You are on page 1of 6

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chương 1: Khái niệm, ý nghĩa học tập môn Tư tưởng HCM.


Chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển TTHCM
- Cơ sở khách quan hình thành TTHCM
- Các giai đoạn hình thành TTHCM
Chương 3: Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc và CNXH
- TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc.
- TTHCM về đặc trưng của CNXH
Chương 4: Tư tưởng HCM về Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân
- TT HCM về Những vấn đề nguyên tắc trong sinh hoạt của Đảng.
- TTHCM về Nhà nước (Nhà nước của dân, do dân, vì dân)
Chương 5: Tư tưởng HCM về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
- TTHCM về đoàn kết dân tộc (hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc - Mặt trận Dân tộc thống nhất) và vận dụng trong giai đoạn hiện nay.
Chương 6: Tư tưởng HCM về văn hóa, đạo đức và con người
- TTHCM về khái niệm văn hóa và vai trò của văn hóa
- Tư tưởng HCM về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, liên hệ với sinh viên hiện
nay.
Chương 1: Khái niệm, ý nghĩa học tập môn Tư tưởng HCM.
+ Tư tưởng :

- Là một hệ thống những quan điểm , luận điểm được xây dựng trên nền tảng triết học

- Đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc

- Hình thành Trên cơ sở thực tiễn và trở lại chỉ đạo, hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực

+Tư tưởng HCM : (nêu khái niệm tư tưởng HCM) ĐH IX hoặc XI

- Hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN

-Là kết quả của sự vận động và phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin

-Mục đích : Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

+Phân tích :

- Phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng VN

- Là nền tảng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dân tộc

- Nguồn gốc : Chủ nghĩa Mac-Lênin, giá trị văn hoá dân tộc, tinh hoa nhân loại, nhân tố chủ quan

+Ý nghĩa học tập, (nêu thêm ý nghĩa đối với bản thân)

-Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác

-Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị

Chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển TTHCM


Cơ sở khách quan hình thành TTHCM
1.Hoàn cảnh lịch sử hình thành tư tưởng HCM
 Bối cảnh thời đại (Quốc tế)
- CN Tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền xác lập quyền thống trị
trên toàn thế giới
-Mâu thuẫn thay đổi , từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ chuyển thành đấu tranh đòi độc lập dân tộc
-Chủ nghĩa Mác Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng
-Cách mạng tháng 10 Nga 1917 thắng lợi
-Quốc tế cộng sản ra đời (1919), Phong trào công nhân và Phong trào giải phóng dân tộc có quan hệ
mật thiết với nhau hơn.
 Bối cảnh lịch sử Việt Nam
-1858 Pháp xâm lực Việt Nam , chính quyền nhà Nguyễn từng bước bị khuất phục và đầu hàng
-Pháp khai thác thuộc địa trên mọi lĩnh vực :Chính trị, kinh tế, xã hội.
-Việt Nam bị phân hoá sâu sắc
-Các phong trào yêu nước diễn ra liên tiếp nhưng đều thất bại
=> HCM hình thành ý chí tìm được con đường cứu nước mới
 Những tiền đề tư tưởng lý luận
+ Giá trị truyền thống dân tộc :
-Yêu nước, đoàn kết, kiên cường ,bất khuất,…
+Tư tưởng văn hoá nhân loại:
-HCM thừa hưởng nho giáo truyền thóong nhưng tiến bộ
-HCM cũng tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng phật giáo
-Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn
-Văn hoá phương tây
+Tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin
-Là cơ cở và phương pháp luận của TTHCM
-Tiếp thu một cách chọn lọc, Vận dụng để phù hợp với thực tiễn cách mạng VN
=> Mac-Lê nin là tiền đề quan trọng nhất

Các giai đoạn hình thành TTHCM


-Trước năm 1911 : Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
-Thời kỳ 1911-1920 : Đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
+Tiếp xúc Cách mạng vô sản, chủ nghĩa Mác LêNin => bước chuyển quan trọng trong tư tưởng HCM
-Thời kỳ 1921-1930 : Hình thành cơ bản về Cách mạng VN
+Chuẩn bị cả về tư tưởng và tổ chức để sáng tạo Đảng CS VN
-Thời kỳ 1930-1945 : Vượt qua thử thách, giữ vững lập trường CM
+Cách mạng tháng 8 thành công( thắng lợi đầu tiên)
-Thời kỳ 1945-1969 : Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển và hoàn thiện
+Xây dựng đất nước
 Thời kỳ 1921-1930 xác định là hình thành cơ bản tư tưởng về Cách mạng VN

Chương 3: Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc và CNXH


TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc.
- Các luận điểm
-Mục tiêu: Lật đổ ách thống trị của của đế quốc, giành độc lập dân tộc, giành chính quyền về tay nhân
dân
-Con đường: Cách mạng vô sản
-Lãnh đạo: Đảng CS VN
-Lực lượng:Toàn dân tộc
-Chủ động, sáng tạo
-Phương thức: Cách mạng bạo lực
- Phân tích luận điểm
-Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người làm ra lịch sử”
-HCM đưa ra quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải của 1, 2 người” do
đó phải đoàn kết chống giặc
-Sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt
-Tất cả giai cấp nhất trí chống cường quyền, trong đấy lực lượng công nông làm gốc, là động lực của
cách mạng
TTHCM về đặc trưng của CNXH
- XHCN: Là một xã hội trong đó con người được phát triển toàn diện . Mọi thiết chế trong xã hội đều nhắm tới
mục tiêu giải phóng con người
- Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
- Dân giàu, nước mạnh, đời sống vật chất, văn hoá không ngừng được nâng cao
+Một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ
+Là một chế độ có nền kinh tế phát triển cao gắn với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật
+Không còn người bóc lột người
+Một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức

Chương 4: Tư tưởng HCM về Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
TT HCM về Những vấn đề nguyên tắc trong sinh hoạt của Đảng.
1. Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
3. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
4. Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh tự giác
5. Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng
6. Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân
7. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn
8. Đoàn kết quốc tế

TTHCM về Nhà nước (Nhà nước của dân, do dân, vì dân)


 Dân làm chủ thông qua 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp
 Nhà nước của dân
- Mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
- Nhân dân lao động có quyền kiểm soát nhà nước, bầu ra các đại biểu
- Nhân dân được làm bất kỳ điều gì pháp luật không cấm
 Nhà nước do dân
- Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ
- Toàn bộ công dân bầu ra quốc hội từ quốc hội bầu ra các chức vụ quan trọng khác
- Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều được thực hiện qua ý chí của dân
 Nhà nước vì dân
- Nhà nước lấy dân làm mục tiêu
- Mọi đường lối chính sách đều hướng tới quyền lợi của nhân dân

Chương 5: Tư tưởng HCM về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
TTHCM về đoàn kết dân tộc (hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc -
Mặt trận Dân tộc thống nhất) và vận dụng trong giai đoạn hiện nay.
 Vai trò:
-Sức mạnh, vấn đề chiến lược , bảo đảm thành công của cách mạng
-Mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
 Nội dung:

-Đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

-Kế thừa các truyền thống : Yêu nước – Nhân nghĩa – Đoàn kết của dân tộc, đồng thời phải có
tấm lòng khoan dung độ lượng, tin và nhân dân, tin vào con người
 Đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự
lãnh đạo của Đảng

 Mặt trận dân tộc thống nhất (học kỹ)

- Hình thức tổ chức là nơi quy tụ các bộ phân nhân dân, nơi tập trung sức mạnh của cả dân tộc. Tổ chức
đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất
- Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ các giai cấp, tầng lớp, các tôn giáo, các lứa tuổi, các dân tộc,
nơi quy tụ người VN ở trong cũng như ngoài nước…nếu còn hướng về tổ quốc, còn tinh thần yêu nước
- Mặt trận dân tộc thống nhất tùy theo thời kỳ, giai đoạn cách mạng, căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu cách
mạng mà có những biểu hiện khác nhau, tên gọi khác nhau
 Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
- mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí
thức, đặt dưới sự lãnh dạo của Đảng
- Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn
kết ngày càng rộng rãi và bền vững
- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành,
thân ái giúp nhau cùng tiến bộ.
 Vận dụng trong giai đoạn hiện nay

Chương 6: Tư tưởng HCM về văn hóa, đạo đức và con người


TTHCM về khái niệm văn hóa và vai trò của văn hóa
 Khái niệm : (nêu Khái niệm 1943)
- Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã
tạo nên nhằm đáp ứng với nhu cầu tồn tại.
- Hồ Chí Minh còn có cách tiếp cận văn hóa theo nghĩa hẹp: văn hóa là đời sống tinh thần của xã
hội, thuộc kiến trúc thượng tầng khi đặt văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế.
 Vai trò:
1. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng :
- Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Văn hoá là
một trong mục tiêu chung của tiến trình cách mạng Việt Nam.
- Văn hóa là động lực. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh động lực thúc đẩy phát triển đất nước bao
gồm động lực vật chất và động lực tinh thần, động lực cộng đồng và động lực cá nhân, cả nội lực
và ngoại lực
2. Văn hóa là một mặt trận
- Mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực có tính độc lập, có mối liên hệ mật thiết với các lĩnh
vực khác, đồng thời cũng nói lên tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp của hoạt động văn hóa
3. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
- Theo Hồ Chí Minh văn hóa xuất phát từ thực tiễn, phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng của
quần chúng nhân dân, phản ánh khát vọng của quần chúng nhân dân, phục vụ nhân dân.
Tư tưởng HCM về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, liên hệ với sinh viên hiện nay.
 Nguyên tắc:
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức
 Đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong một nền xây dựng đạo đức mới
 Nói đi đôi với làm đối lập với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đàng làm một
nẻo, thậm chí nói mà không làm.
 Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương đạo đức
 HCM rất chú ý đến nêu gương những người tốt, việc tốt, một trăm bài diễn văn hay không
bằng một tấm gương sống. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thật sự làm tấm gương
cho quần chúng noi theo
- Xây đi đôi với chống
 Xây là là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho người VN trong
thời đại mới
 Chống là chống các biểu hiện , các hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa các nhân, cường
quyền hách dịch
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
 Tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của
mỗi người và dư luận của quần chúng.
 Người cách mạng phải ý thức được việc xây dựng đạo đức cách mạng là việc làm thường
xuyên, liên tục, kiên trì
 Liên hệ với sinh viên ngày nay
- Thực trạng :
 Phần lớn sinh viên, thanh niên ngày nay vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch,
lành mạnh,khiêm tốn, cần cù,sáng tạo….
 Do tác động của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, một bộ phận sinh viên phai
nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu. sa vào các tệ nạn xã hội
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch HCM (liên hệ với các nguyên tắc của HCM
càng gần gũi càng tốt)
 Một là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
 Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời sống trong sáng, lối sống giản dị và
khiêm tốn
 Ba là , học tập đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết
lòng phục vụ nhân dân, luôn nhân ái,vị tha, khoan dung và nhân hậu
 Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử
thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.

You might also like