You are on page 1of 8

1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:


a) Cơ sở thực tiễn: (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
Sự vận động, phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đến
những năm 20 của thế kỷ XX; là sự gặp gỡ giữa trí tuệ mẫn cảm, thiên tài của Hồ Chí Minh
với trí tuệ thời đại, chủ nghĩa Mác - Lênin, đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Thực tiễn Việt Nam:
Yếu tố bên ngoài: Năm 1858 Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, nhiều cuộc khởi nghĩa
nổ ra nhưng đều thất bại.
Yếu tố bên trong: Chính quyền nhà Nguyễn lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng, từng
bước trở thành tay sai của Pháp.
Đây là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá, xâm nhập vào nước ta,
chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
• Thực tiễn thế giới:
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, sự ra đời của nhà nước Xô-viết, Quốc tế
Cộng sản (3/1919) và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát
triển mạnh mẽ phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu
và con đường cứu nước.

b) Cơ sở lý luận:
• Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam:
Tư tưởng của Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Đó là truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường; đoàn kết, nhân ái,
khoan dung, tinh thần cộng đồng, lạc quan yêu đời, cần cù, thông minh, sáng tạo... Hồ
Chí Minh là người Việt Nam yêu nước trước khi trở thành một chiến sĩ cộng sản.
Truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương đã ảnh hưởng sâu sắc tới đến quá
trình hình thành nhân cách và bản lĩnh của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Chủ
nghĩa yêu nước chân chính và các giá trị văn hoá dân tộc Việt Nam là tiền đề tư tưởng
quan trọng của Nguyễn Tất thành khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
• Tinh hoa văn hoá nhân loại: Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của việc tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. Trong suốt cuộc đời, đặc biệt trong quá trình bôn ba tìm đường cứu
nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm tòi, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc, có phê phán
quan điểm của các trường phái triết học, quan điểm tư tưởng cổ kim, đông, tây; tinh
thần cách mạng, tinh thần độc lập, tự do của các dân tộc; kinh nghiệm của các cuộc
cách mạng... để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, biến các giá trị tư tưởng
nhân loại trở thành tư tưởng của mình. Đặc biệt, Người đã kế thừa, phát triển các giá
2

trị tích cực của Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, chủ nghĩa Tam dân và văn hóa tư
sản…

• Chủ nghĩa Mác - Lênin:


Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã giải quyết được
cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng Việt Nam cuối
TK XIX - đầu TK XX. Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan,
phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng. Trong quá trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã vận dụng sáng tạo,
mà còn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại
mới.

c) Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh:


• Phẩm chất Hồ Chí Minh:
-
Có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân, cứu nước thoát khỏi cảnh lầm than, cơ
cực để đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
-
Có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và cách
mạng.
-
Có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, đã đưa cách mạng Việt Nam vào dòng chảy
chung của cách mạng thế giới.
-
Suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng thế giới.
• Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận:
-
Có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường.
-
Thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng
Đảng Cộng sản.

2. Những luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
a) Phải đi theo con đường cách mạng vô sản:
-
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh
trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
-
Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lenin, Hồ Chí Minh tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc là con đường cách mạng vô sản.
-
Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trước hết.
Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam phải là: giải phóng dân tộc -
giải phóng xã hội - giải phóng giai cấp - giải phóng con người. - Độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng chiến lược cách mạng Việt
Nam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

b) Phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo:


3

-
Trong Đường Cách mệnh (1927), Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng trước hết phải có đảng
cách mạng, “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân
tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công.”
-
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân, vừa là đội
tiên phong của nhân dân lao động kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất và tận
lực phụng sự Tổ quốc.

c) Phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công - nông làm nền
tảng:
-
Hồ Chí Minh quan niệm: có dân là có tất cả, trên đời này không gì quý bằng dân, được lòng
dân thì được tất cả. Người khẳng định: “cách mệnh là việc chung cả dân chúng, chứ
không phải việc một hai người”.
-
Người cho rằng, dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, sĩ - nông - công - thương đều
nhất trí chống lại cường quốc. Do đó, phải tập hợp và đoàn kết toàn dân thì cách mạng
mới thành công.

d) Cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc:
-
Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng
vô sản ở chính quốc mà còn có thể giành thắng lợi trước. Luận điểm sáng tạo này dựa
trên các cơ sở:
• Thuộc địa có vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, cách
mạng ở thuộc địa có vai trò rất lớn trong việc cùng với cách mạng vô sản ở chính quốc
tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc.
• Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa. - Với thực
tiễn thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã
thành công vào những năm 60, trong khi cách mạng vô sản ở chính quốc chưa nổ ra, đã
chứng minh cho quan điểm của Hồ Chí Minh là độc đáo, sáng tạo, có giá trị lí luận và thực
tiễn to lớn.

e) Phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng:
-
Hồ Chí Minh cho rằng, bạo lực cách mạng là cần thiết, và bắt buộc phải dùng bạo lực cách
mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
-
Về hình thức bạo lực cách mạng, theo Hồ Chí Minh, là bạo lực của quần chúng với hai lực
lượng chính trị và quân sự, với hai hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh
vũ trang.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu, mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam:
a) Tính tất yếu: tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan.
-
Theo Hồ Chí Minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tất yếu sau khi nước nhà giành
4

được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.


-
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là để tiếp tục sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.
-
Độc lập dân tộc là tiền đề, điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội là cơ sở vững chắc để bảo vệ độc lập dân tộc.

b) Mục tiêu:
• Mục tiêu về chế độ chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ.
• Mục tiêu về kinh tế: Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với
mục tiêu về chính trị.
• Mục tiêu về văn hoá: Phải xây dựng được nền văn hoá mang tính dân tộc, khoa học, đại
chúng và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
• Mục tiêu về quan hệ xã hội: Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh. Để hoàn thành
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đào tạo,
xây dựng con người - Bởi con người là mục tiêu cao nhất và là động lực quyết
định nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

c) Động lực:
• Về lợi ích của dân: Hồ Chí Minh xác định: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có
hại cho dân phải hết sức tránh” và “phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết”.
• Về dân chủ: Theo Hồ Chí Minh, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội là dân chủ của nhân dân, là
của quý báu nhất của nhân dân.
• Về sức mạnh đoàn kết toàn dân: Hồ Chí Minh cho rằng đây là lực lượng mạnh nhất trong
tất cả lực lượng và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ của
nhân dân về quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm và địa vị dân chủ của mình.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lợi ích của dân, dân chủ của dân, đoàn kết của dân
gắn bó hữu cơ với nhau, là cơ sở, tiền đề của nhau, tạo nên những động lực mạnh
mẽ nhất trong hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội.
• Về hoạt động của những tổ chức: trước hết là Đảng Cộng sản, Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội khác. Trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giữ vai trò quyết định.
• Về con người Việt Nam: Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước
hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là những con người của chủ nghĩa xã hội,
có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:
-
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu, vai trò lãnh đạo của Đảng cũng là
một tất yếu - điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam.
-
Muốn làm cách mạng, trước hết phải có Đảng, “để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững cách mệnh mới thành công.”
-
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả
5

của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
So với học thuyết Mác - Lênin, trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất hiện thêm một yếu tố
thứ ba là phong trào yêu nước.
-
Quan điểm này của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở
Việt Nam, khi tất cả tầng lớp, giai cấp (trừ tư sản mại bản, đại địa chủ) đều có mâu thuẫn
dân tộc - mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với các thế lực đế quốc và
tay sai.
-
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển chính là do nhu cầu tất yếu của xã hội
Việt Nam. Đảng đã được toàn dân tộc trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:

a) Nhà nước của nhân dân: Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà
nước mà tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân.

-
Trong Nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thức dân chủ
trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
• Dân chủ trực tiếp: nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh
quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân chúng.
• Dân chủ gián tiếp: (dân chủ đại diện)
-
Quyền lực nhà nước là “thừa uỷ quyền” của nhân dân. Tự bản thân nhà nước không có
quyền lực. Quyền lực của nhà nước là do nhân dân uỷ thác cho.
-
Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu mà
họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà họ đã lập nên.
-
Luật pháp dân chủ là công cụ quyền lực của nhân dân.

b) Nhà nước do nhân dân: “dân làm chủ”


-
Nhân dân lập ra quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
-
Quan niệm về chức vụ cán bộ nhà nước là do nhân dân uỷ thác cho.
-
Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các đại biểu.
c) Nhà nước vì nhân dân: phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc
quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.
-
Mục tiêu hoạt động của nhà nước là tất cả vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân
dân.
-
Nhà nước kết hợp các loại lợi ích khác nhau của nhân dân.

6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc:
a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách
mạng:
-
Cách mạng là sự nghiệp to lớn, đầy khó khăn, gian khổ, muốn thành công phải có lực lượng
6

mạnh và phải xây dựng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc bền vững.
-
Đại đoàn kết toàn dân tộc là để tạo nên sức mạnh cho cách mạng, là vấn đề sống còn và
quyết định sự thành bại của cách mạng.
-
Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, nhất quán, xuyên suốt tiến trình
cách mạng.

b) Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam: -
Đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng
đầu của mọi giai đoạn cách mạng.
-
Đại đoàn kết toàn dân tộc được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ
trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng.
-
Đại đoàn kết toàn dân tộc còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Việt Nam. Bởi, cách
mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức:


a) Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng:
• Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng:
-
Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là
gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng.
-
Đạo đức là nhân tố quyết định của sự thành bại trong mọi công việc, phẩm chất mỗi con
người.
-
Đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người. Thực hành tốt đạo đức cá
nhân giúp tôn vinh giá trị của bản thân và tạo ra sức mạnh nội sinh giúp vượt qua mọi thử
thách.

• Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội:
-
Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết nằm ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm
chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sáng và hành động, chiến đấu cho
lý tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực.
-
Theo Hồ Chí Minh, chính phẩm chất đạo đức cao quý đã làm cho chủ nghĩa cộng sản trở
thành một sức mạnh vô địch.
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài phải thống nhất làm một. Trong
đó, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, tài năng phải gắn chặt và
đặt vững trên nền tảng đạo đức.

b) Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng:


• Trung với nước, hiếu với dân:
-
Là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác.
-
Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức đã có từ lâu trong tư tưởng đạo đức truyền
thống.
7

-
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
‣ Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân: vì nước là nước của dân, còn dân lại là chủ
nhân của đất nước. “Bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
‣ Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cha
ông, với con đường đi lên của đất nước.
‣ Hiếu với dân là không chỉ thương dân, mà phải hết lòng phục vụ nhân dân, chăm lo
hạnh phúc cho nhân dân, phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân.

• Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, là phẩm
chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người.
-
Cần: lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, lao
động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng.
-
Kiệm: tiết kiệm, không xa xỉ hoang phí, không bừa bãi.
-
Liêm “là trong sạch, không tham lam”, liêm khiết.
-
Chính nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn.
Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với
nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải tiên phong trước nhất.
Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của con người:
“Thiếu một đức, thì không thành người.”
-
Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi, hết sức công bằng, không thiên
tư, thiên vị: phải công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng, nhân dân, của dân tộc lên trên hết.

• Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa: là một trong những phẩm chất đạo đức
cao đẹp nhất.

-
Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi
làm cách mạng.
-
Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộng lớn, trước hết dành cho
những người nghèo khổ, bị mất quyền, bị áp bức, bị bóc lột.
-
Tình yêu thương con người là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh. Đó cũng là lý tưởng chính trị, đạo đức và nhân văn của Hồ Chí Minh. - Tình yêu
thương con người, theo Hồ Chí Minh, phải được xây dựng dựa trên lập trường của giai cấp
công nhân, thể hiện trong các mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em, phải
được thể hiện ở hành động cụ thể, thiết thực.

• Tinh thần quốc tế trong sáng:


-
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản
chủ nghĩa.
-
Nội dung của chủ nghĩa quốc tế: sự tông trọng, hiểu biết, thương yêu, đoàn kết với giai cấp
vô sản trên thế giới, với các dân tộc.
-
Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu to lớn của thời đại.
8

c) Quan điểm về nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
• Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức:
-
Nói đi đôi với làm là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc. Hồ Chí Minh xem
đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới, “nói đi đôi với
làm” là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
-
Nêu gương về đạo đức là nét đẹp truyền thống văn hoá phương Đông. Để đạo đức cách
mạng thấm sâu, bám chắc vào đời sống xã hội và trở thành nền tảng tinh thần của nhân
dân, Hồ Chí Minh đòi hỏi sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong lời nói, việc làm. Lời nói
đi đôi với việc làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức.

• Xây đi đôi với chống:


-
Xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới, đồng thời chống các biểu hiện, các hành
vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.
Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây, lấy
xây làm chính.
-
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải được tiến hành bằng việc giáo dục phẩm
chất, chuẩn mực đạo đức mới.
-
Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể
xây dựng thành công dựa trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống
những thói quen tập tục lạc hậu, và phải loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
• Tu dưỡng đạo đức suốt đời:
-
Theo Hồ Chí Minh, tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kì, gian khổ. Một
nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng dựa trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của
mỗi người.
-
Đạo đức không có tính “nhất thành bất biến”, mà được hình thành, phát triển do môi
trường giáo dục, do sự rèn luyện, phấn đấu và tu dưỡng bản thân. Do đó, Hồ Chí Minh đòi
hỏi mọi người phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục về mặt đạo đức.

❖ Phần trên chỉ là nội dung chính, tham khảo thêm ví dụ, trích dẫn: •
Câu 1: Từ trang 19 - trang 26.
• Câu 2: Từ trang 46 - trang 53.
• Câu 3: Từ trang 54 - trang 62.
• Câu 4: Trang 72, 73.
• Câu 5: Từ trang 84 - trang 87.
• Câu 6: Trang 99, 100.
• Câu 7: Từ trang 126 -138.

You might also like