You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Học kỳ 1 năm học 2021-2022
Chủ đề số: 16
Tên chủ đề: Các bước đột phá trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ
sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (1986).

HÀ NỘI-2021

9 0
MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU............................................................................................................1
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................1
2.1 Bước đệm quan trọng cho các bước đột phá sau Đại hội V (1982)
đến trước Đại hội VI (1986).................................................................................1
2.2 Bước đột phá đầu tiên trong tư duy đổi mới kinh tế sau Đại hội V
(1982) đến trước Đại hội VI (1986).....................................................................2
2.2.1 Hoàn cảnh..................................................................................................2
2.2.2 Nội dung....................................................................................................3
2.2.3 Ý nghĩa.......................................................................................................5
2.3 Bước đột phá thứ hai trong tư duy đổi mới kinh tế sau Đại hội V
(1982) đến trước Đại hội VI (1986).....................................................................5
2.3.1 Hoàn cảnh..................................................................................................5
2.3.2 Nội dung....................................................................................................6
2.3.3 Ý nghĩa.......................................................................................................8
3. KẾT LUẬN.......................................................................................................8
Tài liệu tham khảo...................................................................................................9

9 0
Các bước đột phá trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ sau
Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (1986).

1. MỞ ĐẦU

Trong những năm từ 1945 đến 1975 ở Việt Nam, nền kinh tế kế hoạch bao
cấp được áp dụng và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng khi chiến tranh
kết thúc, mô hình kinh tế ấy không còn phù hợp, nhưng vì những ưu điểm mà
nó mang lại mang Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ chưa dứt
khoát xóa bỏ hoàn toàn chế độ ấy. Cùng với bối cảnh Việt Nam đang phải
khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh ở cả miền Bắc và miền
Nam, chính sách cấm cận của Mỹ, rồi hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
và chiến tranh biên giới phía Bắc làm cho nền kinh tế nước nhà gặp muôn vàn
khó khăn. Từ đó mà việc đổi mới tư duy về kinh tế là điều tất yếu, khách
quan, trong đó phải kể đến các bước đột phá tư duy đổi mới kinh tế của Đảng
ta sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (12-1986).

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Bước đệm quan trọng cho các bước đột phá sau Đại hội V
(1982) đến trước Đại hội VI (1986)

Nhận thức được việc phải đưa ra các chủ trương, chính sách kinh tế -
xã hội mới từ sớm, Hội nghị lần thứ sau Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
khóa IV (8-1979) đã bàn những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách và đường lối
giải quyết chúng. Trong đó tư tưởng nổi bật của hội nghị, cũng là bước đột
phá đầu tiên trong quá trình tìm tòi và đổi mới của Đảng ta là “làm cho sản
xuất bung ra” , “nghĩa là ưu tiên khắc phục những hạn chế, sai lầm trong quản
lý kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, chấn chỉnh lại những chủ chương, chính
sách kinh tế, phá bỏ những rào cản để cho những hình thức sản xuất mới được

9 0
hình thành và phát triển”1 . Đó là tư tưởng vô cùng đúng đắn và xuất hiện vào
thời điểm vô cùng thích hợp, nhưng cùng với tư tưởng ấy những giải pháp
được đề ra song song lại chưa đủ sức giải quyết hết những khó khăn trước mắt
và những khó khăn tiềm tàng sau đó. Để rồi “sản xuất có bung ra nhưng chưa
đúng hướng; hàng lậu, hàng giả tràn lan; giá cả tăng cao khó kiểm soát”2 .
Nhưng không thể phủ định rằng tư tưởng của Hội nghị Trung ương lần thứ 6
là bước đột phá mở đầu cho những ý tưởng đối mới sau này, tuy còn cơ bản
và chưa hoàn diện, nhưng lại là nét chấm bút vạch ra một trang mới, đặt nền
móng cho quá trình đổi mới.

2.2 Bước đột phá đầu tiên trong tư duy đổi mới kinh tế sau Đại hội
V (1982) đến trước Đại hội VI (1986)

2.2.1 Hoàn cảnh

Sau bước đột phá đầu tiên của cả quá trình tư duy đổi mới, Hội nghị Trung
ương lần thứ 6, khóa IV (1979), cùng với “những chủ trương đổi mới từng
phần trên lĩnh vực kinh tế - xã hội”3 , Đảng ta đã đưa ra nhiều quyết định mới
“về việc tận dụng đất đai, cải tiến quản lý nông nghiệp, cải tiến công tác phân
phối và lưu thông được nhân dân đón nhận và đạt nhiều chuyển biến tốt đẹp”4

Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cơ bản như việc thực hiện trình tự chưa hợp
lý vấn đề cải tiến công các phân phối, lưu thông ( bước phải thực hiện trước)
rồi mới khuyến khích sản xuất ( bước dựa trên cơ sở của phân phối, lưu
thông mà thực hiện sau đó). Đổi mới từng phần nền kinh tế trên nền mô hình
chủ nghĩa xã hội cũ, chế độ quan liêu bao cấp vẫn được giữ lại làm cho vấn đề
về giá và lương càng trở lên nóng hổi khi sau chiến tranh nguồn vốn không
hoàn trả cạn kiệt mà đất nước ta vẫn phải đối mặt với việc phục hồi hậu quả
chiến tranh. Tháng 5-1981, Bộ Chính trị phát hiện ra thiếu sót ấy đã đề ra Chỉ
1, 2, 3, 4 Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dành cho bậc đại học
không chuyên về lý luận chính trị), Nxb. CTQG Sự thật, Hà Nội, 2021, tr 142
2
3
4
2

9 0
thị số 109 để “điều chỉnh lại hệ thống giá cả và tiền lương song không quán
triệt được quan điểm xóa bỏ quan liêu bao cấp, cải tiến giá và lương một cách
nửa vời, đơn độc, chấp vá và không gắn với cải cách quản lý kinh tế, tổ chức
sản xuất”5 . Làm cho tình hình giá cả chuyển biến ngày càng xấu hơn. Giá cả
thấp hơn giá trị, không có tiền để sửa chữa hao mòn tư bản cố định… tiền
lương không đủ để trả tiền thỏa đáng cho cán bộ, công nhân. Nắm bắt được
tình hình cấp bách đó mà tư tưởng đổi mới về tiền của Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương khóa V là bước đột phá đầu tiên sau Đại hội V (1982).

2.2.2 Nội dung

Hội nghị nhận định việc xóa bỏ quan liêu bao cấp trong giá và lương là
nhiệm vụ hết sức cấp bách, để đạt được điều đó cần phải đạt được những mục
tiêu: “Thúc đẩy phát triển sản xuất theo cơ cấu hợp lý (ngành, vùng, thành
phần), khai thác tối đa tiềm năng lao động, đất đai; ổn định đời sống nhân
dân; góp phần từng bước tạo ra nguồn tích lũy; đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ
nghĩa”6 . Và các phương hướng như “tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành
sản phẩm, giá cả đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý, xóa bỏ tình trạng Nhà nước
mua thấp, bán thấp và bù lỗ bất hợp lý, thực hiện cơ chế một giá; tiền lương
thực tế đảm bảo đời sống cho nhân dân, thực hiện trả lương bằng tiền, chế độ
lương thống nhất có tính đến sự khác biệt hợp lý; xác lập quyền tự chủ về tài
chính của các ngành kinh tế - kĩ thuật; chuyển từ quan liêu bao cấp sang hạch
toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa”7 .

Từ đó Hội nghị xác định những chủ chương và biện pháp lớn:

5 Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dành cho bậc đại học không
chuyên về lý luận chính trị), Nxb. CTQG Sự thật, Hà Nội, 2021, tr 142.
6,7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 46, Nxb.CTQG Sự thật, Hà Nội, 2006, tr 120 -
123
6
7
3

9 0
Về giá cả, Hội nghị nhấn mạnh việc điều chỉnh mặt bằng giá cả, bao
gồm cả các quan hệ tỷ giá và cơ chế quản lý giá phải dựa trên những nguyên
tắc sau: “Phù hợp với sức mua thực tế; định giá dựa trên kế hoạch, thực hiện
hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, vận dụng quy luật giá trị và
quan hệ cung – cầu; coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải lấy giá thóc
làm chuẩn; phân công, phân cấp hợp lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ phù
hợp với thực tế”8 . Dựa trên những nguyên tắc đó Đảng ta chia rõ ràng từng
chủ trương cấp thiết phải đổi mới như : “Giá mua lương thực và nông sản; các
yếu tổ chi phí, giá thành công nghiệp cần được tính đủ, tính đúng; giá buôn
hàng công nghiệp ( vật tư và hàng tiêu dùng); giá bán lẻ; cơ chế quản lý giá”9

Về lương, Hội nghị nêu ra nguyên tắc về chủ trương, chính sách là
“quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động” , “xóa bỏ bao cấp, dần khắc
phục chênh lệch bất hợp lý và tính chất bình quân; phải cải thiện đời sống của
công dân và các lực lượng vũ trang; khôi phục lại trật tự về lương, thưởng”10
Và Đảng ta đưa ra những chủ trương như sau: “Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện
vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, xác định lại hệ
thống lương cơ bản trên phạm vi cả nước; sắp xếp lại các mức lương, phụ
cấp, tiền thưởng; phụ cấp đắt đỏ phải được trung ương thống nhất quy định
cho từng vùng; điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội”11 .

Về tài chính và tiền tệ, Hội nghị xác định vấn đề tài chính và lưu thông
tiền tệ cần phải được chấn chỉnh đồng thời cùng giá và lương, và các chủ
trương là: “Phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông, giữ chắc và huy động
mạnh mẽ các nguồn thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở phát triển sản xuất
và cải tiến quản lý; thực hiện chế độ tự chủ tài chính; điều chỉnh mối quan hệ
giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thực hiện chế độ phân

8, 9, 10,11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 46, Nxb.CTQG Sự thật, Hà Nội, 2006, tr
120 - 132
9
10
11
4

9 0
cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ (toàn xã hội, tập thể, cá nhân);
cải tiến lưu thông tiền tệ; kiểm soát bằng đồng tiền và lỷ luật tài chính”12 .

2.2.3 Ý nghĩa

Qua nội dung nghị quyết Hội nghị Trung ương này ta đã thấy rõ từng
bước tiến của Đảng ta trong đổi mới tư tưởng kinh tế. Từ thực tiễn và kinh
nghiệm xương máu, Đảng và Nhà nước ta đã có những chuyển hướng mạnh
mẽ, sâu sắc trong chủ trương, chính sách thể hiện trong sự rõ ràng, rành mạch
và logic giữa vấn đề và biện pháp giải quyết từ giá cả, tiền lương cho đến
thương nghiệp, tài chính, tiền tệ và đến cả cơ chế kế hoạch hóa và quản lý
kinh tế. Tất cả bởi Đảng ta thấy rõ nền kinh tế bao cấp không còn phù hợp và
thấy được tiềm năng của nền kinh tế thị trường, cũng như có cái nhìn mới,
đúng đắn về con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện thuận lợi
cho nền kinh tế nước nhà phát triển lên một bước . Không những vậy, việc đổi
mới này mang ý nghĩa cách mạng mà cuộc cách mạng ấy cả Đảng, cả dân
cùng đồng lòng, từ đó phát huy truyền thống quý báu của dân tộc là đoàn kết.

2.3 Bước đột phá thứ hai trong tư duy đổi mới kinh tế sau Đại hội
V (1982) đến trước Đại hội VI (1986)

2.3.1 Hoàn cảnh

Ta không thể phủ nhận rằng nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 khóa V
là một bước đột phá lớn trong tư tưởng đối mới nền kinh tế, nhưng việc tổ
chức và triển khai những chính sách đó của Đảng ta vẫn mắc phải những sai
lầm như “vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá lương13” trong khi bối cảnh
thực tiễn vẫn chưa sẵn sàng về mọi mặt cho sự thay đổi đột ngột đó. Bởi vậy
mà tư tưởng thì đúng đắn, nhưng hành động lại sai lầm làm cho tình hình kinh
tế trở lên khủng hoảng nghiêm trọng hơn. Gánh hậu quả nghiêm trọng, Đảng

1212, 13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 46, Nxb.CTQG Sự thật, Hà Nội, 2006, tr
132 - 133
13
5

9 0
ta một lần nữa ngồi lại để xem xét tình hình thật kĩ lưỡng và lần này Hội nghị
Bộ Chính trị (8-1986) đã đưa ra kết luận “ Về một số vấn đề thuộc quan điểm
kinh tế” – bước đột phá thứ hai sau Đại hội V trong đổi mới tư duy.

2.3.2 Nội dung

Những kết luận của Bộ Chính trị lần này được khẳng định là một bước
đột phá mới vô cùng quan trọng về tư duy kinh tế của Đảng ta. Bộ Chính trị
nhấn mạnh ta cần tiếp tục suy nghĩ, tổ chức nghiên cứu lý luận và tổng hết
thực tiễn để nhận thức của ta phù hợp hơn với thực tiễn, và chặng đường đầu
tiên của thời kỳ quá độ.

Về cơ cấu kinh tế, Hội nghị cho rằng, một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý
mới có thể phát triển ổn định, và việc bố trí cơ cấu ngành kinh tế, sản xuất,
đầu tư là những vấn đề quan trọng hàng đầu. Ta cũng đã xác định rõ trong
chặng đường dầu tiên của thời kỳ quá độ tại mục tiêu trong Đại hội lần thứ V
là “lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, đồng thời phát triển công nghiệp
nhẹ và vừa”. Đó là quan điểm đúng đắn, nhưng chúng ta đã mắc nhiều sai
lầm, khuyết điểm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, đầu tư và không thực hiện
được những mục tiêu tại Đại hội V đã đề ra; chúng ta muốn đi nhanh nhưng
lại thành đi đường vào và kéo dài thời gian ở chặng đường đầu tiên. Hội nghị
chỉ rõ ra rằng, ta đã chủ quan, nóng vội trong 5 năm (1976-1980) khi đề ra
một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô và nhịp độ. Hậu quả là “sản xuất dẫm chân
tại chỗ, năng suất lao động giảm, chi phí sản xuất tăng cao, kinh tế - xã hội
càng không ổn dịnh”14 . Trong 5 năm sau đó, ta đã tập trung hơn vào những
công trình trọng điểm nhưng về căn bản vẫn do dự và chưa điều chỉnh lại cơ
cấu kình tế được phù hợp. Do đó, cần thực hiện các điều chỉnh lớn đối với cơ
cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư: “lấy nông nghiệp làm đầu tàu và tập trung vào
định hướng thực sự của ngành, phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp
nặng phải có chọn lọc; tập trung vào quy mô vừa và nhỏ và nhanh chóng cải
14 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 47, Nxb.CTQG Sự thật, Hà Nội, 2006, tr 226 -
232
6

9 0
thiện hiệu quả, phục vụ đắc lực cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ
và lối ra. Theo hướng này, chúng ta phải tập trung toàn lực, trước hết là kinh
phí, vật lực, đầu tư và thực hiện ba kế hoạch quan trọng nhất về lương thực,
thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”15 .

Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Bộ Chính trị cho rằng, ta chưa nắm vững
quy luật đẩu mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là việc cần phải thực hiện thường
xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ. Bởi vậy, nên chúng ta cần đi dần
dần, không cần vội vàng, nhảy bước; và cần nhận thức đúng đắn nền kinh tế
của chúng ta lúc này là nền kinh tế nhiều thành phần, từ đó mới có thể tiến
thành đúng đắn những chiến sách, chiến lược để tận dụng và phát triển nguồn
nhân lực; cải tiến chế độ quản lý, phân phối.

Về cơ chế quản lý kinh tế, Hội nghị cho rằng, việc đổi mới và bố trí lại
cơ cấu kinh tế phải đi đôi, phù hợp với nhau thì mới tạo ra động lực lớn nhất
thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Hội nghị cũng đưa ra: “Đổi mới kế hoạch
hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế, đồng
thời phát huy đúng đắn các quy luật của nền kinh tế thị trường; làm cho các
đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; phân biệt chức
năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất, kinh
doanh của các đơn vị kinh tế; phân công, phân cấp bảo đảm các quyền của
Nhà nước, quyền chủ động của địa phương, quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh”16.

2.3.3 Ý nghĩa

Bản kết luận của Bộ Chính trị không chỉ là bước tiến tiếp theo trong
công cuộc đổi mới tư duy nền kinh tế mà còn là bước đột phá quan trọng

15 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 47, Nxb.CTQG Sự thật, Hà Nội, 2006, tr 226 –
232
16 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 47, Nxb.CTQG Sự thật, Hà Nội, 2006, tr 239 -
254

16
7

9 0
quyết định đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội lần thứ VI (12-1986).
Thông qua quan sát thực tiễn và kinh nghiệm, bản kết luận đã chỉ rõ và thừa
nhận những sai lầm của Đảng và đưa ra những nhận thức đúng đắn và rõ ràng
hơn về tình hình hiện tại của đất nước, cũng như đưa ra những giải pháp đúng
đắn đặt cơ sở cho đường lối đổi mới sau này.

3. KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu về quá trình tìm tòi và đổi mới của Đảng, ta
nhận ra chúng ta đã phải trải qua những khó khăn như thế nào, và vai trò quan
trọng của Đảng đã đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn ấy. Có thể nói,
Đảng đã chủ động vừa làm vừa sửa chữa những sai lầm, tổng kết thực tiễn và
không ngừng nghiên cứu lí luận, điểu chỉnh kịp thời những chính sách đưa đất
nước ta đi đúng hướng. Chỉ cần nhìn vào thực tại, ta tự biết được sự đúng đắn
trong tư tưởng và bước đột phá trong tư tưởng của Đảng là hợp quy luật, hợp
lòng dân và đã thành công như nào.

Đối với bản thân, ngoài việc có thêm kiến thức và lòng tin vào Đảng,
em còn nhận ra điều quan trọng của đổi mới tư duy, không chỉ về kinh tế, mà
mọi lĩnh vực. Thế giới đang ngày càng phát triển, để có thể sống, phát triển và
hòa nhập việc đổi mới là điều tất yếu. Việc đổi mới ở đây không cần một cái
thay đổi hoàn toàn, mà từ từ nhìn vào thực tiễn, rút ra kết luận và sửa chữa sai
lầm, thay đổi mà vẫn giữ được bản chất của mình và trở nên tốt hơn. Là một
công dân của đất nước, em cũng luôn nhớ rõ trách nhiệm cao cả của mình để
đóng góp phần nào vào nền kinh tế, luôn sẵn sàng thực hiện các chính sách,
chủ chương của Đảng, ra sức học tập và không ngừng sáng tạo để đổi mới đất
nước.

Tài liệu tham khảo

9 0
1.Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam (dành cho bậc đại học không chuyên về lý luận chính trị), Nxb. CTQG
Sự thật, Hà Nội, 2021

2.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 46, Nxb.CTQG Sự
thật, Hà Nội, 2006, tr 114 – 137

3.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 47, Nxb.CTQG Sự
thật, Hà Nội, 2006, tr 223 – 254

9 0

You might also like