You are on page 1of 21

ĐỀ CƯƠNG

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

ĐỀ 1:

Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nêu:


Sự biến đổi của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân ngày nay có thực hiện sứ mệnh lịch sử nữa không?
Tại sao?

; Sự biến đổi của giai cấp công nhân:


Ngược lại với giai cấp công nhân cổ điển có tính chất phụ thuộc vào
giai cấp tư sản, giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng được phụ thuộc
bởi chủ (giai cấp tư sản). Cũng bởi vì tình trạng khan hiếm lao động hiện
nay nên vị thế của tầng lớp giai cấp công nhân cũng ngày càng tăng. Từ
giai cấp công nhân lao động phổ thông dịch chuyển sang lao động có
đào tạo.
Gắn liền với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự phát
triển kinh tế tri thức, công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hoá. Nền
sản xuất và dịch vụ hiện đại đòi hỏi người lao động phải có hiểu biết sâu
rộng tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Theo xu hướng này, đó là “công
nhân tri thức”, “công nhân trí thức”, “công nhân áo trắng”.
Hao phí lao động hiện đại chủ yếu là hao phí về trí lực chứ không còn
đơn thuần là hao phí sức lực cơ bắp => nhu cầu về vật chất, tinh thần và
văn hoá tinh thần của công nhân ngày càng tăng, phong phú, đa dạng
hơn và đòi hỏi chất lượng hưởng thụ tinh thần cao hơn.

; Giai cấp công nhân ngày nay có thực hiện sứ mệnh lịch sử nữa không?
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp
công nhân là thông qua chính đảng tiên phong, giai cấp công nhân tổ
chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xoá bỏ các chế độ người bóc
lột người, xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân
dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng
xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
C. Mác đã viết; “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”.
Ngày nay, sự phát triển sản xuất của chủ nghĩa tư bản trong thế giới
ngày nay với sự tham gia trực tiếp của giai cấp công nhân và các lực
lượng lao động – dịch vụ trình độ cao lại chính là nhân tố kinh tế - xã
hội thúc đẩy sự chin muồi các tiền đề của chủ nghĩa xã hội trong lòng
chủ nghĩa tư bản.
Mặt khác, cũng từ toàn cầu hóa hiện nay cũng thấy một xu hướng trái
chiều, có tính nghịch đảo khác trong công nhân ở các nước đang phát
triển. Đó là xu hướng thâm dụng lao động phổ thông, tận dụng các công
nghệ lạc hậu, phân khúc các công đoạn sản xuất và đẩy những công
đoạn chỉ cần lao động có năng lực bình thường cho các nước đang phát
triển có nhiều lao động và giá lao động rẻ... Cũng vì thế, công nhân các
nước đang phát triển vẫn tăng về số lượng, nhưng chủ yếu là nhóm lao
động phổ thông. => Toàn cầu hoá hiện nay vẫn mang đậm tính chất tư
bản chủ nghĩa với những bất công và bất bình đẳng xã hội lại thúc đẩy
chống chế độ bóc lột giá trị thặng dư trên phạm vi thế giới.
Trong Cương lĩnh chính trị của các Đảng Cộng sản trong các nước tư
bản chủ nghĩa. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, nơi cac Đảng Cộng
sản đã trở thành đảng cầm quyền, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân là lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, giải quyết thành công
các nhiệm vụ trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là xây
dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước phát triển nhanh và
bền vững.
 Chỉ có giai cấp công nhân mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử.
Còn áp bức, bóc lột thì vẫn tồn tại đấu tranh giai cấp.
+ Đấu tranh giai cấp: đấu tranh bóc lột, đấu tranh nghèo, đấu tranh
chống thế lực thù địch.
Song các giá trị đặc trưng cho bản chất khoa học và cách mạng của giai
cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội vẫn mang ý nghĩa chỉ đạo và định
hướng.

ĐỀ 2:

Đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Mác-Lênin. Liên hệ
làm rõ đặc trưng CNXH ở Việt Nam (8 đặc trưng). Liên hệ trách nhiệm
của bản thân?

; Đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Mác-Lênin:
Căn cứ vào những dự báo của C. Mác và Ph.Ăngghen và những quan
điểm của V.I Lênin về chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviet, có thể khái
quát những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau:
- Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giai
phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện đề con người
phát triển toàn diện.
- Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
- Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp
công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân
lao động.
- Chủ nghĩa xã hội có nền văn háo phát triển cao, kế thừa và phát
huy những giá trị của văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân
loại.
- Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và
quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

; đặc trưng CNXH ở Việt Nam:


- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Do nhân dân làm chủ.
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện.
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển.
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

; Liên hệ trách nhiệm của bản thân :


- Học tập:
+ Trang bị tri thức, góp phần xây dựng đất nước. => Thể hiện lòng
yêu nước, yêu Đảng,
+ Rèn luyện năng lực, phẩm chất chính trị. => Thể hiện đạo đức lối
sống của bản than.

- Trách nghiệm:
+ Kế thừa truyền thống yêu nước.
+ Tham gia hoạt động cộng đồng, hội sinh viên,
+ Sống nề nếp, kỉ luật.
+ Yêu nghề, yêu lao động.
+ Sống có trách nghiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

ĐỀ 3:

So sánh sự khác nhau giữa bản chất của nhà nước XHCN với các hình
thức nhà nước trước đó. Liên hệ việc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN ở Việt Nam hiện nay?

; Sự khác nhau giữa bản chất của nhà nước XHCN với các hình thức
nhà nước trước đó
So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ
nghĩa là kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu
nhà nước bóc lột trong lịch sử. Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà
nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên các phương diện:
- Chính trị:
Sự thống trị của giai cấp vô sản có sự khác biệt về chất so với sự
thống trị của các giai cấp bóc lột trước đây. Sự thống trị của giai
cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp,
tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo vệ và duy trì địa
vị của mình. Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự
thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải
phóng giai cấp mình và giải phóng tất vả các tầng lớp nhân dân lao
động khác trong xã hội.
 Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân,
giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân
dân lao động.
- Kinh tế:
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là chế độ sở hữu xã hội về
tư liệu sản xuất => không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu
như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là bộ máy
của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị
áp bức, bóc lột; thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy
chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức
quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là
nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”.
- Văn hoá, xã hội:
Sự phân hoá giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp,
các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực
và cơ hội để phát triển.

; Liên hệ việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện
nay?
- Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước
của dân, do dân, vì dân.
- Pháp luật là tốt cao, không có thế lực nào đứng trên pháp luật.
- Quyền lực số ít trong tay giai cấp thống trị, số đông trong tay nhân
dân.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với Điều 4 Hiến pháp năm
2013. Hoạt động của Nhà nước được giám sát bởi nhân dân với
phương châm : “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông
qua các tổ chức, cá nhân được nhân dân uỷ nhiệm
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ rang, có cơ
chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng
quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự
phát triển. Quyền dân chủ của nhân dân được thực hành một cách
rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi nhiễm những đại biểu
không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm
minh của pháp luật.
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát
lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo
thống nhất của Trung ương.

ĐỀ 4:

Trình bày quan điểm của chủ nghĩa M-L về dân chủ XHCN. Liên hệ
việc phát huy dân chủ gắn liền với tăng cường pháp chế XHCN ở Việt
Nam hiện nay?

; Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh
đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác –
Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu
tranh giai cấp cho những giá trị tiếng bộ của nhâ loại, là một hình thức tổ
chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc
hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
- Về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân
dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước.

- Trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân
chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ
hay chế độ dân chủ.

- Trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một


nguyên tắc – nguyên tắc dân chủ.

 Dân chủ với những nội dung nêu trên phải được coi là mục tiêu, là
tiền đề và cũng là phương tiện để vương tới tự do, giải phóng con
người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Song, dân chủ với
tư cách một giá trị xã hội, nó là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và
phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã
hội loài người.

; Liên hệ việc phát huy dân chủ gắn liền với tăng cường pháp chế XHCN
ở Việt Nam hiện nay?
Lý do dân chủ gắn liền với pháp chế là bởi vì đó là hai thứ không thể
tách rời được.
- Dân chủ: có nghĩa là phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Xã hội sẽ trở nên loạn lạc, vô tổ chức, kỉ luật, coi thường kỉ cương
nếu chỉ có dân chủ mà không có pháp chế.
- Nếu không có dân chủ mà chỉ có pháp chế: giai cấp cầm quyền trở
nên độc đoán chuyên quyền.
 Chứng minh cho thấy xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay phải
có sự có mặt của cả hai (dân chủ- pháp chế).

Liên hệ:
- Mặt kinh tế: Nhân dân được khuyến khích làm giàu chính đáng.
- Mặt chính trị: Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử.
- Mặt văn hoá: Nhân dân được tự do sáng tác nhưng có giới hạn.
( cấm các văn hoá phẩm đồi truỵ, xuyên tạc).
- Mặt xã hội: Xây dựng xã hội trật tự, văn minh.
- Mặt tư tưởng: Nhân dân yêu nước, góp công xây dựng bảo vệ đất
nước.

ĐỀ 5:

Phân tích đặc điểm điểm của thời kì quá độ lên CNXH trên lĩnh vực văn
hoá - xã hội. Đặc điểm đó thể hiện ntn trong thời kì quá độ lên CNXH ở
Việt Nam? Trách nhiệm của sv trong nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

; Đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH trên lĩnh vực văn hoá – xã hội
- Trên lĩnh vực văn hoá:
Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại
nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng
tửan. Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là
Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hoá vô sản, nền văn hoá
mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa
văn hoá nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hoá – tinh thần
ngày càng tăng của nhân dân.
- Trên lĩnh vực xã hội:
Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quy định nên trong
thời kì quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt
giữa các giai cấp tầng lớp xa hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp
tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong xã hội của thời kì quá độ còn
tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc
và lao động chân tay. Bởi vậy, thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã hội, là thời kì đấu tranh
giai cấp chống áp bức, bất công, xoá bỏ tệ nạn xã hội và những tàn
dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.

; Đặc điểm đó thể hiện như thế nào trong thời kì quá độ lên CNXH ở
Việt Nam?
- Văn hoá:
Nhân dân ta vẫn giữ gìn và phát triển giá trị truyền thống, xây
dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tuy vậy vẫn
tiếp thu những giá trị từ nước ngoài (ngoại lai) như ngày lễ, sự
kiện. Thực hiện chủ trương rõ rang: “Hoà nhập nhưng không hoà
tan”.
- Xã hội:
Do chịu ảnh hưởng từ khuynh hướng tư bản hiện đại đã xảy ra mâu
thuẫn giữa các tầng lớp, rõ ràng nhất là giữa giai cấp giàu – nghèo.

; Trách nhiệm của sinh viên trong nền văn hoá Việt Nam hiện nay?
- Học tập để nâng cao hiểu biết của bản thân.
- Gìn giữ giá trị truyền thống, phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc.
- Ứng xử hoà nhã trong môi trường mình sống.
- Thực hiện tốt văn hoá học đường, góp phần tạo nên môi trường
học tập an toàn, lành mạnh.

ĐỀ 6:

Từ sự khác nhau về đặc điểm của GCCN Việt Nam hiện nay so với
TK20, trình bày:
- Sứ mệnh lịch sử cua GCCN VN hiện nay?
- Giải pháp phát huy vai trò của GCCN trong thời đại 4.0?

; Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Trong thời kì đổi mới, Đảng ta đã xác định vai trò giai cấp công nhân
và sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp công nhân ở nước ta: “Giai cấp
công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách
mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong
liện minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
 Giai cấp công nhân Việt Nam phát huy vai trò của một giai cấp
tiên phong, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự
lãnh đạo đúng đắn, sáng suoost của Đảng để giải quyết các nhiệm
vụ cụ thể thuộc nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
; Giải pháp phát huy vai trò của GCCN trong thời đại 4.0?
Đào tạo công nhân một cách bài bản :
+ Công nhân vừa có kiến thức, kĩ năng (khả năng làm việc trong
nhiều phương diện), vừa có thái độ (tác phong làm việc, kỉ luật trong
công việc), tác phong công nghiệp tốt (Một mặt mà giai cấp công
nhân Việt Nam yếu hơn các nước khác).
+ Phát huy phẩm chất yêu nước.
+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội một cách hài hòa.
+ Tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Quy hoạch nền kinh tế, vùng kinh tế, khu vực kinh tế, cấu
trúc lại nền kinh tế phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Cải cách triệt để hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ và tay nghề cho giai cấp công nhân.
+ Thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp
công nhân. Các chính sách mới về việc làm, nhà ở và tiền lương. Có
như thế, giai cấp công nhân mới thoát khỏi những bức bách của đời
sống, có điều kiện học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề và ý thức xã
hội. Chỉ khi đó, đội ngũ công nhân trẻ này mới gắn bó sâu sắc với sự
nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, có ý thức giai cấp, có lý
tưởng xã hội chủ nghĩa.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức
chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp; đồng thời, đổi mới hoạt
động của các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp phù
hợp với tình hình mới.

ĐỀ 7
Vận dụng kiến thức về vấn đề dân tộc trong thời kì quá độ lên CNXH,
phân tích: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết là vấn đề chiến lược cơ bản
lâu dài đồng thời là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam hiện
nay.” Thanh niên cần làm gì để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc?

Đặc điểm tình hình dân tộc ở Việt Nam:


- Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người:
Theo các tài liệu chính thức, nước ta có 54 dân tộc. Dân số thuộc
dân tộc Kinh là 82.085.826 người, chiếm 85.3%. Trong 53 dân tộc
thiểu số. 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái,
Mường, Mông, Khmer, Nùng; 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn
người, trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất (428 người).

 Nếu một dân tộc mà số dân ít sẽ gặp rất nhiều khó khan trong việc
tổ chức cuộc sống, bảo tồn tiếng nói và văn hoá dân tộc, duy trì và
phát triển giống nòi.

- Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau:


Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông
Nam Á. Bản đồ cư trú của các dân tộc trở nên phân tán, xen kẽ và
làm cho các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh thổ tộc người rieng.
Vì vậy, không có một dân tộc nào ở Việt Nam cư trú tập trung và
duy nhất trên một địa bàn.

 Do có nhiều tộc người sống xen kẽ nên trong quá trình sinh sống
cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, tạo kẽ hở để các thế lực thù
địch lợi dụng vấn đề dân tộc phá hoại an ninh chính trị và sự thống
nhất của đất nước.
- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị
trí chiến lực quan trọng:
Vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa của đất nước. Một số
dân tộc có quan hệ dòng tộc với các dân tộc ở các nước láng giềng
và khu vực, ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Khmer, dân
tộc Hoa….

 Các thế lực phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc để chống
phá cách mạng Việt Nam.

- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều:
 Về phương diện xã hội, trình độ tổ chức đời sống, quan hệ xã
hội của các dân tộc thiểu số không giống nhau. Về phương diện
kinh tế, có thể phân loại các dân tộc thiểu số Việt Nam ở những
trình độ phát triển rất khác nhau.
 Về văn hoá, trình độ dân trí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của
nhiều dân tộc thiểu số còn thấp.

- Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời
trong cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất:
Đặc trưng này được hình thành do yêu cầu của quá trình cải biến tự
nhiên và nhu cầu phải hợp sức, đoàn kết để cùng đấu tranh chống
ngoại xâm nên dân tộc Việt Nam đã hình thành từ rất sớm và tạo ra
sự gắn kết chặt chẽ giữa các dân tộc.

- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, góp phần tạo nên sự phong
phú, đa dạng của nền văn hoá Việt Nam thống nhất:
Việt Nam là một quosc gia đa dân tộc. Trong văn hoá của mỗi dân
tộc đều có những sắc thái độc đáo riêng góp phần làm cho nền văn
hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Sự thống nhất đó, suy cho
cùng là do các dân tộc đều có chung một lịch sử dựng nước và giữ
nước, đều sớm hình thành ý thức về một quốc gia độc lập, thống
nhất.

 Các vấn đề, tình hình trong đặc điểm dân tộc Việt Nam là vấn đề
lâu dài, không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Để thực
hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc
Việt Nam, các dân tộc thiểu số cũng như đa số phải ra sức phát huy
nội lực, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng
cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

; Thanh niên cần làm gì để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc?
- Tích cực học tập để lập thân lập nghiệp, góp phần trở thành một
công dân có ích với bản thân, gia đình, cộng đồng.
- Tham gia các tổ chức lành mạnh. VD: Đoàn thanh niên (mắt xích
trong khối đoàn kết dân tộc).
- Phát huy, giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc.

ĐỀ 8:

Quan điểm chủ nghĩa M-L về giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng
trong thời kì quá độ lên CNXH. Thế hệ trẻ cần làm gì để bài trừ mê tín
di đoan?

; Quan điểm chủ nghĩa M-L về giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng
trong thời kì quá độ lên CNXH?
- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng
của nhân dân:
Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con
người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Các
tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các
phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người
dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.

- Khắc phục dần với những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới:
Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội,
trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xoá bỏ ảo
tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc
sinh ra ảo tưởng ấy. => Xác lập được một thế giới hiện thực không
có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học…cũng như những tệ
nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, và không
thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới.

- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình
giải quyết vấn đề tôn giáo:
Hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện và có mối quan hệ
với nhau trong vấn đề tôn giáo và mỗi tôn giáo.
Mặt chính trị phản ảnh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ,
phản ánh mối mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa
các giai cấp, mâu thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống
lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động.
Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa
những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không theo
tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác
nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng.
 Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng
cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan
đến tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn
giáo:
Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát
triển nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác
động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau.
Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về những
lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt.
 Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng
xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và từng tôn giáo
cụ thể.

 Tôn giáo là một hiện tương tâm lý – xã hội tồn tại do rất nhiều
nguyên nhân. Do vậy khi nào những nguyên nhân dẫn đến sự ra
đời tôn giáo vẫn còn thì tôn giáo vẫn còn tồn tại mà không thể
xoá bỏ được.

; Thế hệ trẻ cần làm gì để bài trừ mê tín di đoan?


- Học để nâng cao nhận thức về khoa học, hiểu biết về tôn giáo.
- Học cách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của các tôn giáo.
- Phân biệt được tín ngưỡng và mê tín dị đoan, tránh mê tín dị đoan
(niềm tin mù quáng vào 1 thế lực nào đó mà dựa trên cơ sở đó, từ
đó dẫn đến tốn tiền của, sức lực, sinh bệnh, lo nghĩ).
 Khi mỗi người có kiến thức nhất định thì sẽ biết cách sống hài hoà
với tín ngưỡng và tôn giáo.

ĐỀ 9:
Tại sao nói gia đình là tế bào của xã hội? Theo em gia đình ở Việt Nam
hiện nay có những biến đổi như thế nào? Bản thân em cần phải làm gì để
có 1 gia đình hạnh phúc trong tương lai?

; Tại sao nói gia đình là tế bào của xã hội?


Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:
“Theo quan điểm duy vật, nhân tốt quyết định trong lịch sử, quy đến
cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự
sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực
phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những
thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi
giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại
lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản
xuất quyết định: Một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt
khác là do trình độ phát triển của gia đình.”
 Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn
tại và phát triển được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“….nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình.”
 Quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng,
hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa.

; Theo em gia đình ở Việt Nam hiện nay có những biến đổi như thế nào?
Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến
chuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc
điểm mới, hiện đại và tự do hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có
hội nhập và giao lưu văn hóa làm xuất hiện những quan điểm cởi mở
hơn về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Gia đình Việt Nam trong quá trình vừa bảo lưu các giá trị truyền thống,
vừa tiếp thu yếu tố hiện đại
- Trong số các giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình, giá trị
chung thủy là giá trị rất được coi trọng trong quan hệ hôn nhân và
gia đình, được người dân đánh giá cao nhất, sau đó là đến các giá
trị tình yêu thương, bình đẳng, có con, chia sẻ việc nhà, hòa hợp,
có thu nhập.
Bình đẳng là một giá trị của xã hội hiện đại. Đa số người dân đánh giá
khá cao tầm quan trọng của bình đẳng, cho thấy gia đình Việt Nam đang
thích ứng với sự thay đổi của xã hội hiện đại, ủng hộ bình đẳng giới
trong quan hệ vợ chồng.
Các kiểu loại gia đình mới như hôn nhân đồng giới, chung sống không
kết hôn, làm mẹ đơn thân, tùy từng giai đoạn, thường rất hiếm hoặc
không có trong truyền thống nhưng lại có xu hướng gia tăng trong các
xã hội đang chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp,
hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay, một bộ phận người dân, chủ yếu là người
dân tộc Kinh, trẻ tuổi, học vấn cao, ở thành thị có tỷ lệ chấp nhận những
kiểu loại gia đình mới cao hơn, tuy rằng có thể chưa thực sự hiểu rõ
những hệ quả tiêu cực của nó.

; Bản thân em cần phải làm gì để có 1 gia đình hạnh phúc trong tương
lai?
- Học tập để có trí tuệ, công việc, thu nhập tốt. Đây cũng là tiền đề,
nền tảng vững chắc để xây dựng một gia đình hạnh phúc trong
tương lai.
- Xác định kết hôn dựa trên tình yêu chân chính.
- Gạt bỏ cái tôi để cùng chung sống, biết nghĩ đến người khác.
ĐỀ 10:

Phân tích quan điểm CN M-L về sự biến đổi của gia đình trong thời kì
quá độ lên CNXH. Theo em bối cảnh hội nhập và phát triển của đất
nước tác động ntn đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay? Là
đại diện cho thế hệ trẻ sv cần làm gì để xây dựng gia đình trở thành tế
bào lành mạng của xã hội hiện nay?

; Phân tích quan điểm CN M-L về sự biến đổi của gia đình trong thời kì
quá độ lên CNXH
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được gọi là “gia đình quá độ” trong
bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công
nghiệp hiện đại. Gia đình đơn (gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ
biến ở các đô thị và cả ở nông thôn – thay thế cho kiểu gia đình truyền
thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây.
Sự bình đẳng nam – nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con
người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống
của gia đình truyền thống.

; Theo em bối cảnh hội nhập và phát triển của đất nước tác động ntn
đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay?
Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chức năng tích
cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã
hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới,
thời đại mới.
Tuy nhiên, quá trình biến đổi đó cũng gây ra những phản chức năng tạo
ra sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó
khan, trở lực trong việc giữ gìn tình cảm cũng như các giá trị văn hoá
truyền thống của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, mỗi người đều bị
cuốn theo công việc của riêng mình với mục đích kiếm them thu nhập,
thời gian dành cho gia đình cũng vì vậy mà ngày càng ít đi. Các thành
viên ít quan tâm, lo lắng và ít giao tiếp với nhau hơn, mối quan hệ gia
đình vì thế mà trở nên rời rạc, lỏng lẻo…

; Là đại diện cho thế hệ trẻ sv cần làm gì để xây dựng gia đình trở thành
tế bào lành mạng của xã hội hiện nay?
- Chăm ngoan, học giỏi, trau dồi kiến thức xã hội, hàn lâm.
- Xây dựng gia đình tương lai tốt, biết quan tâm chia sẻ đến các
thành viên trong gia đình.
- Tránh các cám dỗ ngoài xã hội.
- Tham gia các hoạt động lành mạnh do các đoàn thể tổ chức.

You might also like