You are on page 1of 14

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN HỒ CHÍ MINH HỌC


-----------

NỘI DUNG ÔN THI CUỐI KỲ


MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
(HK I năm học 2022 - 2023)

1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.


- Là 1 hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
CMVN
- Là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CMMLN vào điều kiện cụ
thể của nước ta, kế thừa và phát phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi
mãi soi đường cho sự nghiệp CM của nhân dân ta giành thắng lợi.
2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
I. Nhân tố khách quan
a) Cơ sở thực tiễn
* Thực tiễn VN cuối TK XIX đầu TK XX
- Bối cảnh lịch sử VN
 Trước khi Pháp xâm lược là XHPK độc lập, nông nghiệp lạc hậu
 Khi thực dân Pháp xâm lược(1958) và hiệp định Patonot(1884)
được ký kết, XHVN trở thành XH thuộc địa nửa phong kiến
 Thực dân Pháp tiến hành khai thác và bóc lột thuộc địa
=> Cơ cấu giai cấp trong XH thay đổi
=> CMVN khủng hoảng đường lối cứu. Muốn thắng lợi phải đi theo 1 con
đường mới.
* Thực tiễn TG cuối TK XIX đầu TK XX
- CNTB -> CNĐQ xâm lược -> mâu thuẫn CNĐQ với thuộc địa trở nên gay
gắt
- Sự phát triển ko đều của CNĐQ -> CTTG1 nổ ra -> CNĐQ suy yếu ->
CMT10 Nga thành công
- QT3 thành lập (3/1919)
- Nhà nước Xô Viết đánh bại sự can thiệp của 14 nước đế quốc -> ảnh hưởng
CMT10 Nga lan rộng trên TG
b) Cơ sở lý luận
* Giá trị truyền thống tốt đẹp vủa dân tộc
- Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc
- Đoàn kết nhân nghĩa
- Lạc quan CM
- Hiếu học, cần cù, thông minh, nền văn hoá khoan dung, hoà nhập
* Tinh hoa văn hoá nhân loại
- Sự kết hợp của văn hóa phương Tây và văn hóa Phương Đông
Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá
phương Đông. Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân
chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản
phương Tây và cách mạng Trung Quốc.
- Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản
Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân
của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc)… Người đã vận dụng và phát triển các trào
lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời
đại mới.
c) Chủ nghĩa Mác-Lê nin
- Là 1 học thuyết chứa đựng tinh hoa, trí tuệ của nhân loại giúp con nguời
nhận thức và phương pháp cải tạo TG
- Cách tiếp cận của Ngừoi khi nghiên cứu CMMLN
 Nhằm giải quyết nhu cầu thực tiễn CMVN
 Tiếp thu theo phương pháp nhận thức Mác xít, theo lối “Đắc ý
vong ngôn” của phương Đông
- Tác động
 Đem lại TG quan, phương pháp luận KH chỉ đạo hành động nhận thức
của Người
 Quyết định bản chất giai cấp của TT HCM
 Ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung của TT HCM
 Ảnh hưởng to lớn đến tính KH, CM và sức sống của TT HCM
II. Nhân tố chủ quan
a) Phẩm chất HCM
- Hoài bão yêu nước, thương dân, nghị lực phi thường và sự khổ công học
tập, rèn luyện
- Bản lĩnh trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo
- Tầm nhìn chiến lược, năng lực dự báo chính xác
- Tận trung với nước, tận hiếu với dân
b) Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
- Có vốn sống và thực tiễn CM phong phú
- Hiện thực hoá lý luận CM
3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Trước 5/6/1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và có chí hướng tìm con
đường cứu nước mới
- Tiếp nhận truyền thống dân tộc, hấp thụ văn học Quốc học, Hán học và
bước đầu tiếp xúc văn hoá phương Tây.
- Hình thành hoài bão và chí hướng cứu nước giải phóng dân tộc
* Giữa 1911 - cuối 1920: Hình thành tư tưởng, giải phóng dân tộc theo con
đường CMVS
- Hình thành nhận thức và tình cảm mới về TG, kẻ thù và ý thức giai cấp
- Đến với CMMLN, chuyển biến về lập trường, tìm ra con đường cứu nước
* Cuối 1920 - đầu 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về
CMVN
- Nghiên cứu, truyền bá CNMLN vào VN
- Chuẩn bị tiền đề thành lập ĐCSVN
* Đầu 1930-đầu 1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp
CMVN đúng đắn, sáng tạo
- Giữ vững lập trường trước khuynh hướng “tả” trong phong trào CMTG
- Kiên trì, vượt qua thử thách, từng bước thực hiện hoá tư tưởng về con
đường CMVN
* Đầu 1941-9/1969: Tiếp tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp CM của
Đảng và nhân dân ta
- Tư tưởng kháng chiến đi đôi với chiến quốc
- Tư tưởng chiến tranh nhân dân
- Tư tưởng xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Tư tưởng xây dựng ĐCSVN cầm quyền
4. Ý nghĩa của việc học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận
- Giáo dục và thực hành đạo đức CM, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với
trau dồi tình cảm CM bồi dưỡng lòng yêu nước
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
a) CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
CMVS
* Cơ sở lí luận
- Thực tiễn CMVN
- CMTS Mỹ và Pháp
- CMT10 Nga
* Nội dung
- Mục tiêu: Làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để “đi tới XH Cộng
sản”
- Lực lượng: Toàn dân, nòng cốt là công nông
- Đối tượng: CNĐQ và tay sai bán nước
- Lực lượng lãnh đạo: GCCN thông qua ĐCS
- Phương pháp: BLCM của quần chúng
- ĐKQT: CMVN là bộ phận của CMTG =>phải đoàn kết Quốc Tế
* Ý nghĩa
- Giải quyết bế tắc đường lối cứu nước, mở ra phương hướng mới ở các nước
thuộc địa
- Bổ sung CNMLN về giải phóng dân tộc trong CMVS
b) CM giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng
lợi phải do ĐCS lãnh đạo
* Nội dung
- Có đường lối đúng giáo dục, tập hợp quần chúng đấu tranh
- Liên lạc với phong trào CMTG
* Ý nghĩa
- Đặt cơ sở khách quan cho sự ra đời của ĐCSVN
- Góp phần bổ sung CNMLN về ĐCS ở thuộc địa
c) CMGP dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy
liên minh công-nông làm nền tảng
* Nội dung
- CM là sự nghiệp của quần chúng bị áp lực
- Lực lượng là toàn dân, công-nông là gốc của CM
- Đảng phải có đường lối để tập hợp mọi giai tầng
* Ý nghĩa
- Phát triển Chủ nghĩa M-LN về tập hợp lực lượng CM giải phóng dân tộc
- Là làm chỉ nan của Đảng trong đoàn kết toàn dân
d) CMGP dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng
lợi trước CMVS ở chính quốc
* Đây là 1 luận điểm sáng tạo
- Mác-Ăngghen: GPDT lệ thuộc GPGC
- Quốc tế Cộng sản: CM ở thuộc địa phụ thuộc CMVS ở chính quốc
- V.I Lênin: Chưa chỉ ra vai trò từng nhân tố
- Nguyễn Ái Quốc: “CMGP dân tộc ở thuộc địa cần được tiến hành chủ động,
có thể nổ ra và giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc”
* Nội dung
- Có quan hệ mật thiết, tác động qua lại trong chống CNĐQ
- CMGPDT là cơ sở giải phóng GC, có thể nổ ra và giành thắng lợi trước
CMVS ở chính quốc
- Đấu tranh với những luận điểm sai trái
- CMGPDT thành công, giúp đỡ CMVS ở chính quốc
* Căn cứ
- Thuộc địa là nơi cung cấp chủ yêu sức người, sức của cho CNĐQ
- CNĐQ bóc lột thuộc địa nhiều hơn chính quốc
* Ý nghĩa
- Là cơ sở cho tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường thuộc sự nghiệp CM
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của các dân tộc thuộc địa
- Bổ sung CN MLN về GPDT trong thời đại CMVS
e) CMGPDT phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực CM
*Tính tất yếu của bạo lực CM trong CMGPDT
- CM MLN: Bạo lực là quy luật phổ biến của mọi cuộc CM
- Bản chất và âm mưu của CNĐQ
- Thực tiễn VN: Phương pháp bạo lực đều thất bại
* Hình thức bạo lực CM
- Lực lượng: Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
- Hình thái: Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
* Ý nghĩa
- Chỉ ra phương pháp, tránh ảo tưởng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Bảo vệ, phát triển CN MLN về phương pháp CM
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
a) Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kì quá độ
- Tính chất: Thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, gian khổ
- Đặc điểm: Nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không qua giai đoạn
TBCN
- Nhiệm vụ: Cải tạo, xây dựng vật chất, kỹ thuật
 Chính trị: Xây dựng chế độ dân chủ
 Kinh tế: Cải tạo, xây dựng vật chất, kỹ thuật
 Văn hoá: Phát triển văn hoá dân tộc, tiếp thu tiến bộ vh TG
 Xã hội: Xây dựng XH dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con
ngừoi
b) Một số nguyên tắc xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ
- Mọi tư tưởng, hoạt động phải được thực hiện trên nền tảng CN MLN
- Phải giữ vững độc lập dân tộc
- Phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm các nước anh em
- Xây phải đi đôi với chống
7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN
* Tính tất yếu
- “Ngày nay, muốn độc lập, tự do phải có đoàn thể”
- Thất bại là do thiếu đường lối đúng đắn => Tổ chức mới
- Không chỉ HCM mà các tiền bối đã nhìn thấy vai trò của tổ chức
- Các tổ chức do Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đứng đầu và đứng lên đấu
tranh song toàn thất bại
* Thực tiễn
- Chưa có đường lối đúng đắn
- Muốn CM giành được thắng lợi phải có tổ chức, tổ chức, con đường, hệ tư
tưởng mới
- Muốn CM thành công phải có sự ra đời của Đảng
* Vai trò
ĐẢNG LÀ TỔ CHỨC DUY NHẤT LÃNH ĐẠO CMVN THẮNG LỢI
- Ra đời 1 năm: Xô Viết - Nghệ Tĩnh => Giành được chính quyền 1 số nơi
- Đọc bản tuyên ngôn: Đánh dấu VN từ nô lệ => độc lập
- Dân tộc Việt Nam chống Đế quốc và tay sai
- Phong trào CN kết hợp với phong trào CM
- Mục tiêu chung là giành độc lập tự do cho dân tộc
b) Đảng phải trong sạch, vững mạnh
* Đảng là đạo đức
- Mục đích: Giải phóng dân tộc, XH, giai cấp, con ngừoi
- Trung thành với lợi ích nhân dân và dân tộc
- Đảng viên thấm nhuần và tu dưỡng đạo đức CM
* Đảng là văn minh
- Tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ, danh dự của dân tộc
- Ra đời phù hợp với quy luật văn minh tiến bộ của dân tộc, nhân loại
- Sứ mệnh lãnh đạo giành độc lập dân tộc, Tổ quốc, hạnh phúc nhân dân
- Hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
- Sự gương mẫu của đội ngũ đảng viên
- Hoạt động vì lợi ích dân tộc và hoà bình, hợp tấc phát triển giữa các dân tộc
c) Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
- Đảng lấy CN MLN làm nền tảng tư tưởng, làm chỉ nan cho hoạt động
- Tập trung dân chủ
- Tự phê bình và phê bình
- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn
- Đoàn kết thống nhất trong Đảng
- Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân
- Đoàn kết quốc tế
d) Xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên
- Phải tuyệt đối trung thành với Đảng
- Thực hiện cương lĩnh, Nghị quyết và nguyên tắc xây dựng Đảng
- Phải luôn tu dưỡng đạo đức CM
- Phải luôn tự học tập nâng cao trình độ
- Phải có quan hệ mật thiết với nhân dân
8. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
b) Vai trò
* ĐĐKDT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của CM
- HCM quan tâm tới xây dựng đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược
- Đại đoàn kết trở thành chân lý của thời đại
* ĐĐKDT là 1 mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của CMVN
- Là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng
- Là yêu cầu khách quan của sự nghiệp CM
- Là đòi hỏi khách quan của nhân dân trong đấu tranh tự giải phóng
c) Lực lượng
* Chủ thể
- Chủ thể là toàn thể nhân dân
 Mọi giai cấp, tầng lớp trong XH
 Mỗi cá nhân và đông đảo quần chúng
- Lực lượng trong ĐĐKDT là toàn dân
* Nền tảng
- Công – Nông – Trí
- Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân đoàn kết nhân dân
* Điều kiện
- Kế thừa truyền thống nhân nghĩa, yêu nước, đoàn kết
- Có lòng khoan dung, độ lượng với con người
- Có niềm tin vào nhân dân
d) Hình thức tổ chức của khối ĐĐKDT – MTDT thống nhất
* MTDT thống nhất
- Chính trị - XH rộng lớn nhất
- Đoàn kết rộng rãi với các tầng lớp nhân dân
* Nguyên tắc xây dựng và hoạt động
- Xây dựng trên nền tảng Công–Nông–Trí thức và dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân
- Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, giúp nhau tiến bộ
* Phương thức xây dựng
- Làm tốt công tác vận động quần chúng
- Thành lập đoàn thể, tổ chức phù hợp đối tượng để tập hợp quần chúng
- Đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong MTDT TN
9. Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh.
* Văn hoá là mục tiêu: Quyền sống, quyền sung sướng, quyền mưu cầu hạnh
phúc, tự do
* Văn hoá là động lực:
- Văn hoá chính trị: Soi đường dân thực hiện độc lập, tự chủ
* Văn hoá giáo dục: Xoá mù chữ, diệt dốt, đào tạo con ngừoi mới, cán bộ mới
- Văn hoá đạo đức: Nâng cao phẩm giá, hướng con người tới chân, thiện, mỹ
- Văn hoá pháp luật: Bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước
* Văn hoá là 1 mặt trận
- Là 1 mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm là vũ khí
- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống nhân dân
- Cần những tác phẩm xác định với thời đại
* Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân
- Văn hoá phải phản ánh tư tưởng, khát vọng quần chúng
- Nhân dân sáng tác, thẩm định, hưởng thụ giá trị văn hoá
10. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
a) Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức CM
* Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của XH, của người CM
- Là nền tảng, sức mạnh, tiêu chuẩn hàng đầu của người CM
- Quyết định thành bại công việc, phẩm chất của mỗi người
- Là thước đo lòng cao thượng của con người
- Là cơ sở phát huy, phát triển tài năng người CM
* Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH
- Bằng tấm gương chiếu đấu cho lý tưởng XHCN
- Phẩm chất đạo đức cao quý làm cho CNCS trở thành 1 sức mạnh vô địch
b) Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM
* Trung với nước, hiếu với dân
- Vị trí: Bao trùm quan trọng nhất, chi phối phẩm chất khác
- Nội dung:
 Trung với nước: Trung thành sự nghiệp dựng nước
 Hiếu với dân: Thương dân, tin dân, học hỏi, kính trọng
=> HCM đã bổ sung và phát triển nội dung mới
“Trung với vua, hiếu với dân” => “Trung với nước, hiếu với dân”
* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- “Cần”: cần cù, siêng học, siêng làm, siêng suy nghĩ đem lại hiệu quả to lớn
- “Kiệm”: Tiết kiệm, không xa xỉ, lãng phí bừa bãi
- “Chính”: “Không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn”
- Đối với mình: Không tự cao, chịu khó học tập, tiến bộ
- Đối với người: Không nịnh hót, coi khinh người khác, luôn chân thành,
khiêm tốn, đoàn kết
- Đối với việc: Để việc công lên trên việc tư, làm việc chu đáo
“Chí công vô tư”: Đặt lợi ích, dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá
nhân.
* Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
- Tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho người cùng khổ, bị áp bức,…
- Bao dung, tin tưởng và tạo điều kiện cho con người vươn lên
- Quan tâm, giúp đỡ trên tinh thần tự phê bình, phê bình
- Bằng hành động cụ thể nhằm giải phóng con người
* Tinh thần quốc tế trong sáng
- Bắt nguồn từ bản chất quốc tế của GCCN
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước - Quốc tế CS
c) Nguyên tắc xây dựng đạo đức CM
* Nói đi đôi với làm
- Vị trí: Nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới
- Nội dung:
 Nói với làm là 2 mặt thống nhất trong mỗi con người
 Là thái độ, tiêu chí để phân biệt với đạo đức cũ
 Là phương pháp tốt nhất để xây dựng tổ chức, con người
* Xây đi đôi với chống
- Giáo dục phẩm chất mới từ gia đình - nhà trường – XH
- Chống cái xấu xa, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
- Tạo thành phong trào, phát huy vai trò dư luận XH, biểu dương cái tốt, phê
phán cái xấu
* Tu dương đạo đức suốt đời
- HCM coi trọng, đề cao “Tu dưỡng đạo đức cá nhân”
- Đạo đức là kết quả quá trình giáo dục và tự giáo
- Là sự tự nguyện, nỗ lực, kiên trì vượt qua chính mình
11. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì
dân
I. Nhà nước dân chủ
* Nhà nước mang bản chất GCCN
- Nhà nước do ĐCS lãnh đạo
- Định hướng đưa đất nước quá độ lên CNXH
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước
* Bản chất GCCN, thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước
- Là kết quả đấu tranh của các thế hệ và toàn thể dân tộc VN
- Bảo vệ lợi ích nhân dân, lấy lợi ích dân tộc làm căn bản
- Thực tế, Nhà nước mới đã đảm đương nhiệm vụ dân tộc giao phó
a) Nhà nước của nhân dân
- Quyền lực nhà nước là “Thừa uỷ quyền” của nhân dân
- Nhân dân có quyền kiểm soát, bãi miễn đại biểu, giải tán những triết chế
quyền lực đã lập nên
- Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân
b) Nhà nước do nhân dân
- Do nhân dân bầu thông qua bầu cử
- Do nhân dân ủng hộ và giúp đỡ
 Đóng góp về tiền của, vật chất
 Đóng góp về sức lao động
 Đóng góp về trí tuệ
- Hành động thể hiện nghiện vọng và ý chí của nhân dân
c) Nhà nước vì dân
- Toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích, nguyện vọng của nhân dân
- Cán bộ là lãnh đạo, là công bộc của nhân dân
II. Nhà nước pháp quyền
a) Nhà nước hợp hiến, hợp pháp
- NNHP là nhà nước được thành lập phù hợp với luật pháp Quốc tế
- NNHP là nhà nước do nhân dân lập ra và có Hiến pháp
b) Nhà nước thượng tôn pháp luật
- Làm tốt công tác lập pháp
- Chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống và có cơ chế giám sát
- Thực thi quyền đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật
- Khuyến khích nhân dân giám sát và nêu cao tính gương mẫu của cán bộ
trong thực thi pháp luật
c) Pháp quyền nhân nghĩa
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền, lợi ích con người
- Pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện
III. Nhà nước trong sạch vững mạnh
a) Kiểm soát quyền lực nhà nước
- Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu
- Hình thức kiểm soát nhà nước
 Phát huy vai trò lãnh đạo Nhà nước của Đảng, kiểm soát cảu cơ quan
chức năng
 Phát huy nội dung kiểm soát quyền lực Nhà nước
b) Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
- Đề phòng, khắc phục hiệu quả tiêu cực
 Đặc quyền, đặc lợi
 Tham ô, lãng phí, quan liêu
 Tự túng, chia rẽ, cao ngạo
- Biện pháp
 Thực hành, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
 Thực thi pháp luật nghiêm minh, nhân văn không bao che
 Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ
 Phát huy chủ nghĩa yêu nước chống tiêu cực
12. Giá trị và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

You might also like