You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN

Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Đề tài: Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên


chủ nghĩa xã hội? Là sinh viên, em làm gì để góp
phần xây dựng Những đặc trưng bản chất của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Tuyết


Lớp: POS 351 AK
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Lê Hạ Vy - 0111 ++
2. Nguyễn Văn Quyết - 2771 ++
3. Nguyễn Trường Khánh - 2582
4. Nguyễn Thị Lan Anh - 5484
5. Cao Xuân Hảo - 4548
6. Lê Nguyễn Hoài Nhi - 5519
7. Hồ Thị Trang - 5385
8. Phan Thị Thanh Thuỷ - 4593
9. Nguyễn thị thuý hiền - 4753
10. Văn Đức Duy - 1056
 Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tiến biến cách
mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã
hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế,
đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ
nghĩa của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ
sở chính của nó.
Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có đặc
điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể
hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu
thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế -
xã hội quá thấp kém của nước ta.
Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cách mạng
sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
xây dựng từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Đó
là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt đầu từ giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được
chính quyền đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

 Trên lĩnh vực kinh tế:


- Tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập.
- Thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế:
+ Kinh tế gia trưởng
+ Kinh tế hàng hóa nhỏ
+ Kinh tế tư bản
+ Kinh tế tư bản nhà nước
+ Kinh tế xã hội chủ nghĩa
- Lực lượng sản xuất phát triển chưa đồng đều.
- Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên
cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình
thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân
phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là
hình thức phân phối chủ đạo.

 Trên lĩnh vực chính trị:


- Là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp
công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước để cải tạo, tổ chức xây dựng xã hội mới và
trấn áp những thế lực phản động chống phá chế độ Xã hội chủ nghĩa.
- Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới – giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm
quyền, với nội dung mới – xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước
có tính kinh tế ,và hình thức mới – cơ bản là hòa bình tổ chức xây dựng.
- Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu
giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp. Nói chung, thời kỳ này thường
bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng
lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các
giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
 Về lĩnh vực tư tưởng - văn hóa:
- Thời kỳ này tồn tại nhiều tư tưởng, văn hóa khác nhau, chủ yếu là tư tưởng - văn hóa vô
sản và tư tưởng - văn hóa tư sản.
- Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản từng bước thực hiện tuyên
truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn
xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa vô sản; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ
nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới.
=> Bảo đảm đáp ứng nhu cầu tư tưởng - văn hóa – tinh thần ngày càng tăng của nhân dân.
- Bên cạnh nền văn hóa mới, lối sống vừa xây dựng còn tồn tại những tàn tích của nền văn
hóa cũ, lối sống cũ, tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động gây cản trở không nhỏ cho con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các dân tộc sau khi mới được giải phóng.
- Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu ra hai kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã
hội:
+ Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
+ Quá độ gián tiếp từ những xã hội tiền tư bản chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa xã hội.
Dù là trực tiếp hay gián tiếp đều phải trải qua một quá trình gay go, phức tạp và lâu dài.

 Về lĩnh vực xã hội


- Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai
cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
- Tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
- Là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư
của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối
theo lao động là chủ đạo.
=> Phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc
phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm
thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người
theo mục tiêu lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người
khác.

 Là sinh viên, để góp phần xây dựng Những đặc trưng bản chất của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sinh viên nên:
Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu
trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển
đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện
nay.
Sinh viên là thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước, sinh viên cần làm gì, làm như thế
nào để khẳng định và đóng góp sức mình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, đưa
đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước bước vào thời
kỳ công nghiệp 4.0, các nước ra sức chạy đua về công nghệ, kỹ thuật với hàng loạt các công
trình nghiên cứu, sáng chế, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào đời sống sản xuất, tối
ưu hóa các quy trình sản xuất. Vậy, để phát huy vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây
dựng Tổ quốc, mỗi sinh viên cần phải rèn luyện bản thân là:
 Cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai
sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước, không ngừng học tập, sáng
tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một nền tảng tốt, giàu kiến thức, vững kỹ
năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
 Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ
nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời
các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc để đóng góp vào sự phồn thịnh
của đất nước.
 Luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính
trị. Sinh viên phải có nhiệm vụ tự mình nâng cao nhận thức trị, học và làm theo Bác, hỗ
trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin xuyên tạc, tiêu cực khỏi các nền
tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếp nhận thông tin đúng
đắn, chính xác.
 Biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công
nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội, mỗi sinh viên phải
phát huy tinh thần tự học tập, tự rèn luyện.
 Là một bộ phận của sinh viên Việt Nam, sinh viên Trường Đại học Duy Tân cũng đang
phấn đấu trở thành thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”, rèn đức luyện tài,
không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức, ra sức cống hiến sức mình cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Tích cực trau dồi lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa để tránh bị tác động
bởi các thế lực thù địch, phản động. Chủ động phấn đấu theo mẫu hình thanh niên Việt
Nam: tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn, tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước, góp sức mình vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

You might also like