You are on page 1of 16

Câu 1. Hãy phân tích những cơ sở lí luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong các cơ
sở lý luận trên, cơ sở nào giữ vai trò quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh?
chương 2
Cơ sở lí luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
1.Tư tưởng truyền thống văn hóa dân tộc:
- Trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây dựng được một
nền văn hóa với nhiều truyền thống tốt đẹp:
+ Truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất đấu tranh dựng nước và giữ nước
+ Truyền thống đoàn kết cộng đồng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, phát huy
truyền thống “đồng tình,đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
+ Tinh thần lạc quan yêu đời trong khó khăn gian khổ của người Việt Nam, niềm tin vào
chính mình, tin vào sựtất thắng của chân lý và chính nghĩa
+ Tinh thần cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu
+ Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tố: Tri thức,
đạo đức, cái đẹp.
+ Tinh thần hiếu học, sẵn sàng đón nhận tinh hoa thế giới làm giàu thêm văn hóa của
dân tộc mình
2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:
• Văn hóa phương Đông:
+ Nho giáo: Những yếu tố tích cực từ Nho giáo:- Triết lý nhân sinh, tu nhân dưỡng tính (từ thiên
tử đến nhân dân, ai cũng phải lấy tu nhân làm gốc, từ đó xã hộilấy đạo đức làm trọng), tư
tưởng nhập thể hành đạo giúp đời- Nho giáo nêu cao lý tưởng về một xã hội thái bình- Nho
giáo đề cao văn hóa, lễ giáo tạo ra một truyền thống hiếu học của nhân dân
+ Phật giáo: Phật giáo từ lâu ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân ta, từ phong tục tập quán đến lối
sống, tín ngưỡng:- Tiêu cực: là khuất phục trước kẻ thù, an bài số phận- Tích cực: là tư tưởng
từ bi bác ác, thương người như thể thương thân, có lối sống lành mạnh giản dị, trong sạch,luôn
luôn làm việc thiện, đề cao tinh thần bình đẳng, không phân biệt giai cấp, đề cao lao động chân
tay, chốnglười biếng, đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân
+ Lão giáo:- Chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử, khuyên con người nên sống gắn bó
với thiên nhiên, hoà đồng vớithiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống- Phát triển
tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi. Bác khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham
muốn vềvật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý
nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn chú ý kế thừa, phát triển nhiều ý tưởng của các trường phái khác
nhau trong nhà tưtưởng phương Đông khác như Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử, v,v… và các
trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiệnđại ở Ấn Độ, Trung Quốc như chủ nghĩa Găngđi, chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Đặc biệt, Bác đã phát triển sáng tạo các quan điểm về dân
tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân chủ tư sảnthành tư tưởng
đấu tranh cho Độc lập - Tự do - Hạnh phúc của con người và dân tộc Việt Nam theo con
đườngcách mạng vô sản.
• Văn hóa phương Tây
- Hồ Chí Minh đã quan tâm tới những khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạng Pháp năm 1789:
Tự do - Bình đẳng- Bác ái.
- Người đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong Bản Tuyên ngôn
Độc lập năm 1776của Mỹ, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp và
đề xuất quan điểm về quyền mưu cầuđộc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại
ngày nay.
- Bác có tiếp thu tôn giáo của Chúa Jesus.
- Người trực tiếp nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền của các nhà
khai sáng phươngTây như Vonte, Rutxô, Môngtétxkiơ,...
• Chủ nghĩa Mác-Lenin:
- Dù lúc bấy giờ có rất nhiều học thuyết, nhưng đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là
thế giới quan,phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình
thành tư tưởng HồChí Minh. Người đã tiếp thu chọn lọc và vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát
triển và làm phong phú CN Mác- Lenin vào điềukiện cụ thể của VN.
* Trong các cơ sở lý luận trên, Chủ nghĩa Mác - Lenin giữ vai trò quyết định bản chất tư tưởng
Hồ ChíMinh, vì:
- Chủ nghĩa Mác-Lenin là tư tưởng tinh túy nhất văn hóa nhân loại, là hệ tư tưởng giai cấp
công nhân, giai cấptiên tiến nhất
- Nhờ chủ nghĩa Mác-Lenin đem lại phương pháp đúng đắn để tiếp cận, nâng cao những yếu
tố tích cực tiến bộvà truyền thống dân tộc cũng như là tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành
tư tưởng đặc sắc của Bác
- Trước khi đến khi đến với Chủ nghĩa Mác – Lenin hầu như Cách mạng VN đều gặp khủng
hoảng về tư tưởng,về đường lối. Vì thế Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, đến với Chủ nghĩa
Mác – Lenin. Vì đây là học thuyết khoahọc nhất, cách mạng nhất, chắn chắn nhất. Bác đến với
CNML đã giải quyết được vấn đề thực tiễn của Cáchmạng VN về sự khủng hoảng, bế tắc về
con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Tìm và tiếp thu Chủ nghĩa Mác-Lenin là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời hoạt động
cách mạng của Người. Không những nâng cao trí tuệ của Người lên tầm cao mới, mà còn
đưa ra phương pháp và nhận thứcđúng đắn, giúp Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước và
giải quyết sáng tạo được những vấn đề thực tiễn.
Câu 2: Trong các quan điểmHồ Chí Minh vềcách mạng giải phóng dân tộc. Anh/chị hãy
cho biết quan điểm nào thể hiện rõ nhất sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh? Vì sao?
Chương 3
Tư tưởng HCM về Cách mạng giải phóng dân tộc gồm các quan điểm sau:
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo cách mạng vô sản.
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân
lãnh đạo.
- Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công
nông
- Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng
lợi trước cách mạngvô sản chính quốc
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng.
* Trong 5 quan điểm trên, quan điểm Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động,
sáng tạo và cókhả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc là quan điểm thể
hiện rõ nhất sáng tạo lí luậncủa Hồ Chí Minh. Vì:
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc
thuộc địa:
+ Đó là mối quan hệ khắng khít, tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời cũng là mối quan
hệ bình đẳng, không lệ thuộc, phụ thuộc vào nhau. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp (1925), Người cũng viết: “Chủ nghĩa tưbản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp
vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết
con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi,thì cái vòi
còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt
đứt lại sẽmọc ra”.
- Là một người dân thuộc địa, là người cộng sản và là người nghiên cứu rất kỹ về chủ nghĩa đế
quốc, Hồ Chí Minhcho rằng: cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách
mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giànhthắng lợi trước. Luận điểm sáng tạo trên của Hồ Chí
Minh dựa trên các cơ sở sau:
+ Thuộc địa có một vị trí,vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là
nơi duy trì sự tồn tại, pháttriển, là món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc, nếu thờ ơ về vấn
đề cách mạng ở thuộc địa thì như “đánh chếtrắn đằng đuôi”. Cho nên, cách mạng ở thuộc địa
có vai trò rất lớn trong việc cùng với cách mạng vô sản ở chínhquốc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc
+ Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa, mà theo
Người nó sẽ bùng lên mạnhmẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi được tập hợp, hướng
dẫn và giác ngộ cách mạng.
Với thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới đã thành côngvào những năm 60, trong khi cách mạng vô sản ở chính quốc chưa nổ ra và
thắng lợi, càng chứng minh luận điểm trên của Hồ Chí Minh là độc đáo, sáng tạo, có giá trị lý
luận và thực tiễn to lớn.
Câu 3: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Anh/chị hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong thời kì quá
độ lên Chủ nghĩa xã hội hiện nay chương 3
1.Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
- Tính chất của thời kỳ quá độ: Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài,
khó khăn, gian khổ. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến xã hội cũ
thành xã hội mới - một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Ta phải thay đổi
triệt những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiếncó gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xóa
bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời
sống tươi vui hạnh phúc trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới
thoátkhỏi ách thực dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất,
thậm chí nó còn khó khăn,phức tạp hơn cả việc đánh giặc. Vì vậy, tiến lên chủ nghĩa xã hội
không thể một sớm một chiều, không thể làm mauđược mà phải làm dần dần.
- Đặc điểm của thời kỳ quá độ: Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một
nước nôngnghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa. Bước vào thời kỳ quá độ, có đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ và các yếu
tố của xã hội mới trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống; là giai đoạn đầu khi các yếu tố của xã
hội cũ tồn tại thành một cụm, và có thể thắngnhững yếu tố của xã hội mới vừa xuất hiện. Song,
từ thực tế của xã hội Việt Nam, Bác nhận thấy “đặc điểm to nhấtcủa ta trong thời kỳ quá độ là
từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh quagiai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ: Đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ, xây
dựng các yếu tốmới phù hợp với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống; trong đó:
(1) Về chính trị: phải xây dựng được chế độ dân chủ vì đây là bản chất của chủ nghĩa xã
hội. Muốn thực hiệnđược, phải chống tất cả các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, trước hết ở
trong Đảng, trong bộ máy chính quyền từcấp cơ sở đến Trung ương, đồng thời phải bồi dưỡng,
giáo dục để nhân dân có tri thức, có năng lực làm chủ xã hội.
(2) Về kinh tế: phải cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có công nghiệp và
nông nghiệp hiệnđại. Đây là quá trình xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội. Giữa cải tạo và xây dựng thì xâydựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài và phải luôn gắn với
việc thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
(3) Về văn hóa, phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn
hóa đế quốc; đồngthời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ
những cái mới của văn hóa tiến bộ trênthế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính
chất dân tộc, khoa học và đại chúng.
(4) Về các quan hệ xã hội, phải thay đổi triệt để những quan hệ xã hội cũ đã trở thành
thói quen trong lốisống, nếp sống của con người; xây dựng được một xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh, tôn trọng con người; đảmbảo những lợi ích cá nhân đúng đắn. Tất cả nhằm cải
thiện đời sống, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng vìlợi ích chung của toàn xã hội.
2.Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
(1) Mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin:- Chủ
nghĩa Mác - Lênin là khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột; là khoa học
về sựthắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng
sản nên theo Bác, cuộc cáchmạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành
tựu trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩaMác - Lênin. - Vì vậy Người luôn nhắc nhở,
khuyến khích, động viên mọi người phải không ngừng “học lập trường, quanđiểm và phương
pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin”, phải “cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với
điềukiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”.
(2) Phải giữ vững độc lập dân tộc: - Mục đích của Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước là Tự
do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc là. Điềuđó đã được Bác nhắc rất nhiều lần, trong ngày
nước VN Dân chủ Cộng hòa ra đời và thậm chí trước lúc Bác từ trầnBác cũng chỉ mong muốn
đất nước thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh vì Bác cho rằng đối với một dân tộcthì
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. - Độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết của mỗi dân tộc;
còn đặt trong mối quan hệ với chủ nghĩa xã hội thìđộc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội và, chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vữngchắc cho độc lập dân
tộc trường tồn với đầy đủ ý nghĩa chân chính của nó.
(3) Phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em “Cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của lực lượng hòa bình, dân chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế giới”. Cáchmạng Việt Nam
phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em song không được áp đặt những kinh nghiệm ấy
mộtcách máy móc mà phải vận dụng nó một cách sáng tạo.
(4) Xây phải đi đôi với chống:- Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả cách
mạng thì cùng với việc xây dựng các lĩnhvực của đời sống xã hội phải chống lại mọi hình thức
của các thế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng.- Phải luôn tỉnh táo, sẵn sàng
đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả của cáchmạng, bảo vệ lao
động hòa bình của nhân dân- Đối với tàn dư của xã hội cũ “phải thay đổi triệt để những nếp
sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốcrễ sâu xa hàng ngàn năm”. Đối với mỗi cá nhân
phải tuyệt đối không được sinh ra bệnh tham lam, bệnh kiêu ngạo,bệnh háo danh, bệnh vô tổ
chức, vô kỷ luật, v.v… - những thứ bệnh không chỉ làm hại cho người đó mà còn làmhại đến
nhân dân, đến tổ chức Đảng.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
hiện nay:
Thuận lợi:(1) Quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước.
Vì chúng ta có điều kiệnđịa lý, các tuyến giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác chuyển
giao công nghệ. Vì thế, chúng ta nhanhchóng tiếp cận, thực hiện việc áp dụng kĩ thuật khoa học
vào trong quá trình sản xuất giúp ta nâng cao năng suấtlao động, tạo dựng một nền tảng vững
chắc cho CNXH.(2) Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta chính là một điều kiện thuận
lợi. Chính dân ta đã sống,trưởng thành từ những năm tháng khó khăn, cực khổ, bị áp bức bóc
lột. Nhờ đó đã nung nấu trong dân ta một tấmlòng son sắt, quyết tâm xây dựng đất nước khi đã
trải qua chiến tranh mà dành tự do, độc lập. Chỉ khi có động lựcthôi thúc từ bên trong thì lúc đó
dân ta sẽ thật sự hành động bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết, lý trí sẽ bừng sáng, sẽcố gắng
bằng tất cả khả năng của mình nhưng cũng đồng thời phải sáng suốt.
Khó khăn:(1) Một trong những KK lớn nhất là nước ta xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc
hậu, trình độ lực lượnglao động thấp, vừa bước ra khỏi chiến tranh, nên năng suất lao động
thấp, tạo nên mâu thuẫn: thực trạng kinh tếxã hội quá kém mà nhu cầu đất nước cao,… Đòi hỏi
sự thay đổi, chuyển biến nền nông nghiệp, công nghiệp VNtừ thô sơ, lạc hậu sang ứng dụng
KHKT trong quá trình lao động sane xuất mới tăng đc năng suất lđ. Nông sảnVN phải đảm bảo
được chất lượng, giá trị từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn
quốctế, tạo nên một thương hiệu, địa thế ổn định, vững mạnh trên nền nông sản khắp thế giới.
(2) Trong thời kì quá độ lên CNXH, phải chú ý đến việc giáo dục, rèn luyện về đạo đức, phong
cách chocác Đảng viên. Một tổ chức mạnh phải có lãnh đạo tốt. Họ rất dễ bị sự ảnh hưởng,
cám dỗ từ các thế lực thù địchbên ngoài sinh ra sự tham lam, hám danh, trục lợi vì lúc đó đời
sống kinh tế còn rất khó khăn, nền văn hóa lạc hậu.Vì thế, phải luôn cảnh tỉnh đội ngũ Đảng
viên phải tỉnh táo, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả
của cách mạng, bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân và bài trừ lối sống phong kiến, lạc hậu.
Câu 4: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt
Nam? Làm rõ sự vận dụng sáng tạo quan điểm Mác-Lênin của Hồ Chí Minh về việc sáng
lập và rèn luyện Đảng Cộng sản ViệtNam? Chương 4
A/ Phân tích: vai trò và bản chất của DCS VN:
* Vai trò của DCSVN:
- Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng trước
hết phải có “đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với
dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ởmọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
- Vai trò của DCS VN là vai trò lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất
yếu, vai trò lãnh đạocủa Đảng cũng là một tất yếu - điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của
dân tộc Việt Nam.
- Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình bằng những yếu tố: Đường lối, chiến lược,
sách lược, thôngqua việc hoạch định chiến lược sách lược cho sự phát triển xã hội.
* Bản chất của DCSVN:
- DCSVN mang bản chất giai cấp công nhân:
+ HCM vận dụng CN Mác - Lenin, khẳng định DCSVN là Đảng của giai cấp công nhân,
đội tiên phong của giaicấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
+ HCM dựa trên cơ sở sứ mệnh lịch sử của GCCN để khẳng định bản chất GCCN của
Đảng. Các giai cấp, tầng lớpkhác chịu sự lãnh đạo của GCCN, trở thành đồng minh của GCCN.
+ Đặc điểm CN-XH của GCCN qui định nên sứ mệnh lịch sử của GCCN: GCCN đại diện
cho PTSX tiến bộ trongXH; GCCN có tinh thần CM triệt để nhất; GCCN có ý thước tổ chức, kỷ
luận cao; GCCN có hệ tư tưởng riêng;GCCN mang bản chất quốc tế.
- Ngoài việc khẳng định DCSVN mang bản chất GCCN, HCM cho rằng Đảng ta còn là của cả
nhân dân lao độngvà cả DTVN. Lý do:
+ Lợi ích. ĐCSVN đại biểu trung thành cho lợi ích của cả DT không thiên tư thiện vị….
+ Thành viên đứng hàng ngũ của Đảng gồm thành viên ưu tú của mọi giai cấp, mọi tầng
lớp, công nhân có, nôngdân có, tri thức có, nhưng phải là ưu tú nhất, hăng hái nhất, nhiệt tình
nhất.
+ Cơ sở xã hội sự ra đời của Đảng là toàn dân tộc
* Điểm sáng tạo của HCM là khẳng định Đảng mang bản chất của GCCN và của cả nhân dân
lao động, cả dân tộc VN. Bác cho rằng:
- Đảng là Đảng của GCCN và nhân dân lao động nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và
người lao động tríóc kiên quyết nhân, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phục vụ tổ
quốc và nhân dân.
- Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị.
- Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của GC vô sản, của nhân dân lao động
và của cả dân tộc=> Tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng quan điểm nhất quán của
HCM về bản chất của Đảng là khôngthay đổi.
B/ Vận dụng sáng tạo quan điểm Mác-Lênin của Hồ Chí Minh về việc sáng lập và rèn luyện
Đảng Cộng sảnViệt Nam:
* Sáng tạo về sáng lập Đảng Cộng sản VN:
- DCS nói chung là sản phẩm kết hợp CNXHKH và phong trào công nhân- HCM: DCSVN là sản
phẩm kết hợp CN Mác-Lenin, phong trào công nhân là PT yêu nước VN. => Sự sáng tạocủa
Bác là bổ sung thêm yếu tố PTYN ở VN. Lý do PTYN là sự sáng tạo của HCM:
+ Quan điểm của HCM phù hợp với XH thuộc địa và phong kiến ở VN+ Mâu thuẫn cơ
bản và gay gắt nhất ở nước ta là mâu thuẫn dân tộc
+ Ngay từ đầu PTCN đã kết hợp nhuần nhuyễn với PTYN VN. => Đấu tranh GC và DT
gắn bó chặt chẽ với nhau+ Các phong trào có cùng chung mục tiêu: Giành độc lập, tự do cho
dân tộc.
* Sáng tạo về rèn luyện Đảng Cộng sản VN:
- Xây dựng Đảng ta là đạo đức là văn minh
+ Đảng là đạo đức thể hiện ở những điểm sau:
(1) Mục đích hoạt động của Đảng là lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội,giải phóng giai cấp,giải phóng con người. Đó là sự nghiệp cách mạng theo chủ nghĩa Mác -
Lênin, làm cho dân tộc được độclập, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự,
đoàn kết hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
(2) Cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động thực tiễn của Đảng đều phải nhằm
mục đích đó.Đảng phải luôn trung thành với lợi ích toàn dân tộc vì Đảng không có mục đích
riêng; sự ra đời và phát triển củaĐảng đều vì mục đích làm cho đất nước hùng cường đi lên
chủ nghĩa xã hội, đưa lại quyền lợi cho dân.
(3) Đội ngũ đảng viên phải luôn luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức tu dưỡng, rèn
luyện, suốt đời phấn đấu cho lợi ích của dân, của nước. Do vậy, một trong những biểu hiện rõ
nhất của Người về rèn luyện DCSVN thành Đảng của đạo đức, của văn minh là Người “rèn”
đạo đức cán bộ, đảng viên. Đảng viên phải lànhững người có lòng nhân ái, “phải có tình đồng
chí thương yêu lẫn nhau”; trung với Đảng, trung với nước, hiếuvới dân; có bốn đức: cần, kiệm,
liêm, chính và luôn luôn chí công vô tư; có tình thần quốc tế trong sáng. Hồ ChíMinh nhấn
mạnh: Đảng “là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những người thợ
thuyền,dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận
lực phụng sự Tổ quốc vànhân dân. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thànhcủa nhân dân”2; rằng, Đảng phải “sẵn sàng vui
vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân”
+ Đảng là văn minh thể hiện ở những điểm sau:
(1) Đảng văn minh là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc.
(2) Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ của dân tộc và
của nhân loại. Mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân tộc, lấy lợi
ích tối cao của dân tộc làmtrọng, mọi lợi ích giai cấp đều phải đặt dưới sự phát triển của dân
tộc; mọi hoạt động của Đảng đều phải phù hợpvới quy luật vận động của xã hội Việt Nam.
(3) Đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử do nhân dân, dân tộc giao
phó là lãnhđạo giành độc lập cho Tổ quốc và đưa lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Trong giai đoạn Đảng cầm quyền,Hồ Chí Minh càng chú trọng hơn việc phòng và chống các
tiêu cực trong Đảng.
(4) Xây dựng Đảng văn minh còn thể hiện trong giai đoạn cầm quyền, Đảng hoạt động trong
khuôn khổHiến pháp và pháp luật, Đảng không phải là tổ chức đứng trên dân tộc.
(5) Đảng văn minh còn là ở chỗ đội ngũ đảng viên, từ những đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, nhất là những đảng viên giữ
vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt,cho đến đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải là
những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong côngtác và cuộc sống hàng ngày.
(6) Đảng văn minh phải là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, hoạt động không những vì lợi
ích dân tộcViệt Nam mà còn vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc
gia khác; vì hòa bình, hữu nghị,hợp tác cùng phát triển của các dân tộc trên thế giới.
Nếu Đảng không đạo đức, văn minh thì Đảng sẽ bị mất quyền lãnh đạo và khi đó Đảng chứng
tỏ là một tổchức không trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất.
Đến lúc đó mọi thành quả củacách mạng Việt Nam sẽ bị tiêu tan. Như vậy, xây dựng Đảng để
cho Đảng xứng đáng là Đảng đạo đức, văn minh là một nội dung đặc sắc trongtư tưởng Hồ Chí
Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, là bước phát triển sáng tạo của Người so với lý luận
củaV.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
Câu 5: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong
quản lý xã hội. Ýnghĩa của quan điểm trên trong quản lý xã hội của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiệnnay? Chương 6
1.Phân tích quan điểm HCM về mối quan hệ giữa đạo đức - pháp luật trong QLXH
Quan điểm HCM được thể hiện:
* Nhà nước thượng tôn pháp luật: quan trọng nhất là quản lý nhà nước bằng Hiến pháp và
pháp luật:
- Làm tốt công tác lập pháp.
- Nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật.
- Chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, đảm bảo cho pháp luật được thi hành và có cơ
chế giám sát việc thihành pháp luật.
- Nhân dân giám sát quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không ngừng nhắc nhở
cán bộ các cấp, cácngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán
bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp.
- Phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc
tham gia công việccủa chính quyền các cấp.
* Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa: pháp luật trong Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa phải là
pháp luật vì conngười:
- Tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền con người, chăm lo lợi ích của mọi người.
- Pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện.
Phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật theo TTHCM:
* Khái niệm:
- Đạo đức: là hệ thống những chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá quan hệ ứng xử giữa
con người với conngười. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức
mạnh dư luận.
- Pháp luật: là hệ thống các quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ hoặc bảo vệ quyền lợi các tầng
lớp nhân dân trong xã hội.
* Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:
- Trong TTHCM, pháp luật và đạo đức hỗ trợ, bổ sung cho nhau: đạo đức là gốc, pháp luật là
chuẩn:
+ Pháp luật và đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, quy tắc chung tham gia quy định,
điều chỉnh các hành vi và hoạt động xã hội của con người
+ Pháp luật chính là sản phẩm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và nhà
nước, đồng thời nó phản ánh ýchí, nguyện vọng của nhân dân. Nội dung của pháp luật là sự
kết tinh của ý Đảng lòng dân nên nó nhận được sựủng hộ của quần chúng nhân dân, xây dựng
được ý thức tự giác thực hiện pháp luật từ nhân dân.
+ Pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng xã hội tiến bộ và những giá trị đạo đức,
truyền thống tốt đẹp của dântộc. Đạo đức là nền thì pháp luật phải ghi nhận và đảm bảo cho
các chuẩn mực đạo đức được thực hiện và bảo vệchúng nếu bị vi phạm. Pháp luật bao giờ
cũng là biện pháp để khẳng định một chuẩn mực nào đó, nhằm biến nó thành thói quen, nếp
sống.
- Mục tiêu chung của nền đạo đức và pháp luật XHCN: Xây dựng một XH phục vụ cho con
người, đảm bảo nhândân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. HCM chủ trương cần có sự kết hợp
hài hòa giữa đức trị và pháp trị trong quảnlí mọi vấn đề XH. Vì vậy, cần phải xây dựng nền pháp
quyền XHCN kết hợp với giáo dục đạo đức XHCN, coi đạo đức là yếu tố bổ sung quan trọng
cho phương thức quản lý XH bằng pháp luật. Có thể nói, TTHCM về nhà nướcpháp quyền là
sự thể hiện sâu sắc nhất sự vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong tổ chức và
hoạtđộng bộ máy nhà nước.
Tóm lại: Đạo đức và pháp luật hỗ trợ cho nhau: Con người cần có cái gốc đạo đức mới không
bị lầm lạc, sa ngã.Nếu không có đạo đức, con người sẽ dễ dàng vi phạm pháp luật vì lợi ích
trước mắt. Ngoài ra, cần chú trọng xâydựng và hoàn thiện pháp luật theo hướng dân chủ,
khách quan, nghiêm minh.
2. Ý nghĩa trong quản lý xã hội của Nhà nước PQXHCNVN hiện nay
- TTHCM về giáo dục đạo đức và tăng cường pháp luật cần được kế thừa và phát huy trên con
đường xây dựng nhànước PQXHCN trong sạch, vững mạnh.
- Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức - pháp luật cho cán bộ, đảng viên và toàn dân là một
trong những biệnpháp góp phần xây dựng Đảng là đạo đức, là văn minh, củng cố niềm tin trong
nhân dân.
- Dẫn chứng về nhà nước PQXHCN nước ta hiện nay:
+ Đảm bảo bởi hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và Hiến pháp giữ vai trò tối cao. Mối quan
hệ nhà nước với công dânđược giải quyết đúng đắn, các quyền lợi ích chính đáng được tôn
trọng và bảo vệ.
+ Cơ sở kinh tế: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
+ Cơ sở chính trị: nhà nước chế độ quân chủ nhất nguyên dưới sự lãnh đạo của
ĐCSVN.
+ Cơ sở xã hội: khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu 6: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc và
đoàn kết quốc tế?Anh/Chị hãy trình bày những việc làm của bản thân góp phần thực
hiện đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong bối cảnh hiện nay. Chương 5
1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
* Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng:
- Đại đoàn kết là đại đoàn kết toàn dân:
+ Dân là toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhân dân là gốc của cách mạng, là nền tảng của
đất nước, là chủ thể của đạiđoàn kết, lực lượng quyết định mọi thắng lợi của dân tộc.
+ Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập trường
giai cấp công nhân, giảiquyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng,
không được phép bỏ sót một lực lượng nào,miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn
sàng phục vụ Tổ quốc.
- Đại đoàn kết toàn dân tộc không phải là sách lược hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâu
dài, nhất quán củaCMVN. Là vấn đề mang tính sống còn của nên chiến lược này được duy trì
cả trong cách mạng dân tộc dân chủnhân dân và cách mạng XHCN.
- Trong mỗi giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và
phương pháp tậphợp đại đoàn kết có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối
tượng khác nhau, song không bao giờđược thay đổi chủ trương đại đoàn kết dân tộc, vì đó là
nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
* Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng:
- Đại đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là đòi hỏi khách quan của
quần chúng nhân dântrong cuộc đấu tranh để tự giải phóng bởi nếu không đoàn kết thì chính
họ sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh vì lợi íchcủa chính mình.
- Đảng là lực lượng lãnh đạo CMVN nên đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xác định là nhiệm
vụ hàng đầu củaĐảng và nhiệm vụ này phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường
lối, chủ trương, chính sách, tới hoạtđộng thực tiễn của Đảng. -> ĐCS phải có sứ mệnh thức
tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi kháchquan, tự
phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại
đoàn kết, tạothành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, tự do cho
nhân dân và hạnh phúc cho conngười.
2. Vai trò của đoàn kết quốc tế
* Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức
mạnh tổng hợp cho CMVN
- Sức mạnh dân tộc là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, trước hết là sức mạnh
của chủ nghĩa yêunước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần đoàn kết;
của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do…
- Sức mạnh thời đại là sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, đó còn là sức mạnh của
chủ nghĩa Mác -Lênin được xác lập bằng thắng lợi của CM Tháng Mười Nga (1917).-> Thực
hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp
đỡ của bạn bèquốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng
thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợpcho CMVN.
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết toàn dân
tộc là cơ sở cho việcthực hiện đoàn kết quốc tế.
* Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các
mục tiêu cáchmạng của thời đại:
- Thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản,
cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại:
nhân dân VN không chỉ chiến đấu vì độc lập,tự do của đất nước mình mà còn vì độc lập, tự do
của các nước khác, không chỉ bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộcmình mà còn vì những mục
tiêu của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
- Thắng lợi của CMVN là thắng lợi của TTHCM, thắng lợi của độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH.3. Liên hệ bản thân trong bối cảnh hiện nay: Là 1 sv RHM trong bối cảnh COVID-19:+
Thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ y tế (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập –
Khai báo y tế )để tự bảo vệ cho chính mình và cộng đồng.+ Tham gia hỗ trợ công tác xét
nghiệm, sàng lọc, hỗ trợ các đợt tiêm vaccine phòng ngừa dịch bệnh, hỗ trợ tư vấnsức khỏe
cho F0 từ xa, xây dựng mô hình trạm y tế lưu động…+ Ủng hộ quỹ vaccine, quyên góp ủng hộ
đồng bào những vùng có dịch bùng phát mạnh, thiếu thốn nhu yếu phẩm,vùng xa xôi thiếu
trang thiết bị y tế, hỗ trợ đồng bào ngoại quốc không thể trở về quê hương…+ Vận động người
thân, gia đình, bạn bè cùng chung tay giúp đỡ những gia đình bị thiệt hại nặng nề: máy
“ATMgạo”, “ATM oxy”, “trạm cung cấp thực phẩm 0 đồng”…
Câu 7: Phân tích những chuẩn mực đạo đức và các nguyên tắc rèn luyện đạo đức theo
tư tưởng Hồ Chí Minh? Liên hệ với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của người thầy
thuốc hiện nay. Chương 6
1. Phân tích những chuẩn mực đạo đức
* Trung với nước, hiếu với dân:
- Là nội dung cơ bản, đầu tiên của đạo đức cách mạng. Là phẩm chất quan trọng nhất, bao
trùm và chi phối cácphẩm chất khác.
- HCM đã mượn khái niệm “trung, hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống “trung với vua,
hiếu với cha mẹ” vàđưa vào đó nội dung mới: “trung với nước, hiếu với dân”, tạo nên một cuộc
cách mạng trong quan niệm về đạo đức
- Trung với nước: yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho Đảng,
cho cách mạng, phải làm cho “dân giàu, nước mạnh”. + Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của
cách mạng lên trên hết. + Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng. + Thực hiện tốt
mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Hiếu với dân: thương dân, tin dân, thân dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy
dân làm gốc, hếtlòng hết sức phục vụ nhân dân. + Phải yêu kính nhân dân. + Phải thật sự tôn
trọng quyền làm chủ của nhân dân. + Tuyệt đối không được lên mặt “làm quan cách mạng” ra
lệnh ra oai* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:
- Cần: cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao, tinh
thần tự lực cánhsinh, không lười biếng.- Kiệm: tiết kiệm, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi. + Tiết
kiệm: sức lao động, thì giờ, tiền của dân, của nước, của bản thân mình; không phô trương hình
thức, không liên hoan chè chén lu bù. + Tiết kiệm chứ không phải là bủn xỉn.
- Liêm: liêm khiết, trong sạch, luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công, của dân, không tham lam:
địa vị, tiền tài, sung sướng, không ham người tâng bốc mình…
- Chính: chính trực, thẳng thắn. Trong đó: + Đối với mình: không được tự cao, tự đại, phải
khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữa cái dở. + Đối với người: không nịnh người trên,
không khinh người dưới, thật thà, không dối trá. + Đối với việc: phải để việc công lên trên, việc
thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh.
- Chí công vô tư: công bằng công tâm, không thiên vị, nêu cao chủ nghĩa tập thể, từ bỏ chủ
nghĩa cá nhân, luôn đặtlợi ích của Đảng, của nhân dân, của dân tộc lên trên hết.-> Đối với một
quốc gia, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần,
thểhiện sự văn minh, tiến bộ. Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí
công vô tư. Cần, kiệm,liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một
lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất địnhsẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
* Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa:
- Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ,
những người bị mấtquyền, những người bị áp bức, bị bóc lột.
- Xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân
loại, chủ nghĩa nhânđạo cộng sản và được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể
hiện mối quan hệ hằng ngày với bạn bè,đồng chí, anh em.
* Tinh thần quốc tế trong sáng:
- Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ
nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, từ sự ưu việt của chế độ XHCN.
- Tinh thần quốc tế chính là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với quốc tế vô sản, các
dân tộc bị áp bức,nhân dân lao động các nước.
- Chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính.
2. Các nguyên tắc rèn luyện đạo đức theo TTHCM
* Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức:
- “Nói đi đôi với làm”: Là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới,
là đặc trưng bảnchất của tư tưởng đạo đức HCM.
- “Nêu gương đạo đức”: Mỗi cán bộ, đảng viên cần nếu gương về 3 mặt: tinh thần, vật chất, văn
hóa để giáo dụcđạo đức cho quần chúng và tự giáo dục bản thân mình.
- Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức.
- Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực
đạo đức trở thànhhành vi đạo đức hằng ngày của toàn xã hội.
* Xây đi đôi với chống:
- Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.+ Xây: xây
dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới, đạo đức cách mạng.+ Chống: chống lại các cái
xấu, tiêu cực, các biểu hiện, hành vi vô đạo đức hằng ngày.
- Xây dựng nền đạo đức cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, đạo đức lành mạnh ở
mọi người, hướng mọingười vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức.
Nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấutranh chống chủ nghĩa cá nhân.
* Tu dưỡng đạo đức suốt đời:
- Nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người. Tu
dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong
sinh hoạt cộngđồng, trong mọi mối quan hệ của mình.
- Mỗi người phải nhìn thẳng vào mình, phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời. 3. Liên
hệ với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của người thầy thuốc hiện nay
- Trung với nước, hiếu với dân: tìm hiểu, phục vụ cộng đồng, nâng cao sức khỏe nhân dân, lấy
sinh mạng conngười làm trọng, sức khỏe con người làm trung tâm; gắn bó yêu thương, hỗ trợ
người bệnh.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: thực hiện tốt nhiệm vụ, làm giàu cho đất nước, không
tham nhũng, ăn lótbệnh nhân; đưa ra quyết định có lợi ích cho tập thể, minh bạch trong công
việc, không lợi dụng cho mục đích cánhân.
- Yêu thương con người: quan tâm chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ kịp thời, hết lòng hết sức - Tinh
thần quốc tếtrong sáng: rèn luyện ngoại ngữ, chuyên môn, nghiên cứu, giao lưu hợp tác quốc
tế.
- Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức: xây dựng uy tín, lan truyền những điều tốt đẹp cho
cộng đồng.
- Xây đi đôi với chống: chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác khám chữa bệnh, lấy bản
thân làm gương, xâydựng tập thể cùng phấn đấu để phát triển.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời: học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng và biết rút ra
kinh nghiệm, luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp.
Sinh viên cần làm gì để học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Sinh viên phải tự rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà, chính
trực. Với mình thì phải thực sự "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư": cần cù, siêng năng, chịu
khó trong lao động, học tập, làm việc không ỷ lại, lười biếng; tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền
của, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô
trương hình thức"; liêm "không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng,
không tham tâng bốc mình..." và chính là không tà, phải thẳng thắn đúng đắn, với mình không
tự cao, với người không nịnh trên, nịnh dưới, dối trá lừa lọc,...Đối với người khác thì yêu
thương con người, sống có nghĩa, có tình, dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh giải phóng
con người, tự phê bình và phê bình chân thành, giúp đỡ nhau sửa chữa khuyết điểm. Và bên
cạnh đó còn phải có một tinh thần quốc tế trong sáng, xác định rõ ai là bạn? Ai là thù? Và khi
làm việc thì "Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức
tránh, dù là một điều trái nhỏ.
Sinh viên thực hiện đức tính cần, kiệm, liêm, chính trong quá trình học tập và rèn luyện
như thế nào?
Muốn học tập ở Bác “Cần, kiệm, liêm, chính” thì những sinh cần phải coi đó là công việc hằng
ngày. Phải làm sao cho 4 đức này thường xuyên được rèn luyện, thường xuyên được thể hiện,
bởi có như vậy thì công việc mới được hiệu quả, và mới có tác dụng nêu gương cho người
khác. Hay nói một cách giản dị hơn, mỗi ngày chúng ta làm thêm một việc tốt, mỗi ngày chúng
ta khắc phục được một nhược điểm, nhỏ thôi, nhưng dần dần sẽ trở thành một thói quen, một
nhu cầu văn hoá.
Mỗi sinh viên cần hiểu rõ mối quan hệ gắn kết giữa “cần”, “kiệm”, “liêm”,“chính”. “Cần” mà
không “kiệm” thì như cái thùng không đáy, làm bao nhiêu hết cầnđấy; không “kiệm” ắt sẽ không
“liêm”, vì cần tiền để xa xỉ nên mới sinh tham lam, bònrút của tập thể; không “liêm” tức là sẽ làm
những việc tà, bất “chính”.Phấn đấu nỗ lực học tập và rèn luyện với tinh thần lao động sáng
tạo, thu lượm kiến thức đạt chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài
sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử
dụngtài sản của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả.Mỗi sinh viên Việt Nam phải góp
phần xây dựng một nền giáo dục trong sạch chonước nhà. Không chỉ “liêm” cho bản thân mà
còn phải “liêm” cho người khác. Đi “chùathầy”, “chùa cô” là đã làm cho thầy cô không “liêm” mà
bản thân mình là đã làm nhữngviệc không “chính”. Mỗi sinh viên cần phải kiên quyết đấu tranh
chống lại tình trạng đó.Phải “cần” để có kết quả tốt chứ không được làm việc “tà” để có những
điểm số khôngphải của mình.Thực hiện chí công, vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân,
lối sống thựcdụng. Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm
của Đảng,bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích,
khôngbao che, giấu giếm khuyết điểm.Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải
kiên quyết chống bệnh lườibiếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều,
làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá
nhân, tư lợi,việc gì có lợi cho mình thì "hăng hái", tranh thủ kiếm lợi, việc gì không "kiếm
chác"được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết
đấutranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống
xã hội.
Tất nhiên, từ bỏ thói xấu của bản thân, chống chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện “cần, kiệm, liêm,
chính” sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng thay vì vội vã bỏ cuộc, mỗi sinh viên chúng ta hãy cùng
ôn lại, nhớ lại những câu chuyện về Bác, về cách ứng xử, cách sống của Bác, để ta có thêm
động lực tinh thần rèn luyện đức và tài.
Sinh viên làm gì để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
Có thể thấy việc sinh viên có trách nhiệm trong việc củng cố và góp phần khối đại đoàn kết dân
tộc là việc ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đây cũng được coi là tư
tưởng cơ bản trong việc chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, hình thành sức mạnh vững chắc, là
một vấn đề sống của cách mạng
- Thứ nhất: ý thức luôn được rèn dũa, nâng cao đạo đức mỗi ngày: luôn đặt trách nhiệm và
phẩm cách lên hàng đầu. Vì đối với một sinh viên việc đặt trách nhiệm và phẩm cách sẽ quyết
định tất cả trong công trình phát triển đất nước ta. Luôn luôn trau dồi phẩm chất tư cách, hoàn
thành nhiệm vụ mà Đảng và chính quyền giao phó. Sống hết lòng hết sức vì dân và Đảng, đối
xử hoà đồng, tự nguyện phục vụ cho xã hội.
- Thứ hai: ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước thông qua ngành học và
nghề nghiệp trong tương lai của mình. Luôn tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà
trường cũng như và Ngành bản thân sinh viên đang theo đuổi. Cố gắng hết sức trong việc học
của mình, luôn luôn hoàn thành bài tập và nhiệm vụ đã được giao trước đó. Sẽ cống hiến hết
mình cho nghề nghiệp của mình.
+ Thứ ba: sống chính trực, trung thực, dám đứng lên làm chứng, bảo vệ cho những điều đúng
đắn, bảo vệ đường lối chính sách, quan niệm của Đảng Cộng Sản. Luôn yêu thương người khó
khăn hơn mình, sống ngay thẳng, khiêm tốntrong mọi việc. Không đua theo thành tích trước
mắt, không giấu diếm, bảo vệcông lý, không ngại đưa ra khuyết điểm của mình.
+ Thứ tư : Trong tiềm thức mỗi người phải luôn in sâu về việc giữ gìn đoàn kết cơ quan nhà
nước cũng như cơ quan đơn vị. Luôn khen thưởng những người có thành tích xuất sắc trước
công chúng. Đề cao ý thức trách nhiệm công việc cũng như trong cuộc sống.
+Thứ năm: ý thức tổ chức, kỷ luật, tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh: Đối với bản thân của mỗi người sinh viên phải tự đặt mình và người khác trong một tổ
chức. Làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả và pháp luật. Đề cao ý thức của mỗi người trong
công cuộc xây dựng đất nước. Không chia bè chia phái, lôi kéo người khác làm những việc trái
pháp luật. Có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình bản thân.
Là người sinh viên, tôi phải luôn cố gắng hết sức mình trong mọi việc, nhất là trong công cuộc
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Luôn tự kiểm điểm bản thân trong mọi việc.Thực hiện tốt
nhiệm vụ của trường và Đảng đưa ra.

You might also like