You are on page 1of 4

1.

TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Thứ nhất , Theo V.I. Lênin tính tất yếu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là do đặc điểm ra đời phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và
cách mạng vô sản quy định. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác
nhau về bản chất.
Chủ nghĩa tư bản được xây dựng dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, Trong hình thái kinh tế xã hội tư bản
còn tồn tại áp bức bóc lột bất công , đối kháng giai cấp (mâu thuẫn cơ bản
chủ yếu về mặt chính trị giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản). Chủ
nghĩa xã hội được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể, đã xóa bỏ tình
trạng áp bức bóc lột bất công , không còn đối kháng giai cấp.
Mục đích của CNXH là xóa bỏ chế độ người bóc lột bất công , không còn
đối kháng giai cấp . Tước quyền sở hữu của giai cấp địa chủ và giai cấp tư
sản ngay lập tức là điều không thể. Hơn thế nữa, chỉ riêng việc tước đoạt
quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được vấn đề, mà còn phải thay thế sự
quản lý của giai cấp bóc lột bằng sự quản lý khác do giai cấp công nhân
đảm nhiệm.
Với những thuộc tính cơ bản, phải trải qua thời kì quá độ thì những điều đó
mới được xây dựng. Muốn đạt được những điều tích cực ở CNXH thì phải
trải qua thời kì quá độ. Thời kì xây dựng những tiền đề vật chất kĩ thuật ,
đời sống vật chất - tinh thần , kinh tế chính trị , văn hóa tư tưởng xã hội để
cho CNXH ra đời.
Thứ hai , CNTB tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng
để cơ sở vật chất – kỹ thuật đó phục vụ cho CNXH cần phải có thời gian tổ
chức, sắp xếp lại. Và thời gian đó chính là thời kì quá độ.
Nền sản xuất đại công nghiệp với trình độ khoa học kỹ thuật cao đưa năng
xuất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội,
đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân,
không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền đại công nghiệp
đó phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ, là hiện thân và là yếu tố
tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại. Lực lượng sản xuất hiện đại sẽ quyết
định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy định sự phát
triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới. Trên cơ sở đó thiết
lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển.
Chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ sở vật chất – kĩ thuật
nhất định cho chủ nghĩa xã hội. Nền đại công nghiệp mang lại lợi ích chủ
yếu cho giai cấp nắm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội – giai
cấp tư sản. Để cơ sở vật chất phục vụ cho CNXH, mang lại lợi ích cho
người lao động, quần chúng nhân dân thì giai cấp công nhân cần phải có
thời gian tổ chức lại.
Những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản tiến lên xã hội chủ nghĩa cần
có một thời gian dài để tiến hành công nghiệp hóa XHCN (trong đó có Việt
Nam). Bởi giai cấp công nhân , nhân dân lao động phải thực hiện những
nhiệm vụ mà đáng lẽ những nhiệm vụ đó phải thuộc về giai cấp tư sản,
chủ nghĩa tư bản.
Thứ ba, các quan hệ xã hội của CNXH không thể tự phát ra đời trong lòng
CNTB ( quan hệ xã hội giai cấp, quan hệ dân tộc , kinh tế chính trị ,…).Các
quan hệ xã hội đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo CNXH. Sự
phát triển của CNTB mới chỉ tạo ra những điều kiện, tiền đề vật chất cho
sự ra đời của CNXH.
Quan hệ xã hội của CNXH gồm có 3 quan hệ sở hữu, tổ chức , quản lí phân
phối. Quan hệ sở hữu dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất , không
thể tự sinh ra trong CNTB. Bản chất của chủ nghĩa tư bản là dựa trên chế
độ chiếm hữu tư nhân – tư hữu , CNXH dựa trên chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất. Quan hệ xã hội con người là quan hệ bình đẳng , công bằng, tự
do. Sự hình thành và phát triển của CNTB có sự tác động rất lớn của quần
chúng nhân dân lao động trong chủ nghĩa tư bản , từ sức ép của CNXH ,
buộc CNTB phải thay đổi. Điều đó có lợi cho người lao động.
CNTB dưới hình thức hiện đại nhất của nó là chủ nghĩa tự do mới, đã bị
phê phán quyết liệt ngay từ bên trong và ở quy mô toàn cầu. Đảng ta
hoàn toàn có căn cứ khi khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ
áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB,
nhất là mẫu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng
sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những
không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh
tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu
thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ
quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản", đó là con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế các
phương thức sản xuất, nhưng không phải phương thức sản xuất này kết
thúc hoàn toàn rồi mới ra đời phương thức sản xuất khác. Giữa phương
thức sản xuất cũ và phương thức sản xuất mới sẽ thay thế nó bao giờ
cũng có một thời kỳ quá độ, mà ở đó kết cấu kinh tế - xã hội cũ bị suy
thoái dần, kết cấu kinh tế - xã hội mới ra đời, lớn mạnh dần và tiến tới giữ
địa vị thống trị.
Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên. Đó là
sự biến đổi và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nghiên cứu tiến trình vận động của
lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định, phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bằng phương thức sản xuất
cộng sản chủ nghĩa. Đó là một quy luật khách quan của lịch sử và thời đại
ngày này chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.

Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền
kinh tế rất phát triển. Bởi lẽ, ở các nước này tuy lực lượng sản xuất đã
phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và xây dựng quan hệ sản
xuất mới, xây dựng nền văn hóa mới. Đối với những nước thuộc loại này,
có nhiều thuận lợi hơn, do vậy thời kỳ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắn hơn.
Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì càng phải trải qua thời kỳ quá độ lâu
dài.
V.I. Lênin từng nói “Chúng ta biết rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn. Nhưng chúng ta sẵn
sàng chịu hàng nghìn khó khăn, thực hiện hàng nghìn lần thử, và, khi
chúng ta đã thực hiện được một nghìn lần thử rồi, thì chúng ta sẽ thực
hiện cái lần thử thứ một nghìn lė một.”
Chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa cũng có nghĩa là chưa
có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở xã hội và con người để tiến lên
chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng và vững chắc. Tuy nhiên, đối với
những nước chưa trải qua quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản thì, muốn
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải thực hiện thời kỳ
quá độ một cách lâu dài với những bước đi thích hợp và với một khối lượng
công việc to lớn bao gồm trong đó không chi những nội dung cơ bản của
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà hơn thế, còn
phải đồng thời đạt được cả những thành tựu căn bản mà chủ nghĩa tư bản
phải mất hàng trăm năm mới có được.
C. Mác cho rằng thời kì này bao gồm những cơn đau đẻ kéo dài có nghĩa là
tiến trình quá độ không dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải qua
nhiều khúc quanh; những quãng cách mới đi đến kết quả cuối cùng. Điều
đó cũng được Lênin khẳng định rằng: Trong thời kì quá độ, sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội có khi phải “ làm lại nhiều lần" mới xong và trong
thực tế diễn biển của tiến trình quá độ trong gần chín mươi năm qua với
những thất bại thăng trầm cũng đã chứng minh điều đó. Như vậy, chắc
chắn thời kỳ quá độ không chỉ vô cùng khó khăn, phức tạp mà còn là một
giai đoạn phát triển rất lâu dài đối với những nước theo con đường xã hội
chủ nghĩa.
2. Chứng minh rằng Việt Nam quá độ lên CNXH nỏ qua CNTB là tất yếu khách quan
Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) không
phải theo phương thức trực tiếp, mà phải đi qua các bước trung gian, phải bắc những “chiếc cầu
nhỏ” đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Việc bỏ qua chế độ TBCN, về cơ bản, chính là: “bỏ
qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa,
nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa,
đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế
hiện đại”
Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN trong nền sản xuất xã hội đang
vận động đi lên CNXH, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức độ nhất định các quan hệ sản xuất
tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đang
định hướng đi lên CNXH. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan hệ
này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của
chúng.
Quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản
xuất. Một khi lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) còn thấp, đa dạng, cần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, nghĩa là cần có các quan hệ
sản xuất đa dạng để tạo điều kiện khai thác các nguồn lực và mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển.

Trên phạm vi quốc gia, chúng ta bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN,
song trong phạm vi cụ thể như doanh nghiệp, hay các đặc khu kinh tế, quan hệ kinh tế TBCN,
cách thức quản lý theo kiểu TBCN vẫn tồn tại, vận hành theo các quy luật kinh tế của chủ nghĩa
tư bản (CNTB). Sự vận hành và chi phối của quan hệ sản xuất TBCN vẫn diễn ra trong quá trình
sản xuất, song với không gian và thời gian nhất định. Phạm vi không gian và thời gian này được
quy định bởi các luật và quy định của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Việc bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH không chỉ là bỏ qua xác lập vị trí chi phối của quan hệ
sản xuất TBCN và kiến trúc thượng tầng TBCN, mà còn là bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất của
nông dân, cũng như việc tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động, đẩy những người lao
động trở thành người làm thuê. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân và những
người lao động trở thành những người chủ của xã hội mới, thực hiện xã hội hóa tư liệu sản xuất,
từng bước xây dựng và đưa quan hệ sản xuất mới ngày càng chiếm vị trí chi phối trong nền sản
xuất xã hội. Do vậy, bỏ qua chế độ TBCN cũng còn là việc bỏ qua tạo dựng giai cấp thực hiện
sự thống trị, bóc lột giai cấp công nhân và những người lao động trong CNTB. Song, trong thời
kỳ quá độ cùng với xây dựng giai cấp công nhân là việc hình thành tầng lớp doanh nhân, cùng
với những người lao động cùng làm chủ xã hội, cùng xây dựng xã hội mới.

Vậy bỏ qua chế độ TBCN là việc bỏ qua sự xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng TBCN, đồng thời bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất và tư liệu sản xuất của người
lao động, bỏ qua việc tạo dựng giai cấp thống trị, bóc lột người lao động, và đương nhiên tiếp
thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN.

You might also like