You are on page 1of 7

1.

Giai cấp công nhân


Giai cấp công nhân là 1 tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển của nền công nghiệp hiện đại, là giai cấp đại diện cho LLSX tiên tiến, là lực lượng
chủ yếu trong tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH. Ở các nước TBCN, giai cấp
công nhân là những người không có hoặc cơ bản là không có TLSX, phải làm thuê cho
nhà tư sản và bị bóc lột về GTTD. Ở các nước XHCN, giai cấp công nhân cùng nhân dân
lao động làm chủ những tư liệu sản xuất cơ bản, cùng nhau hợp tác vì lợi cíh chung của
toàn xã hội, trong đó là lợi ích của mình.

2. SMLS của giai cấp công nhân


- SMLS của giai cấp công nhân là 1 phạm trù vĩ đại của CNXHKH, là một trong những
cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin
- SMLS của giai cấp công nhân là những nhiệm vụ mà công nhân cần thực hiện với tư
cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng hàng đầu trong cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ chế
độ xã hội cũ, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và toàn thể nhân loại khỏi áp bức, bóc lột, đói nghèo, lạc hậu. Xây dựng xã hội
mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới được thể hiện
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội:
+ Về nội dung kinh tế: SMLS của giai cấp công nhân được thể hiện thông qua vai trò của
giai cấp công nhân trong quá trình sản xuất hiện đại, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo
cho sự phát triển bền vững. Đây là điều kiện để giai cấp công nhân phát huy vai trò chủ
thể của mình trong công cuộc thúc đẩy sự nghiệp công ghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
+ Về nội dung chính trị - xã hội
Ở các nước TBCN, mục tiêu trực tiếp: xoá bỏ bất công, bất bình đẳng xã hội
mục tiêu lâu dài: giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và
nhân dân lao động.
Ở các nước XHCN, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, giải quyết thành
công các nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững
mạnh, thựuc hiện thành côngquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng
xã hội phát triển nhanh, bền vững.
+ Về nội dung văn hoá – tư tưởng
Đây là cuộc đấu tranh ý thức hệ, đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, đang
diễn ra phức tạp, quyết liệt nhất là trong nền kinh tế thị trường với nhiều mặt trái của nó;
phong trào cách mạng thoái trào tạm thời.

3. Điều kiện khách quan quy định SMLS của giai cấp công nhân
- Do địa vị kinh tế:
+ Giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp đại diện cho LLSX mang
tính chất xã hội cao. Vậy nên giai cấp công nhân có vai trò quyết định phá huỷ QHSX
TBCN.
Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có đủ điều kiện để tổ chức và lãnh đạo xã
hội, xây dựng và phát triển QHSX và LLSX XHCN, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng
chế độ CNXH,không có chế độ người áp bức, bóc lột người.
+ Giai cấp công nhân là những người không có hoặc cơ bản là không có tư liệu
sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư sản và bị bóc lột về giá trị thặng dư. Họ có lợi
ích trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản.
- Do đặc điểm chính trị - xã hội
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong Cách mạng và có tinh thần Cách mạng triệt để:
+ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong Cách mạng: giai cấp công nhân đại
diện cho PTSX tiên tiến, gắn liền với các thành tựu KHKT CN hiện đại, được
trang bị lý luận cách mạng và khoa hậu, luôn là lực lượng hàng đầu trong các cuộc
đấu tranh xoá bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tiến bộ
+ Giai cấp công nhân có tinh thần Cách mạng triệt để cả về mục tiêu (giai rphongs
nhân loại ra khỏi chế độ tư hữu về TLSX) và phương pháp (bạo lực CM): giai cấp công
nhân bị nhà tư sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột về giá trị thặng dư, có lợi ích cơ bản đối
kháng trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sinh sống, điều kiện làm việc đã
chỉ rõ cho giai cấp công nhân thấy rằng: chỉ giải phóng được giai cấp công nhân khi giải
phóng được toàn xã hội ra khỏi chế độ TBCN.
- Giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao: Giai cấp công nhân lao động
trong nền đại công nghiệp với quá trình sản xuất mang tính dây chuyền, nhịp độ
làm việc nhanh chóng, sống tập trung tại các khu đô thị đòi hỏi giai cấp công nhân
buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động. Mức độ kỷ luật sẽ càng được
tăng cường nếu giai cấp công nhân páht triển thành 1 chỉnh thể chính trị lớn mạnh.
- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế: Giai cấp tư sản là lực lượng quốc tế. Giai
cấp công nhân dù ở khu vực khác nhau, sử dụng ngôn ngữ khác nhau nhưng đều bị
bóc lột sức lao động, có chung địa vị kinh tế và đặc điểm chính trị - xã hội.

4. Điều kiện chủ quan quy định SMLS của giai cấp công nhân
- Sự tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng của bản thân giai cấp công nhân. Chất
lượng của giai cấp công nhân được thể hiện ở sự trưởng thành về ý thức chính trị, tức là
giác ngộ và nhận thức được trọng trách, vai trò của giai cấp đối với lịch sử; ở trình độ
lĩnh hội và nắm bắt các khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Chỉ khi phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là chất lượng thì giai cấp công
nhân mới có thể thực hiện SMLS của mình
- Đảng Cộng sản là yếu tố chủ quan quan trọng nhất giúp giai cấp công nhân thực
hiện thắng lợi lịch sử của mình.
ĐCS = chủ nghĩa Mác – Lênin + phong trào yêu nước + phong trào công nhân
- Sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng
lớp lao động khác.
5. Sự giống nhau và khác nhau
*Giống nhau
- LLSX hàng đầu của xã hội hiện đại
- Đều bị giai cấp tư sản và chế độ TBCN bóc lột về GTTD
- Phong trào công nhân, phong trào cộng sản là lực lượng hàng đầu trong cuộc đấu tranh
vì đoàn kết, hợp tác, phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa.
*Khác nhau
- Xu hướng “trí thức hoá” tăng nhanh
Sự phát triển của KHKT CN hiện đại, nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ.
Người lao động có sự am hiểu về kiến thức và kỹ năng lao động. Hao phí lao động chủ
yếu: hao phí về trí lực
-Xu hướng “trung lưu hoá” gia tăng
Một bộ phận giai cấp công nhân có cổ phần trong công ty, xí nghiệp
-Ở các nước XHCN, giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo, Đảng Cộng sản, đội
tiên phong của giai cấp công nhâ, đã trở thành Đảng cầm quyền
6. Đặc điểm của GCCN Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành và phát triển cùng với chính sách khai
thác thuộc địacủa thực dân Pháp tại Việt Nam
- Ra đời vào đầu TK XX, trước giai cấp tư sản Việt Nam và phát triển chậm vì nó
được sinh ra và lớn lên tại 1 đất nước thuộc địa, nửa phong kiến, chịu ách thống trị
của đế quốc thực dân
- Đối kháng trực tiếp với lợi ích tư bản thực dân Pháp. Là lực lượng chính trị hàng
đầu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc
Việt Nam với đế quốc thực dân và phong kiến thống trị.
- Giai cấp công nhân Việt Nam khi vừa ra đời số lượng còn ít, trình độ còn thấp,
còn nặng tâm lý tiểu nông nhưng đã nhanh chóng trưởng thành về ý thức chính trị
nhờ việc sớm tham gia vào cuộc đấu tranh Cách mạng với thực dân đế quốc, sớm
nhận ra trọng trách và vai trò của mình, sớm giác ngộ mục tiêu và lý tưởng cách
mạng, tức là giác ngộ SMLS của giai cấp mình.
- Có tinh thần dân tộc sâu sắc, có truyền thông yêu nước, đoàn kết, bất khuất chống
giặc ngoại xâm.
- Đa phần giai cấp công nhân Việt Nam có xuất thân từ giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động khác. Vậy nên giai cấp công nhân gắn bó mật thiết với giai cấp
nông dân và các tầng lớp nhân dân khác trong xã hội. Lợi ích của giai cấp công
nhân gắn liền với lợi ích của toàn dân tộc, đây là động lực để thúc đẩy đoàn kết
giai cấp đi liền với khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam có những biến đổi cụ thể sau:
- Tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng.
- Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, giai cấp công nhân Việt Nam có mặt trong tất cả
các thành phần kinh tế, trong đó đội ngũ công nhân ở khu vực kinh tế Nhà nước
chiếm vai trò nòng cốt, chủ đạo.
- Giai cấp công nhân Việt Nam đã có thể tiếp thu và nắm bắt trình độ KHKT CN
hiện đại, đội ngũ công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, văn
hoá, đạo đức chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu công nhân của Việt Nam.
- Giai cấp CN VN gặp cơ hội + thách thức
 Coi trọng đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước; chỉnh đốn, xây dựng ĐCS
trong sạch, vững mạnh
7. SMLS của giai cấp công nhân VN hiện nay
- Về nội dung kinh tế:
Có đủ điều kiện để phát triển cả về số lượng và chất lượng
Lực lượng hàng đầu trong sự nghiệp thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững
- Về chính trị - xã hội
Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng cộng sản, xây dựng, chỉnh đốn Đảng
trong sạch vững mạnh, đấu tranh, chống lại, đẩy lùi lại mọi sự suy thoái về tư tưởng,
đạo đức, chính trị, lối sống, “tự diễn biến” ,”tự chuyển hoá” trong nội bộ
- Về văn hoá, tư tưởng
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Kế thừa, giữ gìn các nét
đpej văn hoá truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nội dung
cối lõi: xây dựng con người mới XHCN.

1. Gia đình: gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy
trì, củng cố trên cơ sở: hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với những
quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên.
2. Vị trí
- Gia đình là tế bào cả xã hội
+ Gia đình: vai trò quyết định đối với sự hình thành, vận động, phát triển của xã
hội
+ Sản xuất + tái sản xuất TLSX + TLTD, tái sản xuất ra con người, gia đình: tế
bào tự nhiên, đơn vị cơ sở -> cơ thể: xã hội
+ Không có chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình -> xã hội không thể
tồn tại và phát triển
 Xây dựng 1 tế bào gia đình tốt -> xã hội phát triển lành mạnh
+ Tác động của gia đình lên xã hội phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội,
đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền; mô hình, kết cấu, đặc điểm của từng
hình thức gia đình
+ Xã hội tư hữu về tư liệu sản xuất, bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ
xã hội: cản trở sự tác động
+ Chỉ khi con người được sống trong 1 gia đình yên ấm, hạnh phúc -> yên tâm lao
động, sáng tạo, cống hiến cho xã hội
 Quan tâm xây dựng quan hệ gia đình, quan hệ xã hội bình đẳng, ổn định, hạnh
phúc: vấn đề quan trọng của CM XHCN
- Gia đình là tổ ấm, là nơi tạo ra giá trị hạnh phúc, sự hoà hợp trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên
+ Con người: trong bụng mẹ -> lọt lòng -> suốt cả cuộc đời: gắn bó mật thiết với
gia đình
+ Gia đình: môi trường tốt nhất: yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, trưởng thành
và phát triển
+ Gia đình yên ấm, hạnh phúc: điều kiện, tiền đề: hình thành nhân cách, tâm lực,
trí lực, sức lực -> công dân tốt
+ Gia đình yên ổn: con người bình yên, hạnh phúc, động lực trở thành một con
người xã hội
- Cầu nối cá nhân – xã hội
Cá nhân: thành viên: gia đình, xã hội
Quan hệ thành viên trong gia đình = quan hệ thành viên trong xã hội
Không có cá nhân ngoài gia đình = không có cá nhân ngoài xã hội
Gia đình: cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của cá nhân
Gia đình: môi trường đầu tiên để cá nhân có được, thực hiện quan hệ xã hội.
3. Chức năng
- Chức năng tái sản xuất ra con người
+ Chức năng đặc trưng của gia đình, đáp ứng như cầu về tâm sinh lý, duy trì nòi
giống, nhu cầu về sức lao dộng và đảm bảo sự trường tồn của xã hội
+ Không chỉ là việc riêng của ỗi gia đình mà là vấn đề chung của toàn xã hội
+ Ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực của đời sống xã hội
+ Tuỳ vào từng khu vực và nhu cầu của xã hội, chức năng này được thực hiện theo
2 hướng: khuyến khích và hạn chế
-Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
+ Gia đình có chức năng nuôi dưỡng, dạy dỗ, giáo dục con cái trở thành người có
ích cho xã hội.
+ Thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cha mẹ -> con cái, gia đình -> xã
hội
+ Vai tròi quan trọng: hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống
+ Găn sbos toàn diện, lâu dài với cuộc đời của môii con gnuoiwf
+ Mỗi thành viên: vị trí, vai trò nhất định, chủ thể, khách thể nuôi dưỡng, giáo dục
trong gia đình
+ Giáo dục gia đình gắn liền giáo dục xã hội: nếu không có giáo dục gia đình, con
người không thể hoà nhập xã hội, giáo dục xã hội không thể hiệu quả nếu không lấy giáo
dục gia đình làm nền tảng.
 Tránh: coi trọng giáo dục gia đình, hạ thấp giáo dục xã hội và ngược lại, nếu
không thì sẽ không thể phát triển toàn diện
+ Đòi hỏi: kiến thức toàn diện, văn hoá, tri thức, phương pháp nuôi dạy
-Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
+ Chức năng thường xuyên
+ Bao gồm: TM nhu cầu: tinh thần, văn hoá, tình cảm, cân bằng tâm lý, bảo vệ,
chăm sóc sức khoẻ
+Quan tâm, chăm sóc: nhu cầu tâm lý; trách nhiệm, đạo lý, lương tâm
+ Chỗ dựa: vật chất + tinh thần
+ Sự ổn định, phát triển xã hội
-Chức năng văn hoá:
Gia đình lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống, là nơi thực hiện các PTTQ, tín ngưỡng,
lễ nghi của dân tộc, tộc người, làng xã, hương đình
-Chức năng chính trị: gia đình là nơi tuân thủ các chính sách và hệ thống pháp luật của
nhà nước, là nơi được hưởng các quyền khi thực hiện đúng các quy định pháp luật đó,
cầu nối giữa công dân – nhà nước
4. Cơ sở
- Cơ sở kinh tế - xã hội
- Cơ sở chính trị - xã hội
- Cơ sở văn hoá
- Chế độ hôn nhân tiến bộ
5. Những biến đổi
*Quy mô, kết cấu
- Gia đình đơn (hạt nhân): phổ biến
- Quy mô gia đình có xu hướng giảm, ít thành viên hơn
- Sự bình đẳng giữa nam và nữ: đề cao, không gian riêng tư: coi trọng
- Song do khoảng cách về không gian giữa các thành viên mà gây khó khăn, trở
lực trong việc duy trì quan hệ tình cảm và truyền thống văn hoá của dân tộc
*Chức năng
- Chức năng tái sản xuất ra con người:
+ Gia đình chủ động, tự giác quyết định số lượng con cái và thời điểm sinh con,
dưới sự điều chỉnh của chính sách xã hội
+ Giảm mức sinh của phụ nữ, giảm số con
+ Giảm tầm quan trọng của việc nhất thiết phải có con trai
-Chức năng giáo dục
+ Đầu tư vào giáo dục cho con cái nhiều hơn
+ Giáo dục: phép tắc ứng xử, đạo đức, lối sống, cách đối nhân xử thế; kiến thức
của khoa học công nghệ hiện đại, nền tảng, bệ phóng để hoà nhập với thế giới
+ Vai trò, vị trí giáo dục của các chủ thể: giảm
+ Niềm tin, kỳ vọng vào giáo dục xã hội của cha mẹ: giảm
+ Trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, tệ nạn: bất lực của gia đình và xã hội
-Chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng
-Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm, sinh lý, suy trì tình cảm
+ Tăng
+ Vai trò quan trọng: gìn giữ mqh hôn nhân, hạnh phúc gia đình, đb chăm sóc, bảo
vệ sức khoẻ trẻ em, người già, hiện nay: khó khăn, thách thức
*Mối quan hệ
-Mối quan hệ hôn nhân, vợ - chồng
+ Lỏng lẻo: ngoại tình, ly hôn, ly thân, QHTD trước hôn nhân, ngoài hôn nhân,
sống chung không kết hôn
+ Gia tăng gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính, có con ngoài giá thú
+ Không còn 1 mô hình duy nhất: đàn ông làm chủ gia đình
-Mối quan hệ khác, gía trị, chuẩn mực văn hoá
+ Cha mẹ - con cái:
Cha mẹ: thấu hiểu tâm lý con cái, yêu thương, nuôi dưỡng, không phân biệt đối
xử, tôn trọng quyết định, quan điểm, nhân cách, gần gũi với con -> con: tự tin, chủ động
bày tỏ quan điểm, lập trường, tình cảm, suy nghĩa, bạo dạn,
Con cái ngỗ ngược, hư, dám cãi lại bạo lực cha mẹ
Thu nhập tốt -> đầu tư nhiều hơn -> chiều chuộng thái quá, dùng tiền để bù đắp
cho việc thiếu thời gian -> ỷ lại, lười vận động, quen hưởng thụ, tệ nạn
Gd trẻ em: phó mặc cho nhà trường, thiếu sự dạy bảo thường xuyên
+ Anh chị em: yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ
Sinh ít con: nuôi dưỡng tốt >< ích kỷ,
+ Sự cách biệt giữa các thế hệ: mâu thuẫn, thách thức lớn
+ Người cao tuổi: thiếu thốn về tình cảm
+ Tệ nạn:

You might also like