You are on page 1of 3

Câu 1: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách

khai thác thuộc


địa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam mang những đặc điểm chủ yếu
sau đây:
- Ra đời trước giai cấp tư sản, vào đầu thế kỷ XX, là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực
dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng. Giai cấp công nhân Việt Nam phát triển chậm vì nó sinh ra
và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
- Trong cuộc đấu tranh chống tư bản thực dân đế quốc - và phong kiến để giành độc lập chủ
quyền, xóa bỏ ách bóc lột và thống trị thực dân, giai cấp công nhân đã tự thể hiện mình là lực
lượng chính trị tiên phong để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn
cơ bản giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân và phong kiến thống trị, mở đường cho sự
phát triển của dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản. Giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ
thể hiện đặc tính cách mạng của mình ở ý thức giai cấp và lập trường chính trị mà còn thể hiện
tinh thần dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam sắn bó mật thiết với nhân dân, với dân tộc, có
truyền thống yêu nước, đoàn kết và bất khuất chống xâm lược.
- Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Lợi ích
của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc gắn chặt với nhau, tạo thành động lực thúc đẩy đoàn kết
giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc trong mọi thời kỳ đấu tranh cách mạng, từ cách mạng giải
phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay.
Ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong giai đoạn
hiện nay:
 Công nhân Việt Nam chủ động tham gia giải quyết các vấn đề là thu hút sự quan tâm
hàng đầu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các vấn đề đó có tính thời sự cao như
dân số, môi trường, văn hóa, năng lượng, lương thực,…
 Giai cấp công nhân là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
không chấp nhận chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị.
 Giai cấp công nhân tham gia đông đảo vào các thành phần kinh tế, lấy mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh để phấn đấu.
 Giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham
nhũng, tệ nạn xã hội, là lực lượng chính trị – xã hội quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc, giữ gìn
an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Câu2: Tính tất yếu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều nhất định phải
trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Đó là thời kỹ còn có sự đan xen lẫn nhau giữa các yếu
tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau. Có thể nói đây là thời kỳ của cuộc đấu tranh “ai
thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo tính tất yếu phát triển lịch sử thì cái mới
thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu. Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại
lệ lịch sử. Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về
chất so với các quá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì thời
kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài. Nhất là đối với những nước còn ở
trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì “những cơn đau đẻ” này
còn có thể rất dài với nhiều bước quanh co.
Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ những nhân
tố do xã hội cũ tạo ra. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối với chủ nghĩa tư bản, đặc
biệt là trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra bởi sự phát triển của nền
đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là
nền sản xuất đại công nghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ
không phải là nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Do đó nó cũng cần phải có thời kỳ quá độ
của bước cải tạo, kế thừa và tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội, thời
kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội càng có thể kéo dài
với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đó là một nhiệm
vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn, không thể “đốt cháy giai đoạn” được.
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư
bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình
thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, đo vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để
xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp.
Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao động không thể
ngay lập tức có thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có thời gian nhất dịnh.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau
có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư
bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ quá độ có thể tương đối
ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chĩ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt
là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ
thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là một tất yếu
lịch sử vì:
Là con đường cách mạng tất yếu khách quan.Khi nói rằng bỏ qua việc xác lập các vị trí thống trị
của QHSX TBCN và KTTT TBCN thì xác định hình thức phân phối chủ yếu ở Việt Nam lúc này
trong thời kỳ quá độ chính là phân phối theo lao động và phân phối theo lao động nắm giữ vai trò
chủ đạo, cơ bản đó là hình thức người làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít và không
làm thì không hưởng. Ngoài hình thức phân phối theo lao động còn có một số hình thức phân
phối khác như là phân phối theo mức đóng góp, phân phối theo phúc lợi… Một điểm cần lưu ý
trong bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT của TBCN là vẫn chấp nhận việc
còn tồn tại quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ TB đặc biệt là những thành tựu về khoa học công nghệ, về quản lý sản xuất, về
việc đẩy mạnh phát triển của lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế tri thức hiện đại. Bởi vì
ta xuất phát từ quan điểm đó là cái mới ra đời thì không phải từ mảnh đất trống mà nó ra đời
phải được kế thừa những sự hợp lý, điều tích cực vậy những thành tựu khoa học kỹ thuật, quản
lý xã hội, việc phát triển của LLSX, của KH KT hiện đại chính là những thành tựu mà nhân loại
đã đạt được dưới chế độ tư bản nên CNXH muốn thành công thì phải kế thừa những thành tựu
này. Tạo ra những biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự biến đổi về chất
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nên thời thời kỳ quá độ lên CNXH là 1
thời kỳ khó khăn, phức tạp và lâu dài vì trải qua nhiều giai đoạn với nhiều hình thức tổ chức kinh
tế xã hội có tổ chức có tính chất quá độ nên đòi hỏi có sự quyết tâm cao của Đảng và toàn dân.
Quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN là từ một điểm xuất phát thấp nên Việt Nam phải hoàn thành
nhiệm vụ mà đáng lẽ ra giai cấp tư sản và CNTB đã phải làm để tạo tiền đề cho CNXH
Chúng ta cần xây dựng một nền sản xuất phát triển, xây dựng một nền đại côngnghiệp, cần phải
xóa bỏ tất cả những tư tưởng, thói quen, lối sống của những người sx nhỏ, manh mún trong xã
hội phong kiến, đồng thời phải chống lại sự phá hoại của các thế lực phản động trong và ngoài
nước. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, con đường phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
đã lựa chọn là con đường phát triển rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp. Đó là con đường
phát triển tất yếu, khách quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử - tự nhiên của cách
mạng Việt Nam, là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Với Việt Nam, con đường phát triểnquá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa là con đường phát triển tất yếu, khách quan, hợp quy luật. Và, về thực chất, đó là con
đường phát triển rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của
xã hội trên tất cả các lĩnh vực, nhằm phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế
hiện đại.
Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ởnước ta tạo ra sự biến đổi
về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rấtkhó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có
tính chất quá độ”

You might also like