You are on page 1of 5

Họ tên sinh viên: Bùi Thị Ý Lan 

            Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa


xã hội khoa học
MSSV: 31211023703 STT: 17  
Ngày 1/11/2022
Lớp: ADC02

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

 Nội dung
_ Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề
khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận. Chủ nghĩa xã hội khoa học về mặt lý
luận nằm trong khái niệm "chủ nghĩa xã hội", là một trong ba bộ phận hợp
thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu
chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng xã hội
cộng sản chủ nghĩa. 
_ Đối tượng của Chủ nghĩa xã hội khoa học là các quy luật của quá trình phát
sinh, hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa;
những nguyên tắc cơ bản, điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cùng nhiều
phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu. 

 Ý nghĩa
Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp ta tìm ra được bản chất của những
khuyết điểm, khủng hoảng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó,
giúp xác định đúng hướng, tránh sai lệch, góp phần xây dựng đất nước theo
đúng đường lối dưới sự dẫn dắt của Đảng và nhà nước.

CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

 Nội dung 
_ Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, được hình thành và phát
triển cùng với nền đại công nghiệp, là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất và cải tạo các quan hệ xã hội. 
_ Giai cấp công nhân mang theo những sứ mệnh 
lịch sử xoay quanh các hoạt động về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa tư
tưởng. Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân chính là phạm trù cơ
bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong thời hiện đại, giai cấp công
nhân, đặc biệt là công nhân Việt Nam ngày nay, cũng vẫn có trách nhiệm thực
hiện sứ mệnh lịch sử riêng của mình.
 Ý nghĩa
Phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình
cách mạng Việt Nam giúp xác định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nòng cốt trong khối liên minh
công – nông. Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, giai cấp
công nhân vẫn đóng vai trò nòng cốt trong phát triển đất nước, Đảng ta xác định
giai cấp công nhân là tiên phong cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là
giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ


NGHĨA XÃ HỘI

 Nội dung
_ Chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ, có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất chủ yếu, có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị
văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm bình đẳng, đoàn kết
giữa các dân tộc, có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế
giới. Theo quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen, từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ
nghĩa xã hội phải trải qua thời kỳ quá độ “thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội
này sang xã hội kia”. Còn theo quan điểm của V.I.Lênin, từ Chủ nghĩa tư bản
lên Chủ nghĩa cộng sản phải “có một thời kỳ quá độ nhất định”, trong đó có
“những bước quá độ nhỏ”. 
_ Xuất phát từ quy luật phát triển khách quan, theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin và cũng là con đường mà các bậc tiền bối và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã lựa chọn, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội đã trở thành quá trình tất yếu
của nước ta, cùng với nhiều đặc trưng bản chất mà nổi bật nhất chính là “Thực
hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và “Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

 Ý nghĩa
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chủ nghĩa tư bản, đã cho phép chúng ta tiếp
thu những thành tựu của nhân loại đạt được dưới chế độ này. Thực tế khách
quan là chủ nghĩa xã hội, trong thời kỳ quá độ, Đảng ta luôn kiên định với lý
luận Mác - Lê-nin, xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng những phương hướng đúng
đắn, để từ đó giúp chúng ta có niềm tin cũng như tích cực tham gia, ủng hộ vào
quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

CHƯƠNG 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI


CHỦ NGHĨA

 Nội dung
_ Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ nơi mà về mặt chính trị, mọi quyền
lực đều thuộc về nhân dân; về mặt kinh tế, dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu; và có hệ tư tưởng Mác - Lênin là chủ đạo, kế
thừa truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa của
nhân loại. Tại Việt Nam, nề dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng mang những bản
chất tương tự: dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ, lấy dân làm gốc;, xây dựng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; dân chủ là một thể chế chính
trị, một chế độ xã hội mà ở đó quyền lực thuộc về nhân dân.
_ Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, cơ sở kinh
tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nền tảng lý luận là chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mang bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa tinh hoa
văn hóa của nhân loại. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là
nhà nước thượng tôn pháp luật; quyền lực nhà nước là thống nhất; phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp.

 Ý nghĩa
Hiểu được những khó khăn, vất vả của những người đi trước đã hi sinh để xây
dựng nên một xã hội tốt đẹp như hôm nay, chúng ta cần phải có niềm tin vào
bản chất tiến bộ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa,
tiếp tục ra sức nổ lực bảo vệ, góp phần phát triển thành quả ông cha đã để lại -
đó là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phải tỉnh táo, thận trọng trước mọi thông
tin, những quan điểm không rõ ràng tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

CHƯƠNG 5: CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP,


TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 Nội dung
_ Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách
quan, hoạt động hợp pháp trong một chế độ xã hội nhất định; tác động đến các
đảng phái chính trị, nhà nước, sở hữu, quản lý, phân phối trong xã hội. Sự biến
đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp ảnh hưởng và tác động đến các cơ cấu xã hội
khác.
_ Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự
liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện
nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, thực hiện chuyên chính
vô sản, củng cố hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, đồng thời tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.

 Ý nghĩa
Liên minh công nhân nông dân nước ta được hình thành từ rất sớm và lớn mạnh
theo thời gian, chỉ trong quá trình vượt qua khủng hoảng Đảng mới nhận ra tầm
quan trọng và những đóng góp to lớn của khoa học đã được ghi nhận và đánh
giá cao. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức, liên minh kinh tế công - nông nghiệp có vai trò to lớn
trong việc xây dựng lực lượng lao động thành công nhân tri thức.

CHƯƠNG 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ


QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 Nội dung
_ Dân tộc: 
+ Theo nghĩa hẹp: là một cộng đồng tộc người có hoạt động chung về kinh tế,
văn hoá, ngôn ngữ và những nét đặc thù riêng.
+ Theo nghĩa rộng: Chỉ một cộng đồng người ổn định, hợp thành nhân dân của
một quốc gia, có lãnh thổ chung, quốc ngữ chung, có nền kinh tế thống nhất, có
truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước
và giữ nước.
+ Dân tộc Việt Nam: Có truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc cao; có
truyền thống đoàn kết, có bản sắc văn hóa riêng; có sự cư trú đan xen giữa các
dân tộc; còn có sự chênh lệch về dân số giữa các dân tộc. Các dân tộc ít người
phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng. Các dân tộc có trình
độ phát triển không đều.
_ Tôn giáo:
+ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức
xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, thông qua đó các lực lượng tự nhiên trở
thành siêu nhiên, thần bí. Bản chất của tôn giáo là một hiện tượng văn hoá - xã
hội do con người sáng tạo ra, mang thế giới quan duy tâm.
+ Tôn giáo tại Việt Nam: có sự tồn tại của nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn
giáo đa dạng và chung sống hoà bình, không xung đột. Tôn giáo cũng có nhiều
đóng góp trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các tín đồ tôn giáo Việt Nam phần
lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.

 Ý nghĩa
Thuận theo lý luận Mác Lênin và tình hình thực tế tại Việt Nam, nước ta luôn
tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất
quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và
quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Tôn giáo đã góp phần
gìn giữ những truyền thống quý báu của dân tộc, làm phong phú đời sống tinh
thần của người dân, là chỗ dựa tinh thần, niềm tin vững chắc. 

CHƯƠNG 7: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 Nội dung 
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội được hình thành, duy trì và củng cố
trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng cùng với những
quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, trên cơ sở
pháp luật. Cùng với các chức năng cơ bản; gia đình đóng một vị trí, vai trò quan
trọng trong xã hội. Trong thời kỳ quá độ, các gia đình nói chung và gia đình
Việt Nam nói riêng đều có những biến đổi nhất định và được đề ra những
phương hướng xây dựng gia đình, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, để
đổi mới và nâng cao chất lượng đời sống cho các hộ gia đình.

 Ý nghĩa
Mỗi cá nhân có trách nhiệm chung tay xây dựng gia đình, không chỉ xây dựng
một ngôi nhà mà là sự phát triển bình đẳng của mọi gia đình, góp phần phát
triển xã hội. Nước ta đã luôn cố gắng tạo mọi điều kiện cho mọi gia đình. Xây
dựng và thực hiện các chính sách làm cơ sở để phát triển gia đình bền vững.
Hành động của chính phủ có tác động rất lớn đến việc chuyển đổi và cải thiện
các gia đình.

You might also like