You are on page 1of 5

NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày những tiền đề hình thành chủ nghĩa Mác-Lênin
- Những điều kiện về kt-xh
- Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, đây là
thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát
triển mạnh mẽ đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư
bản chủ nghĩa.
- Giai cấp vô sản hình thành và phát triển.
- Mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn quyết liệt giữa giai cấp tư sản và
giai cấp công nhân.
- Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản đang từ
tự phát chuyển thành tự giác. Nhiều cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn
và thời gian kéo dài của công nhân đã nổ ra ở các nước tư bản.
- Phong trào công nhân dù phát triển mạnh nhưng các cuộc đấu tranh,
khởi nghĩa của họ cuối cùng đều thất bại trước sự đàn áp của giái cấp
tư sản, do họ chưa có một lý luận cách mạng khoa học dẫn đường.
Thực tiễn đặt ra là phải có lý luận mới để dẫn đường cho các phong trào
công nhân đi tới thắng lợi. Lý luận đó là Chủ nghĩa Mác.
- Những tiền đề về lý luận,
. Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Anh và Pháp, mà tiêu biểu là Xanh-
xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.
. Kinh tế chính trị học Anh với các đại biểu tiêu biểu là A-đam-Xmít, Ri-các-
đô.
. Triết học cổ điển Đức với các đại biểu Phích-tơ, Sê-linh, Căng-tơ, Hê-ghen,
Phơ-bách.
Tiền đề khoa học tự nhiên
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Học thuyết về tế bào
Thuyết tiến hoá

Câu 2: Trình bày nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
2. Nguồn gốc
a. Nguồn gốc thực tiễn
Tình hình thế giới và Việt Nam cuối kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
- Năm 1858, thực dân xâm lược Việt Nam. Năm 1884 pháp thiết lập sự
thống trị toàn cõi Việt Nam.
- Các cuộc đấu tranh chống Pháp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Cho đến đầu thế kỷ XX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang, chống Pháp đã liên
tục nổ ra hết sức quyết liệt nhưng tất cả đều thất bại.
- Mặc dù bị thất bại nhưng đã khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất vì
độc lập, tự do của dân tộc.
- Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoàng, bế tắc về đưòng lối,
về giai cấp lãnh đạo “Ví như trong đếm tối không có đường ra”
- Tình hình thế giới khi đó nổi bật là sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin. V.LLênin
đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác- Lênin.
- b) Nguồn gốc tư tưởng, lý luận
- Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình
- Người sớm kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê
hương và gia đình. Đó là truyền thống yêu nước, ý chí quyết tâm, tinh thần
độc lập, tự chủ, lao động cần cù, sáng tạo, tinh thần hiểu học, sống nhân ái,
đoàn kết, khoan dung...
- Người sớm cảm nhận được sự khổ nhục của người dân mất nước, mất độc
lập, bị thống trị bởi thực dân Pháp.
- Tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây
- Từ lúc thiếu thời, Người cũng đã tiếp thu được các giá trị tích cực của Nho
giáo, Phật giáo, Lão giáo; những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của
dân tộc.
- Những năm ở nước ngoài, Người đã tiếp thu được những tư tưởng nhân
quyền, dân quyền của cách mạng Mỹ (1776), tư tưởng Tự do, Bình đẳng,
Bác ái của cuộc Đại cách mạng Pháp (1789), tiếp thu tư tưởng đạo đức cùa
Thiên chúa giáo,chủ nghĩa Tam dân của Trung quốc...
- Đó là những tư tưởng về quyền con người, quyền dân chủ, tự do, bình
đẳng, bác ái, về quyền sống, tự do và mưu cầu hanh phủc của các dân tộc
và của con người. Tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây là tiền
đề tư tưởng quan trọng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc tư tưởng, lý luận chủ yếu
- Từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và tin theo chủ nghĩa
Mác-Lênin,trở thành người cộng sản (1920). Đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hô Chí Minh có bước chuyển về chất
- Từ tin tưởng, đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, Người kiên trì trong 10 năm
chuẩn bị để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; lãnh đạo Đảng và nhân
dân tiến hành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiến hành thắng lợi cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
thắng lợi, thống nhất đất nước.
- c) Nhân tố chủ quan Hồ Chi Minh
- Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh với những đặc điêm nôi trội:
- Hồ Chí Minh là người có những nhận xét, phân tích tinh tường, sáng suốt
trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
- Sự khổ công, ý chí quyết tâm học tập của Người là tấm gương sáng về sự
bền bỉ, không ngừng tích lũy trí thức phong phú của nhân loại,
- Ý chí cách mạng kiên cường, lòng trung thành với lý tưởng của Đảng,
quyền lợi của dân tộc của Hồ Chí Minh đã đưa Người trở thành cộng sản
chân chính, tinh thần yêu nước nhiệt thành, thương yêu nhân dân, thương
yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vi độc lập của Tổ
quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
- Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng, mẫu mực về đạo đức cách mạng:
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Cùng với những năng lực trí tuệ vựợt trội, những phẩm chất cá nhân cao
quý nêu trên là tiền đề, là nguồn gốc, là điều kiện để Hồ Chí Minh tiếp
nhận, chọn lọc, chuyển hoá, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, các tư tưởng
tiến bộ trên thế giới, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

Câu 3: Trình bày nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước của dân, do dân,vì dân?

II. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ
DÂN
a) Nhà nước của dân
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là tất cả mọi quyền lực trong Nhà
nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân:
+ Nhân dân có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc
gia, dân tộc
+ Nhà nước của dân thì dân là chủ: Người dân được hưởng mọi quyền dân
chủ, có quyền làm những việc pháp luật không cấm và có nghĩa vụ chấp hành
nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, là người chủ cũng phải thể hiện
năng lực, trách nhiệm làm chủ của mình
b. Nhà nước do dân - Nhà nước phải do dân lựa chọn, bầu ra những đại
biểu của mình. Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi
tiêu, hoạt động, vận hành bộ máy để phục vụ nhân dân. Nhà nước đó do dân phê
bình, xây dựng, giúp đỡ. Nhà nước do dân tạo ra và tham gia quản lý, thể hiện ở
chỗ:
+ Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà
nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
+ Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng
Chính phủ (nay gọi là Chính phủ).
+ Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực
hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực
hiện ý chí của dân (Thông qua Quốc hội do dân bầu ra).
c. Nhà nước vì
- Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân,
không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà
nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân Nhà nước vì dân là
mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân
dân và lấy con người làm mục tiêu phấn đấu lâu dài. Trách nhiệm của Nhà nước
là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, mà trước hết là:
- Hồ Chí Minh chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với
cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân uỷ quyền. Là
người phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn
nhân dân. Cán bộ là đày tớ của nhân dân là phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm
liêm chính..; là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa
trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài.

Câu 4: Trình bày khái niệm người công dân tốt, người lao động tốt, liên
hệ bản thân.
Câu 5: Trình bày nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công
dân tốt, người lao động tốt, liên hệ bản thân.

You might also like