You are on page 1of 9

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Hãy phân tích những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các cơ sở
trên cơ sở nào giữa vai trò quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh?
 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của Việt Nam.
Là động lực, sức mạnh giúp dân tộc ta tồn tại và vượt qua khó khăn trong dựng nước và
giữ nước, là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát, động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm
đường cứu nước.
- Tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
- Yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, dân chủ, chân ái, khoan dung trong
cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang.
- Tinh thần cần cù dũng cảm, sáng tạo lạc quan, vì nghĩa, thương người của dân tộc Việt
Nam.
- Lấy dân làm gốc, đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế.
 Tinh hoa văn hóa nhân loại.
a. Tinh hoa văn hóa phương Đông.
- Nho giáo: Kế thừa nhân trị, đức trị để quản lý xã hội, ước muốn xây dựng xã hội lý tưởng
hòa bình, không chiến tranh, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người.
- Phật giáo: Kế thừa và phát triển tư tưởng từ bi, vị tha. Yêu thương con người , làm việc
thiện, chống điều ác, đề cao quyền bình đẳng con người, khuyên con người sống hòa
đồng, gắn bó với đất nước của Đạo Phật.
- Lão giáo:Khuyên con người nên sống gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên, bảo vệ môi
trường, thoát mọi rang buộc của vòng danh lợi
- Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh độc
lập  phù hợp với điều kiện nước ta.
b. Tinh hoa văn hóa phương Tây:
- Hồ Chí Minh quan tâm đến khẩu hiệu “ Tự do- Bình đẳng- Bác ái”  sang phương Tây
tìm hiểu các khẩu hiệu nổi tiếng của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp.
- Kế thừa và phát triển quan điểm dân quyền và nhân quyền trong Bản Tuyên ngôn Độc
lâp 1776 của Mỹ, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1791 của Pháp.
- Thiên Chúa: Hồ Chí Minh đề cao lòng nhân ái cao cả.
 Chủ nghĩa Mác- Lênin:
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Người đã tiếp thu chọn lọc và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
 Trong các cơ sở trên Chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định bản chất tư tưởng Hồ
Chí Minh.
2. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Anh/ chị hãy cho
biết quan điểm nào thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh? Vì sao?
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản.
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công –
nông.
- Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng
lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng
chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.

Trong các quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, quan điểm thể hiện rõ nhất
sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh là cách mạng giải phóng DT cần chủ động, sáng tạo, có khả
năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc. Vì:

Vấn đề 1: MQH giữa CM thuộc địa và CMVS ở chính quốc.


- Do chưa đánh giá hết tiềm lực và khả năng to lớn của CM thuộc địa nên QTCS có lúc xem
nhẹ vai trò của CM thuộc địa, coi CM thuộc địa phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc.
 MQH chính- phụ.  Làm giảm tính chủ động, sáng tạo của ND các nc thuộc địa
trong công cuộc đấu tranh chống TD, đế quốc. giành độc lập cho DT.
- Theo HCM CM giải phóng DT và CMVS ở chính quốc có MQH mật thiết vs nhau trg cuộc
đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ. Đó là mối quan hệ bình đẳng.  CM giải phóng
DT có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.
Vấn đề 2: CM giải phóng DT có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.
o Cở sở 1: Vị trí, vai trò CM thuộc địa và ND thuộc địa.
- Trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, CNTD, CM thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở” cho CNĐQ. Bác cho rằng: “ Nọc
độc và sức sống của con rắn độc TBCN đang tập trug ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc.
+ Nhân dân các nước thuộc địa có khả năng CM to lớn, sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một
“lực lượng khổng lồ” khi đc tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ CM.
o Cở sở 2: Tinh thần tự chủ, độc lập, sáng tạo của CM thuộc địa.
- HCM khẳng định: “Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được
bằng sự nổ lực giải phóng”.
- Thắng lợi CMT 8/1945 ở VN cũng như giải phóng dân tộc trên TG đã thành công, trong khi
CMVS ở chính quốc chưa nổ ra và thắng lợi càng chứng minh luận điểm của HCM là độc
đáo, sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn.
3. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Anh/ chị hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội hiện nay?
 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
- Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến xã
hội cũ thành xã hội mới, là một công cuộc biến đổi khó khăn và phức tạp vì Đảng, Nhà
nước và nhân dân chưa có kinh nghiệm cùng với đó là thế lực thù địch chống phá.
- Đặc điểm của thời kỳ quá độ: đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa  Hình thái quá độ gián tiếp.
- Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ: Đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ,
xây dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả lĩnh
vực của đời sống:
 Về chính trị: phải xây dựng được chế độ dân chủ vì đây là bản chất của chủ nghĩa xã
hội- do dân là chủ, do dân làm chủ.
 Về kinh tế: xây dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội để cải tạo nền kinh
tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới hiện đại.
 Về văn hóa: phát triển những truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, hấp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
 Về các quan hệ XH: xây dựng một XHDC, công bằng, văn minh, tôn trọng con người.
 Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.
- Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng CN M-L
- Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc.
- Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.
- Thứ tư, xây phải đi đôi với chống.
 Khó khăn.
- Bế tắc về mặt tư tưởng. Thực sự, trong nhiều năm qua, Đảng đã thành công trong công tác
tuyên truyền nhưng không có tiến bộ về nghiên cứu phát triển tư tưởng. Chỉ biết dùng những
kiến thức cũ, về cơ bản là đúng, nhưng ở kỷ nguyên mới thì cần nâng cấp.
- Yếu kém trong công tác tổ chức. Quan liêu, tham nhũng ngày càng nhiều. Lãng phí ngày
càng tăng. Dẫn đến niềm tin của nhân dân ngày càng suy giảm.
- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội -môi trường, khí hậu toàn cầu ngày càng có nhiều diễn
biến bất thường.
- Các thế lực thù địch không ngừng chống phá.
- Tinh thần đấu tranh của cán bộ, đảng viên thực sự là yếu kém đến mức báo động.
 Thuận lợi.
- Thực tiễn phát triển đất nước và xu hướng vận động của thế giới tạo cơ hội cho Việt Nam
phân tích, tổng kết, hình dung ngày càng rõ hơn mô hình, con đường đi lên CNXH.
- Cơ hội trong hợp tác giao lưu, tìm kiến nguồn vốn, CN và quản lý đối với các nước đi sau.
- Điều kiện mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến bộ vì hòa bình, dân chủ và CNXH
- Kinh nghiệm 30 năm đổi mới tạo tiềm lực, cả về vật lực và trí lực. Đây chính là điều kiện và
cơ hội cực kỳ quan trọng cho việc vững bước trên con đường XHCN đã được lựa chọn.
- Truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, hiếu học, đề cao tính cộng đồng.
4. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Làm rõ sự vận dụng sáng tạo quan điểm Mác- Lênin của Hồ Chí Minh về việc sáng lập
và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam?
 Vai trò:
- Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi
một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và phương châm cho đúng.
- Tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, đánh đổ kẻ địch, giành lấy
chính quyền.
 Bản chất:
- Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin.
- Là Đảng của GCCN và NDLĐ, đội tiên phong của GCCN, mang bản chất GCCN.
 Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh:
- Phải đề ra đường lối chủ trương đúng đắng:
 Dựa trên nền tảng lý luận Mác- Lênin sáng tạo và tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Sai một ly đi một dặm  tầm quan trọng của đường lối chủ trương.
 Đường lối, chủ trương phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước từng giai đoạn, thời kỳ.
- Phải thực hiện thật tốt đường lối, chủ trương của Đảng:
 Thực thi và phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Đảng viên, nhất là đội
ngũ cán bộ chiến lược.
 Người đứng đầu phải làm gương để mọi người noi theo.
- Phải chú trọng hơn nữa vào công tác chỉnh đốn Đảng:
 Thường xuyên chỉnh đốn nội bộ.
 Phải quán triệt sâu sắc hơn nữa trong Đảng tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh giữa nói
và làm.
 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Đảng.
5. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong
quản lý xã hội. Ý nghĩa của quan điểm trên trong quản lý xã hội của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?

 Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong quản lý
xã hội xuất phát từ những định đề sau:

- Pháp luật luật và đạo đức đều nhằm mục đích thể hiện, thực hiện và bảo vệ lợi ích con người,
đem lại lợi ích cho số đông trong xã hội
- Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra quy luật chung của các kiểu pháp luật cũ là giai cấp thống trị
bao giờ cũng sử dụng đồng thời pháp luật và đạo đức (kết hợp pháp luật và đạo đức) trong
quản lý xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích nhiều hơn cho giai cấp thống trị, đồng thời tăng
nghĩa vụ và rút bớt lợi ích của giai cấp bị trị.
- Trên cơ sở nghiên cứu đường lối trị nước bằng pháp luật và bằng đạo đức phương Đông và
phương Tây, đối chiếu với thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Nhà nước
Việt Nam cũng phải sử dụng quy luật kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội
- Nhận thức về pháp luật và đạo đức cũng như mối quan hệ, sự kết hợp giữa chúng, chính là
nhận thức về con người và quan hệ giữa con người với nhau trong việc phân bổ lợi ích. Con
người trong xã hội có giai cấp luôn thuộc về một giai cấp nhất định, lợi ích của họ luôn gắn
bó chặt chẽ với lợi ích giai cấp của họ.
Pháp luật phải dựa trên đạo đức: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương pháp luật phải dựa trên
nền đạo đức thì mới thuyết phục được đa số nhân dân tự giác thực hiện và ủng hộ

Pháp luật là chuẩn mực của đạo đức: Đây chính là biểu hiện của “pháp luật bảo vệ đạo đức”.
Pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn mực giá trị định hướng cho hành động của con người.
Đạo đức là nền thì pháp luật đảm bảo cho chuẩn mực đạo đức được thực hiện và bảo vệ nếu bị vi
phạm.

Gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau: Bản chất của sự kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản
lý xã hội của nhà nước chính là phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của hai công cụ pháp
luật và đạo đức.

 Về mặt bản chất, đạo đức và pháp luật là hai mặt của một thể thống nhất, một bản thể duy
nhất không tách rời. Việc đề cao một trong hai điều trên trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền cũng đều mang tính phiến diện, không đầy đủ. Vì thế, Hồ Chí Minh vừa coi trọng
đạo đức và giáo dục đạo đức, nhưng cũng rất mực đề cao vai trò, sức mạnh của luật pháp.
 Ý nghĩa của quan điểm trên trong quản lý xã hội của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay.
a. Nhà nước hợp pháp, hợp hiến.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng vấn đề xây dựng nền tảng pháp lý cho Nhà nước Việt Nam mới,
thấy rõ được tầm quan trọng của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống chính trị- xã hội.
- Đảm bảo cho nhà nước được tổ chức và vận hành phù hợp với pháp luật, đồng thời căn cứ
vào pháp luật để điều hành xã hội, làm cho tinh thần pháp quyền thâm sâu và điều chỉnh mọi
quan hệ và hoạt động trong Nhà nước và xã hội.
- Lập nên Quốc hội lập ra chính phủ và các cơ quan, bộ máy hiến pháp thể hiện quyền
lực tối cao của nhân dân nước ta có cơ sở pháp lý vững chắc, có quan hệ quốc tế bình
đẳng, thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp theo đúng thong lệ của một Nhà nước
pháp quyền hiện đại.
b. Nhà nước thượng tôn pháp luật.
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác
nhau, nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng Hiến pháp và bằng pháp luật nói chung.
- Chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành và có cơ
chế giám sát việc thi hành pháp luật.
- Pháp luật là công cụ quyền luật của nhân dân nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sử
dụng luật của người dân, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong nhân dân.
- Nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật: đòi hỏi pháp luật phải đúng và phải đủ, tăng cường
tuyên truyền và giáp dục pháp luật cho người dân, người thực thi pháp luật phải thật sự công
tâm và nghiêm minh,…
c. Pháp quyền nhân nghĩa.
- Tính nhân văn ghi nhận đầy đủ và bảo vệ quyền con người.
- Tính nghiêm minh: khách quan và công bằng, tuyệt đối chống đối xử với con người một cách
dã man.
- Tính khuyến thiện: bảo vệ cái đúng, cái tốt, lấy mục đích giáo dục, cảm hóa, thức tỉnh con
người làm căn bản.
 Với Hồ Chí Minh việc xây dựng và thi hành pháp luật phải dựa trên nền tảng đạo đức của
xã hội và các giá trị đạo đức thấm sâu vào trong mọi quy định của pháp luật pháp luật
trong Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa phải là pháp luật vì con người.
 Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý XH bằng pháp luật với phát
huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
 Ở Hồ Chí Minh luôn có sự thống nhất hài hòa giữa lý trí và tình cảm; nghiêm khắc nhưng
bao dung, nhân ái...
6. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc và
đoàn kết quốc tế? Anh/ chị hãy trình bày những việc làm của bản thân góp phần thực
hiện đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc.
a. Đại đoàn kết DT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyền quyết định thành công của CM.
 Đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược:
- Là vấn đề sống còn, nhất quán, lâu dài và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
- Là chiến lược tập họp mọi lực lượng có thể tập hợp, hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc.
- Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cần điều chỉnh chính sách, phương pháp cho phù hợp với
từng đối tượng.
 Đoàn kết dân tộc quyết định thành công của cách mạng.
- Giữa đoàn kết và thành công có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Đoàn kết giúp dân tộc vượt qua được khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ.
- Đoàn kết làm nên sức mạnh tổng hợp  thắng lợi hoàn toàn.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
- Là cơ sở, động lực để đưa cách mạng đi đến thắng lợi  quán triệt trong mọi chủ trương của
Đảng.
- Yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi  đại đoàn
kết là nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu.
- Cách mạng muốn thành công phải biến sự đoàn kết thành sức mạnh vật chất  thực lực
 Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc.
- Các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất ở nước ta 1930-nay:
Hội phản đế đồng minh (1930)  Mặt trận dân chủ (1936)  Mặt trận nhân dân phản đế
(1939)  Mặt trận Việt Minh (1941)  Mặt trận Liên Việt (1946)  Mặt trận Tổ quốc VN
(1955)  Mặt trận dân tộc giải phóng VN (1960)  Mặt trận Tổ quốc VN (1976).
 Vai trò của đoàn kết quốc tế.
a. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo
sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.
 Sức mạnh dân tộc:
- Tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần.
- Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc.
- Tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng bất khuất.
 Giúp dân tộc Việt Nam vượt qua thử thách khó khăn trong dựng nước và giữ nước.
 Sức mạnh thời đại:
- Sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới.
- Sức mạnh của chủ nghĩa Mác- Lênin.
- Nếu liên kết, tập hợp sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn của các phong trào cách mạng thế giới
trong khối đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
b. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi
các mục tiêu cách mạng của thời đại.
- Chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn liền với chủ nghĩa Quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân
tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế.
- Chấm dứt thời kỳ biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu
rộng  vận mệnh chung của cả loài người.
- Củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng thế giới đấu tranh cho mục
tiêu chung.
- Tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa
quốc tế vô sản cho nhân dân.
- Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, huy động sức mạnh của các trào lưu cách
mạng thời đại.

 Hình thức tổ chức đoàn kết quốc tế.

Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận:

- Với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

- Với các nước châu Á và châu Phi đang đấu tranh giành độc lập.

- Với các nước XHCN anh em, bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ.

7. Phân tích những chuẩn mực đạo đức và các nguyên tắc rèn luyện đạo đức theo tư
tưởng Hồ Chí Minh? Liên hệ với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của người thầy thuốc
hiện nay.
 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
a. Trung với nước, hiếu với dân.
- Theo Hồ Chí Minh “trung với nước” phải gắn liền với “hiếu với dân”.
- Trung với nước:
 Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
 Trung thành với con đường đi lên của đất nước.
 Suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
- Hiếu với dân:
 Thương dân, tin dân và hục vụ nhân dân hết lòng.
 Phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc.
 Với cán bộ lãnh đạo: phải hiểu dân, quan tâm và cải thiện đời sống nhân dân.
b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Là biểu hiện cụ thể, một nội dung của “trung với nước, hiếu với dân”:
 Cần: siêng năng chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có năng suất cao với tinh thần tự
lực cánh sinh.
 Kiệm: tiết kiệm của nước,của dân, không hoang phí, xa xỉ, không phô trương hình
thức,…
 Liêm: trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng; luôn tôn trọng của
công và của dân.
 Chính: là thẳng thắn đứng đắn.
- Mối quan hệ giữa cần, kiệm, liêm, chính:
 Cần- Kiệm: đi đôi với nhau như hai chân của con người.
 Liêm- Kiệm: có kiệm mới liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam.
 Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính.
- Chí công vô tư:
 Công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị.
 Làm việc không nghĩ đến mình, chỉ vì Đảng, vì dân tộc.
 Nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
c. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa.
- Phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
- Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết là dành cho những người nghèo khổ,
những người bị mất quyền, những người bị áp bức bóc lột không phân biệt màu da và chủng
tộc.
- Tình yêu thương đòi hỏi mọi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ
lượng và giàu lòng vị tha với người khác.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng.
- Là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
- Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết.
- Chống chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng.
 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng.
a. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.
- Nói đi đôi: nói là phải làm.
 Là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới.
 Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn  phương pháp luận trong cuộc sống, nền
tảng triết lý sống hết sức bình dị mà sâu sắc.
- Nêu gương về đạo đức: bản thân phải làm gương, làm gương cho an hem, làm gương cho dân
về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa.
 Nét đẹp truyền thống văn hóa phương Đông.
 Phương pháp tự giáo dục bản thân, giáo dục đạo đức cho quần chúng.
b. Xây đi đôi với chống.
- Đòi hỏi của nền đạo đức mới, thể hiện tính nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu sự nghiệp cách
mạng.
- Xây dựng các giá trị, chuẩn mực đạo đức mới.  lấy xây làm chính.
- Chống các biểu hiện, hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.
 Là một cuộc cách mạng khó khăn, lâu dài, gian khổ, sâu sắc giữa tiến bộ và lạc hậu.
c. Tu dưỡng đạo đức suốt đời.
- Là một cuộc cách mạng trường kỳ, gian khổ
- Một nền đạo đức mới có thể xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.
- Là một việc phải kiên trì, thường xuyên, liên tục.
- Cải thiện phát huy cái tốt, khắc phục tu dưỡng cái xấu của bản thân.

You might also like