You are on page 1of 9

1.

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: Cơ sở thực tiễn


Việt Nam; cơ sở lý luận (giá trị truyền thống dân tộc)

a) Cơ sở thực tiễn Việt Nam hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh:


- Bối cảnh lịch sử (xã hội VN cuối thế kỷ XIX-đầu TK XX)

+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược, VN là 1 quốc gia phong kiến độc lập có chủ
quyền dưới sự cai trị của nhà Nguyễn (về mặt chính trị: lạc hậu, bảo thủ, từ chối
bản cải cách của Nguyễn Trường Tộ; kinh tế: kém phát triển, thực hiện chính sách
tận thu, sưu thuế nặng; về xã hội: đời sống nhân dân đi xuống => mâu thuẫn nhân
dân tăng cao, uy tín của nhà Nguyễn giảm
+ 1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Thái độ của nhà Nguyễn: cầu
hòa, nhân nhượng.
+ 1884: Nhà Nguyễn thỏa hiệp (hiệp định Patonot). Việt Nam chính thức trở
thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Trong khi đó nhân dân thì quyết
không đầu hàng => nổ ra các phong trào yêu nước chống phong kiến, chống thực
dân Pháp (Cần Vương, văn thân sỹ phu yêu nước, Đông Du, Duy tân,...)
=> Tất cả đều thất bại vì chưa có đường lối CM đúng đắn, lực lượng CM chưa
thích hợp => bối cảnh đòi hỏi bức thiết phải tìm ra con đường cứu nước mới
- Bối cảnh thời đại:
+ Đầu Tk20, CNTB phát triển thành chủ nghĩa đế quốc xác lập phạm vi trên toàn
thế giới, trở thành kẻ thù chung của dân tộc các nước thuộc địa=> phong trào đấu
tranh diễn ra mạnh mẽ,
+ 1911: Hồ Chí Minh sang Pháp.
+ 1914-1918: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sau chiến tranh cả nước thắng
trận lẫn thua trận đều tổn thất nặng nề => tăng cường bóc lột thuộc địa,
+ 1917: Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nhiều dân tộc đã được tự do, có
quyền tự quyết, hình thành
các QG độc lập => thúc đẩu nhiều phong trào công nhân nổi lên, cùng với phong
trào giải phóng dân tộc, chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
+ Tháng 3 năm 1919: Quốc tế cộng sản ra đời, trở thành trung tâm tập hợp lực
lượng cách mạng và chỉ đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới.
+ Tháng 7 năm 1920: Hồ Chí Minh tiếp xúc với luận cương của Lênin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa, từ đó hình thành cho người con đường cứu nước mới đó là
con đường cách mạng vô sản.
b) Cơ sở lý luận: Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam hình thành Tư
tưởng Hồ Chí Minh
Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam: Trải qua 4000 năm lịch sử đã vun đúc
nhiều truyền thống tốt đẹp
- Truyền thống yêu nước yêu nước với ý chí bất khuất, tự lực, tự cường để dựng
nước và giữ nước tồn tại trong suốt lịch sử của dân tộc.
- Tinh thần đoàn kết và ý thức dân chủ làm cho mối quan hệ Cá nhân -
Gia đình - Làng - Nước ngày càng trở nên bền chặt và nương tựa vào nhau
để sinh tồn và phát triển.
- Dũng cảm, cần cù trong lao động sản xuất, chiến đấu để sinh tồn, phát triển
trước thiên nhiên và kẻ thù xâm lược.
- Tinh thần lạc quan hình thành trong quá trình lao động sản xuất
→ Chủ nghĩa yêu nước là điểm xuất phát, là cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin; là một trong những nguồn gốc chủ yếu hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Luận điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: con
đường cách mạng vô sản; CMGPDT cần chủ động sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc
a) Quan điểm của Hồ Chí Minh: "Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng
lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản"

-HCM rút ra bài học từ những thất bại của các con đường cứu nước trước đó (từ
cách mạng VN và trên thế giới).Từ đó, HCM nhận thấy rằng: các pt yêu nước thất
bại do chưa có đg lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, chưa có giai cấp đủ
mạnh để lãnh đạo); ưu điểm(lòng yêu nước, tinh thần yêu nước)=> đây là tiền đề
để nhận thức
-Trên hành trình tìm đường cứu nước, qua khảo nghiệm thực tế HCM thực tế ở
Pháp và Anh đã nhận thấy CM tư sản là cuộc CM chưa triệt để nên HCM k đi theo
con đg đó. Cần lý giải sự chưa đến nơi(các cuộc cách mạng pháp và anh chỉ giải
phóng dân tộc nhưng k giải phóng nhân dân, giai cấp); nghiên cứu về cuộc cách
mạng tháng 10 NGa/1917: triệt để vì không chỉ đem lại độc lập dân tộc mà còn
giải phóng các giai cấp áp bức=> giải phóng con người
=>KL: Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc. Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách
mạng vô sản.
-Nội dung của con đường cách mạng vô sản:
+Chỉ ra hướng đi của cách mạng là tiến hành giải phóng dân tộc, tiến tới xã hội
cộng sản
+Lực lượng lãnh đạo: giai cấp công nhân mà thông qua là Đảng cộng sản
+Lực lượng tham gia cách mạng: toàn dân tộc
+Cách mạng VN là 1 bộ phận của cách mạng thế giới => đoàn kết quốc tế
-Ý nghĩa con đường cách mạng vô sản:
+ Con đường cách mạng vô sản do HCM lựa chọn phù hợp với nguyện vọng của
dân tộc VN là mong muốn độc lập dân tộc rồi tiến lên CNXH
+ Phù hợp với xu thế thời đại, tìm được nhiều ng bạn đi cùng con đường, nhận
được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế
+ Đi theo con đường cách mạng vô sản sẽ đảm bảo cho các dân tộc thuộc địa và
phụ thuộc giành thắng lợi một cách triệt để

b) Quan điểm của Hồ Chí Minh: “Cách mạng giải phóng dân tộc cần được
tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô
sản ở chính quốc”
-Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo:
+ Hồ Chí Minh cho rằng do nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược
là vấn đề thị trường, các nước thuộc địa là nơi nuôi sống chủ nghĩa tư bản
+ Vì vậy cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt, nhân dân thuộc địa có
khả năng cách mạng to lớn: “Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy
ở các xứ thuộc địa”, “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang
tập trung ở các nước thuộc địa”
+ Từ đó Hồ Chí Minh khẳng định : công cuộc giải phóng của nhân dân ở thuộc địa
chỉ có thể thực hiện được bằng sự nổ lực tự giải phóng và phải tự lực cánh sinh
+ Theo quan điểm của quốc tế cộng sản và Lenin: thắng lợi của cách mạng thuộc
địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc, cách
mạng thuộc địa chỉ có thể giành được thắng lợi khi cách mạng vô sản ở chính
quốc thành công. Quan điểm này không đánh giá đúng mức tính chủ động sáng
tạo của phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
- Về quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản
ở chính quốc:
+ Theo Hồ Chí Minh thì cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô
sản ở chính quốc quan hệmật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu
tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ
không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính, phụ. Nhận thức đúng vai trò,
vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa HCM cho rằng cách mạng giải phóng dân
tộc ở thuộc địa có khảnăng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
=>Hồ Chí Minh đã thấy được khả năng tự giải phóng của các dân tộc thuộc địa.
Thực tiễn các mạng tháng Tám, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ đã chứng minh luận điểm trên của Hồ Chí Minh là đúng đắn

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân: Nhà
nước dân chủ; Nhà nước trong sạch vững mạnh

- Nhà nước Việt Nam mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo quan
điểm của Hồ Chí Minh, là một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân.
Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước dân chủ
Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân,
do dân và vì dân". Nhà nước dân chủ là nhà nước do dân là chủ và làm chủ. Dân
chủ phải được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội.
- Nhà nước của dân:
+ Tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
+ Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát và quyết định các công việc của Nhà
nước. Nhân dân có quyền bãi nhiệm những đại biểu không xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân.
+ Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm là dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ tức
là xác định vị thế của dân, dân làm chủ là xác định quyền và nghĩa vụ của dân.
+ Trong Nhà nước người dân được hưởng mọi quyền dân chủ nghĩa là có quyền
làm bất cứ điều gì trong phạm vi pháp luật cho phép.
- Nhà nước do dân:
+ Nhà nước do nhân dân làm chủ, nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của
mình.
+ Nhà nước do nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu hoạt động.
+ Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả phải dựa vào
dân; "Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân..."
- Nhà nước vì dân:
+ Là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có
đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong Nhà nước, mọi
chủ trương chính sách, mọi quy định của pháp luật, pháp lệnh đều phải xuất phát
từ lợi ích của dân.
+ Phải kết hợp hài hòa cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; cả lợi ích cá nhân, tập
thể và xã hội.
+ Trong quan hệ giữa Chính phủ với nhân dân, Hồ Chí Minh xác định: dân là chủ,
Chính phủ vừa là đầy tớ, vừa là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh
a) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ "đức-tài"
- "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém". Để có Nhà nước có hiệu lực mạnh mẽ phải nhanh chóng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo
nghiệp vụ đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Hăng hái, thành thạo công việc.
+ Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Phải là những người dám làm, dám phụ trách "thắng không kiêu, bại không
nản".
+ Thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, có ý thức và hành động vì sự
lớn mạnh của Nhà nước.
b) Đề phòng và khắc phục những tiêu cực của Nhà nước
- Kiên quyết chống ba thức giặc nội xâm:
+ Đặc quyền, đặc lợi.
+ Tham ô, lãng phí và quan liêu.
+ Dung túng, chia rẽ và kiêu ngạo.
c) Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, đi đối với đẩy mạnh giáo dục đạo
đức
- Xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, kết hợp với đẩy mạnh tuyên truyền giáo
dục luật pháp cho nhân dân.
- Đề cao phép nước: "Nhân trị" đi đôi với "Pháp trị".

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp
cách mạng
a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công cách mạng
- Người đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng
vô sản vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng lý luận cách mạng thuộc địa, trong đó
Người quan tâm nhiều đến vấn đề lực lượng cách mạng và phương pháp cách
mạng.
- Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết
quốc tế: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công; Đoàn kết là điểm mẹ;
điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt; Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công.
- Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm
coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân: "Dễ tram lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Đồng thời, Người lưu ý rằng, nhân dân
bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn
giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân vào trong
Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Để làm được việc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính
sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của
Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động, làm "mẫu số chung"
cho sự đoàn kết.
b) Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Đối với Hồ Chí Minh, yêu nước phải thể hiện thành thương dân, khôngthương
dân thì không thể có tinh thần yêu nước. Dân ở đây là số đông, phải làm cho số
đông đó ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, sống tự do, hạnh
phúc.
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chúng ta không chỉ thấy rõ
việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà còn coi đại đoàn kết dân tộc là
mục tiêu của cách mạng. Do đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán
triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

5. Chuẩn mực đạo đức: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư

a) Trung với nước, hiếu với dân.


- Trung với nước:
+ Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.
+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Hiếu với dân:
+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
+ Tin dân, lắng nghế dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực
hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
+ Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân.
b) Cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không
dựa dẫm. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của
con người.
- Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân,
của đất nước, của bản thân mình.
- Liêm là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một
đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân.
- Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc.
+ Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm
điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.
+ Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái
độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.
+ Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn,
không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.
- Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì
Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư
là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. “phải lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ “

You might also like