You are on page 1of 11

CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI KHOA HỌC


GVHD: Trần Thị Vân
SVTD: NHÓM 4
OUR TEAM

Bùi Hải Đăng


Nguyễn Quốc Việt
Bùi Đăng Đạt
Nguyễn Hoàng Nam
Đặng Hoàng Bình
Dương Đình Phú
Nguyễn Công Hải
Đỗ Trung Kiên
Nguyễn Minh Chiến
Nguyễn Bá Huy
Nguyễn Văn Hưng
Lê Ngọc Trung
Tính tất yếu của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã
hội!!!
Thứ nhất : Theo V.I. Lênin tính tất yếu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời phương thức sản xuất
cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất.

• Chủ nghĩa tư bản được xây dựng dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, Trong hình thái kinh tế xã
hội tư bản còn tồn tại áp bức bóc lột bất công , đối kháng giai cấp (mâu thuẫn cơ bản chủ yếu về mặt chính trị giữa giai cấp công nhân
và giai cấp tư sản). Chủ nghĩa xã hội được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức
là nhà nước và tập thể, đã xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột bất công , không còn đối kháng giai cấp.

• Mục đích của CNXH là xóa bỏ chế độ người bóc lột bất công , không còn đối kháng giai cấp . Tước quyền sở hữu của giai cấp địa
chủ và giai cấp tư sản ngay lập tức là điều không thể. Hơn thế nữa, chỉ riêng việc tước đoạt quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được
vấn đề, mà còn phải thay thế sự quản lý của giai cấp bóc lột bằng sự quản lý khác do giai cấp công nhân đảm nhiệm.

• Với những thuộc tính cơ bản, phải trải qua thời kì quá độ thì những điều đó mới được xây dựng. Muốn đạt được những điều tích cực
ở CNXH thì phải trải qua thời kì quá độ. Thời kì xây dựng những tiền đề vật chất kĩ thuật , đời sống vật chất - tinh thần , kinh tế
chính trị , văn hóa tư tưởng xã hội để cho CNXH ra đời.
Thứ hai : CNTB tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng để cơ sở vật chất – kỹ thuật đó phục vụ cho CNXH cần phải
có thời gian tổ chức, sắp xếp lại. Và thời gian đó chính là thời kì quá độ.
• Nền sản xuất đại công nghiệp với trình độ khoa học kỹ thuật cao đưa năng xuất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã
hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền đại công nghiệp
đó phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ, là hiện thân và là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại. Lực lượng sản xuất hiện đại sẽ quyết
định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới. Trên cơ sở đó thiết
lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

• Chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ sở vật chất – kĩ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội. Nền đại công nghiệp mang lại lợi ích chủ
yếu cho giai cấp nắm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội – giai cấp tư sản. Để cơ sở vật chất phục vụ cho CNXH, mang lại lợi ích cho
người lao động, quần chúng nhân dân thì giai cấp công nhân cần phải có thời gian tổ chức lại

• Những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản tiến lên xã hội chủ nghĩa cần có một thời gian dài để tiến hành công nghiệp hóa XHCN (trong đó có
Việt Nam). Bởi giai cấp công nhân , nhân dân lao động phải thực hiện những nhiệm vụ mà đáng lẽ những nhiệm vụ đó phải thuộc về giai cấp tư
sản, chủ nghĩa tư bản.
Thứ ba: Các quan hệ xã hội của CNXH không thể tự phát ra đời trong lòng CNTB
( quan hệ xã hội giai cấp, quan hệ dân tộc , kinh tế chính trị ,…).Các quan hệ xã hội
đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo CNXH. Sự phát triển của CNTB mới
chỉ tạo ra những điều kiện, tiền đề vật chất cho sự ra đời của CNXH.

• Quan hệ xã hội của CNXH gồm có 3 quan hệ sở hữu, tổ chức , quản lí phân
phối. Quan hệ sở hữu dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất , không thể
tự sinh ra trong CNTB. Bản chất của chủ nghĩa tư bản là dựa trên chế độ chiếm
hữu tư nhân – tư hữu , CNXH dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Quan hệ xã hội con người là quan hệ bình đẳng , công bằng, tự do. Sự hình
thành và phát triển của CNTB có sự tác động rất lớn của quần chúng nhân dân
lao động trong chủ nghĩa tư bản , từ sức ép của CNXH , buộc CNTB phải thay
đổi. Điều đó có lợi cho người lao động.

• CNTB dưới hình thức hiện đại nhất của nó là chủ nghĩa tự do mới, đã bị phê
phán quyết liệt ngay từ bên trong và ở quy mô toàn cầu. Đảng ta hoàn toàn có
căn cứ khi khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và
bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB, nhất là mẫu thuẫn giữa
tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở
nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự
vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao
động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản", đó là con đường
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc khó khăn, phức tạp và mới
mẻ, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc
đó.
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng
đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển. Bởi lẽ, ở các
nước này tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và xây
dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hóa mới. Đối với những nước thuộc loại
này, có nhiều thuận lợi hơn, do vậy thời kỳ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắn hơn. Đối với nước
ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
thì càng phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài
C. Mác cho rằng thời kì này bao gồm những cơn đau đẻ kéo dài
có nghĩa là tiến trình quá độ không dễ dàng, nhanh chóng và có
thể phải trải qua nhiều khúc quanh; những quãng cách mới đi đến
kết quả cuối cùng. Điều đó cũng được Lênin khẳng định rằng:
Trong thời kì quá độ, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội có khi
phải “ làm lại nhiều lần" mới xong và trong thực tế diễn biển của
tiến trình quá độ trong gần chín mươi năm qua với những thất bại
thăng trầm cũng đã chứng minh điều đó. Như vậy, chắc chắn thời
kỳ quá độ không chỉ vô cùng khó khăn, phức tạp mà còn là một
giai đoạn phát triển rất lâu dài đối với những nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa
THUẬN LƠI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT
NAM TRONG QUÁ ĐỘ ĐI LÊN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

• Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp.
Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều thập kỉ, hậu quả để lại còn nặng
nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên
tìm cách phá hoại chế độ XHCN và nền độc lập của dân tộc ta.

• Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho
dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Các nước với chế độ xã hội
trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay
gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử
thách, song theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ
nghĩa xã hội.

• Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất
cả các nước ở mức độ khác nhau, nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong
quá trình quốc tế hóa sâu sắc, định hướng lên lời nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc
sống các dân tộc những xu thế đó vốn tạo ra thời cơ phát triển nhanh cho các nước,
vừa đặt ra những thách thức quý giá
Thanks for
Watching!

You might also like