You are on page 1of 5

Câu 1: Lý luận về giai cấp công nhân và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân.

Liên hệ giai
cấp công nhân VN?

170 năm qua, lịch sử thế giới đã có nhiều đổi thay, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua những
thăng trầm, biến đổi. Trên con đường ấy, có những thời điểm con đường cách mạng của giai cấp
vô sản gặp nhiều khó khan, Những tư tưởng về giai cấp công nhân được phản ánh trong tuyên
ngôn không những không bị lỗi thời mà vẫn có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn lớn lao đối
với giai cấp công nhân nước ta cũng như giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế
giới.

Về nội dung sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử cao cả, là giai cấp thống trị về
chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp
sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn sự phân chia giai
cấp. Vì thế, sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân không phải là duy trì giai cấp công nhân mà là
giải phóng triệt để con người. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải
tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động, tiếp thu lý luận khoa học cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin để thành lập nên chính đảng tiên phong của mình và sẵn sàng đấu tranh khi
có thời cơ cách mạng.

Giai cấp công nhân VN: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới chính là
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Cùng với quá trình phát triển của cách mạng,
giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế.
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn
có đặc điểm riêng. Đó là:

Thứ nhất, sinh ra và lớn lên từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp công nhân
Việt Nam phải chịu ba tầng áp bức bóc lột là đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ.

Thứ hai, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc nên không chịu ảnh hưởng về mặt tư tưởng của giai
cấp này. Ngay khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ảnh hưởng của Cách mạng
Tháng Mười Nga, sớm tiếp nhận những tư tưởng của thời đại để bồi dưỡng bản chất cách mạng
cho mình.

Thứ ba, giai cấp công nhân nước ta xuất thân từ nông dân, bị thực dân phong kiến bóc lột, bần
cùng hóa nên họ có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác. Liên minh giai cấp đã trở thành động lực và là cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn
kết dân tộc.

Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: Quan tâm, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai
cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn,
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; bảo
đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các công trình phúc lợi
Nguyễn Đoàn Diệp Ngân - NVA
phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của công nhân.

Trong xã hội Việt Nam hiện tại, giai cấp công nhân đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định
được vai trò của mình trong công cuộc đổi mới đất nước. Để làm được điều đó không những
Đảng ta mà toàn dân tộc trong đó giai cấp công nhân là nòng cốt phải tự mình phấn đấu, nâng
cao tri thức tay nghề để có thế làm tốt sứ mệnh lịch sử đã đề ra, phấn đấu đưa nước ta từ một
nước nông nghiệp sớm trở thành một nước công nghiệp đúng như mục tiêu mà Đảng và Nhà
nước đã đặt ra nhằm đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới./.

Câu 2: Lý luận về thời kì quá độ, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Liên hệ thời kì quá độ
và đặc trưng chủ nghĩa xã hội VN?

Lý luận về thời kì quá độ:

Theo V. I. Lê-nin, từ xã hội phong kiến lên CNTB, ngay trong giai đoạn quá độ đã hình thành cả
LLSX lẫn những tổ chức kinh tế mới và những hình thức quan hệ TBCN. Đến giai đoạn quá độ
chính trị (cách mạng tư sản), mới sinh thành chế độ chính trị TBCN. Nhưng ở TKQĐ lên
CNXH trước hết sinh thành nhà nước XHCN, nhờ đó mới phát triển dần LLSX và quan hệ sản
xuất (QHSX) XHCN. Cho nên, TKQĐ không dễ dàng, không chóng vánh. Độ dài của nó có thể
được tham chiếu từ các giai đoạn nhiều trăm năm hình thành các xã hội nô lệ, phong kiến,
TBCN.

Cách mạng Tháng Mười khởi đầu TKQĐ gián tiếp ở nước Nga, đồng thời mở ra “thời đại quá
độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới”. Từ đây, các nước trên thế giới, kể cả nước
lạc hậu, với những điều kiện nhất định, đều có thể bước vào TKQĐ. Tuy nhiên, không phải là
tất cả các nước sẽ đồng loạt, đồng thời tiến vào TKQĐ. Một số nước có thể thực hiện TKQĐ
trước. Trong khi ấy, giai đoạn quá độ ở phương Tây có thể vẫn kéo dài. Nhiều nước TBCN
trung bình, nước lạc hậu, có thể còn lâu nữa mới bước vào TKQĐ.

Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội:……

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Từ Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đến nay, đường lối thực hiện TKQĐ được xác định là “bỏ
qua chế độ TBCN”, tức là TKQĐ gián tiếp. Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (tháng 1-1995)
khẳng định: trong điều kiện không còn sự giúp đỡ của các nước XHCN, nhưng có thể tranh thủ
được nguồn lực từ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế; bỏ qua chế độ TBCN, nhưng kế thừa mọi
thành tựu và kinh nghiệm của nhân loại, kể cả của CNTB. Đại hội IX của Đảng nêu rõ, bỏ qua
sự thống trị của QHSX TBCN, nhưng tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ trong CNTB.

Câu 3: Lý luận về dân tộc, đường lối, chính sách dân tộc ở VN hiện nay?

Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:

Nguyễn Đoàn Diệp Ngân - NVA


Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ
chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh
hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ
lạc; có kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý
thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó.
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân
dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền
thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.

*****Nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin đã phân
tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của nó:
Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình,
các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Thực tế này đã
diễn ra ở những quốc gia, khu vực có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác
nhau trong chủ nghĩa tư bản. Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức
dân tộc để tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi bật trong giai đoạn
đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng, chỉ
trong cộng đồng dân tộc độc lập họ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân tộc
mình.
Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên
hiệp lại với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa trong chủ
nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự biệt
lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Khi nghiên cứu về dân tộc, quan hệ dân tộc và những xu hướng phát triển của nó, chủ nghĩa
Mác - Lênin khẳng định rằng, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi tình trạng áp bức
giai cấp, tình trạng người bóc lột người bị thủ tiêu thì tình trạng áp bức dân tộc cũng bị xóa bỏ.

Giải quyết vấn đề công nhân:

Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát
triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên
chính vô sản. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhấn mạnh rằng, khi xem xét và giải
quyết vấn để dân tộc phải đáp ứng vững trên lập trường giai cấp công nhân. Điều đó cũng có
nghĩa là việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài
của dân tộc. Giải quyết vấn để dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa
các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân
tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" với ba nội dung
Nguyễn Đoàn Diệp Ngân - NVA
cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân
tất cả các dân tộc.

Câu 4: Lý luận về tôn giáo, đường lối chính sách tôn giáo ở VN hiện nay?

* Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo:….
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống
xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực,
các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét,
đánh giá và giải quyết những vẩn đề liên quan đến tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải
có quan điểm và phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn
đề tôn giáo.

sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, quan điểm đổi mới của Đảng ta về vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển hoàn thiện và đi vào cuộc sống. Bước ngoặt trong sự đổi
mới tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết số
24 của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990 "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”.
Về nhận thức lý luận, Đảng ta đã nêu lên "3 luận đề" có tính đột phá về vấn đề tôn giáo, tín
ngưỡng: Một là, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân và Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công
cuộc xây dựng xã hội mới. Đồng thời nêu lên “3 quan điểm” đổi mới về công tác tôn giáo: Một
là, công tác tôn giáo vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa
cảnh giác kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng; Hai là, nội dung
cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng và Ba là, công tác tôn giáo là
trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Để có được những tư tưởng đổi mới có tính "đột
phá” nêu trên, Đảng ta tìm tòi, trăn trở trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo vào tình hình tôn giáo ở nước ta. Trong quá trình đổi
mới, tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trong các
chỉ thị, nghị quyết tiếp theo.

Việc Đảng ta chỉ rõ đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
cũng có nghĩa là đã khẳng định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi trở thành
tín đồ của một tôn giáo, họ là công dân của nước Việt Nam, cùng chung lo tới vận mệnh của dân
tộc. Đảng ta khẳng định thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, quyền được sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật của đồng bào có đạo và sự
bình đẳng giữa các tôn giáo.

Nguyễn Đoàn Diệp Ngân - NVA


Tóm lại, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dân chủ hóa đời sống xã hội, Đảng và
Nhà nước ta cũng từng bước xây dựng hoàn thiện chính sách đổi mới về công tác tôn giáo theo
quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về chính sách, pháp
luật cũng cần được bổ sung, hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho công tác tôn giáo cũng như phù
hợp với tình hình thực tế cũng như tạo điều kiện cho các tôn giáo tích cực tham gia vào công
cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự ổn định và
phát triển đất nước trong điều kiện mới.

Nguyễn Đoàn Diệp Ngân - NVA

You might also like