã góp phần mở rộng diện tích lúa hai vụ ở các huyện
phía Bắc của tỉnh lên 20.000 ha, tăng diện tích đậu phộng từ 4.000 ha lên 12.000 ha ở hai
huyện Đức Hòa và Đức Huệ. Ngân hàng đã tích cực mở rộng đầu tư theo chiều sâu, tăng
năng lực sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Trong 5 năm,
ngân hàng đã đầu tư cho kinh tế quốc doanh 45 triệu đồng, kinh tế tập thể 40 triệu. Riêng
trong lĩnh vực phân phối lưu thông, đã đầu tư để xây dựng mới, mở rộng và sửa chữa gần
180 cửa hàng thương nghiệp, xây dựng mới và mở rộng trên 300 cửa hàng, nhà kho cho các
hợp tác xã mua bán xã, phường.
2.4. Kết quả

Một số chính sách quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước được ban hành đã tạo nên
nguồn sinh lực mới trong lao động sản xuất, đưa đến những chuyển biến mới rất có ý nghiã
nền kinh tế quốc dân. Những chuyển biến đó tuy mới là bước đầu nhưng rất quan trọng, mở
ra triển vọng mới để ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Sản xuất nông nghiệp thu được
kết quả đáng phấn khởi; việc tự giải quyết lương thực bằng sản xuất và huy động trong
nước đạt được bước tiến quan trọng. Sản xuất công nghiệp được duy trì và phát triển khá,
nhất là công nghiệp địa phương và tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp. Xây dựng cơ bản
được sắp xếp lại một bước, tập trung khá hơn vào những công trình trọng điểm. Giao thông
vận tải và bưu điện có một số tiến bộ. Xuất khẩu bước đầu có chuyển biến tốt. Thu mua
lương thực và nông sản khác tăng khá. Công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp
đã cơ bản hoàn thành ở các tỉnh Liên khu V cũ và có bước phát triển mới ở đồng bằng Nam
Bộ. Những chuyển biến mới diễn ra trên cả nước, trong đó nổi lên một số địa phương, một
số cơ sở sản xuất đạt được thành tích xuất sắc về thâm canh, tăng năng suất cây trồng và mở
mang ngành nghề, về phát triển công nghiệp và tận dụng công suất máy móc, thiết bị, về
đẩy mạnh xuất khẩu, về động viên sức dân tham gia xây dựng các công trình kinh tế, văn
hoá, xã hội, về nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật, về bảo đảm đời
sống của nhân dân … Điều đặc biệt quan trọng là trong hoạt động kinh tế đã xuất hiện nhiều
nhân tố tích cực, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực vươn lên, mở ra cách làm ăn
mới với những hình thức tổ chức và quản lý năng động, có hiệu quả, nâng cao nhiệt tình lao
động của quần chúng, khai thác được các khả năng và thuận lợi để vượt qua khó khăn, phát
triển sản xuất và ổn định đời sống.

Tuy vậy, những chuyển biến và tiến bộ nói trên chưa đều và chưa mạnh; tình hình
kinh tế - xã hội đang còn những khó khăn lớn, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Sản xuất chưa ổn định, còn mất cân đối nghiêm trọng, nhất là về năng lượng, nguyên liệu,
phụ tùng. Đất, rừng, biển, lao động và các năng lực sản xuất hiện có mới được sử dụng ở
mức thấp. Năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, xây dựng và vận tải còn kém,
tình trạng lãng phí, tham ô trong quản lý vật tư và sản phẩm rất nghiêm trọng. Phân phối,
lưu thông có một số tiến bộ trong thu mua lương thực và nông sản khác, song có nhiều diễn
biến xấu: ngân sách và tiền mặt bội chi lớn; thị trường rối loạn, giá cả biến động mạnh;
công tác quản lý còn lỏng lẻo ở ngay trong khu vực quốc doanh và thị trường có tổ chức,
nạn đầu cơ, buôn lậu phổ biến; tiền lương cơ bản ngày càng giảm ý nghĩa thực tế, đời sống
của công nhân, cán bộ, nhất là trong khu vực hành chính, sự nghiệp và của bộ đội, công an
rất khó khăn. Phân phối, lưu thông là nơi biểu hiện tập trung cuộc đấu tranh giữa hai con
đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, đồng thời là lĩnh vực mà kẻ thù bên ngoài câu
kết với bọn phản động bên trong xoáy vào để phá hoại ta. Sự yếu kém và sơ hở trong phân
phối, lưu thông đang làm trầm trọng thêm những khó khăn của nền kinh tế. Tiền phát hành
không đủ, lương công nhân không có, vật tư hàng hoá khan hiếm. Giá bán lương thực dù
tăng 10 lần vẫn chưa đủ bù đắp chi phí. Sau khi đổi đông tiền mất giá mạnh. Lạm phát bùng
nổ năm 1986 khi tăng đến hơn 774% hệ số bán lẻ tăng 590% chỉ số giá bán lẻ năm ấy cũng
tăng gần 590%. Những năm sau, đà trượt giá vẫn duy trì ở mức 3 con số, trước khi giảm về
2 con số đầu những năm 90 và được kìm chế dần sau này.

Ưu điểm: Chính sách về giá - lương - tiền là kết quả rút ra từ thực tiễn và kinh
nghiệm của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua, thể hiện sự chuyển hướng mạnh
mẽ, sâu sắc trong chủ trương, chính sách của Đảng ta không những về giá cả, tiền lương mà
cả về thương nghiệp, tài chính, tiền tệ, về cơ chế kế hoạch hoá và quản lý kinh tế, nhằm triệt
để xoá bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ
nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát triển lên một bước mới. Việc đổi
mới chính sách giá, lương và cơ chế quản lý kinh tế là sự thay đổi lớn có ý nghĩa cách
mạng. Ban Chấp hành Trung ương tin tưởng rằng Nghị quyết này sẽ tạo ra sự nhất trí cao
trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động trong cả nước, dấy lên cao trào cách mạng của quần chúng trong lao động sản
xuất và bảo vệ Tổ quốc, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên giành những thắng lợi
mới.
Nhược điểm: Chi ngân sách Nhà nước cho tiền lương tăng vọt, nhưng thu ngân sách lại
không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức Ban Chỉ đạo đề nghị. Để cứu ngân
sách, tiền được phát hành hơn rất nhiều so với kế hoạch, tạo ra lạm phát. Những vòng xoáy
điều chỉnh giá – lương – tiền càng làm cho lạm phát leo thang nhanh chóng trong năm 1986.
Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ. Lương công nhân tăng lên nhưng không theo kịp đà
tăng giá. Vật tư, hàng hóa khan hiếm. Giá bán lương thực dù tăng 10 lần vẫn không đủ bù
đắp chi phí. Sản xuất nông nghiệp sa sút, đầu tư trong công nghiệp giảm. Chỉ số giá bán lẻ
của thị trường xã hội năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985. Do đồng tiền mất giá, người
ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá hàng
hóa . Thường thì trong một nền kinh tế thị trường khi vật giá tăng thì sẽ kích thích sản xuất
theo luật cung và cầu. Nhưng vào thập niên 1980 ở Việt Nam vật giá tăng mà biện pháp là
kiềm giá bằng cách quy định giá nên hoàn toàn không có hiệu quả mà còn tạo thêm lạm
phát. Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cuộc sống chật vật không những về số lượng mà
cả về phẩm chất của nhiều mặt hàng. Chính phủ cố điều chỉnh tình trạng suy thoái với
những biện pháp giảm lượng hàng buôn qua ngả chợ đen thì kết quả việc "ngăn sông cấm
chợ" và lùng bắt hàng "lậu", tức là mọi thứ hàng không qua tay nhà nước. Trên đoạn đường
chỉ vài cây số nhưng có thể có chục trạm gác kiểm soát hàng hóa.
Năm 1985 là năm cuối trong kế hoạch năm năm lần thứ hai của Đảng. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước những khó khăn như lương
thực,năng lượng, ngoại tệ, vật tư, tài chính. Cơ cấu kinh tế chưa chuyển biến đáng kể, cơ
chế quản lý mới hình thành chưa rõ rệt. Tổ chức và quản lý sản xuất chưa thoát khỏi tình
trạng sản xuất nhỏ. Đặc biệt sau cải cách giá, lương, tiền với những hậu quả nặng nề mà nó
gây ra, một trong những điểm cơ bản là cải cách này không đi liền với động lực thúc đẩy
sản xuất nên hàng hóa không có thêm. Tháng 9 năm 1985, cuộc tổng điều chỉnh giá lương -
tiền được bắt đầu bằng việc đổi tiền, xóa bỏ hoàn toàn chế độ tem phiếu. Do tư tưởng nóng
vội, cuộc tổng điều chỉnh này đã dẫn tới tình trạng giá cả thị trường có nhiều diễn biến phức
tạp; lạm phát bị đẩy lên tốc độ phi mã. Ðầu năm 1986, lại phải lùi một bước: Quay trở lại
thực hiện chính sách hai giá.
Kết luận: Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V là một mốc đánh dấu
bước trưởng thành vượt bậc của Đảng và nhân dân ta trên mặt trận kinh tế. Việc đổi mới
chính sách giá - lương - tiền và cơ chế quản lý kinh tế là một sự thay đổi lớn có ý nghĩa
cách mạng. Nghị quyết này sẽ tạo ra sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn dân, phát huy
mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong cả nước, dấy lên cao trào cách
mạng của quần chúng trong lao động, sản xuất và bảo vệ Tổ quốc, đưa sự nghiệp cách mạng
nước ta tiến lên giành những thắng lợi mới, đưa nền kinh tế vào quỹ đạo phù hợp với những
quy luật khách quan trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
3.3: Bước đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ chính trị khóa V (T8/1986)

3.3.1. Khái quát bối cảnh lịch sử:

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội từ
ngày 15 đến ngày 18/12/1986. Đại hội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong
nước có nhiều biến đổi nhanh chóng, phức tạp.
 Tình hình thế giới:

Chủ nghĩa xã hội thế giới hơn 70 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều
mặt, song cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức gay gắt. Nhiều nước đang tiến
hành công cuộc cải tổ, cải cách và đổi mới nhằm khắc phục sự trì trệ của chủ nghĩa xã hội,
đưa chủ nghĩa xã hội vào giai đoạn phát triển mới.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển nhanh đã tạo ra bước phát triển
nhảy vọt của lực lượng sản xuất, đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền sản xuất vật chất và
đời sống xã hội. Chủ nghĩa tư bản đã có sự điều chỉnh thích nghi và đã đạt được những
thành tựu quan trọng trên về kinh tế và khoa học công nghệ.

   Tình hình trong nước :

Sau 10 năm cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( 1975-1985), dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Song, tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế-
xã hội từ cuối những năm 70 và kéo dài trong nhiều năm.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do những sai lầm, khuyết điểm về chủ
trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng
tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế là
bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện
vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành
nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng. Tình hình đó, đặt ra những thách thức
mới, đòi hỏi Đảng phải có những quyết sách đúng đắn để đưa đất nước vượt qua khó khăn,
thử tách, tiếp tực phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về
quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là bước
quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng.
Các yếu kém vẫn tồn tại sau bước đột phá thứ hai
Nghị quyết Trung ương 8 giải quyết vấn đề giá - lương - tiền, khâu đột phá có tính quyết
định để chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch
hoá, đã tạo điều kiện hoàn thiện và thực hiện cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế quốc dân
nói chung và trong công nghiệp quốc doanh nói riêng được xây dựng theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 6 ( khoá V).
Tuy nhiên, qua thực hiện cơ chế giá - lương - tiền mới, các cơ sở công nghiệp quốc
doanh gặp một số khó khăn như giá thành sản xuất tăng cao, một số loại hàng khó tiêu thụ,
Nhà nước giảm hoặc không còn tích luỹ, một số xí nghiệp bị lỗ. Những khó khăn này bắt
nguồn từ nền kinh tế của ta còn ở trình độ thấp và còn mất cân đối nặng; sắp xếp và tổ chức
sản xuất - lưu thông, sự phân công giữa sản xuất lưu thông trong khâu tiêu thụ sản phẩm
còn nhiều bất hợp lý; công tác quản lý kinh tế còn yếu kém nhiều cơ sở sản xuất mới sử
dụng từ 40 đến 50% công suất thiết bị và lao động, hao phí vật chất và lao động cao, năng
suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, lãng phí và các yếu tố tiêu cực còn nhiều; khả
năng tiếp thu của xã hội còn thấp, giá thị trường cũng còn chịu ảnh hưởng của chế độ 34
bao cấp; trong khi đó yêu cầu cấp bách là phải xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
trong giá - lương - tiền.
Điều đáng chú ý là những khó khăn trên đây vẫn xảy ra mặc dù theo Nghị quyết 28- NQ-
TW của Bộ Chính trị, việc xoá bỏ bao cấp, xoá bỏ bù lỗ trong nền kinh tế quốc dân, tính đủ
chi phí vào giá thành mới chỉ làm một bước, Nhà nước vẫn phải bù lỗ khá lớn trong giá tư
liệu sản xuất (nhất là tư liệu sản xuất nhập khẩu), cước vận tải và giá một số hàng tiêu dùng
thiết yếu.
Nhìn chung, sản xuất tăng chậm và không ổn định; nền kinh tế luôn trong tình trạng thiếu
hụt, không có tích lũy; lạm phát tăng cao và kéo dài. Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh
tế-xã hội kéo dài.
3.3.2: Nội dung đổi mới có tính đột phá
Quá trình thực hiện :
Tháng 8-1986, trong quá trình chuẩn bị Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI, Bộ
Chính trị đã xem xét kỹ các vấn đề lớn, mang tính bao trùm trên lĩnh vực kinh tế, từ đó, đưa
ra Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế:
- Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng
đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng được phát triển có chọn lọc;
- Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc
trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;
- Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời phải sử
dụng đúng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp;
chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá.

Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (T8/1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về
quan điểm kinh tế". Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là bước
quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng. Với tinh thần thẳng thắn và cởi
mở, các đồng chí trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã thảo luận, đi tới nhất trí về một số vấn
đề quan trọng sau:

 Thứ nhất, về cơ cấu sản xuất: Hội nghị cho rằng, chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra
một số chủ trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản
xuất. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến cho sản xuất trong 5 năm gần đây như dẫm
chân tại chỗ, năng suất lao động giảm sút, chi phí sản xuất không ngừng tăng lên, tình hình
kinh tế-xã hội ngày càng không ổn định. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng
chậm giải quyết căn bản các vấn đề về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và
tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và
cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển
công nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp
độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy hiệu quả nhanh nhằm phục vụ đắc lực yêu cầu
phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất khẩu. Cần tập trung lực lượng, trước hết là
vốn và vật tư, thực hiện cho được ba chương trình quan trọng nhất về lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu.
 Thứ hai, về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Hội nghị cho rằng, do chưa nắm vững quy luật
đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã phạm nhiều khuyết điểm trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa. Bởi vậy, phải biết lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước cũng
như từng vùng, từng lĩnh vực, phải đi qua những bước trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ
quy mô nhỏ đến trung bình, rồi tiến lên quy mô lớn; phải nhận thức đúng đắn đặc trưng của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, đó
là sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo
thêm việc làm cho người lao động, phải sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế; cải tạo xã
hội chủ nghĩa không chỉ là sự thay đổi chế độ sở hữu, mà còn thay đổi cả chế độ quản lý,
chế độ phân phối, đó là một quá trình gắn liền với mỗi bước phát triển của lực lượng sản
xuất, vì vậy không thể làm một lần hay trong một thời gian ngắn là xong.

Thứ ba, về cơ chế quản lý kinh tế:  Hội nghị cho rằng, bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi
đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực
mới thúc đẩy sản xuất phát triển. Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý kinh doanh xã hội
chủ nghĩa là: Đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy
luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng
hóa-tiền tệ; làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; phân
biệt chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất, kinh
doanh của các đơn vị kinh tế; phân công, phân cấp bảo đảm các quyền tập trung thống nhất
của Trung ương trong những khâu then chốt, quyền chủ động của địa phương trên địa bàn
lãnh thổ, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở.

   Những kết luận trên đây là kết quả tổng hợp của cả quá trình tìm tòi, thử nghiệm, đấu
tranh giữa quan điểm mới và quan điểm cũ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Những quan điểm
mới được trình bày trong bản kết luận đã định hướng cho việc soạn thảo Báo cáo chính trị
để trình ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai VI của Đảng, thay cho bản Dự thảo Báo
cáo chính trị được chuẩn bị trước đó vẫn còn giữ lại nhiều quan điểm cũ không phù hợp với
yêu cầu trước mắt là khắc phục cho được khủng hoảng kinh tế-xã hội.
   Tổng kết 10 năm 1975-1986, Đại hội VI của Đảng (12-1986 nêu 3 thành tựu nổi bật:
Thực hiện thắng lợi chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước; đạt được những
thành tựu quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; giành thắng lợi to lớn trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Những thành tựu trên đã tạo cho cách
mạng nước ta những nhân tố mới để tiếp tục tiến lên. Tuy nhiên sai lầm, khuyết điểm nổi
bật là không hoàn thành các mục tiêu do Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra. Đất nước
lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài; sản xuất tăng chậm và không ổn định; nền
kinh tế luôn trong tình trạng thiếu hụt, không có tích lũy; lạm phát tăng cao và kéo dài. Đất
nước bị bao vây, cô lập, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin đối với Đảng, Nhà
nước, chế độ giảm sút nghiêm trọng.

   Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã phát biểu: “Đại hội lần thứ VI của Đảng
đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kế thừa và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thành công của Đại hội là sức mạnh mới, là cơ sở hết sức
quan trọng để tăng cường hơn nữa sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng và toàn dân ta.
Nhưng chặng đường trước mắt chúng ta còn đầy khó khăn, thử thách mà toàn Đảng và toàn
dân ta phải nỗ lực rất nhiều, phấn đấu rất cao mới vượt qua được. Với tinh thần đoàn kết và
đổi mới của Đại hội, chúng ta quyết tâm đem hết tinh thần và sức lực của mình thực hiện
thắng lợi mục tiêu do Đại hội đề ra là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục tạo
tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa đất nước”. 

3.3.3 Quá trình thực hiện


3.3.1. Về cơ cấu sản xuất
Chính sách Tam nông ở An Giang và nghị quyết 10 của Bộ chính trị a, Tình hình tập thể
hóa nông nghiệp ở miền Nam Ngày 15/11/1978, Bộ Chính trị có Chỉ thị 57-CT/TƯ "Về
việc xóa bỏ các hình thức bóc lột phong kiến, thật sự phát huy quyền làm chủ tập thể của
nông dân lao động đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nôn nghiệp ở các tỉnh
miền Nam."
Các tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và vận động ở các cấp, xây dựng thí điểm các tổ đoàn
kết sản xuất. Từ tháng 10 năm 1978, chấp hành chủ trương của Trung ương, hầu hết các
tỉnh ở phía Nam bắt đầu tổ chức các tập đoàn sản xuất và các hợp tác xã trên diện rộng. Quá
trình này được thực hiện một cách gò ép, cưỡng bức nông dân. Từ đó đẻ ra nhiều vấn đề,
mâu thuẫn trong nông thôn. Mặc dù đến năm 1985, công tác cải tạo nông nghiệp được coi là
cơ bản đã hoàn thành, nhưng chất lượng cửa mô hình này còn nhiều yếu kém. Từ năm 1976
đến năm 1980, tổng sản lượng lương thực hằng năm tăng không kịp mức tăng dân số. Từ
năm 1981 đến năm 1986, mức tăng trưởng nông nghiệp hằng năm so với thời kì 1976-1980
giảm, chỉ bằng 1/3.
b, Từ chính sách Tam nông đến Nghị quyết 10 của Bộ chính trị
Ngay từ đầu thập kỷ 80, Tỉnh ủy An Giang đã xác định rõ nguyên nhân của những sa sút
kể trên chính là mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Đến 1986, Đại hội Đảng bộ tỉnh
An Giang lần thứ IV (tháng 10/1986) đã đánh giá tình hình và đề ra các chủ trương, tháo gỡ
những ách tắc trong phát triển nông nghiệp. Đại hội đã xác định nông nghiệp là nền tảng, là
mặt trận hàng đầu. Trên mặt trận đó, hộ nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông
thôn là địa bàn chiến lược. Tư tưởng đó được tóm gọn trong hai chữ: Tam nông.
Đầu năm 1988, An Giang chủ trương tiến hành giao đất ổn định và lâu dài cho nông dân,
cho phép chuyển nhượng, kế thừa hoa lợi và thành quả lao động, sửa chữa những bất hợp lý
trong quá trình cải tạo nông nghiệp trên nguyên tắc tự thỏa thuận trong nội bộ nông dân,
tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ổn định và lâu dài.
Để thực hiện chủ trương trên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành một loạt văn bản như:
- Chỉ thị 22-CT/UB ngày 21/07/1987 về việc kiểm tra diện tích, phân hạng đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất.
- Quyết định 176-QĐ/UB ngày 13/05/1988 về việc ban hành các quy định về quản lý,
khai thác và sử dụng đất đai trong tỉnh.
- Quyết định 303-QĐ/UB ngày 04/10/1988 về việc ban hành các quy định cụ thể thực
hiện Chỉ thị 47CT/TƯ của Bộ Chính trị về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng
đất.
- Thông báo 63-TB/UB ngày 27/07/1989 về những biện pháp cấp bách giải quyết các
tranh chấp ruộng đất.
3.3.2. Về cải tạo xã hội chủ nghĩa
Giải thể tập đoàn máy kéo tại An Giang
a, Sự hình thành các trạm máy kéo: Từ năm 1978 - thời điểm các tỉnh phía Nam tiến
hành cải tạo xã hội chủ nghĩa về nông nghiệp bằng con đường hợp tác hóa, máy nông
nghiệp đương nhiên đều được đưa vào tập thể. Cùng với sự thành lập các hợp tác xã và các
tập đoàn sản xuất nông nghiệp, đã xuất hiện các tập đoàn máy kéo. Có hai hình thức tổ chức
các đơn vị máy kéo: hình thức quốc doanh và hình thức tập thể
b, Chế độ thanh toán Căn cứ vào diện tích làm đất trong hợp đồng giữa tập đoàn sản xuất
và tập đoàn máy, đưa xã xác nhận, qua huyện duyệt, thì tập đoàn máy kéo được phân phối
nhiên liệu theo kế hoạch, thanh toán bằng tiền theo giá cung cấp. Trạm máy kéo của huyện
cũng phải qua bộ phận vật tư của huyện duyệt, căn cứ vào diện tích làm đất mà rót vật tư và
thanh toán bằng tiền theo giá cung cấp. Tập đoàn sản xuất nông nghiệp có thể thanh toán
một phần công làm đất cho tập đoàn máy kéo hay trạm máy kéo huyện ngay khi ký hợp
đồng (ứng trước). Nhưng thường thì việc thanh toán này được trả sau khi thu hoạch, khi tổ
đội sản xuất đã bán được lúa cho công ty lương thực.
c, Nguyên nhân máy bị hư hỏng 40 Đến năm 1986, với ý tưởng sớm xây dựng nền sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, đã có chủ trương sáp nhập tập đoàn máy vào
tập đoàn sản xuất. Số máy kéo của các tập đoàn máy ở địa phương nào được giao cho tập
đoàn sản xuất ở địa phương ấy. Biện pháp này là phỏng theo mô hình Liên hiệp sản xuất
Nông - Công nghiệp của Bungari. Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho tập đoàn sản xuất
chủ động trong khâu làm đất. Nhưng việc đó lại gây hậu quả tai hại: Việc quản lý, bảo quản,
sửa chữa lỏng lẻo, vì thế máy móc càng chóng hỏng hơn. Kể từ khi cải tạo nông nghiệp và
đưa máy nông nghiệp vào tập thể, đến năm 1987, số lượng máy tăng lên không đáng kể.
Nhưng số máy bị hư hỏng thì không ngừng tăng lên.
Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế quản lý. Cũng giống như đối với ruộng đất, máy móc khi
được tập thể hóa đã trở thành tài sản chung của tập đoàn. Nhưng người chủ cụ thể thì không
có. Không ai có trách nhiệm trước sự sống còn của máy móc. Hiện tượng "cha chung không
ai khóc" trở thành phổ biến. Máy móc tập trung ở các sân kho, bãi vắng, dãi dầu mưa nắng,
phụ tùng sửa chữa bị quăng quật, thậm chí bị lấy trộm mà chẳng ai quan tâm. Đối với chủ
cũ, tuy có thể họ vẫn là người điều khiển máy, nhưng máy đó không còn là của họ nữa.
Tình trạng tham ô không những xảy ra đối với cán bộ mà còn cả công nhân. Hiện tượng
chiếm dụng tiền quỹ, sửa ít khai nhiều, ăn cắp phụ tùng, nhiên liệu, v.v... thường xuyên xảy
ra, làm máy móc đã tã lại càng tã thêm. Đấy là chưa kể tới sự nhũng nhiễu, hạch sách của
những thợ lái khi xuống làm đất cho các tập đoàn sản xuất. Tình trạng cày dối bừa dối là
phổ biến. Điều này khác hẳn với phong cách làm ăn của những chủ máy cũ khi chưa vào tập
đoàn. Những chủ này khi nhận làm đất luôn luôn làm với tinh thần trách nhiệm để giữ uy tín
với khách, mong duy trì quan hệ làm ăn lâu dài. Đối với thợ lái trong cơ chế làm chủ tập
thể, ai đút lót tốt, tiếp đãi hậu hĩnh thì họ làm kỹ, còn không thì họ làm qua quýt cho xong.
Bởi vậy, trong dân mới có câu: "Trâu đen ăn cỏ trâu đỏ ăn gà"...
d, Thức tỉnh và đột phá
Trước tình trạng bất cập và ách tắc của các tập đoàn máy kéo, nhiều tỉnh phía Nam đã có
chủ trương tháo gỡ bằng cách giao lại máy cho chủ cũ để phục hồi sản xuất. Ngày
20/02/1980, ủy ban Nhân dân tỉnh Long An ra Quyết định số 602/UB về việc giao lại máy
nổ, công cụ sản xuất cho các chủ máy, nhưng dưới hình thức giao cho họ trách nhiệm bảo
quản và vận hành máy phục vụ cho sản xuất của địa phương. An Giang thực hiện bước đột
phá này chậm hơn, nhưng triệt để hơn. Năm 1987, Tỉnh ủy An Giang ra Quyết định 49-
QĐ/TU về chủ trương này. Sau đó, UBND tỉnh ra Chỉ thị 49-CT/UB hướng dẫn thực hiện
chủ trương này. Trong thực tế, hầu hết các tập đoàn sản 41 xuất đều không có tiền để trả
cho các chủ máy cũ, mà nếu có tiền thì họ cũng không chịu trả, vì ai cũng hiểu: Cải tạo thực
chất là tước đoạt. Còn các chủ cũ thì cũng không có ai muốn hùn hạp với tập đoàn.
Tiến thêm một bước, Nghị quyết của Tỉnh ủy năm 1987 còn khuyến khích các tập thể
mua sắm máy nông nghiệp mới: "Về máy nông nghiệp mua sắm máy mới, tỉnh huyện hỗ
trợ." Đầu năm 1988, Tỉnh ủy An Giang có Nghị quyết 06-NQ/TU chủ trương: "Nhà nước
khuyến khích người có vốn mua sắm phương tiện, máy móc nông nghiệp để kinh doanh
dịch vụ và được quyền bán lại. Chủ chỉ đóng lệ phí hoạt động một lần tại nơi cư trú."
Như vậy là tuy tỉnh không tuyên bố giải thể các tập đoàn máy, nhưng do mở ra cơ chế
mới, nên đến cuối năm 1987 hầu hết các tập đoàn này đã tự giải thể.
Từ khi có chủ trương trên, An Giang không những đã huy động được trên một ngàn máy
cũ, mà còn khuyến khích dân trong tỉnh bỏ tiền ra sắm thêm hàng ngàn máy mới. Ngoài ra,
nhờ cơ chế "dụ dân", An Giang còn thu hút nhiều máy mới của tư nhân và các doanh nghiệp
ở các tỉnh khác của Nam bộ và Trung bộ đến An Giang làm ăn. Với lực lượng máy hùng
hậu này, ngay trong năm 1988, là năm mở đầu khai phá vùng tứ giác Long Xuyên, An
Giang đã khai hoang phục hóa được hàng vạn ha. Chỉ riêng huyện Thoại Sơn, trong vụ Hè -
Thu năm đó (1988), số 10.000 ha lúa nổi năng suất thấp đã chuyển sang lúa tăng vụ năng
suất cao.
3.3.3. Về cơ chế quản lý kinh tế
Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh - Công ty bà Ba Thi
a, Áp dụng cơ chế một giá bán lẻ, chấm dứt hai giá bán lẻ Vào năm 1980-1981, Long An
là tỉnh đột phá đầu tiên trong việc áp dụng cơ chế một giá trong bán lẻ. Đến năm 1985,
phương án của tỉnh Long An dần dần đã được lựa chọn để áp dụng trong cả nước. Từ tháng
2 năm 1985, Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhà nước cho phép áp dụng thí điểm bù giá
vào lương để bán gạo một giá, theo giá cao. Những người ăn lương được bù khoản chênh
lệch đó bằng tiền. Vậy là chấm dứt hai giá bán lẻ. Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở Lương
thực đã hết chức năng, vì vậy được giải thể. Công ty Kinh doanh Lương thực đảm nhận
luôn phần việc của Sở Lương thực và được đổi tên là Công ty Lương thực Thành phố Hồ
Chí Minh.
b, Mô hình kinh doanh của "Công ty bà Ba Thi"
Từ sau Đại hội VI của Đảng, mô hình kinh doanh của "Công ty bà Ba Thi" đã không chỉ
là một giải pháp trong thực tế, mà còn là một sự đột phá về phương diện lý luận. Tháng 6
năm 1988, Học viện Nguyễn Ái Quốc tổ chức một Hội nghị Khoa học để phân tích và đánh
giá về mặt lý luận kinh tế qua mô hình Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh với
chủ đề: "Vấn đề kinh doanh lương thực ở nước ta hiện nay". Hội nghị đã đi đến kết luận:
"Mô hình kinh doanh của Công ty Lương thực Thành Phố Hồ Chí Minh là một mũi nhọn
đột phá đầu tiên vào cơ chế quan liêu bao cấp như một sự tìm tòi mở lối chuyển nền nông
nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa XHCN."
"Công ty đã đưa ra một bài học có giá trị là: Thế nào là chủ đạo và con đường để quốc
doanh giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Phải thông qua kinh doanh
trên cơ sở kinh tế hành hóa và sử dụng các biện pháp các đòn bẩy kinh tế, chống lối độc
quyền bàng biện pháp hành chính, bằng mệnh lệnh từ trên xuống."
"Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh là một mô hình kinh doanh lương thực có
nhiều thành tựu đáng được phổ biến rộng rãi."
3.3.4. Kết quả
3.4.1. Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã ngăn chặn được đà giảm sút của
những năm 1979-1980, từ năm 1981 đến nay, đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt.
Nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,9% so với 1,9% hằng năm của thời kỳ 1976-
1980. Sản xuất lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hằng năm từ 13,4
triệu tấn trong thời kỳ 1976-1980 đã tăng lên 17 triệu tấn trong thời kỳ 1981-1985. Sản xuất
công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5% so với 0,6% hằng năm trong thời kỳ 1976-
1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước.
3.4.2. Về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, trong 5 năm 1981-1985, đã hoàn thành mấy
trăm công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có một số cơ
sở quan trọng về điện, dầu khí, ximăng, cơ khí, dệt, đường, thuỷ lợi, giao thông... Về năng
lực sản xuất, tăng thêm 456 nghìn kilôoát điện; 2,5 triệu tấn than; 2,4 triệu tấn ximăng; 33
nghìn tấn sợi; 58 nghìn tấn giấy; thêm 309 nghìn hécta được tưới nước, 186 nghìn hécta
được tiêu úng, 241 nghìn hécta được khai hoang đưa vào sản xuất; dầu mỏ bắt đầu được
khai thác. Các công trình thủy điện Hoà Bình, Trị An đang được xây dựng, chuẩn bị đưa
vào hoạt động trong những năm tới.
3.4.3. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tiến thêm một bước, đại bộ phận nông dân
Nam Bộ đi vào con đường sản xuất tập thể, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên có 43 tiến
bộ trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Cùng với việc áp dụng những thành tựu về
khoa học, kỹ thuật, việc thực hiện rộng rãi phương thức khoán sản phẩm cuối cùng đến
người lao động trong nông nghiệp, tuy chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót, đã góp một
phần quan trọng tạo nên bước phát triển của sản xuất nông nghiệp, mở ra phương hướng
đúng đắn cho việc củng cố quan hệ kinh tế tập thể ở nông thôn. Các ngành kinh tế quốc dân
đã thu hút thêm 4 triệu lao động. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, văn
học, nghệ thuật phát triển và có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền văn hoá
mới, con người mới. Các hoạt động khoa học, kỹ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy
sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Trong cả nước, đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh khá, nhiều đơn vị chiến
đấu giỏi, nhiều huyện làm ăn tốt; một số địa phương và ngành có cách làm năng động, sáng
tạo đã đạt những thành tích đáng phấn khởi. Thực tiễn sinh động của các cơ sở, các địa
phương, các ngành cung cấp kinh nghiệm quý báu cho sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Khẳng định những thành tựu đã đạt được, chúng ta đồng thời thấy rõ rằng, tình hình kinh
tế - xã hội nước ta đang có nhiều khó khăn:
- Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng chậm so với khả năng sẵn có và công sức bỏ ra, so với
yêu cầu cần nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân, có tích lũy để công nghiệp hóa và
củng cố quốc phòng. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm vừa qua như sản xuất
lương thực, than, ximăng, gỗ, vải, hàng xuất khẩu ... không đạt đã ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân lao động.
- Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp. Các xí nghiệp nói chung chỉ sử dụng được khoảng
một nửa công suất thiết kế, năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm sút kém.
- Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại bị sử dụng lãng phí, nhất là đất
nông nghiệp và tài nguyên rừng; môi trường sinh thái bị phá hoại.
- Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh đang tác động tiêu
cực đến sản xuất, đời sống và xã hội.
- Những mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm,
hàng tiêu dùng, năng lượng, nguyên liệu, vận tải..., giữa thu và chi, xuất khẩu và nhập khẩu
chậm được thu hẹp, có mặt còn gay gắt hơn trước.
- Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố. Vai trò chủ đạo của kinh tế
quốc doanh suy yếu. Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa chưa được sử dụng và cải
tạo tốt.
- Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân, viên chức còn nhiều khó khăn. Nhiều người
lao động chưa có và chưa đủ việc làm. Nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về
đời sống vật chất và văn hoá chưa được bảo đảm. Nông thôn thiếu hàng tiêu dùng thông
thường và thuốc men; nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hoá ở nhiều nơi còn thiếu
thốn, nghèo nàn.
- Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật, kỷ
cương không nghiêm. Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân
viên nhà nước, những hoạt động của bọn làm ăn phi pháp... chưa bị trừng trị nghiêm khắc
và kịp thời.

Ý nghĩa của các bước đột phá đổi mới về kinh tế


Qua các nội dung nghị quyết Hội nghị Trung ương này ta đã thấy rõ từng bước tiến của
Đảng ta trong đổi mới tư tưởng kinh tế. Từ thực tiễn và kinh nghiệm xương máu, Đảng và
Nhà nước ta đã có những chuyển hướng mạnh mẽ, sâu sắc trong chủ trương, chính sách thể
hiện trong sự rõ ràng, rành mạch và logic giữa vấn đề và biện pháp giải quyết từ giá cả, tiền
lương cho đến thương nghiệp, tài chính, tiền tệ và dế cả cơ chế kế hoạch hóa và quản lý
kinh tế.Tất cả bởi Đảng ta thấy rõ nền kinh tế bao cấp không còn phù hợp và thấy được tiềm
năng của nền kinh tế thị trường, cũng như có cái nhìn mới, đúng đắn về con đường quá độ
lên xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nhà nước phát triển lên một
bước.Không những vậy, việc đổi mới này mang ý nghĩa cách mạng mà cuộc cách mạng ấy
cả Đảng, cả dân cùng đồng lòng, từ đó phát huy truyền thống quý báu của dân tộc là đoàn
kết.
 Nhìn một cách khái quát, những đổi mới tư duy kinh tế trên đây là những nhận thức về
sự cần thiết phải giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, sự cần thiết phải tạo ra động lực
thiết thực cho người lao động – đó là quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất thiết thân
của người lao động,… Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới mang tính chất từng
mặt, từng bộ phận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng,
tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt ở Đại hội VI.
Đây được coi là các bước đột phá lớn, một bước thử nghiệm, tìm tòi quan trọng cho công
cuộc đổi mới đất nước 1986, cốt yếu vẫn là cải tạo lại quan hệ sản xuất sao cho phù hợp với
trình độ hiện có để khôi phục nền kinh tế, khắc phục khủng hoảng, nâng cao đời sống nhân
dân.
Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tư duy mới mang tính chất từng mặt, từng bộ phận,
chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho
bước phát triển nhảy vọt ở Đại hội VI đồng thời cũng tạo tiền đề nhận thức lý luận của đổi
ới toàn diện ở Việt Nam
Nhìn chung, ba bước đột phá tháng 8-1979, tháng 6-1985 và tháng 8-1986 đã phản ánh
sự phát triển nhận thức từ quá trình khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ sáng kiến và nguyện
vọng lợi ích của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới. Ba bước đột phá về tư duy này
nhằm mở đường cho phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở quan trọng để Đảng ta đổi mới toàn
diện,trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế. Từ năm 1986 đến nay, dưới ánh sáng của đường
lối đổi mới đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư
duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của
đất nước.

III-KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về quá trình đổi mới của Đảng , chúng em đã nhận ra Đảng ta đã
phải trải qua những khó khăn như thế nào và vai trò của Đảng đã đưa đất nước vượt qua giai
đoạn khó khăn ấy . Có thể nói , Đảng đã chủ động vừa làm vừa sửa chữa những sai lầm ,
tổng kết thực tiến và không ngừng nghiên cứu lý luận , điều chỉnh kịp thời những chính
sách đưa đất nước ta đi đúng hướng . Chỉ cần nhìn vào thực tại ta tự biết được đúng đắn
trong tư tưởng và bước đột phá trong tư tưởng của Đảng là hợp quy luật , hợp lòng dân và
đã thành công như nào .
Đối với bản thân em , ngoài việc có thêm kiến thức và lòng tin vào Đảng , em cong nhận
ra điều quan trọng của đổi mới tư duy , không chỉ về kinh tế , mà mọi lĩnh vực . Thế giới
đang ngày càng phát triển , để có thể sống , phát triển và hoad nhập vào việc đổi mới là điều
tất yếu . Việc đổi mới ở đây không cần một cái thay đổi hoàn toàn , mà từ từ nhìn vào thực
tiễn , rút ra kết luận và sửa chữa sai lầm , thay đổi mà vẫn giữ được bản chất của mình và
trở nên tốt hơn . Là một công dân của đất nước , em cũng luôn nhớ rõ trách nhiệm cao của
mình để góp phần nào vào phần kinh tế , luôn sẵn sàng thực hiện các chính sách , chủ
trương của Đảng , ra sức học tập và không ngừng sáng tạo để đổi mới đất nước .

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Trọng Phúc ( chủ biên ) , giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dành
cho bậc đại học không chuyên về lý luận chính trị ) , Nxb . CTQG Sự thật , Hà Nội , 2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đảng toàn tập -tập 46 , Nxb . CTQG Sự thật ,
Hà Nội , 2006 , tr114-137
3. Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đảng Toàn tập – tập 47 , Nxb CTQG Sự thật ,
Hà Nội , 2006 , tr223-254

You might also like