You are on page 1of 11

1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam; kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của
Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng
lợi”.
Cần chú ý 3 nội dung:
Thứ nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị văn
hóa dân tộc Việt nam, tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Thứ ba: Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc Việt Nam, định
hướng cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.
2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: Cơ sở khách quan.

a) Bối cảnh lịch sử, xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
+ Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
+ Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, tư sản… đều thất bại chứng tỏ ý thức
hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời
-> CMVN lâm vào sự khủng hoảng về con đường cứu nước.
- Bối cảnh quốc tế:
+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền, trở thành kẻ thù chung của các
dân tộc thuộc địa.
+ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử loài người.
+ Quốc tế Cộng sản ra đời (3/1919).
b) Các tiền đề tư tưởng, lý luận
- Giá trị thuyền thống dân tộc
+ Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất.
+ Đoàn kết, tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa.
+ Ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Văn hóa phương Đông:
Nho giáo: Người tiếp thu những mặt tích cực của nho giáo tạo ra truyền thống hiếu học...
Phật giáo: HCM tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của
nhân dân chống kẻ thù dân tộc…

1
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: Từ tư tưởng độc lập; dân quyền tự do, Người tìm thấy
điều phù hợp với ta.
+ Văn hóa phương Tây:
Người tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua tác phẩm của các nhà khai sáng
Tiếp thu các giá trị của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CM Pháp và tuyên ngôn
độc lập ở Mỹ năm 1776.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin:
+ Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của TTHCM.
+ Người tiếp thu lý luận Mác – Lênin, vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng
để giải quyết những vấn đề thực tiễn của CMVN.
=> Giúp HCM tổng kết kiến thức và thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa; nội
dung độc lập dân tộc.
a) Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa.

- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập cho dân tộc:
+ HCM không bàn về vấn đề dân tộc nói chung.
+ Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, của thời đại.
+ Quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề là đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân, xóa bỏ ách thống trị, giải phóng dân tộc, thành lập Nhà nước dân tộc độc lập.
- Lựa chọn con đường phát triển độc lập dân tộc gắn liền với CNXH: Từ thực tiễn phong trào
cứu nước, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển là chủ nghĩa xã hội.
b) Nội dung độc lập dân tộc- nội dung cốt lõi của vấn đề độc lập dân tộc.
Thứ nhất, độc lập, tự do là quyền tự nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc.
Thứ hai, độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Thứ ba, độc lập trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
Thứ tư, độc lập dân tộc phải đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH: Những đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam.

a) Những đặc trưng của tư tưởng HCM về CNXH.

- Là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ.
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật.
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ không còn người bóc lột người, một xã hội công bằng, bình
đẳng…
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

2
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam: Sự ra đời; Bản chất của
Đảng CSVN; nội dung công tác xây dựng Đảng.
a) Sự ra đời của ĐCSVN
- Hồ Chí Minh xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
+ Thứ nhất, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân
tộc Việt Nam
+ Thứ hai, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì có mục tiêu
chung: giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước hùng cường.
+ Thứ ba, phong trào nông dân ( Phong trào yêu nước không thể không kể đến) kết hợp và có
mối quan hệ mật thiết với phong trào công nhân.
+ Thứ tư, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời
ĐCSVN.
b) Bản chất của ĐCSVN.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân.
- Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên
phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
- Người nêu rõ: Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
- Mục tiêu Đảng cần đạt tới: Chủ nghĩa Cộng sản.
- Nền tảng tư tưởng - lý luận của Đảng: là Chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Nguyên tắc tổ chức cơ bản: Đảng tuân thủ một cách nghiêm túc, chặt chẽ những nguyên tắc xây
dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động, là Đảng của dân tộc.
- Tại Đại hội II (2/1951), Người nêu lên toàn bộ cơ sở lý luận và các nguyên tắc tổ chức, sinh
hoạt Đảng mà những nguyên tắc này tuân thủ chặt chẽ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp
vô sản của Lênin => Đảng ta là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc
- Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc cho nên nhân dân Việt Nam coi Đảng Cộng sản Việt
Nam là Đảng của mình.
c) Nội dung công tác xây dựng đảng
- Xây dựng Đảng về tư tưởng - lý luận
Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, làm
cho chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành nền tảng tư tưởng
- Xây dựng Đảng về chính trị
Hồ Chí Minh coi đường lối chính trị là vấn đề cốt tử của Đảng cầm quyền. phải giáo dục đường
lối chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn kiên định lập trường,
giữ vững bản lĩnh chính trị.

3
- Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
Hệ thống tổ chức của Đảng: được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở phải chặt chẽ, kỷ luật cao.
Mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng.
Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng:
+ Tập trung dân chủ: thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Đây là nguyên tắc sống còn,
là sợi chỉ đỏ trong xây dựng Đảng kiểu mới.
+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Tập thể lãnh đạo vì nhiều người thì thấy hết mọi việc,
mọi mặt của vấn đề, có nhiều kiến thức, tránh bao biện, độc đoán, chủ quan. Cá nhân phụ trách
vì, Việc đã bàn kỹ lưỡng, kế hoạch rõ ràng, thì cần phải giao cho cá nhân mà thi hành.
+ Tự phê bình và phê bình: con người ta luôn có cái thiện và cái ác trong lòng. Phải thường
xuyên tự phê bình và phê bình để làm cho phần tốt nảy nở, còn phần xấu thì mất dần đi
+ Kỷ luật nghiêm minh và tự giác: Là sự bắt nguồn cho sức mạnh của một tổ chức cộng sản và
mỗi đảng viên
+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng: là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta.
Cơ sở để đoàn kết nhất trí trong Đảng chính là đường lối, quan điểm của Đảng, điều lệ Đảng.
Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng
+ Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian giữa Đảng và nước với nhân dân.
+ Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Nội dung của nó bao gồm: tuyển chọn cán bộ; đào
tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ;
thực hiện các chính sách đối với cán bộ.
- Xây dựng Đảng về đạo đức
Giáo dục đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện cán bộ,
đảng viên. Nhằm làm cho Đảng luôn thực sự trong sạch, xứng đáng là một đảng cầm quyền.
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân: Nhà nước của dân,
do dân, vì dân; xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh.

a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân.


Nhà nước của dân
- Quan điểm nhất quán và sâu sắc nhất về Nhà nước của dân là mọi quyền lực của Nhà nước và
trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
- Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát
nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu quyết định những vấn đề quốc kế,
dân sinh.
- Nhà nước của dân là xác định vị thế của dân - dân là chủ và nghĩa vụ của dân - dân làm chủ.
Trong nhà nước của dân địa vị cao nhất là dân, quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối
thượng.
Nhà nước do dân
- Nhà nước phải do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng
thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động, vận hành bộ máy để phục vụ nhân dân;
- Dân xây dựng nhà nước, góp ý kiến phê bình Chính phủ để phục vụ dân tốt hơn, dân tham gia
quản lý nhà nước như bầu ra Quốc hội

4
- Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý, điều hành xã hội đều thực hiện ý chí
của dân thông qua Quốc hội do dân bầu ra.
Nhà nước vì dân
- Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc
lợi, cần kiệm liêm chính: phải chống mọi tiêu cực trong bộ máy nhà nước
- mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích chính đáng
của nhân dân. Nhà nước phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
b) Tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh.
Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước
+ Đặc quyền, đặc lợi: Phải chống thói lạm quyền, hách dịch với dân, lợi dụng chức quyền để vơ
vét cho cá nhân.
+ Tham ô, lãng phí, quan liêu: Hồ Chí Minh coi đây là thứ giặc nguy hiểm hơn cả giặc ngoại
xâm.
+ Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo: lên án tệ kéo bè kéo cánh. Đó là những hành động gây mất đoàn
kết, gây rối cho công tác.
Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách
mạng
- Theo HCM đạo đức và pháp luật có mối quan hệ khăng khít, luôn kết hợp, bổ sung cho nhau
- Nhấn mạnh vai trò luật pháp, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhất là giáo dục đạo
đức.
- Hồ Chí Minh dùng sức mạnh, uy tín của mình để cảm hóa những người lỗi lầm, kéo họ đi theo
cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài
+ Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Người coi cán bộ
nói chung “là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt
hay kém”1.
+ Người luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức, vừa có tài,
trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có hiệu quả.

7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: Vai trò; lực lượng; điều kiện; hình
thức.

a) Tư tưởng của HCM về vai trò đoàn kết dân tộc.


- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
+Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược
ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. quy tụ lực
lượng đem lại sức mạnh to lớn toàn dân tộc, cần có chính sách và phương pháp phù hợp với từng
đối tượng, giai đoạn, thời kỳ CM.
+ Đại đoàn kết dân tộc có vai trò quyết định thành công của cách mạng
“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”

5
“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” 2
“Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục
mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó”3.
“Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”4.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”5.
- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, tạo sức mạnh tổng
hợp cho sự nghiệp cách mạng dân tộc.
b) Tư tưởng của HCM về lực lượng và điều kiện đoàn kết dân tộc.
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
+ Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi con người Việt Nam đều có ít nhiều lòng ái quốc, do đó đoàn
kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là để đấu tranh thống nhất và
độc lập Tổ Quốc, đoàn kết là để xây dựng nước nhà.
+ Nòng cốt của khối đại đoàn kết là liên minh công - nông - trí thức.
- Điều kiện thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc
+ kế thừa truyền thống nhân ái, khoan dung của dân tộc, trên cơ sở xác định rõ vai trò, vị trí đặc
biệt quan trọng của nhân dân.
+ Phải có lòng khoan dung, độ lượng, thương yêu, cần phải có niềm tin vào nhân dân
c) Tư tưởng HCM về hình thức đoàn kết dân tộc.
- Tổ chức của khối đoàn kết toàn dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất
- Một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
+ Một là, xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, do Đảng lãnh đạo.
+ Hai là, hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của dân.
+ Ba là, hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết rộng rãi, bền vững.
+ Bốn là, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
8. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế: Vai trò; nguyên tắc.
a) Tư tưởng HCM về vai trò của đoàn kết quốc tế.

- Đoàn kết quốc tế là kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
+ tập hợp lực lượng bên ngoài, sự đồng tình và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh trào lưu cách mạng thế giới tạo ra sức mạnh tổng hợp
+ đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế - nhân tố thường xuyên và hết sức quan
trọng giúp CMVN thắng lợi.
- Đoàn kết quốc tế góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng của thời đại.
+ đấu tranh vì mục tiêu chung.
+ vì sự nghiệp chung của nhân loại: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH
b) Tư tưởng HCM về nguyên tắc đoàn kết quốc tế.
- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình

6
+ Đối với phong trào cộng sản công nhân quốc tế, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội
+ Đối với các dân tộc trên thế giới, HCM giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng
giữa các dân tộc.
+ Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, HCM giương cao ngọn cờ hoà bình trong công lý.
- Đoàn kết trên cơ sở độc lập tự chủ, tự lực, tự cường
+ Nội lực luôn là nhân tố quyết định hàng đầu, lực ngoại sinh chỉ phát huy tác dụng thông qua
nguồn lực nội sinh.
+ Trong quan hệ quốc tế, muốn được sự ủng hộ, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ, đúng
đắn.
9. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa: Khái niệm văn hoá; những vấn đề chung về
văn hóa.
a) Khái niệm về văn hóa.

Định nghĩa
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1 .
- Về nội hàm khái niệm,văn hóa bao gồm các giá trị:
+ Giá trị vật chất;
+ Giá trị tinh thần;
+ Phương thức sử dụng các giá trị do con người sáng tạo ra.
- Về giá trị của khái niệm:
+ Đây là quan điểm mới, mang tính thời đại, rất gần với định nghĩa về văn hóa hiện đại.
+ Khắc phục được các quan niệm phiến diện về văn hóa.
Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng một nền văn hoá mới
- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường.
- Xây dựng luân lý: biết hy sinh, làm lợi cho quần chúng.
- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân.
- Xây dựng chính trị: dân quyền.
- Xây dựng kinh tế:
b) Những vấn đề chung về văn hóa.
Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
- Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, phải được đặt ngang
hàng với chính trị, kinh tế, xã hội.
+ Trong quan hệ với chính trị, xã hội: chính trị được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng
và ngược lại, văn hóa tác động lại chính trị
+ Trong quan hệ với kinh tế: kinh tế có vai trò nền tảng để xây dựng văn hóa.
- Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ
chính trị và thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế.

7
+ Văn hóa có tính tích cực chủ động, thúc đẩy phát triển kinh tế và chính trị.
+ Kinh tế và chính trị phải có tính văn hóa, để văn hóa là mục tiêu, động lực phát triển đất nước.
Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
đảm bảo 3 tính chất cơ bản:
- Tính dân tộc: phải đảm bảo tính đặc trưng, không thể nhầm lẫn với các giá trị văn hóa khác.
- Tính khoa học thể hiện ở giá trị tiên tiến, hiện đại, thuận với trào lưu, xu hướng mới.
- Tính đại chúng: văn hóa là sản phẩm sáng tạo của quần chúng và phục vụ quần chúng.
Quan điểm về chức năng của văn hóa
phải thực hiện được 3 chức năng cơ bản:
- Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp
+ Lý tưởng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
+ Tình cảm cao đẹp là tình yêu quê hương đất nước, thương dân...
- Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
+ Dân trí là trình độ hiểu biết của nhân dân
+ nâng cao dân trí qua các giai đoạn đều hướng đến mục tiêu là độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH.
- Ba là, bỗi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống đẹp, lành mạnh; hướng con người
đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
+ Phẩm chất, phong cách được thể hiện qua lối sống, lối sinh hoạt, làm việc, ứng xử hàng ngày.
+ Văn hóa giúp con người hình thành nên những phẩm chất, phong cách, lối sống đẹp, đấu tranh
chống lại cái lạc hậu, xấu xa.
10. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng: Vai trò; các chuẩn mực đạo đức.
a) Tư tưởng HCM về vai trò đạo đức cách mạng.

- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.


+ là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người.
+ bộc lộ thông qua hành động, lấy hiểu quả thực tế là thước đo => liên hệ mật thiết với tài năng.
- Đạo đức làm nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
+ Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những
người cộng sản luôn sống và chiến đấu cho lý tưởng cách mạng
+ phẩm chất đạo đức cao quý làm cho CNCS trở thành một sức mạnh vô địch.
b) Tư tưởng HCM về các chuẩn mực đạo đức.
Một là, trung với nước, hiếu với dân
Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất
- Quan niệm “Trung, hiếu” trong đạo đức phong kiến
+ Trung với vua: phản ánh bổn phận dân.
+ Hiếu với cha mẹ: phản ánh bổn phận con cái
- Quan niệm “Trung, hiếu” trong đạo đức cách mạng.

8
+ Trung với nước: là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với
con đường phát triển của đất nước
+ Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, gắn bó với dân, phục vụ nhân dân hết lòng.
+ Trung với nước phải gắn liền vì nước là nước của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước.
Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người.
- Cần là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao.
- Kiệm là tiết kiệm thời gian, công sức, của cải nhưng không phải là bủn xỉn, keo kiệt.
- Liêm là liêm khiết, trong sạch
- Chính là đúng đắn, thẳng thắn.
- Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, công danh
Ba là, yêu thương con người, sống có tình nghĩa
- là tình cảm tốt đẹp nhất.
- Tình yêu con người phải có đối tượng cụ thể, xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân.
- nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác; phải có tình nhân ái, đánh thức những gì tốt
đẹp trong mỗi con người.
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung
- là sự hiểu biết, thương yêu, đoàn kết với giai cấp vô sản, các dân tộc và nhân dân các nước.
- Mục đích đoàn kết quốc tế: thực hiện mục tiêu chung của thời đại, chống lại chia rẽ, hằn thù,
bất bình đẳng; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bành trướng
11.Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”: Quan điểm của Hồ Chí Minh
về con người và chiến xây dựng con người mới.
a) Quan điểm tư tưởng HCM về chiến lược “ trồng người”.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
+ đó là nhân dân, là dân tộc Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò, giá trị của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng
khi khẳng định: “dân khí mạnh thì quan lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”....
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân
tố con người.
+ cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra
những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân
lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống
đời hạnh phúc".
+ Không chỉ trong lý luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ
nghĩa xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã
hội chủ nghĩa”

9
=> Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người: con người là mục tiêu, là động
lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng.
+ Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người.
+ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người.Với mục
tiêu xây dựng XHCN, cần phải có những con người có tính chất XHCN. Cho nên sự nghiệp
“trồng người” trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
+ Tiêu chuẩn của con người xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh: Có tư tưởng xã hội chủ
nghĩa; Có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa; Có tác phong xã hội chủ nghĩa; Có năng lực
làm chủ
- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội.
+ “Trồng người”, xây dựng con người mới phải được đặt ra trong suốt cuộc đời mỗi người.
+ Những người có trách nhiệm trồng người cũng phải được vun trồng bởi quần chúng nhân dân,
bởi những người đi trồng và được trồng, bởi cuộc sống thực tiễn và sự tự vun trồng trong suốt
cuộc đời của chính họ.
+ giáo dục đào tạo là quan trọng nhất để thực hiện chiến lược “trồng người”. Người cho rằng, để
“trồng người” có hiệu quả cần: tự tu dưỡng, rèn luyện; phải dựa vào sức mạnh tổ chức của cả hệ
thống chính trị; thông qua các phong trào cách mạng.
b) Quan niệm của HCM về con người.

- Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể


+ Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt
động của nó.
+ Hồ Chí Minh xem xét con người tồn tại trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện - ác, hay
- dở, tốt - xấu…
=> Cần phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở và phàn xấu phải mất dần đi.
- Con người cụ thể, lịch sử
+ HCM gắn con người với từng hoàn cảnh, từng thời điểm lịch sử cụ thể.
+ HCM xem xét con người trong mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, lứa tuổi trong khối
thống nhất cộng đồng dân tộc và quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới.
- Bản chất của con người mang tính xã hội
+ Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất, qua đó con người dần nhận thức được các hiện
tượng, quy luật của xã hội và từng bước xây dựng mối quan hệ giữa con người với xã hội.
+ Theo Hồ Chí Minh, con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu là:
Các quan hệ: anh, em; cha, con; chồng, vợ;
Các quan hệ:đồng nghiệp, đồng bào…

10
11

You might also like