You are on page 1of 4

Câu: Đặc điểm của thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội (Quan điểm của cnkhxh về tkqđcnxh)

Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền TBCN và
TBCN sang xã hội XHCN. Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về
mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của CNTB và những yếu tố mang tính chất XHCN
của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ sở của
chính nó.
* Đặc điểm của thời kỳ quá độ:
- Trên lĩnh vực kinh tế:
Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, về phương diện kinh tế, tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều
thành phần, trong đó có thành phần kinh tế đối lập.
Sz
+ Là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công
nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước để cải tạo, tổ chức xây dựng xã hội mới và trấn áp
những thế lực phản động chống phá XHCN.
+ Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới – giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm
quyền, với nội dung mới-xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước có tính
kinh tế và hình thức mới- cơ bản là bình thường hoá tổ chức xây dựng.
- Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá:
+ Thời kỳ này tồn tại nhiều tư tưởng, văn hoá khác nhau, chủ yếu là tư tưởng, văn hoá vô sản và
tư tưởng, văn hoá tư sản.
+ Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng nền văn
hoá vô sản, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá
nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hoá-tinh thần ngày càng tăng của nhân dân.
- Trên lĩnh vực xã hội:
+ Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp,
các tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
+ Tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
+ Là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xoá bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của
xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao
động là chủ đạo.
-----------------LIÊN HỆ BẢN THÂN Ở CÁC NỘI DUNG-------------------
Câu: Liên hệ bản thân về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- SV không ngừng học tập, rèn luyện làm chủ kiến thức, kỹ năng để khi tốt nghiệp có thể trở
thành công nhân, trí thức,… đóng góp xây dựng quê hương, đất nước…; ủng hộ các phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động tiến bộ trên thế giới.
- SV giác ngộ được lập trường, lí tưởng của giai cấp công nhân. Từ đó góp phần xây dựng một xã
hội tiến bộ, dân giàu, nước mạnh…Phấn đấu là đảng viên ĐCSVN, viết tiếp những trang sử hào
hùng của dân tộc.
- SV hiểu được đặc điểm ra đời của giai cấp công nhân VN từ một xã hội lạc hậu, cơ cấu giai cấp
còn lạc hậu, trình độ thấp, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Vì vậy sinh viên cần phải đóng
góp tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH ở VN. SV phải là người xung phong trong tiếp thu, giáo
dục, phổ biến tri thức góp phần nâng cao tri thức cho cộng đồng (thực hiện bằng nhiều cách khác
nhau, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng sinh viên).
- Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lênin, vào sự lãnh đạo của ĐCSVN, vào con đường độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, phê phán những quan điểm sai trái phủ nhận sứ mệnh lich sử giai cấp
công nhân trong phong trào cách mạng TG, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên TG
và VN.
Câu: Liên hệ bản thân trong chương Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
- Tích cực học tập chủ nghĩa Mác, trang bị thế giới quan và phương pháp luận biện chứng duy
vật, nắm được sự vận động phát triển của quy luật xã hội. Loài người sẽ đi lên CNXH, tin tưởng
vào con đường mà Đảng và Chủ tịch HCM đã lựa chọn đó là độc lập dân tộc và CNXH.
- SV tích cực học tập tri thức khoa học, có kỹ năng tốt, phẩm chất tốt, vừa có tài, vừa có đức.
Chung tay đóng góp vào công cuộc xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH (vai trò, trách nhiệm),
mỗi sinh viên:
+ Về chính trị: Hiểu, thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa; bảo vệ chế độ XHCN; bảo vệ thành quả cách mạng; tham gia tích
cực đóng góp công việc của Nhà nước; tích cực tham gia các đoàn thể trong nhà trường (Đoàn
thanh niên, hội sinh viên); hoạt động tình nguyện,…
+ Về kinh tế: Cùng nhân dân xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; chủ động, tích
cực đến vùng sâu, dân tộc thiểu số để chuyển giao tri thức, khoa học kỹ thuật; trong trường tiến
hành các hoạt động lao động công ích (nếu có) để xây dựng nhà trường, bảo vệ tài sản của nhà
trường, sử dụng tiết kiệm các trang thiết bị, điện, nước.
+ Về văn hoá, tư tưởng: Sinh viên phải hiểu biết và bảo vệ chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác
Lênin và Tư tưởng HCM; giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử, đấu tranh với các quan
điểm sai trái (phủ nhận con đường XHCN, phủ nhận chủ nghĩa Mác,..); phê phán những lệch lạc
trong nhận thức của người khác về CNXH, cổ suý CNTB một chiều…
Câu: Liên hệ bản thân với vấn đề dân tộc và tôn giáo.
- Sinh viên cần nhận thức được đoàn kết dân tộc là vấn đề mang tính chiến lược của cách mạng
Việt Nam, nhờ tinh thần đoàn kết mà dân tộc VN mới giữ được độc lập chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ. Mỗi sinh viên cần tiếp nối, phát huy truyền thống đoàn kết.
- Sinh viên nắm được cương lĩnh dân tộc của LêNin là cơ sở lý luận để Đảng và Nhà nước ta đưa
ra chính sách, pháp luật dân tộc; để đưa ra cương lĩnh dân tộc, Lênin, về mặt lý luận Lênin đã kế
thừa quan điểm của Mác và Ăngghen, về mặt thực tiễn, ông đã tổng kết phong trào đấu tranh dân
tộc ở các nước, đặc biệt là nước Nga cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20; dựa trên hai xu hướng phát
triển của dân tộc.
- Sinh viên cần nhận thức được tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, trong lịch sử các tôn giáo, các chức
sách, tín đồ, đã cùng toàn thể dân tộc đấu tranh dành độc lập dân tộc. Mỗi sinh viên cần tôn trọng
tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, dân tộc khác, phê phán các hành vi chia rẽ, phân
biệt đối xử giữa người theo và người không theo tôn giáo; lên án các hành vi mê tín dị đoan ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần của các dân tộc.
- Sinh viên cần phải học tập để có kiến thức, có tri thức về lịch sử, văn hoá, tôn giáo để hiểu cội
nguồn dân tộc, đoàn kết tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; phải có bản lĩnh chính trị đấu tranh
chống chiến lược “diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, trong đó có lợi
dụng chiêu bài “dân tự quyết”, “tự do tôn giáo” để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của VN,
chẳng hạn, như sự kiện Tây Nguyên, Mường Nhé (Điện Biên)…
- Mỗi sinh viên cần tích cực phổ biến tri thức khoa học; tuyên truyền thế giới quan duy vật biện
chứng, thế giới quan cộng sản góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đến
đời sống xã hội; phát hiện và tố cáo những kẻ núp dưới bóng tôn giáo để hành nghề mê tín dị
đoan, để chống phá Đảng và Nhà nước; thông qua hoạt động tình nguyện đến vùng sân, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số để mang chủ trương, chính sách, tri thức, khoa học để nâng cao đời sống
cho đồng bào dân tộc, rút ngắn khoảng cách trình độ phát triển.
- Mỗi sinh viên cần phải tham gia tích cực các hoạt động trong nhà trường, đoàn thanh niên, hội
sinh viên… giúp đỡ những bạn sinh viên dân tộc thiểu số khó khăn trong học tập, trong đời sống.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
- Mỗi sinh viên cần phải tích cực ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ trên thế giới, ủng hộ, giúp
đỡ, cổ vũ phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, phụ
thuộc.

You might also like