You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN

HP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022-2023


1. Các tiền đề tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

. Các tiền đề tư tưởng, lý luận


- Giá trị thuyền thống dân tộc
+ Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất.
+ Truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa.
+ Ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Văn hóa phương Đông:
Nho giáo: Người tiếp thu những mặt tích cực của nho giáo: Triết lý hành đạo giúp
đời, ước vọng về một XH bình trị, hòa mục, hòa đồng, triết lý nhân sinh; tu thân
dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.
Phật giáo:Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn,
thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm
lo làm việc thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; việc đề
cao lao động, chống lười biếng; chủ trương không xa lánh việc đời mà gắn bó với
dân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân
tộc…
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: Từ tư tưởng dân tộc độc lập; dân quyền tự
do; dân sinh hạnh phúc, Người tìm thấy những điều phù hợp với nước ta.
+ Văn hóa phương Tây:
Người tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái qua các tác phẩm của các
nhà khai sáng như Vônte, Rút xô, Mông tecxkiơ…
Người tiếp thu các giá trị của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CM
Pháp, các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tuyên
ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin:
+ Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Người tiếp thu lý luận Mác - Lênin theo phương pháp mác - xít, nắm lấy tinh
thần, bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng
Việt Nam.

1
=> Thế giới quan, phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết
kiến thức và thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn con đường đấu tranh giải phóng
dân tộc.

- Rút ra bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó:
Người nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau": con đường của Phan Châu Trinh cững chẳng khác gì "xin giặc
rủ lòng thương"; con đường cùa Hoàn Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng
vẫn mang nặng cốt cách phong kiến.
- Cách mạng tư sản là không triệt để: Người nhận thấy: "Cách mệnh Pháp cũng
như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là
cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức
thuộc địa" Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.
-Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản: Nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười Nga, Người khẳng định đây
không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc. Người "hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba" bởi vì
V.I.Lênin và Quốc tế thứ ba đã "bênh vực cho các dân tộc bị áp bức". Người thấy
trong lý luận của V.I.Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc : con
đường cách mạng vô sản.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về loại hình, đặc điểm của thời kỳ


quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin:


- Quan niệm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng
sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện chuyển biến từ xã
hội cũ sang xã hội mới - xã hội chủ nghĩa
- Về loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội:có hai loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã
hội mà các nước có thể trải qua:
+ Quá độ trực tiếp từ các nước tư bản có nền kinh tế phát triển cao tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội.

2
+ Quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản còn thấp hoặc những
nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản,
hoặc trong một điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong điều kiện Đảng kiểu mới của
giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh:
- Người khẳng định con đường CMVN là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành
CMDTDCND tiến lên CNXH.
- Đặc điểm lớn nhất thời kỳ quá độ ở nước ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
tiến lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN.
4. Quan điểm Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam và nội dung công tác xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy,
công tác cán bộ.
-Sự ra đời của đảng :
- Theo Lênin, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác -Lênin
với phong trào công nhân.
- Vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam, Hồ Chí Minh xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự
kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
+ Thứ nhất, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát
triển của dân tộc Việt Nam. Là giá trị văn hoá trường tồn trong văn hoá Việt Nam.
+ Thứ hai, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai
phong trào đó đều có mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được
hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường. Hơn nữa, phong trào yêu nước
có trước phong trào công nhân, phong trào công nhân xét về nghĩa nào đó nó lại là
phong trào yêu nước.
+ Thứ ba, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong
trào yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông dân. Do đó, giữa phong trào
công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Thứ tư, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc
đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
- Hệ thống tổ chức của Đảng: được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở phải thật
chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ
riêng. Hồ Chí Minh rất coi trọng các tổ chức Đảng ở cơ sở, đặc biệt là chi
bộ, vì chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng.
3
5. Quan điểm Hồ Chí Minh về lực lượng, điều kiện thực hiện
đại đoàn kết dân tộc.

- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
+ Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi con người Việt Nam đều có ít nhiều lòng ái quốc,
từ đó Người khẳng định: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết
lâu dài… Ta đoàn kết là để đấu tranh thống nhất và độc lập Tổ Quốc, ta còn phải
đoàn kết là để xây dựng nước nhà. Vậy ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự
Tổ Quốc và phục vụ nhân dân thì ta đều đoàn kết với họ”6.
+ Nòng cốt của khối đại đoàn kết là liên minh công - nông - trí thức. Hồ Chí Minh
mở rộng “liên minh công - nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn
kết toàn dân”.
- Điều kiện thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc
+ Quan điểm này của Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống nhân ái, khoan dung
của dân tộc, trên cơ sở xác định rõ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của nhân dân
trong lịch sử và trong sự nghiệp cách mạng.
+ Phải có lòng khoan dung, độ lượng, thương yêu, tin tưởng con người. Để thực
hành khối đoàn kết rộng rãi, cần phải có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh,
yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là
nguyên tắc tối cao.

6. Quan điểm Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hóa.
1. Văn hóa giáo dục
- Về tầm quan quan trọng của văn hóa giáo dục: xây dựng văn hóa giáo dục phải
được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài.
- Về mục tiêu của văn hóa giáo dục: thực hiện 3 chức năng của văn hóa bằng giáo
dục
- Về nội dung giáo dục: phải toàn diện và phù hợp với từng giai đoạn cách mạng
cụ thể
- Về phương phápdạy và học: phải thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, dạy và
học phải phù hợp, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Học đi đôi với hành, học luôn
gắn với lao động, sản xuất.

4
- Về đội ngũ giáo viên: xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, yêu nghề, có đạo
đức, giỏi chuyên môn, thuần thục về phương pháp, người đi giáo dục phải được
giáo dục phải có tinh thần “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”.
2. Văn hóa văn nghệ
- Văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ
khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.
+ Khẳng định vị trí, vai trò của văn hóa - văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng.
+ Mặt trận văn hóa được coi như cuộc chiến khổng lồ giữa chính và tà, giữa cách
mạng và phản cách mạng.
- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân.
+ Đề cao vai trò của thực tiễn, coi thực tiễn là chất liệu là nguồn cảm hứng cho văn
nghệ sỹ sáng tác.
+ Qua thực tiễn văn nghệ sĩ tạo nên các tác phẩm trường tồn cùng dân tộc và nhân
loại.
- Phải có những tác phẩm nghệ thuật xứng đáng với lịch sử, với thời đại mới của
đất nước.
+ Mục tiêu của văn nghệ: phục vụ quần chúng.
+ Tác phẩm văn nghệ phải chân thực về nội dung, đa dạng, phong phú về hình
thức và thể loại.
3. Văn hóa đời sống
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với 3 nội dung:
- Xây dựng đạo đức mới.
- Xây dựng lối sống mới.
- Xây dựng nếp sống mới.
-

You might also like