You are on page 1of 2

2.

Đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH:


a, Trên lĩnh vực kinh tế
- Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn
tại nền kinh tế nhiều thành phần và trong đó có thành phần đối lập, có nhiều giai
cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của các giai cấp trong
xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc. Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là
khách quan và lâu dài, có lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh
tế.
- Theo V.I.Lênin, mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mâu
thuẫn chủ nghĩa xã hội đã dành thắng lợi nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản
đã bị đánh bại nhưng vẫn còn khả năng khôi phục. Vì vậy, thời kỳ quá độ là thời kỳ
diễn ra cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản quyết
liệt, quanh co, khúc khuỷu và phức tạp.
- Phân tích thực trạng nền kinh tế của nước Nga lúc đó, V.I.Lênin rút ra có 5
thành phần kinh tế:
+ Kinh tế gia trưởng
+ Kinh tế hàng hoá nhỏ
+ Kinh tế tư bản
+ Kinh tế tư bản nhà nước
+ Kinh tế xã hội chủ nghĩa
c, Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa:
- Thời kỳ này tồn tại nhiều tư tưởng, văn hóa khác nhau, chủ yếu là tư tưởng -
văn hóa vô sản và tư tưởng - văn hóa tư sản.
- Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản từng bước
thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp
công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu
cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa vô sản, xây
dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa
của các nền văn minh nhân loại trên thế giới.
- Bên cạnh nền văn hóa mới, lối sống vừa xây dựng còn tồn tại những tàn tích
của nền văn hóa cũ, lối sống cũ, tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động gây cản trở
không nhỏ cho con đường đi lên CNXH của các dân tộc sau khi mới được giải phóng.
=> Bảo đảm đáp ứng nhu cầu về tư tưởng - văn hóa - tinh thần ngày càng tăng
cao của nhân dân.
d, Trên lĩnh vực xã hội:
- Còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp
xã hội; các giai cấp vừa hợp tác vừa đấu tranh lẫn nhau.
- Còn tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và
lao động chân tay.
- Là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và
những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện
nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.
=> Phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng
bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề
cho sự tự do của người khác.
* Liên hệ với thời kì quá độ lên XHCN ở Việt Nam:
- Việt Nam hiện nay chủ trương phát triển về nền kinh tế nhiều thành phần với sự
đa dạng hóa về hình thức sở hữu.
=> Ở Việt Nam hiện nay có nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau: giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân…
- Mặc dù chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là thực hiện phát triển,
đảm bảo sự công bằng, bình đẳng nhưng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa điều
kiện còn khó khăn nên vẫn còn một khoảng cách nhất định so với sự phát triển ở vùng
đồng bằng, thành thị; giữa lao động trí óc và lao động chân tay còn khoảng cách.
- Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
=> Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựumà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

You might also like