You are on page 1of 4

Phần mở đầu

1.Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa là
cốt, trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có
chủ nghĩa thì như con người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ
học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng
nhất là chủ nghĩa Lê – nin.” Thấm nhuần tư tưởng của Bác, Đảng ta khẳng định lấy
chủ nghĩa Lê – nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
hành động. Sau hơn bai mươi lăm năm đổi mới theo đường lối Đảng, nước ta vẫn
ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, giũ vững nền độc lập và gây dựng được nhiều
thành tựu trên thị trường quốc tế, tạo được uy tín, vị thế của Việt Nam trong mắt
bạn bè quốc tế.
Học thuyết kinh tế xã hội chủ nghĩa là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật
lịch sử của triết học Mác – Lê – nin, mà trong đó đề ra những nội dung cơ bản để
định hướng sự vận động phát triển của xã hội, những phương pháp luận khoa học
để định hướng xã hội. Tuy đã trải qua nhiều thế hệ, xã hội đã có nhiều sự biến đổi
về khoa học, chính trị nhưng hình thái kinh tế xã hội vẫn giữ đúng giá trị của nó, là
cơ sở thế giới quan và phương pháp luận để cho các nước xã hội chủ nghĩa vận
dụng, sáng tạo vào việc chủ trương lãnh đạo đất nước theo con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản, điển hình là nước Việt Nam ta
hiện nay với việc áp dụng hình thái kinh tế xã hội đã gặt hái được nhiều thành
công, có ý nghĩa quan trọng, tầm vóc to lớn trong quá trình xây dựng đất nước,
giải quyết được nhiều hạn chế thử thách mà ta từng mắc phải.
Với những lý do trên, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài “Học thuyết kinh tế xã hội
và quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội, ý nghĩa của
học thuyết này đối với sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay” làm bài tập lớn cho môn học Triết học Mác – Lênin.
2.Với việc xác định mục tiêu của tiểu luận: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và
quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội và phạm vi
nghiên cứu: Học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội; sự vận dụng học
thuyết này trong sự đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay nhằm rút
ra giá trị, ý nghĩa của học thuyết này đối với sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay.3. Do đó, tiểu luận có các nhiệm vụ sau cần giải quyết:
trình bày khái niệm và cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, phân tích quá trình phát
triển lịch sử tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội, đánh giá giá trị lý luận và thực
tiễn của hình thái kinh tế - xã hội và rút ra giá trị của học thuyết đối với sự nghiệp
đổi mới đi lên chủ nghĩa hội của Viêt Nam hiện nay.
2.2.1
Theo Ăngghen, các nước lạc hậu đang ở giai đoạn tiền tư bản chủ nghĩa, có thể bỏ
qua và phát triển theo con đường đi lên tư bản chủ nghĩa. Muốn làm được điều
đó, cách mạng vô sản phải thành công, nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu
tranh giành được độc lập từ tay giai cấp thống trị. Thật vậy theo học thuyết hình
thái kinh tế - xã hội khẳng định: các quốc gia, dân tộc có thể phát triển một cách
tuần tự theo những bước quá độ của các hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau,
song dựa vào các điều kiện cụ thể khác nhau, các nước có thể bỏ qua một hay
một vài hình thái kinh tế - xã hội.
Theo Lênin, có hai hình thái quá độ: bao gồm quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.
Những nước đã phát triển theo tư bản chủ nghĩa có thể đi lên chủ nghĩa xã hội
theo hình thức quá độ trực tiếp. Ngược lại, đối với những nước lạc hậu, chưa có
sự đổi mới đi lên tư bản chủ nghĩa, có thể đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức
quá độ gián tiếp, mà cụ thể ở đây là bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến thắng đến xã
hội chủ nghĩa.
Nhìn vào Việt Nam, có thể thấy ta là một nước nghèo về kinh tế, lại bị thực dân và
đế quốc xâm lược trong một thời gian dài, khiến cho chúng ta tụt hậu so với Thế
giới một khoảng cách khá xa. Vì lẽ đó, sau khi các cuộc cách mạng thành công,
nước ta giành được độc lập, Đảng ta quyết định xây dựng đất nước theo hướng
chủ nghĩa hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Sự lựa chọn ấy không mẫu thuẫn với quá
trình xây dụng chủ nghĩa xã hội, cũng không mẫu thuẫn với hình thái kinh tế - xã
hội, chỉ đơn thuần là sự lựa chọn rút ngắn bỏ qua tư bản chủ nghĩa theo điều kiện
lịch sử, xã hội đã được cụ thể rõ.
Con đường chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất và hợp lí để ta có thể phát
triển nhanh lực lượng sản xuất một cách hiện đại hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn
giúp giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả và tiến bộ nhất, giúp nhân
dân lao động có được việc làm một cách bình đẳng, không phải trải qua giai đoạn
người bóc lột người như chế độ trước, giúp đời sống trở nên ấm no, tự do, hạnh
phúc hơn xưa. Có lẽ vì vậy mà Đảng ta đã khẳng định: độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội không thể tách rời nhau. Kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa là phù hợp với quy luật của thời đại và điều kiện đất
nước.
2.2.2
Từ cuối thế kỉ XVIII đến này, trong lịch sử loài người đã diễn ra nhiều loại công
nghiệp khác nhau: công nghiệp hóa tư bản và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Xét về nội dung, khoa học, lực lượng sản xuất, công nghệ thì các loại công nghiệp
là giống nhau. Tuy nhiên lại khác nhau về mục đích, cách thức tiến hành và đặc
biệt là sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị. Công nghiệp ở mỗi quốc gia là
khác nhau, vào những thời khắc khác nhau, điều kiện lịch sử cũng khác nhau nên
khái niệm cũng tương đối khác nhau.
Tuy nhiên, khái quát chung công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình cải tiến một
đất nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế công nghiệp. Kế
thừa và chọn lọc những tri thức về sự khái quát về công nghiệp, Đảng ta xác định
công nghiệp, hiện đại hóa của nước Việt Nam là quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ
sử dụng sức lao động thô sơ sang phương thức, phương tiện hiện đại, tiên tiến
dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ công nghệ, từ đó giúp nâng cao
năng xuất hoạt động xã hội, gia tăng nguồn thu nhập.
Theo khái niệm trên cho thấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra nguồn lực
mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trong tạo sự phát triển đột biến trong
tất cả các lĩnh vực khác. Do đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa là nền công
nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội cao dựa trên trình độ
khoa học và công nghệ thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Điều đó cho
thấy dù là chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã
hội đều phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chuẩn bị cho chủ nghĩa xã hội thông
qua việc thực hiện công nghiệp là việc tất yếu, là quy luật của nền kinh tế phổ
biến.
Như ta đã biết, Việt Nam là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế
kém phát triển, cơ sở vật chất lạc hậu. Do đó việc chuẩn bị cơ sở vật chất, xây
dựng nền kinh tế phát triển phải thực hiện qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì
như ta đã biết, công nghiệp hóa, hiện đại giúp chúng ta từng bước chuẩn bị vật
chất kỹ thuật cho việc xây dựng nền chủ nghĩa xã hội, qua đó nâng cao đời sống
nhân dân, nâng dần trình độ văn hóa xã hội.1
Tuy nước ta đang trong quá trình phát triển công nghệ hóa, hiện đại hóa nhưng
vẫn còn là một nước có nền kinh tế công nghiệp với thu nhập thấp. Do đó, ta phải
chủ động kết hợp nền khoa học công nghệ cao hội nhập với kinh tế tri thức, qua
đó giúp rút ngắn thời gian để tiến hành nhanh hơn. Thực tế, cho thấy khi phát
triển các ngành công nghệ thông tin và truyền thông, in – tơ – nét, mạng viễn
thông kỹ thuật số, điện thoại di động…, là phát triển một bộ phận kinh tế tri thức
mà vẫn có thể thúc đẩy hiện đại hóa, công nghệ hóa kết hợp với các nền khoa học
trình độ cao. Qua đó vừa công nghệ hóa đất nước, vừa gia tăng thu nhập cho
người dân lao động, nâng cao đời sống vật chất.2
Ta có thể thấy dịch vụ là một lĩnh vực rất lớn của nền kinh tế tri thức, với việc
đóng góp tổng GDP 70% mỗi năm. Do đó, gắn kết áp dụng nền kinh tế tri thức kết
hợp với sự nghiệp công nghệ hóa, hiện đại hóa sẽ giúp đẩy nhanh hiện đại hóa
ngành dịch vụ trong nước. Giúp chuyển đổi từ các ngành viễn thông, du lịch,
thương mại, ngân hàng, y tế, giáo dục, pháp luật,… sang các ngành viễn thông
toàn cầu, in – tơ – nét, công nghệ thông tin… Từ đó sẽ giúp phát triển ngành dịch
vụ, gia tăng nguồn thu nhập, đóng góp nhiều tăng trường kinh tế cho công cuộc
xây dựng và phát triển cho xã hội chủ nghĩa.

1
https://www.tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/3391/day-manh-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-gan-
voi-phat-trien-kinh-te-tri-thuc.aspx
2
https://www.tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/3391/day-manh-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-gan-
voi-phat-trien-kinh-te-tri-thuc.aspx

You might also like