You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Tên đề tài : Vì sao Việt Nam phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước? Theo anh(chị) kinh tế thj trường đã ảnh hưởng
như thế nào đối với học sinh, sinh viên.

Giáo viên hướng dẫn : ThS.Trần Thị Phương Lan


Sinh viên : Hoàng Việt Trung Nguyên
Lớp : XD19-CLC
Mã số sinh viên : 19520100388
TPHCM, ngày 4, tháng 6, năm 2020

_BÀI LÀM_

1
I.PHẦN MỞ ĐẦU:
Nền kinh tế thế giới đang có một xu thế phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhưng Việt Nam
vẫn là nước có nền kinh tế phát triển chậm, vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu. Cơ sở hạ tầng
thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển, nạn thất nghiệp,
tham ô lạm phát, ô nhiễm môi trường… vẫn luôn là một trong những vấn đề bức xúc vẫn
chưa được xử lý triệt để được. Tuy vậy không thể một sớm một chiều mà có thể khắc
phục được những khuyết điểm đó mà ta phải dần dần khắc phục. Song hành với nó ta
phải liên lục vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và kinh tế để phát triển đất
nước.

Đất nước Việt Nam đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt, nhất là phát triển
kinh tế, do đó chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế một cách
thận trọng, khẩn trương và làm sao để có hiệu quả nhất. Chình vì vậy việc chuyển đổi
sang nền kinh tế và cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước là vô cùng quan
trọng. Chúng ta cần phải linh hoạt trong từng vấn đề, từng lĩnh vực của sự phát triển kinh
tế.

Việc nghiên cứu lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Leenin về nền kinh tế thị trường là cần
thiết không chỉ đối với những người nghiên cứu khoa học kinh tế, đối với cán bộ quản lý
kinh doanh, với những người có nhiệm vụ định hướng đường lối phát triển kinh tế của đất
nước, mà nó rất cần thiết đối với mỗi sinh viên, mỗi công dân trong xã hội.
Lý thuyết về nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa Mác-lenin là một nội dung hết sức to
lớn và vô cùng quan trọng trong học thuyết của chủ nghĩa Mác Lenin. Cùng với lý luận
về giá trị thặng dư, học thuyết hình thái kinh tế xã hội, thì lý thuyết về nền kinh tế thị
trường là một phát kiến vĩ đại của Mác mà sau này được Lenin phát triển, nó là hòn đá
tảng của chủ nghĩa Mác Lênin, cho đến cả ngày hôm nay và mai sau.
Để có cơ sở hiểu hơn về lý thuyết của Mác-Lênin, có cơ sở cho thống nhất cao hơn
đường lối của Đảng ta, vấn đề nghiên cứu, nắm vững lý thuyết về nền kinh tế thị trường
của chủ nghĩa Mác Lênin là hết sức cần thiết.

Tháng 12 năm 1986, đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp và đề ra đường lối
đổi mới kinh tế. Đó là chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hơn 10
năm qua, việc chuyển đổi kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội. Chính vì
lý do đó mà em quyết định chọn đề tài trên cho bài tiểu luận này.

2
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tham khảo kinh nghiệm phát triển
của các quốc gia trên thế giới, và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề ra
đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước phát
triển mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB), C. Mác đã
dự báo về xã hội tương lai trên những nét đại thể. C. Mác cho rằng, với sự phát triển
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất xã hội, dẫn đến phá vỡ trật tự, kết cấu của quan hệ sản
xuất tư bản, mở đường, xác lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển cao
của lực lượng sản xuất để thúc đẩy một phương thức sản xuất mới ra đời.

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, xã hội tồn tại và phát triển được là nhờ sản xuất vật
chất, lịch sử của xã hội trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất.

C. Mác khẳng định, sự phát triển của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa ở giai
đoạn cao, lúc đó nhà nước tự tiêu vong và khi ấy kinh tế hàng hóa (kinh tế thị trường)
cũng không còn tồn tại. Lênin cũng cho rằng: Chủ nghĩa xã hô ̣i (CNXH) là sản phẩm của
nền đại công nghiệp cơ khí. Và nếu “không có kỹ thuật tư bản chủ nghĩa quy mô lớn
được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại... thì không thể nói
đến CNXH được”. Tuy nhiên, trước khi không còn cơ sở tồn tại, bản thân nhà nước và
kinh tế thị trường lại cần thiết cho quá trình xây dựng thành công một xã hội mới, xã hội
cộng sản chủ nghĩa.

C. Mác khẳng định, sự phát triển của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa ở giai
đoạn cao, lúc đó nhà nước tự tiêu vong và khi ấy kinh tế hàng hóa (kinh tế thị trường)
cũng không còn tồn tại. Lênin cũng cho rằng: Chủ nghĩa xã hô ̣i (CNXH) là sản phẩm của
nền đại công nghiệp cơ khí. Và nếu “không có kỹ thuật tư bản chủ nghĩa quy mô lớn
được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại... thì không thể nói
đến CNXH được”. Tuy nhiên, trước khi không còn cơ sở tồn tại, bản thân nhà nước và
kinh tế thị trường lại cần thiết cho quá trình xây dựng thành công một xã hội mới, xã hội
cộng sản chủ nghĩa.

Logic này được Lê-nin khẳng định từ chính thực tiễn phát triển của nước Nga. Chúng ta
biết, khi Cách mạng Tháng Mười thành công, ngay bản thân Lê-nin, trong giai đoạn đầu

3
ông cũng triển khai chính sách cộng sản thời chiến. Tuy nhiên, sau đó Người nhận ra sai
lầm, nóng vội, và chỉ ra chính sách cộng sản thời chiến trước đây được rất nhiều người
trong Đảng hiểu như là một chính sách cần phải được tiếp tục trong chặng đường tiếp
theo của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì thực tế đã cho thấy, sau chiến tranh,
không thể tiếp tục con đường đó, bởi nó đối lập Đảng với quần chúng nhân dân, công
nhân với nông dân và chỉ làm trầm trọng thêm nền kinh tế vốn đã hoang tàn của đất nước.
Và người chỉ ra con đường khắc phục thông qua triển khai thực hiện chính sách kinh tế
mới. Thực chất của chính sách kinh tế mới là chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang
khuyến khích phát triển kinh tế hàng hóa, chấp nhận mức độ nhất định cơ chế thị trường.
Để phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện mới hình thành còn nhiều khó khăn, cần
phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần.

Trong khi vận dụng chính sách kinh tế mới, Lênin đã dùng từ “quá độ” để chỉ rõ trong
nền kinh tế của nước Nga khi đó “có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”. Và Lê-nin còn khẳng định rằng: “Chúng ta không
thể hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên tất cả
nhũng bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản đã thu được”. Rất tiếc rằng,
mấy năm sau khi Lênin qua đời, chính sách kinh tế mới đã sớm bị dừng lại, không được
tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

Chuyển đổi kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là bước
ngoặt quan trọng làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Sự thành công hay
không của quá trình chuyển đổi quyết định thắng lợi hay không của sự nghiệp đổi mới.
Quá trình đổi mới kinh tế nước ta những năm qua cho thấy rằng, việc chuyển nền kinh tế
nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là sự phù hợp với xu
thế phát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa đời
sống kinh tế. Tuy nhiên vì không có tiền lệ nào trong lịch sử về quá độ từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường cho nên công cuộc đổi mới đang đòi hỏi
nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn. Chẳng hạn, hàng loạt các khái niệm, phạm trù kinh
tế mới, hàng loạt các vấn đề về nhận thức lại bản chất của nền kinh tế kế hoạch hóa, bản
chất của nền kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam đang đòi hỏi phải
luận chứng, giải thích một cách có căn cứ khoa học nhằm làm cơ sở cho quyết định của
Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Xuất phát từ đó, ở đây cần làm rõ một số vấn đề:

4
-Lý giải các khái niệm và phạm trù kinh tế học mới làm cơ sở logic cho việc nhận thức lại
bản chất của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và nền kinh tế thị trường.
-Đồng thời dựa trên cơ sở phân tích thực trạng nền kinh tế nước ta để đổi cơ chế kinh tế
nước ta để trình bày các quan điểm khoa học làm cơ sở phương pháp luận cho thời kỳ
chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta.

Vậy nền kinh tế và cơ chế thị trường là gì?

2.Cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể (hoạt động) kinh tế
trong việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và cơ cấu sản
xuất. Sự tương tác của các chủ thể tạo nên những điều kiện nhất định để nhà sản xuất, với
hành vi tối đa hóa lợi nhuận, sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định ba vấn đề: sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Ngược lại, hoạt động của các chủ thể
tạo nên sự tương tác nói trên. Như vậy, cơ chế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế,
trong đó các quan hệ kinh tế tác động lên mọi hoạt động của nhà sản xuất và 1 người tiêu
dùng trong quá trình trao đổi.

Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học phúc lợi thì cơ chế thị trường là cách thức tự động
phân bổ tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế. Đó là vì, khi mỗi nhà sản xuất đều căn cứ
vào giá cả thị trường để có quyết định về sản xuất, sẽ không có sản xuất thừa, cũng sẽ
không có sản xuất thiếu. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi
hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành do sự điều tiết của quan
hệ cung cầu. Phúc lợi kinh tế được đảm bảo do không có tổn thất xã hội.

Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy hoạt động
của các chủ thể. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do lựa chọn hình thức sản xuất
kinh doanh, tự chịu trách nhiệm: 'lãi hưởng lỗ chịu', chấp nhận cạnh tranh, là những điều
kiện hoạt động của cơ chế thị trường. Sự tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể
tránh khỏi đối với các doanh nghiệp, nếu không sẽ bị đào thải.

Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thì các điều kiện
sau đây phải được thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đối xứng,
không có các ảnh hưởng ngoại lai, không có đầu cơ, không có vi phạm đạo đức kinh
doanh v.v... Tuy nhiên, trong thực tế không có nước nào đáp ứng hoàn hảo các điều kiện
này, nên có những trường hợp cơ chế thị trường sẽ không thể phân bổ tối ưu các nguồn

5
lực kinh tế, thậm chí góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế. Khi đó sẽ có thất bại thị
trường.

Cơ chế thị trường là tổng thể hữu cơ của các mối quan hệ kinh tế tiêu biểu ở các yếu tố
cung, cầu và giá cả: chịu sự chi phối cảu “bàn tay vô hình” hay các quy luật kinh tế vốn
có của kinh tế thị trường có thể tự vận động, tự điều chỉnh được.
Khi nói tới cơ chế thị trường là nói tới bộ máy tự điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa, điều tiết sự vận động của nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường là tổng thể
các nhân tố, quan hệ, môi trường, động lực và quy luật phân phối sự vận động của thị
trường. Cũng có thể khái quát cơ chế thị trường chính là “bộ máy” kinh tế điều tiết toàn
bộ sự vận động cảu kinh tế thị trường, điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa
thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là quy
luật giá trị- quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Sự hoạt động của quy luật giá trị có biểu hiện: giá trị thị trường lên xuống xoay quanh giá
trị thị trường của hàng hóa. Nghĩa là sự hình thành giá cả trên thị trường phải dựa trên cơ
sở giá trị thị trường. Ngoài giá trị thị trường, sự hình thành giá trị thị trường còn phải chịu
tác động của quan hệ cung cầu hàng hóa. Tính quy luật của quan hệ giữa giá cả thị trường
với giá trị tác động của quan hệ cung cầu được biểu hiện.

Làm thế nào để giải quyết ba vấn đề cơ bản của Kinh tế học là sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? và phân phối cho ai? Có ba cách cơ bản là: Cơ chế chỉ huy tập trung, cơ chế
thị trường tự do và cơ chế hỗn hợp.

Cơ chế chỉ huy tập trung


Thực chất là cơ chế mệnh lệnh, là một xã hội Chính phủ đề ra mọi quyết định về sản xuất
và tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào và sản xuất cho ai. Sau đó các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ sản xuất
gia đình, các doanh nghiệp.
Quá trình như vậy là một nhiệm vụ rất phức tạp và không tồn tại một nền kinh tế mệnh
lệnh hoàn chỉnh, trong đó tất cả các quyết định về phân bổ nguồn lực được tiến hành theo
phương pháp này. Tất nhiên việc xây dựng một kế hoạch như vậy, trong đó không chỉ xác
định chính xác số lượng từng loại sản phẩm phải sản xuất mà còn ấn định cả giá cả, theo
đó các sản phẩm này được bán cho người tiêu dùng là một công việc khổng lồ. Chỉ cần
nhà quản lý phạm sai lầm là có thể dẫn đến tình trạng dư thừa hay thiếu hụt to lớn một
loại sản phẩm nào đó. Trước năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng cơ chế này.

6
Cơ chế thị trường tự do

Cơ chế thị trường tự do, các đơn vị cá biệt được tự do tác động lẫn nhau trên thị trường.
Nó có thể mua sản phẩm từ các đơn vị kinh tế này hoặc bán sản phẩm cho các đơn vị
kinh tế khác. Trong một thị trường, các giao dịch có thể thông qua trao đổi bằng tiền hay
trao đổi bằng hiện vật (hàng đổi hàng). Việc hàng đổi hàng gặp không ít phức tạp, đôi khi
không có hàng cần để trao đổi lẫn cho nhau; ví dụ, có khi khó tìm ra người đổi xe máy
lấy một cây đàn. Do đó việc đưa tiền tệ vào làm vật trung gian cho sự trao đổi đã làm
thuận lợi rất nhiều cho những cuộc giao dịch. Trong một nền kinh tế thị trường hiện đại,
người ta mua hoặc bán các sản phẩm và dịch vụ thông qua tiền tệ.

Trong cơ chế thị trường, vấn đề giá cả đã quyết định việc mua cái và bán cái gì. Việc
phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống giá cả. Quá trình điều chỉnh giá cả sẽ khuyến
khích xã hội phân bố lại các nguồn lực để phản ánh được sự khan hiếm đã tăng lên của
một loại hàng hóa nào đó.

Thị trường mà nhà nước không can thiệp vào gọi là thị trường tự do. Các cá nhân trên thị
trường tự do theo đuổi quyền lợi của riêng mình bằng cách cố gắng làm càng nhiều cho
mình càng tốt tùy theo khả năng của mình, không có ai trợ giúp hoặc can thiệp của Chính
phủ. Với những động cơ cá nhân như vậy, nhưng chính điều đó đã làm cho xã hội khá giả
lên bằng cách tạo ra những việc làm và những cơ hội mới. Chính vì vậy, mà đường giới
hạn khả năng sản xuất dịch ra xa hơn.

Cơ chế hỗn hợp

Thị trường tự do cho phép các cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của mình mà không có sự
can thiệp khống chế nào của Chính phủ. Kinh tế mệnh lệnh để cho tự do cá nhân về kinh
tế một phạm vi rất hẹp, vì hầu hết các quyết định đều do Chính phủ đưa ra. Giữa hai thái
cực đó là khu vực kinh tế hỗn hợp.

Trong một nền kinh tế hỗn hợp, khu vực nhà nước và khu vực tư nhân tương tác với nhau
trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Chính phủ kiểm soát một phần
đáng kể của sản lượng thông qua việc đánh thuế, thanh toán chuyển giao cung cấp các

hàng hóa và dịch vụ như lực lượng vũ trang, cảnh sát. Chính phủ cũng điều tiết mức độ
theo đuổi lợi ích cá nhân.

7
Trong cơ chế hỗn hợp, Chính phủ cũng có thể đóng vai trò là nhà sản xuất các hàng hóa
tư nhân thông qua các doanh nghiệp có vốn chi phối của nhà nước.

Đặc trưng

* Việc phân bố sử dụng các nguồn tài nguyên, nguyên liệu đầu vào về cơ bản được giải
quyết theo quy luật của kinh tế thị trường mà cốt lõi là quy luật cung cầu.

* Các mối quan hệ kinh tế thị trường đều được tiền tệ hoá.

* Động lực chính phát triển kinh tế là lợi nhuận thu được.

* Việc sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm do hai phía cung và cầu quyết định.

* Môi trường, động lực, phương tiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển là cạnh
tranh.

* Nhà sản xuất là nhân vật trung tâm và khách hàng chi phối người bán trên thị trường.

* Có sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.

* Có bất cập cần có sự điều tiết của nhà nước như môi trường, khủng khoảng và nhiều
vấn đề xã hội.
* Có xu hướng phát triển kinh tế mang tính hội nhập khu vực và quốc tế.

Hiểu về cơ chế thị trường

- Trong cơ chế thị trường, bạn được tự do đưa ra quyết định liên quan đến việc mua và
bán. Adam Smith đã sử dụng sự tự do này để hình thành khái niệm về bàn tay vô hình.

- Bàn tay vô hình đề cập đến các hành động hay quyết định cá nhân của các tác nhân kinh
tế dẫn đến phúc lợi tối đa cho nền kinh tế. Các quyết định này hoạt động về mặt cung và
cầu cho một hàng hóa, được gọi chung là cơ chế thị trường.

- Theo Adam Smith mọi hoạt động của các cá nhân trong xã hội chỉ nhằm phục vụ lợi ích
của chính các cá nhân đó, chứ không phải vì lợi ích cộng đồng.

- Tuy nhiên, thông qua phân công lao động, thông qua thị trường và cơ chế giá cả, toàn
bộ xã hội cũng sẽ được hưởng lợi từ hoạt động riêng lẻ của các cá nhân, một "bàn tay vô

8
hình" sẽ dẫn dắt con người trong khi làm việc có lợi cho mình thì đồng thời đã đóng góp
lợi ích cho tập thể.

Phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường

- Phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường phải tuân thủ theo các qui luật của thị trường
như qui luật về sự khan hiếm, qui luật cung - cầu, qui luật giá trị... để phân bổ một cách
có hiệu quả các nguồn lực của xã hội.

- Phương thức phân bổ nguồn lực lấy động cơ tối đa hóa lợi ích làm mục tiêu phân bổ.
Nguồn lực sẽ được phân bổ vào những ngành, lĩnh vực hay địa bàn nào mang lại lợi ích
tối đa cho người sở hữu nguồn lực đó. Theo hình thức phân bổ này, hàng hóa và dịch vụ
sản xuất ra được cung cấp theo giá cả cân bằng cung - cầu trên thị trường.
- Mặc dù vậy, cơ chế thị trường không thể bao quát hết toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vì
còn những mục tiêu khác mà xã hội muốn theo đuổi chứ không chỉ tối đa hóa lợi ích cá
nhân, ví dụ như mục tiêu công bằng hay ổn định kinh tế vĩ mô.

Ưu điểm và khuyết điểm của cơ chế thị trường


Ưu điểm:
- Khi cơ chế thị trường phát triển thì kích thích mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất.
- Kinh tế thị trường lấy lợi nhuận siêu ngạch làm động lực hoạt động. Động lực này
đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên hạ thấp chi phí lao động cá biệt xuống
thấp hơn chi phí lao động xã hội cần thiết. Điều này đòi hỏi phải nâng cao năng
suất lao động trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật công
nghệ.
- Cơ chế thị trường có tính năng động và khả năng thích nghi nhanh chóng. Sở dĩ
như vậy là vì: trong kinh tế thị trường tồn tại một nguyên tắc ai đưa ra thị trường
một loại hàng hóa mới và sớm nhất sẽ thu được lợi nhuận nhiều nhất. Điều đó tất
yếu đòi hỏi phải năng động thường xuyên.
- Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa rất phong phú và đa dạng. Do vậy, nó tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thỏa mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu vật chất,
văn hóa và sự phát triển toàn diện của mọi thành viêc xã hội.
Khuyến điểm:
Ngoài những ưu điểm thì nó cũng có không ít những khuyết điểm như sau:

9
- Trước hết phải nói tới những bệnh gắn liền với sự hoạt động của cơ chế thị trường:
khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, phân hóa giàu nghèo và gây ô nhiễm
môi trường sống nghiêm trọng.
- Khủng hoảng sản xuất “thừa” là căn bệnh cố hữu của nền kinh tế thị trường phát
triển, ở đây do mức cung hàng hóa vượt mức cầu có khả năng thanh toán cho nên
dẫn đến tình trạng dư thừa hàng hóa. Nguyên nhân của tính trạng đó là do mẫu
thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẫn này được thể
hiện ở tính cao độ trong từng doanh nghiệp với tính vô chính phủ trên toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
- Xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn mâu thuẫn với sức mua có hạn của quần
chúng. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Gắn liền với
khủng hoảng kinh tế là nạn thất nghiệp của người lao động, đây là một bài toán
nan giải của kinh tế thị trường.
- Kinh tế thị trường tạo ra sự phân hóa giai cấp, do đó nó cũng làm tăng thêm mâu
thuẫn giai cấp. Tác động của kinh tế thị trường đã dẫn đến tình trạng một số người
phát tài giàu có, còn một người khác bị phá sản trở thành những người làm thuê.
Sự đối kháng về kinh tế là cơ sở đấu tranh của giai cấp.
- Một khuyết điểm của cơ chế thị trường cần thiết phải kể đến là gây ô nhiễm môi
trường sinh thái, tàn phá đất đai, rừng đầu nguồn, khí thải công nghiệp làm cho
nhiệt độ của trái đất ngày càng nóng lên. Chỉ do chạy theo lợi nhuận trước mắt mà
không tính toán đến hiểm họa đang de dọa toàn nhân loại.
Tóm lại, cơ chế thị trường tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chi
phối sự vận động của cơ chế thị trường.

III.THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM:


Sau 30 năm đổi mới, nhận thức về nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN) ngày càng sáng tỏ hơn. KTTT phát triển đã góp phần khẳng định: “Con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế
phát triển của lịch sử. Thành tựu và những kinh nghiệm, bài học đúc kết từ thực tiễn tạo
tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong
thời gian tới”. Vậy, thực tiễn đó là gì?
Xuất phát từ việc cần kíp phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp chuyển sang
nền KTTT và hội nhập quốc tế. Chủ trương đó nhanh chóng được các nhà đầu tư trong,
ngoài nước và đông đảo người sản xuất, tiêu dùng hưởng ứng. Các doanh nghiệp tư nhân

10
trong nước và có vốn nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, hộ nông dân chuyển sang
kinh doanh hàng hóa, hộ tư thương phát triển mạnh, thị trường hàng hóa và dịch vụ phát
triển với quy mô ngày càng lớn, chủng loại phong phú hơn. Thị trường tài chính, nhất là
thị trường tín dụng và chứng khoán phát triển khá nhanh. Thị trường bất động sản, thị
trường lao động và khoa học - công nghệ, dù còn chưa phát triển một cách chuẩn tắc,
nhưng cũng đã hình thành. Xuất khẩu, nhập khẩu phát triển mạnh, đưa nước ta trở thành
nước có nền kinh tế mở ở mức độ cao trong khu vực.
Tuy nhiên, các yếu tố XHCN hoặc xuất hiện nhưng không có hiệu quả, hoặc chưa rõ nét.
Cụ thể là, thành phần kinh tế nhà nước tuy chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng
hiệu quả thấp. Thậm chí một số tập đoàn kinh tế nhà nước lớn lâm vào tình trạng mất
vốn, phá sản, nợ nần (nợ của doanh nghiệp nhà nước đến năm 2013 đạt con số hơn 1 triệu
tỷ đồng). Hợp tác xã còn yếu kém hơn, đặc biệt là không hấp dẫn nông dân. Nhà nước
quản lý nền kinh tế chủ yếu theo chính sách ngắn hạn, hiệu lực và hiệu quả thấp, các vấn
đề về lũng đoạn thị trường, gian lận, hàng giả… diễn ra phổ biến. Nhà nước làm mất dần
niềm tin ở nhân dân do quản lý nền kinh tế chưa thực sự hiệu quả và công bằng, do “lợi
ích nhóm” chi phối nên nhiều chính sách kinh tế chưa thực sự xuất phát từ lợi ích chung
của quảng đại nhân dân lao động. Sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng gia tăng, tệ quan
liêu, lãng phí và tham nhũng chưa được ngăn ngừa hiệu quả. Số đông người dân làm
nông nghiệp có thu nhập thấp, hầu như rất khó thoát nghèo.
Thực tiễn cũng cho thấy, nền KTTT định hướng XHCN có sự khác biệt với nền KTTT tư
bản chủ nghĩa, thể hiện chính là ở chỗ ai làm chủ sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị
trong một nước. Trong nền KTTT tư bản chủ nghĩa: đó là giới chủ; trong nền KTTT định
hướng XHCN: đó là đông đảo nhân dân lao động.Đó là sự khác biệt duy nhất. Các mặt kỹ
thuật và tổ chức còn lại của KTTT như nguyên tắc trao đổi hàng hóa, kỹ thuật kiểm soát
nền KTTT, kỹ thuật tổ chức quản lý để nền kinh tế quốc dân nói chung, mỗi tổ chức kinh
tế nói riêng hoạt động ở trạng thái hiệu quả đều có thể chung nhau giữa hai loại nước
(KKTT tư bản chủ nghĩa và KTTT định hướng XHCN) vì đó là thành quả tiến hóa mang
tính nhận thức và khoa học của loài người.

IV.LIÊN HỆ SINH VIÊN:


Ảnh hưởng tích cực:

11
- Kinh tế thị trường là điều kiện kích thích năng suất lao động không ngừng. Sự tìm
tòi và sáng tạo của học sinh, sinh viên luôn được khuyến khích. Chính điều này
đỏi hỏi mỗi người phải học tập, rèn luyện tay nghề, rèn luyện bản thân. Kinh tế thị
trường cũng rất nghiêm khác đào thảo những trì trệ, sự lạc hậu, lỗi thời của con
người và các sản phẩm yếu kém về nội dung cũng như hình thức.
- Về phương diện đạo đức, lối sống, sự ảnh hưởng tích cực của kinh tế thị trường là
từng bước hình thành nhân cách tự chủ, tự lập của học sinh, sinh viên, rèn luyện ý
thức học tập, lao động. Năng động, thích nghi, sáng tạo. Đây là những phẩm chất
đạo đức về ý chí, lòng dũng cảm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc và tự trọng ở mỗi con
người cũng như cả cộng đồng.
Ảnh hưởng tiêu cực:
- Xuất hiện lối sống chạy theo đồng tiền lợi nhuận trước mắt, mỗi học sinh, sinh
viên vẫn chưa có ý thức học tập chưa tốt, chưa cố gắng trong học tập, học cho có,
học qua môn. Khả năng làm việc nhóm chưa có.
- Ý thức tự học chưa có. Ít khi tham gia các hoạt động xã hội, thiếu đóng góp cho xã
hội.

-HẾT-

12
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Wikipedia
Giáo trình “Kinh tế chính trị Mac-Lênin
Google.com

13
MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU : trang 2
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN: trang 3 đến trang 10
III. THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM: trang 10 đến trang 11
IV. LIÊN HỆ ĐẾN SINH VIÊN: trang 12
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO: trang 13

14
15

You might also like