You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


-----ooo-----

BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG NHIỆM VỤ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ


LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. HÃY CHO BIẾT TRÁCH NHIỆM CỦA
THẾ HỆ TRẺ TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG NỀN VĂN
HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

-----------------***-----------------
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Diệu Linh

Mã sinh viên: 11217109

Lớp tín chỉ: LLNL1107(122)_20

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hào

Năm học: 2022- 2023

Hà Nội, 2022
Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................3
CHƯƠNG I:..................................................................................................4
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ NHIỆM VỤ ĐẶT RA CỦA THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM......................................................................4
A. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.................................................4
I. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa...............4
II. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...............5
III. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay........5
CHƯƠNG II..................................................................................................9
TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY
DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN
TỘC...............................................................................................................9
LỜI MỞ ĐẦU
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm
hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các
cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá
trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn
định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự giao thoa về văn hóa bên cạnh góp
phần làm phong phú đời sống tinh thần cũng đặt ra nhiều thách thức. Đó là sự du
nhập của những dạng thức văn hóa không phù hợp với truyền thống dân tộc, mà đối
tượng dễ ảnh hưởng nhất là giới trẻ.
Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước do đó có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc nhất là trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu như hiện nay. Thế hệ
trẻ là mũi nhọn của đất nước trước sự "xâm lược" của văn hóa độc hại. Những người
trẻ là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung,
phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực
hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu em lựa chọn là: “Phân tích những nhiệm vụ của
thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Hãy cho biết trách nhiệm của thế hệ trẻ
trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.”. Bài tiểu luận của em sẽ có các phần sau:

Chương I: Phân tích đặc điểm và nhiệm vụ đặt ra của thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam.

Chương II: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc góp phần xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I:
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ NHIỆM VỤ ĐẶT RA
CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
A. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên
chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có
nền kinh tế rất phát triển, bởi lẽ, ở các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã
phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản
xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới. Dĩ nhiên, đối với những nước thuộc
loại này, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ có thể sẽ
diễn ra ngắn hơn. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải qua một
thời kỳ quá độ lâu dài.
I. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi
vừa khó khăn đan xen, với những đặc trưng cơ bản sau:
- Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực
lượng sản xuất rất thấp. Tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế
lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và
nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra
mạnh mẽ; nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình
quốc tế hóa sâu sắc; ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển và cuộc sống của các
dân tộc.
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ. Các
nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa
hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự
lựa chọn đúng đắn, khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan
của cách mạng Việt Nam.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống
trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng
tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ, phát triển nhanh lực lượng
sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa là con đường tất yếu khách quan.
Thứ hai, Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế nhiều
thành phần, nhưng sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế
tư nhân tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo; thời kỳ quá độ còn
nhiều hình thức phân phối; vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, nhưng
quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị.
Thứ ba, Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chủ nghĩa tư bản
Thứ tư, Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là
tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp
khó khăn phức tạp, lâu dài đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát
vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân.
II. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Một là, Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, Do nhân dân làm chủ.
Ba là, Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Bốn là, Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Năm là, Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện.
Sáu là, Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Bảy là, Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Tám là, Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
III. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong thời đại toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế, tất cả các nước có xuất phát điểm thấp, muốn vươn lên trình
độ tiên tiến của thế giới không có con đường nào khác ngoài việc thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường. Đây
chính là xu thế khách quan của thời đại toàn cầu hoá; đồng thời cũng là con
đường “rút ngắn” của quá trình công nghiệp hoá theo hướng hiện đại nhằm
chuyển nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp - tri thức -
và nền kinh tế thị trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy
vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản
xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải
thiện đời sống nhân dân; đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm
hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn
thuần, cạnh tranh khốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng, ít
quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây
dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc
lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển
phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa
cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân tộc bao gồm
những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Đó là, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - Tổ
quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng tạo
trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng
cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm …
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội.
Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an
ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ
cương”. Đây là sự kế thừa kinh nghiệm, truyền thống hàng nghìn năm
“dựng nước đi đôi với giữ nước” của dân tộc, cũng như sự vận dụng, phát
triển phù hợp của Đảng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện
mới; trong đó, khẳng định bảo đảm quốc phòng, an ninh là quan điểm, tư
tưởng xuyên suốt và cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cần được đặc
biệt quan tâm trong suốt quá trình cách mạng, mọi giai đoạn lịch sử của đất
nước và dân tộc.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Thực tiễn hơn 25 năm qua đã khẳng định đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của Đảng ta là hoàn toàn đúng
đắn. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, công tác đối ngoại
trong thời gian tới cần bám sát những định hướng như: tiếp tục mở rộng,
phát triển những mối quan hệ đi vào chiều sâu, bền vững, thúc đẩy giải
quyết những vấn đề tồn đọng bằng thương lượng hòa bình, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con
người…
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn
kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là cội nguồn
sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được hun đúc, hình
thành và phát triển bởi tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc
ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, chiến thắng mọi thiên
tai, địch họa, để xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam ngày càng cường thịnh.
Thực hiện đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng nước ta. Đảng ta khẳng định, mọi đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước phải phản ánh được nguyện vọng, quyền lợi của đại
đa số dân chúng để có thể tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng cho cách mạng.
Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay là yếu tố cơ
bản đảm bảo cho việc giữ vững và thực thi có hiệu quả quyền lực chính trị,
là yếu tố cơ bản đảm bảo cho nhân dân có thực quyền tham gia vào quản
lý, kiểm soát bộ máy nhà nước, khắc phục sự “tha hóa” quyền lực trong bộ
máy nhà nước, đồng thời, khơi dậy sức sống và sự sáng tạo của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh là yêu cầu quan trọng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng
lực cầm quyền của Đảng, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
tính đồng bộ, sự phù hợp giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, đưa
nước ta phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh, do vậy, là nhân tố quyết định tạo nên những thắng
lợi, thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ TRONG VIỆC
GÓP PHẦN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC.

1. Tìm hiểu, học hỏi và tích lũy thêm kiến thức về văn hóa Việt
Nam
Giới trẻ ngày nay cần có ý thức tìm hiểu và nâng cao thêm kiên sthuwcs
về những bản sắc văn hóa dân tộc. Đầu tiên, cần có những hiểu biết về
văn hóa, lịch sử địa phương. Sau đó, tìm hiểu thêm về những giá trị đa
dạng văn hóa của các dân tộc và vùng miền khác. Từ đó, phát huy thêm
tinh thần tự hào dân tộc và
2. Tạo những hoạt động, dự án nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa
tốt đẹp đến mọi người
Thế hệ trẻ có thể tổ chức những hoạt động nhằm giới thiệu và lan tỏa
những giá trị văn hóa tốt đẹp đến mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Để
các bạn trẻ có thêm nhận thức về văn hóa dân tộc và có ý thức giữ gìn,
trân trọng và bảo vệ nó.
3. Tiếp thu có chọn lọc những sự đa dạng văn hóa đến từ nơi khác,
đồng thời giữ gìn và bảo tồn những di sản văn hóa và nét đặc
trưng dân tộc
Hòa nhập nhưng không hòa tan. Thật vậy, chúng ta nên tiếp thu những
nét đẹp văn hóa đến từ khắp mọi nơi để làm đa dạng hơn văn hóa của
dân tộc. Nhưng thế hệ trẻ cần phải tiếp thu có chọn lọc. Ngoài ra, chúng
ta cần có nhưng hành động và thái độ ủng hộ việc bảo tồn những di sản
văn hóa, tu sửa nhưng không làm mất tính trang nghiêm và ý nghĩa của
nó.
4. Làm mới những giá trị văn hóa để dễ tiếp cận hơn với giới trẻ
mà không làm mất đi tính cốt lõi của nó
Để dễ dàng tiếp cận giới trẻ, ta cần làm mới thêm những giá trị văn hóa.
Điều này giúp thế hệ trẻ biết tới và có hứng thú tìm hiểu kỹ hơn về
những bản sắc văn hóa ấy. Dù làm mới nhưng vẫn cần giữ vững giá trị
cốt lõi của văn hóa ấy.
5. Hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia trên các nền tảng khác
nhau và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài
Dựa vào sự hiểu biết về các nền tảng mạng xã hội hiện nay, giới trẻ có
thể làm những hình ảnh quảng bá để truyền thông cho những bản sắc
văn hóa dân tộc đăng tải lên những nền tảng ấy. Từ đó, có thể giới thiệu
rộng rãi hơn về những đặc sắc truyền thống của dân tộc tới mọi người.
Ngoài ra các bạn trẻ có thể học hỏi thêm kiến thức để thúc đẩy xuất
khẩu những sản phẩm truyền thống đặc sản của các địa phương.
6. Chấp hành theo những Nghị quyết của Đảng về giữ gìn văn hóa
Việt Nam
Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm tuân theo những nghị quyết, quyết định
của Đảng và Nhà nước. Không những vậy, cần có những hành động,
thái độ ủng hộ góp ý để phát triển thêm về kế hoạch giúp phát triển và
bảo tồn những dấu ấn đặc sắc văn hóa dân tộc.
7. Bài trừ, phản đối, ngăn chặn những hành vi lăng mạ, phá hỏng,
bôi nhọ những đặc sắc văn hóa Việt Nam
Thế hệ trẻ không được có những hành vi lăng mạ, bôi nhọ, làm xấu
hình ảnh của các bản sắc văn hóa dân tộc. Không những vậy, khi nhìn
thấy những hành vi sai trái đó, ta cần có những hành động nhằm ngăn
chặn, và báo cáo lên các cơ quan để có những hành vi xử phạt các đối
với các đối tượng gây ra hành vi ấy.
Lời kết
Việt Nam là một đất nước có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trải qua không
biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra,
đã tích luỹ, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hoá riêng của
Dân tộc, làm nên hồn cốt của Dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng
góp vào nền văn hoá chung của nhân loại. Về mục tiêu chung, Đảng ta chỉ
rõ: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân -
thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa
học; làm cho văn hoá phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng và văn minh.

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Thế hệ
trẻ chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở
mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản
thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích
cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Với phạm vi của bài tiểu luận về phân tích những nhiệm vụ của thời kỳ
quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Hãy cho biết trách nhiệm của thế hệ trẻ trong
việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc quy luật sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, em có thể trình bày những vấn đề cơ bản trên. Bài làm trên
phần nhiều là ý kiến tổng quan hơi hướng chủ quan của em nên có thể còn
nhiều thiết sót. Kính mong thầy giáo có thể góp ý, chỉ bảo em để em có thể
hoàn thiện hơn trong những lần nghiên cứu sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn!


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và đào tạo
2. Trang Web Luật Minh Khuê, bài viết
https://luatminhkhue.vn/giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-
trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay.aspx
3. Trang Web Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, bài báo
https://dangcongsan.vn/tieu-diem/xay-dung-giu-gin-va-phat-huy-nhung-
gia-tri-dac-sac-cua-nen-van-hoa-viet-nam-597997.html
4. Trang Web Báo Văn hóa và đời sống, bài báo
https://vhds.baothanhhoa.vn/van-hoa/giu-gin-gia-tri-van-hoa-truyen-
thong-nhin-tu-the-he-tre/16935.htm
5. Trang Web Bí quyết xây nhà, bài viết
https://biquyetxaynha.com/trach-nhiem-cua-the-he-tre-trong-viec-giu-
gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-thoi-ki-hoi-nhap
6. Trang Web Thư viện Pháp Luật, bài viết
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/hanh-vi-xuc-pham-boi-nho-gay-
anh-huong-danh-du-nhan-pham-cua-nguoi-khac-duoc-xu-ly-nhu-the-
nao-theo-254309-8292.html

You might also like