You are on page 1of 4

CÂU HỎI TỰ LUẬN MÔN CNXHKH

1. Giai cấp công nhân? Sứ mệnh lịch sử của GCCN? Các bước để thực hiện sứ
mệnh lịch sử của GCCN?

- Khái niệm: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình
thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp
hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội
hóa ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc tham gia
vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan
hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên
tiến trong thời đại ngày nay.
- Sứ mệnh lịch sử của GCCN: Xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ áp bức
bóc lột, giải phóng GCCN, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi
mọi áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng XH mới -XHCN và
CSCN.
- Các bước để thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN:
B1: Giành lấy chính quyền nhà nước và xác lập chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất.
B2: Lãnh đạo nhân dân tiến hàng xây dựng XH mới XHCN. Đó là một
quá trình lịch sử lâu dài và đầy khó khăn.

2. Thời kỳ quá độ? Thời kỳ quá độ lên CNXH? Đặc điểm của TKQD và biểu
hiện?

- Thời kì quá độ: Thời kì chuyển biến giữa cái cũ và cái mới. Ở đó cái cũ
chưa hoàn toàn mất đi, cái mới chưa hoàn toàn ra đời.
- Thời kì quá độ lên CNXH: là thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa một bên là
GCCN liên minh với các tầng lớp nhân dân lao động khác (chủ yếu là nông
dân và tầng lớp trí thức) để giành chính quyền, đưa đất nước quá độ lên
CNXH, với một bên là giai cấp bóc lột và các thế lực phản động mới bị đánh
đổ, nhưng chưa hoàn toàn bị xóa bỏ về mặt giai cấp đang được bọn đế quốc
và các thế lực phản động quốc tế giúp đỡ.
- Đặc điểm: tính đan xen; khó khăn, thử thách kéo dài.
+ Trên lĩnh vực chính trị: đan xen giữa cái tốt và cái xấu
+ Trên lĩnh vực kinh tế: nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần: thành phần
kinh tế cũ và thành phần kinh tế mới thể hiện rõ rệt
+ Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: đan xen giữa nền tư tưởng văn hoá cũ và
mới.
+ Trên lĩnh vực xã hội:
-Biểu hiện:

3. Dân tôc? Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin? Ý nghĩa

*Khái niệm dân tộc

- Theo nghĩa hẹp: dùng để chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền
vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù,
xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người
ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó

- Theo nghĩa rộng: dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân
một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và
có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh
tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch
sử lâu dài

*Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: xoá bỏ tình trạng dân tộc này đặt ách nô dịch
lên dân tộc khác trên cơ sở thủ tiêu tình trạng giai cấp này áp bức giai cấp khác;
từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch trong sự phát triển của các dân tộc, tạo
điều kiện thuận lợi để các dân tộc còn ở trình độ lạc hậu, bằng sự nỗ lực của chính
mình cùng với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em phát triển nhanh trên con đường
tiến bộ

- Các dân tộc có quyền tự quyết:

+ là quyền thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình

+ bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và
quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng để có đủ sức
mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có
thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia – dân tộc

- Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức dân
tộc và xây dựng mối quan hệ mới giữa các dân tộc

Ý nghĩa:

+ phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất
giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; đảm bảo cho phong trào
dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi

+ Việc thực hiện quyền bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết là tuỳ thuộc vào sự
đoàn kết, thống nhất giai cấp công nhân các dân tộc trong từng quốc gia cũng như
trên toàn thế giới. Chỉ có đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân mới
thực hiện được quyền bình đẳng và quyền tự quyết đúng đắn, khắc phục được thái
độ kỳ thị, lòng thù hằn dân tộc => đoàn kết được nhân dân lao động các dân tộc
trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

=> sự thăng trầm của lịch sử nhân loại đã không bác bỏ cương lĩnh dân tộc của chủ
nghĩa Mác – Lênin, trái lại, hiện thực lịch sử đã cung cấp thêm các sự kiện để xác
nhận sự đúng đắn của cương lĩnh và đòi hỏi sự vận dụng cương lĩnh đó cho phù
hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng dân tộc, từng quốc gia trong thời đại ngày
nay.

=> Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận trong cương lĩnh
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối chính sách
dân tộc của các Đảng cộng sản và Nhà nước trong các quốc gia đang quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
4. Tôn giáo? Bản chất? Làm rõ các nguyên tắc giải quyết tôn giáo? Lấy ví dụ?

5. Gia đình? Anh chị làm rõ vị trí và chức năng của gia đình?

- Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy
trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với nhũng quy định về quyền và nghĩa vụ của
các thành viên trong gia đình.
- Các hình thức gia đình trong lịch sử:
 Gia đình tập thể.
 Gia đình cá thể (một vợ, một chồng).
- Vị trí của gia đình trong xã hội:
 Gia đình là tế bào của xã hội.
 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống
của mỗi thành viên.
 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.
- Chức năng cơ bản của gia đình:
 Chức năng tái sản xuất ra con người.
 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.
 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.
 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm, sinh lý, duy trì, duy trì tình cảm gia đình.

You might also like