You are on page 1of 11

1: Cơ sở hình thành tư tưởng HCM.

Cơ sở thực tiễn VN, cơ sở lý luận (giá trị truyền thống dân tộc)
Câu 1: a. Thực dân Pháp gây ra đối với nước VN những gì, miêu tả theo trình tự thời gian => sự đánh giá
của bản thân => điều kiện đó tác động ntn đến sự ra đời tư tưởng HCM

b. Xã hội VN ntn, đặt ra yêu cầu cấp thiết gì => tìm ra con đường CMVS

 Cơ sở thực tiễn
- Bối cảnh xã hội VN cuối XIX, đầu XX
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược VN, Vn là một quốc gia phong kiến độc lập, đời sống
nhân dân khổ cực, kinh tế trì trệ, kém phát triển (do chính sách khép kín, tư tưởng nho giáo,
trọng văn hóa, lễ nghi, ko tập trung phát triển kinh tế)
+ Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược, VN trở thành quốc gia nửa phong kiến, nửa thuộc
địa, đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, triều đình nhà Nguyễn chống trả quyết liệt nhưng
sau chủ hòa
+ Năm 1884, VN trở thành thuộc địa của Pháp
+ Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt (giữa dân tộc với thực dân Pháp và giữa nhân dân với địa
chủ phong kiến)
+ Mâu thuẫn gay gắt nhất là của dân tộc với thực dân Pháp dẫn đến nổ ra nhiều phong trào
đấu tranh
_Phong trào đấu tranh của sĩ phu và đồng bào yêu nước (Hoàng Hoa Thám)
_Phong trào yêu nước theo con đường chủ nghĩa tư bản (Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh)
 Tuy nhiên các phong trào đều thất bại, đặt ra vấn đề tìm con đường cứu nước mới

+ Khi HCM lớn lên:

_Chứng kiến cảnh đàn áp dã man của thực dân Pháp

_Chứng kiến cảnh các phong trào yêu nước thất bại, thủ lĩnh người bị lưu đày ra Côn Đảo,
người bị bắt giam, người bị cho vào máy chém

_Chứng kiến anh chị mình bị bắt giam và lưu đày nhiều năm

_Chứng kiến sự ươn hèn, bạc nhược của quan lại Nam triều

 Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước


 Vận dụng:
Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng HCM đối với sinh viên gạch đầu dòng, phân tích, diễn giải
- Nâng cao năng lực tư duy, quan điểm của người dựa trên cn mác leenin => sự khái
quát, quan điểm duy vật … bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp, niềm tự hào, ý thức trách
nhiệm bản thân. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN, tu dưỡng đạo đức
- Tham khảo giáo trình chương 1, ý nghĩa của TTHCM đối với sinh viên

Giá trị tư tưởng HCM đối với sự nghiệp đổi mới ở VN hiện nay:
- Một là, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện nổi bật trong tư tưởng của
Người, lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và cuộc sống tự do,
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
- Hai là, giá của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong những tư tưởng của
Người trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa
cái tốt với cái xấu, giữa cái cũ lạc hậu với cái mới tiến bộ, văn minh qua mỗi giai
đoạn phát triển của đất nước.

Câu 2:

 Cơ sở lý luận (giá trị truyền thống dân tộc)


- Yếu tố đầu tiên thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước: Yêu nước gắn liền với yêu dân,
yêu CNXH: Chủ nghĩa yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất để dựng nước và giữ nước của
dân tộc VN. Đây là yếu tố cốt lõi, là dòng chảy xuyên suốt, thôi thúc HCM ra đi tìm đường
cứu nước và tìm thấy con đường cho dân tộc VN, cội nguồn sức mạnh dân tộc VN. “Dân ta
có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi
khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nỗi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước”.
- Truyền thống đoàn kết: được hình thành trong quá trình sản xuất và đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, là nguồn gốc tạo nên thắng lợi cách mạng VN, được nâng lên tầm lý luận
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
 Tập hợp lực lượng cách mạng
- Ý thức tự lực, tự cường, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách
của dân tộc VN
- Tinh thần lạc quan, yêu đời: HCM là minh chứng cho tinh thần lạc quan. VD: Nhật ký trong
tù, tin vào thắng lợi của cách mạng VN
- Tinh thần cần cù, chịu khó, sáng tạo thông minh trong sản xuất và chiến đấu: nhờ tinh thần
này mà Bác đã tiếp thu và học hỏi những điều mới ở nước ngoài (thông thạo 12 thứ tiếng và
luôn mang trong mình tâm niệm học tập suốt đời) và ứng dụng thực tiễn, sáng tạo thêm vào
nước ta
 Truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN, cơ sở gắn bó cá nhân với con người VN.
 Vận dụng: Làm gì để phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong giai đoạn hiện nay?
- Thời đại ngày nay: giá trị truyền thống dân tộc có phát huy được giá trị khi tg giao
lưu nhiều?
- Bối cảnh hiện nay ntn? Những giá trị tt dân tộc còn phát huy được tác dụng hay k?
=> thể hiện niềm tự tôn dân tộc,
- K chỉ giữ gìn mà còn phát huy tt dân tộc: hát quan họ, chèo, xẩm, … => giữ gìn
- Phát huy phù hợp vs xu thế phát triển chung
- Trc đây: giữ gìn: sức mạnh đánh thắng giặc ngoai xâm
- Nay: hành động cụ thể của sinh viên
- Ví dụ hoạt động thực tiễn: hđ ngoại khóa, lễ chào cờ truyền thống BK? Cốc trà đá vì
cộng đồng?

Vai trò của việc giáo dục giá trị truyền thống (GDGTT) đối với sinh viên hiện nay:
- GDGTT giúp sinh viên hình thành năng lực nhận thức, ý thức ứng xử đúng đắn với
các giá trị văn hóa dân tộc và hoàn thiện phẩm chất, đức tính tốt đẹp cho SV trong
bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay.
- GDGTT giúp SV biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách tự
giác
- GDGTT làm cho SV nâng cao ý phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống nhằm xây dựng
những thế hệ SV phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống... góp
phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộ

2: Luận điểm HCM về cách mạng giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản, CMGPDT cần chủ
động sáng tạo, và có khả năng giành thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc

 Các luận điểm của HCM về các mạng giải phóng dân tộc
- Mục tiêu của cách mạng dân tộc là giải phóng dân tộc
- CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
- CMGPDT, trong điều kiện của VN, muốn thắng lợi phải đo ĐCS lãnh đạo
- CMGPDT phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công-nông làm nền
tảng
- CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc
- CMGPDT phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng

Câu 3: Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường trước đó => nghiên cứu, HCM nhận định CMTS là
cuộc cách mạng “ko đến nơi”; Ý nghĩa của CM tháng 10 Nga, đặc biệt sau khi HCM đọc bản Sơ thảo luận
cương lần thứ nhất => Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc ko có con đường nào khác ngoài con đường
CMVS.

 Luận điểm: CMGPDT muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
- Bối cảnh: Nghiên cứu các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu XX.
HCM nhận ra nguyên nhân thất bại là do chưa có một đường lối và phương pháp đấu tranh
đúng đắn khi nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản (đặc biệt là Pháp và Mỹ), đây là cuộc
cách mạng ko đến nơi. Khi đến với CM tháng Mười Nga, đọc bản Sơ thảo luận cương lần
thứ nhất của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, từ đó hình thành trong Người một con
đường cứu nước mới: con đường cách mạng vô sản.
- Nội dung: (GPDT gắn liền với GP giai cấp, trong đó GPDT là trước hết, trên hết: độc lập dân
tộc gắn liền với cnxh)
+ Con đường đi: tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc rồi đi tới xã hội cộng sản
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp công nhân, thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản
+ Lực lượng tham gia CM: toàn dân tộc
+ CM Việt Nam là một bộ phận của CM thế giới
- Giá trị của nội dung trên
+ Việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản phù hợp với nguyện vọng của dân tộc VN
+ Phù hợp với xu thế thời đại: quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
+ Đi theo con đường CM vô sản: Đảm bảo cho các dân tộc, thuộc địa và phụ thuộc giành
thắng lợi một cách triệt để
 Vận dụng: Giá trị của luận điểm đối với CM VNam?
Câu 4: Mqh giữa 2 cuộc CM giải phóng dân tộc & CM vô sản ở chính quốc

 Luận điểm: CMGPDT cần phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành chiến
thắng trước cách mạng vô sản ở chính quốc
- Giá trị nội dung trên đối với cách mạng VN:
+ Tại đại hội V của Quốc tế Cộng sản có quan điểm cho rằng: thắng lợi của CMGPDT ở các
nước phụ thuộc vào thắng lợi của giai cấp vô sản ở chính quốc.
 Quan điểm này theo HCM đã làm giảm tính chủ động sáng tạo của phong trào CM ở
thuộc địa
- Theo HCM:
+ Cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng ở các nước thuộc địa có mối quan hệ gắn bó
với nhau, quan hệ này là quan hệ bình đẳng chứ ko phải quan hệ chính phụ hay phụ thuộc.
+ Năm 1925, trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Bác đã viết: “Chủ nghĩa đế
quốc giống như một con đỉa hai vòi”.
 Như vậy, CMVS ở chính quốc và CM ở các nước thuộc địa có quan hệ gắn bó với nhau
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

+ Khi phân tích tình hình của chủ nghĩa đế quốc, HCM nói: “nọc độc và sức sống của con rắn
độc TBCN đang tập trung ở các nước thuộc địa hơn là các nước đế quốc, như vậy nếu khinh
thường CM ở thuộc địa có nghĩa là đánh rắn lằn đuôi

 Như vậy, CM ở thuộc địa có vị trí và vai trò quan trọng

+ Phân tích tình hình ở các nước thuộc địa, HCM nhận ra (thuộc địa là nơi cung cấp nguyên liệu, thị
trường đầu tư, tiêu thụ hàng hóa,… đặc biệt là nơi cung cấp binh lính người bản xứ cho các cuộc chiến tranh xâm
lược của các thế lực phản cách mạng. Trong quá trình phát triển, các nước đế quốc sẽ tìm cách tranh giành thuộc
địa, làm cho mâu thuẫn giữa đế quốc và đế quốc ngày càng căng thẳng, vì vậy thuộc địa) chính là mắt xích
yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.

+ HCM nhận thấy nhân dân thuộc địa có khả năng làm cách mạng to lớn vì họ bị đàn áp nặng
nề, chịu sự đau khổ gấp ngàn lần nỗi đau khổ của công nhân chính quốc nên tinh thần đấu
tranh triệt để.

+ HCM tiếp thu quan điểm, bài học tự lực cánh sinh của chủ nghĩa Mác-Lenin

 Từ sự phân tích trên, HCM đi đến khẳng định: “CMGPDT cần được tiến hành chủ động,
sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc”.
 Vận dụng: ý nghĩa của quan điểm đó với cách mạng VN?
Đây là luận điểm sáng tạo của HCM, thực tiễn đã chứng minh lý luận của Người là hoàn toàn
đúng đắn.
- VN là thuộc địa của thực dân Pháp trong hệ thống thuộc địa thế giới. Cuộc đấu tranh của
nhân dân VN chống lại thực dân Pháp là sự tấn công vào hệ thống thuộc đia, chặt đứt một
mắt xích trong sợi dây chuyền của nó, làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, góp phần giải quyết
mâu thuẫn của thời đại, đẩy cách mạng thế giới đi theo hướng tiến bộ. CM VNam có quan
hệ bình đẳng, tác động đến cuộc CMGPDT và CMVS ở chính quốc
- Quan điểm này có ý nghĩa trong hoạt động thực tiễn, một là, xem tất cả các dân tộc thuộc
địa là đồng minh chiến đấu của dân tộc VN, xem giai cấp vô sản, nhân dân lao động ở khắp
các nước đế quốc là đồng minh của nhân dân VN, chống lại chủ nghĩa đế quốc.
- Luận điểm có giá trị sâu sắc về bài học tự giải phóng, thể hiện tinh thần chủ động trong tư
duy chiến lược của HCM (dẫn chứng cách mạng t8)
- Tự lực cánh sinh là tư tưởng nhất quán, đối lập với tư tưởng ỷ lại, trôn chờ sự giúp đỡ của
người khác, …

3: Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng: Tập trung dân chủ; Tự phê bình và phê bình,
Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn và đổi mới; Đoàn kết thống nhất trong Đảng

 Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng


- Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
- Tập trung dân chủ
- Tự phê bình và phê bình
- Kỷ luật, nghiêm minh, tự giác
- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn
- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
- Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân
- Đảng phải đoàn kết quốc tế

Câu 6: Tập trung dân chủ + Đoàn kết thống nhất trong Đảng + Vận dụng

 Tập trung dân chủ


- Là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ,
phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và của tổ chức Đảng
- Theo HCM, tập trung là thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Do đó, thiểu số phải
phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, mọi Đảng viên phải chấp hành vô điều
kiện Nghị quyết của Đảng.
- HCM giải thích về dân chủ: Dân chủ là “của quý báu của nhân dân”, là thành quả của cách
mạng. “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn
đề, mọi người được tự do trình bày ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý, đó cũng là một
quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người”. “Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã
tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra là quyền tự do phục vụ chân lý”.
- Dân chủ và tập trung có mqh gắn bó với nhau: tập trung nền tảng dân chủ, dân chủ dưới sự
chỉ đạo của tập trung. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, ko phải là dân chủ
theo phân tán, tùy tiện, vô tổ chức, hình thức. Tập trung trên cơ sở phát huy dân chủ thực
sự trong Đảng, ko phải tập trung theo kiểu quan liêu, độc đoán, chuyên quyền.
- HCM đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện và phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng. Vì nếu
ko có dân chủ nội bộ sẽ làm cho “nội bộ của Đảng âm u”, ko tạo nên sức mạnh của Đảng,
làm cho Đảng suy yếu từ bên trong và sớm muộn sẽ ko còn là ĐCS nữa.
- Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng muốn vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức thì phải
thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này
 Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
- Đây là điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, trước hết là đoàn kết trong cấp ủy,
trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt; đoàn kết trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lenin, trên cơ sở
cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng
- Trong Di chúc, Người nhấn mạnh: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai
cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã
đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh, tiến từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Các đồng
chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn
con ngươi của mắt mình”.

Câu 5:

 Tự phê bình và phê bình, Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn và đổi mới: là những nguyên tắc
xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản đc HCM kế thừa từ quan điểm của Lenin, khi vận
dụng vào Đảng CSVN các nguyên tắc đó trở thành các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng
- HCM coi tự phê bình và phê bình là việc làm thường xuyên, “như mỗi ngày phải rửa mặt”
- Người viết trong di chúc: “Trong Đảng, thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm
chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố sự đoàn kết và thống nhất trong
Đảng”.
- Người cho rằng đây là thang thuốc tốt nhất để làm cho phần tốt trong mỗi tổ chức và mỗi
con người nảy nở và phần xấu bị mất đi
- Tự phê bình và phê bình phải trung thực, kiên quyết, đúng người, đúng việc, phải có văn
hóa… Trong Đảng, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”
- Quyền lực của Đảng là do giai cấp công nhân, nông dân lao động và toàn dân tộc giao phó
nên Đảng phải ko ngừng tự chỉnh đốn bản thân mình
- HCM cho rằng, Đảng ko có mục đích tự thân, Đảng ko phải là tổ chức làm quan phát tài mà
Đảng từ trong xã hội mà ra, hoạt động vì Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng
- Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của VN hoàn toàn thắng lợi, “việc cần phải làm
trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi Đảng viên, Đoàn viên, chi bộ đều ra sức làm
tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”.
- Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác nêu lên 12 điều, trong đó:
+ Điều 9: Đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hái
+ Điều 10: Đảng phải luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài
Nếu được như thế, Đảng sẽ luôn luôn lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

4: Tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân: Nhà nước dân chủ; Nhà nước trong sạch vững
mạnh

Câu 7: Phân tích nội dung Nhà nước dân chủ + Vận dụng

Bản chất giai cấp của nhà nước; Nhà nước của dân, nhà nước do dân, nhà nước vì dân thể hiện ntn?;
vận dụng xây dựng nhà nước ta hiện nay

 Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân
- Quan niệm của HCM về dân chủ
+ Dân là chủ: xác định vị thế của dân
+ Dân làm chủ: đề cập năng lực và trách nhiệm của dân
Quan niệm đó của HCM phản ánh đúng nội dung về bản chất dân chủ. Quyền hành và lực
lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào đảm bảo cho điều đó được thực thi thì đó là một
xã hội thực sự dân chủ.
- Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội:
+ Dân chủ thể hiện ở việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân
+ Dân chỉ được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Trong đó,
dân chỉ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, dược biểu hiện tập trung trong
các hoạt động của Nhà nước.
+ Dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyên tắc ứng xử trong các quan hệ
quốc tế
HCM khẳng định: Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
“Chính quyền của Nhà nước VNDCCH là Nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Cơ sở xã hội của Nhà nước là toàn dân tộc. Nền tảng của Nhà nước là liên minh công
nhân, nông dân, lao động trí óc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
 Hiểu tổng quát, quan điểm một nhà nước của dân, do dân, vì dân trong tư tưởng HCM bao gồm
những nội dung sau:
- Nhà nước của dân:
+ Mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
+ Mọi công việc của Nhà nước là do Nhân dân quyết định
+ Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước
+ Trong Nhà nước, dân là chủ và dân làm chủ. Dân được hưởng mọi quyền dân chủ
- Nhà nước do dân:
+ Nhà nước đó do dân lập nên. Đại biểu Nhà nước do nhân dân lựa chọn
+ Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động
+ Nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả phải dựa vào dân, “Đem tài
dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân,…”
- Nhà nước vì dân:
+ Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, ko có đặc quyền,
đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong Nhà nước, mọi chủ trương chính
sách, mọi quy định của Pháp luật, pháp lệnh đều phải xuất phát từ lợi ích của dân.
+ Phải kết hợp hài hòa của lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; cả lợi ích cá nhân, tập thể và xã
hội.
+ Trong quan hệ giữa Chính phủ với nhân dân, HCM xác định: dân là chủ, Chính phủ vừa là
đầu tớ, vừa là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân
 Vận dụng: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người… Bản Hiến pháp năm 46, điều 1 và điều 3
 Vận dụng:
- Với mỗi sinh viên chúng ta hãy học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh và phát huy được
quyền dân chủ của mình
- Ý thức và đề cao năng lực trách nghiệm của mình chấp hành chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường.
- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong
quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của
nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối s

Câu 8: Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước; đề phòng, khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong nhà
nước; vận dụng trong xây dựng nhà nước hiện nay

 Nhà nước trong sạch vững mạnh


- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức và tài
+ Theo HCM, để tiến tới một Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả phải
nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước có trình độ văn hóa,
am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính, chuyên môn và nhất là phải có đạo
đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
+ 5 yêu cầu để xâu dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
_Tuyệt đối trung thành với cách mạng
_Phải hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ
_Phải liên hệ mật thiết với nhân dân
_Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nghiệm, “thắng ko kiêu, bại ko nản”.
_Phải thường xuyên phê bình và tự phê bình, luôn có ý thức về sự lớn mạnh và trong sạch
của Nhà nước
- Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động Nhà nước. Kiên quyết chống ba thứ
“giặc nội xâm”:
+ Đặc quyền, đặc lợi
+ Tham ô, lãng phí, quan liêu
+ Dung túng, chia rẽ, kiêu ngạo
- Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đước cách
mạng
+ Xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, kết hợp với đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục luật
pháp trong nhân dân. Kết hợp giáo dục đạo đức và thực thi pháp luật trong thực tế trị nước
+ HCM đề cao phép nước: “Nhân trị” đi đôi với “Pháp trị”
 Vận dụng: Giá trị của nội dung trên với việc xây dựng nhà nước Pháp quyền Việt Nam hiện nay:
- Ngày nay tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả có giá trị lý
luận và thực tế to lớn , sâu sắc , định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy
nhà nước VN dân chủ cộng hòa.
- Với những kết quả đạt được trong quá trình đổi mới cũng như những khó khăn tồn tại trong
18 năm đổi mới, hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã
tác động mạnh mẽ đến quá trình đổi mới đất nước nói chung. Thực tế cho thấy, vấn đề đổi
mới và hoàn thiện nhà nước là quá trình khó khăn trên lý thuyết và thực tiễn. Điều đó đòi
hỏi Đảng và nhà nước ta cần có những giải pháp và cải cách triệt để hơn nữa tổ chức và hoạt
động của nhà nước để đáp ứng được tình hình mới của nhà nước để đáp ứng được tình
hình mới của nhà nước trong quá trình trấn hưng dân tộc và hội nhập ngày nay

5:
Câu 9: Tư tưởng HCM về vai trò của đại đoàn kết dân tộc + Vận dụng

 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
- HCM khẳng định: Trong thời đại mới, cách mạng muốn thành công phải xây dựng được khối
đại đoàn kết dân tộc. Do đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng cơ bản, nhất
quán và xuên suốt tiến trình cách mạng VN.
- Theo HCM, trong từng thời kì, từng gia đoạn cách mạng có thể có chính sách là phương
pháp tập hợp khác nhau nhưng đại đoàn kết dân tộc phải được coi là vấn đề sống còn, quyết
định thành bại của cách mạng
- Người nếu ra những luận điểm có tính chân lý:
+ Đoàn kết làm ra sức mạnh
+ Đoàn kết là điểm mẹ
+ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
- Tư tưởng đại đoàn kết phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc và
của mọi giai đoạn cách mạng, phải được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối và hoạt
động thực tiễn của Đảng
- Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong
cuộc đấu tranh tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng.
- Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động VN ngày 3/3/1951, HCM tuyên bố: “Mục đích
của Đảng Lao động Vn có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”.
 Vận dụng: Vai trò của sinh viên trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở VN hiện nay?
- Nhận thức rõ về vai trò của đại đoàn kết dân tộc, quán triệt tư tưởng đại đoàn kết là vấn đề
sống còn của dân tộc, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc, phát huy tính năng động của bản thân, tinh thần tự lực tự cường, vượt
qua mọi thách thức.

- Nâng cao nhận thức của bản thân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và
chuyên đề năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ”.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là
Đảng Cộng sản Việt Nam, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức; trong đó, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu. Đó là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân trên
địa bàn dân cư thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
các quy định của địa phương nơi cư trú nhằm phát huy vai trò đại điện, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân gắn với thực hiện tốt trách nhiệm của công dân,
phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
- Tích cực tham gia các hoạt động tổ chức của Đoàn thanh niên nhằm tuyên truyền tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế và an ninh quốc phòng, cương quyết chống
lại những ý kiến xuyên tạc, gây mất đoàn kết trong nhân dân.
- Tham gia và vận động các thành viên trong gia đình tham gia các cuộc vận động, các phong trào
thi đua do địa phương phát động. Vận động gia đình và nhân dân xây dựng mối quan hệ gắn bó
đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

6:
Câu 10: Chuẩn mực đạo đức: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
 Trung với nước, hiếu với dân
- Là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác
- “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” – phẩm chất này được Hồ Chí Minh sử dụng với những nội
dung mới, rộng lớn: “ Trung với nước, hiếu với dân” đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu sắc
trong lĩnh vực đạo đức.
- Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước là của dân, còn
nhân dân là chủ của đất nước. “ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì
dân”.
- Trong “Thư gửi thanh niên” 1965, Người viết: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng,
trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,
kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
- Đối với cán bộ, đảng viên phải suốt đời đấu trah cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ
chốt của đạo đức cách mạng. Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với dân, phải tận trung,
tận hiếu thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo của dân; dân là
đối tượng để phục vụ hết lòng.
- Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để dân hiểu
được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước.
- Nội dung chủ yếu của Trung với nước:
+ Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết
+ Quyết tâm phấn đấu, thực hiện mục tiêu của cách mạng
+ Thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
- Nội Dung của Hiếu với dân:
+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân
+ Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Cần: lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, năng suất cao; lao động
với tinh thần tự lực cánh sinh, ko lười biếng, ko ỷ lại, ko dựa dẫm. Lao động là nghĩa vụ
thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người.
- Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đát
nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to: “Ko xa xỉ, ko hoang phí, ko bừa
bãi”.
 Cần và kiệm phải đi đôi với nhau , ví như cần mà ko có kiệm như gió vào nhà trống, kiệm
mà ko cần thì sản xuất ko đủ tiêu dùng.
- Liêm: “luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công và của dân, ko xâm phạm một đồng xu, hạt
thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch, ko tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng,
sung sướng. Ko tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hành
vi trái với chữ “Liêm” là: cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công thành
của riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị. Gặp việc phải, mà
sợ khó nhọc nguy hiểm, ko dám làm là tham úy lạo. Cụ Khổng nói: người mà ko liêm, ko
bằng súc vật. Cụ Mạnh nói: ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy
- Chính là ko tà, thẳng thắn, đứng đắn đối với mình, với người, với việc.
+ Đối với mình, ko tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình
để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở
+ Đối với người, ko nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành,
khiêm tốn, đoàn kết, ko dối trá, lừa lọc
+ Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việ gì cho đến nơi, đến chốn, ko ngại khó,
nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân, cho nước.
 Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết với tất cả mọi người. HCM viết:
“ Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa thì ko thành trời
Thiếu một phương thì ko thành đất
Thiếu một đức thì ko thành người”.
- Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên. Nếu Đảng viên mắc sai
lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng. Cần, kiệm, liêm, chính
còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc.
“Nó” là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sư, Đoàn thể, phụng sự giai
cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.
 Chí công vô tư: là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc,
vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
nâng cao đạo đức cách mạng. “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Chủ nghĩa cá nhân chỉ
biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là “giặc nội xâm”, còn nguy hiểm hơn cả giặc
ngoại xâm. HCM viết: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức
hấp dẫn lớn, ko nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ ko
trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
- HCM cũng phân biệt chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân. Chí công vô tư là tính tốt, có thể
gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư để vững vàng qua mọi thử thách: “Giàu sang ko thể quyến rũ, nghèo khó ko thể
chuyển lay, uy vũ ko thể khuất phục”.

You might also like