You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG TTHCM

I. Nhóm 1 (Đánh giá khả năng tái hiện kiến thức, 4 điểm)
Câu 1: Nêu khái quát các cơ sở lý luận và trình bày tác động của chủ nghĩa
Mác-Lênin đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cơ sở lí luận

-Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

-Tinh hoa văn hóa nhân loại

-Chủ nghĩa Mác - Lênin

1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước.
PATRIOTISM
- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, "lá lành đùm lá
rách" trong hoạn nạn, khó khăn. UNITE
- Truyền thống lạc quan, yêu đời.Động viên nhau vượt khó khăn, gian khổ, tin tưởng
vào tương lai Thi vị hoá gian khổ
OPTIMISTIC
- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu.
HARD WORKING
-> HOPU

2. Tinh hoa văn hoá nhân loại

Người là mẫu mực của sự kết hợp hài hoà văn hoá Đông - Tây.
Đông :
- Nho giáo
- Phật giáo
- Tư tưởng Lão tử, Mặc Tử
- CN Tam Dân của Tôn Trung Sơn
Tây:
- Đi nhiều nơi, làm quen nhiều nền văn hoá khác nhau, tư tưởng dân chủ của
các nhà khai sáng Pháp
- Chủ nghĩa Mác-Lênin: Với hành trang giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc cùng với giá trị văn hóa của nhân loại,
HCM đã có điều kiện đến và thu nhận 1 cách tự nhiên, bằng cả lý
trí và tình cảm, học thuyết giải phóng con người triệt để nhất của
thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin mang lại
thế giới quan và phương pháp luận khoa học cách mạng cho
HCM, để trên cơ sở đó Người đánh giá, phân tích các học thuyết
đương thời và tổng kết thực tiễn đúc rút lý luận và hình thành nên
1 hệ thống những quan điểm cơ bản về cách mạng Việt Nam, hình
thành nên tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người🡪chủ nghĩa Mác-Lênin chính là 1
nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình thành và phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin trong
thời đại mới
🡪 như vậy, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được
nâng lên tầm thế giới với việc thâu nhận tinh hoa văn hóa của
nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin đã hình thành và tạo ra bước
phát triển mới phù hợp với tiến hóa của nhân loại trong thời đại
mới của tư tưởng HCM
Trình bày tác động của chủ nghĩa Mác Lênin đến việc hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh.

- Bác đến với chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào?

Với hai hành trang đã có, HCM đã có điều kiện đến và thu nhận 1 cách tự nhiên,
bằng cả lý trí và tình cảm, học thuyết giải phóng con người triệt để nhất của thời đại
là chủ nghĩa Mác-Lênin.

Chủ nghĩa Mác-Lênin mang lại thế giới quan, phương pháp luận khoa học cách
mạng cho HCM

🡪Người đánh giá, phân tích các học thuyết đương thời và tổng kết thực tiễn đúc rút
lý luận và hình thành nên 1 hệ thống những quan điểm cơ bản về cách mạng Việt
Nam, hình thành nên tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người

🡪chủ nghĩa Mác-Lênin chính là 1 nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình
thành và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại mới

- Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp nhận thức mácxít
và theo lối "đắc ý, vong ngôn" của phương Đông.

- Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận
trong nhận thức và hoạt động cách mạng.

Câu 2: Nêu các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm
1890 đến năm 1969 và trình bày thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về con
đường cách mạng Việt Nam (1921 -1930).

Các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890
đến năm 1969

Giai đoạn 1890 – 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách
mạng
- Đây là giai đoạn Nguyễn Tất Thành tiếp nhận giá trị truyền thống tốt đẹp của
gia đình, quê hương, đất nước và dân tộc để hình thành nên tư tưởng yêu nước
và tìm đường cứu nước.
+Nguyễn Sinh Cung từ bé đã nghe cha và các bạn của ông bàn chuyện thế sự
=) hình thành nên tt yêu nước , nhân cách sáng ngời của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã
ảnh hưởng lớn đến HCM
+Ảnh hưởng từ mẹ Hoàng Thị Loan: người phụ nữ công dung ngôn hạnh
+ Cs khổ cực nhân dân
+truyền thống dân tộc,, k tán thành k đi theo các pp khuynh hướng cứu nước bậc
tiền bối

Giai đoạn 1911 – 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước giải phóng dân tộc
Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản tìm thấy con đường cứu nước
giải phóng dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản được hình thành từng bước trong quá trình Hồ Chí Minh đi tìm
mục tiêu và con đường cứu nước, đó chính là quá trình sống làm việc học tập
nghiên cứu lý luận và tham gia đấu tranh thực tế cách mạng trên nhiều nước trên
thế giới.
- Năm 1911, NTT rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Người đã
đi qua nhiều nước thuộc địa, nước tư bản, đế quốc ở khắp các châu lục. Người
đã xúc động trước cảnh khổ cực bị áp bức của những người dân lao động và
nhận thấy ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi áp bức bóc lột
- Với lòng yêu nước nồng nàn, NTT đã kiên trì chịu đựng mọi khó khăn, gian
khổ. Người chú ý xem xét, nghiên cứu tình hình các nước và các cuộc cách
mạng đã diễn ra trên thế giới, suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, đồng
thời Người tích cực học tập, hăng hái tham gia các hoạt động thực tiễn để không
ngừng nâng cao sự hiểu biết của mình. Năm 1919, tại Pháp, Người cùng 1 nhóm
người Việt Nam yêu nước đã biết bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới
hội nghị Vécxây, đòi Chính phủ Pháp các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của
dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách không được hội nghị quan tâm tới. Chính điều
đó tạo cho NAQ hình thành tư tưởng mới đó là muốn có được độc lập, tự do
không thể trông chờ vào chủ nghĩa đế quốc mà các dân tộc thuộc địa phải tự
đứng lên giải phóng cho mình
- T7/1920, NAQ đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng… vui mừng đến phát khóc lên” Luận cương của Lênin đã chỉ ra cho
Người con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những
tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người
- 12/1920, NAQ đã biểu quyết tán thành đi theo Quốc tế III, tham gia thành lập
Đảng CS Pháp, Người đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đánh dấu
sự chuyển biến về chất trong tư tưởng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến
chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước
trở thành người cộng sản

Giai đoạn 1921 – 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về
cách mạng Việt Nam
- Đây là giai đoạn hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong phú của NAQ để
tiến tới thành lập chính đảng cách mạng ở Việt Nam. Người hoạt động ở Pháp,
Liên Xô, TQ, Thái Lan. Đây cũng là thời gian mà NAQ thông qua các tác phẩm
có giá trị của mình như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng. Những tác phẩm đó
là sự phát triển và hoàn thiện tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc của
Người, chứa đựng những nội dung cơ bản sau:
- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới, phải đi theo con đường cách
mạng vô sản, phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai
cấp công nhân
- Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc
có quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không lệ thuộc vào nhau. Cách mạng
giải phóng dân tộc có thẻ chủ động nổ ra giành thắng lợi trước cách mạng vô sản
ở chính quốc
- Cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa trước hết là 1 cuộc “dân tộc cách
mệnh”, đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập, tự do
- Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân 🡪 xây dựng khối liên
minh công nông làm động lực, thu hút, tập hợp rộng rãi các giai cấp xã hội khác
vào trận tuyến đấu tranh chung của dân tộc
- Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng lãnh đạo. Đảng phải theo
chủ nghĩa Mác-Lênin và phải có đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì lý
tưởng của Đảng, vì lợi ích và sự tồn vong của dân tộc

Giai đoạn 1930 – 1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối phương
pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn sáng tạo

Giai đoạn 1941 – 1969: Giai đoạn tư tưởng phát triển và hoàn thiện

Câu 3: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc.

-Độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc

-Hồ Chí Minh từng nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự
do, Tổ quốc tôi được độc lập”
-Năm 1919, Hồ Chí Minh đã gửi tới hội nghị Vécxây Pháp Bản yêu sách của
nhân dân An Nam đòi quyền bình đẳng về mặt pháp lý và đòi các quyền tự do,
dân chủ của người dân Đông Dương. Cứ vào bản Tuyên ngôn độc lập của cách
mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp,
Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị thiêng liêng bất biến về quyền
dân tộc : “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do…Đó là những lẽ phải
không ai chối cãi được”

Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 Hồ Chí Minh cũng trịnh trọng tuyên bố
trước nhân dân và thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc
lập và thực sự đã thành một nước tự do và độc lập.Toàn thể Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do
và độc lập ấy”

Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến người cũng khẳng định: “Không.
Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước nhất định không chịu làm
nô lệ”

Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Chiến tranh cục bộ năm 1965, Hồ Chí Minh
đã nêu lên một chân lý thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

-2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do hạnh phúc của nhân dân

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Trong khi
viện dẫn bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng với quyền lợi và phải luôn luôn được tự do
và bình đẳng về quyền lợi” , Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương
nhiên cũng phải được những lẽ đó “Đó là những lẽ không ai chối cãi được”

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập và một lần
nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do. Người nói “Nước độc
lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”

Có thể thấy rằng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh luôn
coi độc lập phải gắn liền với tự do hạnh phúc của nhân dân : “Tôi chỉ có một
ham muốn ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành”

-3. Độc lập dân tộc là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để.

Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự hoàn toàn và triệt để
trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: “Độc lập mà người dân không có
quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có tài chính riêng
thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì”

Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh đất nước ta sau cách mạng tháng Tám còn
gặp nhiều khó khăn, nhất là thù trong giặc ngoài, để bảo vệ nền độc lập thật sự
mới giành được Người đã cùng chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sử dụng
nhiều biện pháp trong đó có biện pháp ngoại giao để đảm bảo nền độc lập thật
sự của đất nước.

-4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

Trong lịch sử dân tộc ta luôn đứng trước âm mưu xâm lược và chia cắt đất nước
của kẻ thù nhưng Người luôn kiên trì đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Người
khẳng định “Nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam là một”.

Trong Di chúc người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đối và sự thắng lợi và cách
mạng vào sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta
nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta.
Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp
một nhà”.

Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập gắn liền với thống nhất tổ quốc toàn
dân lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh.

Câu 4: Nêu khái quát các quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc và trình bày một quan điểm trong đó.

-Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách
mạng vô sản.

+ Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước "đi tới xã hội
cộng sản". DẦN

+ Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó
là Đảng Cộng sản. ĐẢNG

+ Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh công-
nông và lao động trí óc. DÂN
+ Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng
thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế. ĐOÀN

=> 2D 2Đ

-Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng
lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

1,HCM khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Đảng cách mệnh, nhân tố
đầu tiên, quyết định sự thắng lợi của CM,

2,Để hoàn thành sứ mệnh của mình, một trong những yếu tố cơ bản là Đảng
+ phải được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học đúng đắn,
+Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm cốt.
+Đảng phải được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lenin,
+Đảng phải thường xuyên xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của
Đảng. HCM coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Phải xây dựng đội ngũ
cán bộ có phẩm chất, sẵn sàng hi sinh vì mục tiêu, lý tưởng của CM.

-Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn
dân tộc, lấy liên minh công nông làm nền tảng.

-Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang.
Ông coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then
chốt bảo đảm thắng lợi.

- Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Các nhà nghiên cứu trong nước đánh giá, đây là một luận điểm sáng tạo, có giá
trị lý luận và thực tiễn to lớn; là một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh
vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được thắng lợi của phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua
chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

-Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

-quán triệt tư tg lenin về mqh chặt chẽ giữa cmvs ở chính quốc và phong trào gp
dân tộc thuộc địa, Hcm đã chỉ rõ mqh khăng khít, tác động qua lại vs nhau giữa
cm thuộc địa-cm vs ở chính quốc - mqh bình đẳng k phụ thuộc vào nhau
-hcm cho rằng cm thuộc địa k những k phụ thuộc vào cmvs ở chính quốc mà có
thể giành thắng lợi trc, luận điểm sáng tạo đó dựa trên các cơ sở :

+ thuộc địa có vị trí, vai trò, tầm qtrong đbt vs cn đế quốc, là nơi duy trì sự tồn
tại và pt, là món mồi béo bở cho cnđq

-> cm thuộc địa có vai trò rất lớn trong vc cùng vs cmvs ở chính quốc tiêu diệt
cn đế quốc

- tinh thần đấu tranh cm quyết liệt của dt thuộc địa hình thành 1 lực lg khổng lồ
khi đc hdan và giác ngộ cm

-Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo
lực cách mạng.

dựa trên cso quan điểm về bạo lực cm của cn M-L, hcm liên tục sáng tạo phù
hợp vs thực tiễn cm vn

-bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng nhân dân có tổ chức và được rèn
luyện trong đấu tranh cách mạng.

-luôn luôn kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang , hình thức đấu
tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để giành thắng lợi cho CM.

-tùy tình hình cụ thể mà lựa chọn hình thái bạo lực CM. Bạo lực CM trong CM
Việt Nam là sự kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức đấu tranh chính trị, đấu tranh
quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao,... Trong đó hình thức đấu tranh chính trị
và đấu tranh vũ trang là cơ bản nhất, luôn kết hợp với nhau tạo ra sức mạnh to
lớn tạo nên thắng lợi của CM.

-bạo lực cách mạng thống nhất chặt chẽ với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo hòa
bình. Người chủ trương yêu nước, thương dân, yêu thương con người, yêu
chuộng hòa bình, tự do, công lý, tranh thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết
xung đột, nhưng một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết
tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và
chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hòa bình, vì độc lập tự do.

Câu 5: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.

Mục tiêu:

+Mục tiêu về chính trị :


Phải xây dựng được chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ. Khi khẳng định
“dân làm chủ” và “dân là chủ” Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền lợi và quyền
hạn, trách nhiệm, địa vị của nhân dân. Nhà nước là của dân, do dân, vì dân ;
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

+Mục tiêu về kinh tế:


Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về
chính trị.
Đó là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học, kĩ
thuật tiên tiến,
là nền kinh tế thuần nhất dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể
đồng thời phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu về chính trị.
+Mục tiêu về văn hóa:
Phải xây dựng được nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng và tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hồ Chí Minh cho rằng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, kinh tế là mối
quan hệ biện chứng. Chế độ chính trị và kinh tế là nền tảng và quyết định tính
chất của văn hóa, còn văn hóa góp phần thực hiện mục tiêu của chính trị và kinh
tế.
Về vai trò của văn hóa: -Văn hóa nâng cao giúp ta
-đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế,
-phát triển dân chủ;
- xây dựng nước ta trở thành một nước hòa bình, thống
nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh; nhân dân tiến bộ.
Theo Hồ Chí Minh “văn hóa phải XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức”
vì thế phải loại trừ những văn hóa đế quốc, phát huy văn hóa tốt đẹp của truyền
thống dân tộc và tiếp thu những văn hóa tiến bộ thế giới.

+Mục tiêu về quan hệ xã hội:


Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh
Mọi công dân quyền bình đẳng trước pháp luật, nhà nước đảm bảo quyền tự do
dân chủ cho công dân nhưng nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm
phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân.

Động lực:
-Hệ thống động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa rất phong
phú và tất cả các động lực đều rất quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Nhưng giữ vai trò quyết định là nội lực dân tộc, là nhân dân nên việc thúc
đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo lợi ích của dân, dân chủ
của dân, sức mạnh đoàn kết nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đây là
những động lực hàng đầu của chủ nghĩa xã hội
+ Về lợi ích của dân, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho
dân phải hết sức tránh”, “phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy”.
+ Về dân chủ, “dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”, “địa vị cao nhất là
dân, vì dân là chủ”.
+ Về sức mạnh đoàn kết toàn dân,Hồ Chí Minh cho rằng đây là lực lượng mạnh
nhất trong tất cả các lực lượng và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được sự
giác ngộ đầy đủ của nhân dân về quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị
dân chủ của mình; với sự lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng
nhân dân.
-Song những yếu tố trên chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình thông
qua hoạt động của những cộng đồng người và những con người Việt Nam cụ
thể.
+ Về hoạt động của những người tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. nhà nước
là tổ chức đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân, thực hiện chức năng
quản lý xã hội để biến đường lối chủ trương của Đảng thành hiện thực. Các tổ
chức chính trị xã hội đều nhất quán về chính trị và tư tưởng /dưới sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý của nhà nước/ hoạt động vì lợi ích của các thành viên của
mình trong sự thống nhất với lợi ích của dân tộc.
+ Về con người Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng Chủ
nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” . Đó là “những
con người của chủ nghĩa xã hội có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa”.
Cùng với việc xác định và định hướng phát huy sức mạnh những đặc điểm của
chủ nghĩa xã hội đối với cộng đồng người và những con người Việt Nam cụ thể
………Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải ngăn chặn, loại trừ những lực cản của
những động lực này. Nhìn chung trong cách mạng xã hội chủ nghĩa quan điểm
“xây” đi đôi với “chống” cũng là một trong những quan điểm xuyên suốt tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 6: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về tính tất yếu sự ra đời, phát triển
của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tính tất yếu sự ra đời, phát triển của Đảng:

-Tác phẩm Đường cách mệnh Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng “Trước hết
phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách
mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Như
vậy sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu, vai trò lãnh đạo
của Đảng cũng là một tất yếu, điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân
tộc Việt Nam

-Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập là một đảng chính trị tồn
tại và phát triển theo những quan điểm của Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp
vô sản. Hồ Chí Minh là người trung thành với học thuyết Mác Lênin đồng thời
vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận đó và điều kiện cụ thể của Việt Nam .
Theo đó, học thuyết Mác Lênin cho rằng sự ra đời của Đảng Cộng Sản là sản
phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
Đối với Việt Nam Hồ Chí Minh nhận định sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước. Quan điểm của Hồ Chí Minh Hoàn toàn phù hợp
với xã hội Việt Nam khi mâu thuẫn dân tộc cơ bản là toàn thể nhân dân Việt
Nam với các thế lực đế quốc và tay sai.

-Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tồn tại và phát triển chính là do nhu cầu tất yếu
của xã hội Việt Nam từ đầu năm 1930 trở đi. Đảng đã được toàn dân tộc trao
cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Vai trò lãnh đạo của ĐCS VN được thể hiện ở những vấn đề sau:

-Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, từ đó xây dựng đường
lối chiến lược, sách lược cách mạng. Từ khi Đảng ra đời chỉ ra cho dân tộc Việt
Nam đi theo con đường CMVS.Nhờ đó CMVN đã đi đúng với quy luật của lịch
sử, không những phù hợp với lịch sử dân tộc mà còn phù hợp với lịch sử của
thời đại. Vì vậy, CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Strategy
-Xác định phương pháp cách mạng: Đường lối đúng còn phải có phương pháp
cách mạng đúng. HCM và Đảng ta đã xác định phương pháp CM để giải phóng
dân tộc là dùng bạo lực CM để đập tan bạo lực phản CM. Đó là sự vận dụng
sáng tạo phương pháp CM bạo lực của CN Mác-Lênin vào điều kiện VN
METHOD
-Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy được khi tập hợp, đoàn kết và
được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt NaM GATHER
Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có
Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”
“Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo”
-Đảng nhận thức và giải quyết các mối quan hệ giữa CMVN với CMTG, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đoàn kết lực lượng cách mạng
trong nước không đủ, HCM còn chỉ ra phải đoàn kết với lực lượng CM thế giới,
tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè và nhân dân tiến bộ thế giới, đưa CMVN trở
thành một bộ phận của CM thế giới. RELATIONSHIP
Như vậy ,vai trò lãnh đạo của đảng là một tất yếu.

SMGR

Câu 7: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì
dân.

Đặt vấn đề:Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân,
do dân, vì dân có giá trị vô cùng to lớn,
soi đường, chỉ lối cho chúng ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc, tự do của Tổ quốc và
tiếp tục là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc, đất nước ta xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp
năm 1946 - bản hiến pháp đầu tiên của đất nước ta, do Chủ tịch
Hồ Chí Minh là Trưởng Ban soạn thảo đã đặt nền tảng quan trọng
cho việc xây dựng và hoàn thiện một nhà nước thực sự của dân,
do dân, vì dân.
Câu 8: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng và
hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh khi
được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, đó là mặt trận dân tộc thống
nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước,
tập hợp mọi người dân nước Việt, cả trong nước và kiều bào sinh sống ở nước
ngoài.

Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất

-Một là phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân- nông dân- trí
thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

+Người viết: “Lực lượng chủ yếu trong khối đại đoàn kết dân tộc là công nông
cho nên liên minh công nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất”. Sở dĩ
phải lấy liên minh công nông làm nền tảng vì họ là người trực tiếp sản xuất tất
cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết mà cũng bị áp bức bóc
lột nặng nề hơn hết,vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn bền bỉ hơn mọi tầng
lớp khác. Người căn dặn không nên chỉ nhấn mạnh vai trò của công nông mà
còn phải thấy vai trò và sự cần thiết phải liên minh với các giai cấp khác nhất là
đội ngũ trí thức.

+Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là lực lượng lãnh đạo, đảng
không có lợi ích riêng mà gắn liền với lợi ích xã hội toàn dân tộc. Đảng trực tiếp
lãnh đạo, nắm bắt thực tiễn phát hiện ra quy luật khách quan sự vận động của
lịch sử để vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng phù hợp lãnh đạo Mặt
trận hoàn thành nhiệm vụ của mình.

-Hai là phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.

Mọi vấn đề của mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng
nhau bàn bạc công khai để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt dân chủ hình
thức. Do vậy hoạt động của mặt trận phải theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
mới quy tụ được các tầng lớp giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo vào mặt trận
dân tộc thống nhất.

-Ba là phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp
đỡ nhau cùng nhau tiến bộ.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn dị” lấy cái chung để hạn
chế cái riêng, cái khác biệt. Đồng thời người nêu rõ: “Đoàn kết thực sự nghĩa là
mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa
là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái
sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân” để tạo nên sự
đoàn kết gắn bó chặt chẽ, lâu dài tạo tiền đề mở rộng khối đại đoàn kết trong
mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 9: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

-Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến
đấu và giao lưu của con người Việt Nam.

Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ.

Về nội dung, đó lòng yêu nước thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn
dân tộc..

.Về hình thức, cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập
quán, lễ hội truyền thống,...

-Bản sắc văn hóa dân tộc chứa được giá trị lớn và có ý nghĩa quan trọng đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nó phản ánh những nét độc đáo đặc
tính dân tộc. Nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác-Lênin.

+Vì vậy trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trân trọng, khai thác, giữ
gìn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa dân tộc; đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử. Theo Người: “Dân ta phải biết sử ta .
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

+Đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của
văn hóa đế quốc; tôn trọng phong tục tập quán của các dân tộc ít người.

-Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại.Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của việc tiếp thu văn hóa nhân loại là để
làm giàu văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân
chủ. Nội dung tiếp thu là toàn diện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt,
các khía cạnh. Tiêu chí tiếp thu là có cái gì hay cái gì tốt ta học lấy. Đồng thời,
tiếp thu nhưng cũng phải chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.

Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại
là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc; đó là điều kiện cơ sở để tiếp thu văn hóa
nhân loại.

Câu 10: Nêu quan điểm Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng
và trình bày một chuẩn mực trong đó.

*Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng :

-Thứ nhất, trung với nước, hiếu với dân :

-Thứ hai, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư :


-Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách
mạng, là phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người:

Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại,
không dựa dẫm.Phải thấy rõ, “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của chúng ta”.

Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Tiết kiệm sức
lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, đất nước, của bản
thân mình,tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau.

Liêm là trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng,
không ham người tâng bốc mình,“luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của
dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Chỉ
có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.

Hành vi trái với chữ liêm là cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm
của công làm của riêng;sợ khó nhọc nguy hiểm mà không dám làm, tham ỷ lại.
Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Mạnh Tử nói: “Ai
cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”.

Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn.

+Đối với mình,chớ tự kiêu, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm
điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.

+Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái
độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc; phải thực hành chữ
Bác-Ái.

+Đối với việc, phải để việc công lên trên trước việc tư, việc nhà; làm việc gì cho
đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho
nước. Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh.

Hồ Chí Minh từng nói:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính

Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người”.


Người cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với
nhau, ai cũng phải thực hiện, song người cán bộ, đảng viên phải thực hành trước
để làm mẫu cho dân. Nếu đảng viên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của
Đảng, nhiệm vụ của cách mạng. Cần, kiệm, liêm, chính cũng là thước đo sự
giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc. “Nó” là
cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự
giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.

Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi; là công bằng
không thiên vị, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của dân tộc lên trước.
Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ
quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư là quét
sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, “phải lo trước thiên hạ,
vui sau thiên hạ”. Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì
mình”. Nó là giặc nội xâm, cũng nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Hồ Chí
Minh viết: “ Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại,
có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và
ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để vững
vàng qua mọi thử thách : “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể
chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

-Thứ ba, yêu thương con người, sống có tình có nghĩa

-Thứ tư, tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

You might also like