You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 1. Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCS VN(2011), khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” là: “ tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện
cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dành thắng lợi”.

Phân tích khái niệm

 Về nội dung của tư tưởng

Là tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN, phản ánh
những vấn đề có tính quy luật của cách mạng VN; tư tưởng HCM cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc VN.

 Về nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh

-Chủ nghĩa Mac-Lenin: là tinh hoa khoa học tiến bộ, có vai trò quy định nhất đối với sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh. Vì nó cung cấp cho Hồ Chí Minh một thế giới quan và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mac. Dựa vào đó mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến về chất, giúp Bác tiếp thu và
chuyển hóa những giá trị tích cực, văn hóa dân tộc, tinh hoa truyền thống tốt đẹp của nhân loại.

-Giá trị truyền thống: gần dân, biết dân cần gì, biết được nhu cầu, nguyện vọng, sự ủng hộ của dân để dễ
đi vào lòng dân

-Tinh hoa văn hóa nhân loại: bắt kịp xu thế toàn cầu, tạo điều kiện cho sự phát triển của Việt Nam nằm
trong dòng chảy của Thế giới.

 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh

Là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.

Tài sản tinh thần là khái niệm khó có thể nhận diện một cách cụ thể nhưng nó lại có khả năng gắn kết
cộng đồng, kết dính tâm thức dân tộc, tạo hệ thống giá trị chuẩn mực của xã hội đồng thời định hướng
cho tương lai.

 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh

Soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dành thắng lợi
Cùng với chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành làm nền tảng tư tưởng
và làm kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Câu 2. Phân tích vai trò chủ nghĩa Mác- Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vai trò về mặt lí luận

-Cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng để giải quyết các
vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Nhờ đó mà Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một
người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường đúng đắn.

-Chính trên những cơ sở lí luận của Mac-Lenin đã giúp người tiếp thu và chuyển hóa những nhân tố tích
cực, những giá trị và tinh hoa văn hóa của dân tộc và của cả nhân loại. để tạo nên tư tưởng của minh
phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. vì vậy trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ
nghĩa Mac-Lenin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bước phát triển mới
về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Hồ Chí Minh đã kế thừa, đổi mới,phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam,
tinh hóa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và Thế giới hình thành 1 hệ
thống quan điểm cơ bản, toàn diện cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mac-Lenin là tiền đề lí luận quan
trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

-Chủ nghĩa Mac-Lenin trang bị cho Hồ Chí Minh lập trường, quan điểm khoa học để từ đó tiếp thu các
giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tri thức bản thân Hồ Chí Minh

+tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mac-Lenin nằm trong sự thống nhất hữu cơ, cả 2 đều là tư tưởng,
kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng, nhân dân ta. Chúng ta không thể lấy chủ nghĩa Mac-Lenin thay cho
tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng không thể hiểu quán triệt, vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh neeys
không nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vai trò thực tiễn

Vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mac-Lenin đã giúp Hồ Chí Minh giải quyết khủng hoảng về đường lối
cứu nước, giúp Bác vượt lên so với những người yêu nước đương thời để tìm ra chân lí cứu nước.

Chủ nghĩa Mac-Lenin giúp Hồ Chí Minh tìm ra con đường giải phóng dân tộc là đi theo con đường cách
mạng vô sản, từ đó góp phần làm nên thắng lợi Việt Nam suốt 1 chiều dài lịch sử.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không những vận dụng sáng tạo,mà còn bổ
sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mac-Lenin để phù hợp với bối cánh Việt Nam cũng như với
thời đại mới.

Câu 3. Hãy nêu những luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Luận điểm nào thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của Người. Vì sao?
Những luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, Có 5 luận điểm:
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng Sản
lãnh đạo.

3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công-nông-
trí thức làm nền tảng.

4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng
vô sản ở chính quốc.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng.

Luận điểm thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của người: “Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động,
sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.” Vì:

- Thuộc địa có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự tồn tại phát
triển, là miếng mồi béo bở cho chủ nghĩa đế quốc

-Hồ Chí Minh đánh giá cao tinh thần đấu tranh cách mạng quyết liệt của các dân tộc thuộc địa

- Hồ Chí Minh căn cứ vào luận điểm của Mác về khả năng tự giải phóng của giai cấp công nhân, khẳng
định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực tự giải phóng

- Hồ Chí Minh khằng định mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa cách mạng giải phóng
dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc- đó là mối quan hệ bình đẳng, không phụ thuộc.

- Được thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới thành
công vào những năm 60 đã chứng minh là đúng đắn; Góp phần phát triển lý luận cách mạng của chủ
nghĩa Mác – Lênin về cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa.

Câu 4. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.

Thứ nhất, về chính trị: Xã hội XHCN là xã hội do nhân dân làm chủ

Xã hội do nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ dưới sự lãnh đạo cyar ĐCS trên nền tảng liên minh công
nông

Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Mọi quyền lợi, quyền lực, quyền hạn, hoạt động xây dựng, bảo
vệ đất nước cũng thuộc về nhân dân.

 Cho thấy được tính nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh, Người nhận thức sâu sắc về sức mạnh, địa
vị, vai trò của nhân dân
Thứ 2, về kinh tế: xã hội XHCN là xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

XHCN có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ sỡ hữu tư liệu sản
xuất tiến bộ’.

Lực lượng sản xuất hiện đại trong CNXH biểu hiện: công cụ lao động, phương tiện lao động trong quá
trình sản xuất đã “phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử”.

Quan hệ sản xuất được Hồ Chí Minh diễn đạt: lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng… làm của chung; là tư liệu
sản xuất thuộc về nhân dân. Đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu
trong xã hội XHCN

Thứ 3, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: xã hội XHCN có trình độ phát triển cao về văn hóa và
đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lí trong các quan hệ xã hội

- Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc
lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc giữa thành thị và nông thôn,
3 con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sựu hài hòa trong phát triển của xã
hội và tự nhiên.

- Xã hội không có hiện tượng người bóc lột người, con người được tôn trọng, được đối xử công bằng,
bình đẳng và các dân tộc gắn bó đoàn kết với nhau

- Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hoà bình, đoàn kết, ấm no, tự do, hạnh
phúc...

- Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.

Thứ 4, về chủ thể xây dựng CNXH: CNXH là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS

- Nhân dân là chủ thể, là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa xã hội -
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần có 1 đảng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm
toàn ý phục vụ nhân dân.

Câu 5. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng
Việt Nam.

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

+ Đại đoàn kết không phải là sách lược hay thủ đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược lâu dài; là vấn đề nhất quán, lâu dài, sống còn, xuyên suốt tiến trình cách mạng, là lẽ sinh tồn của
dân tộc.

+ Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đoàn kết toàn dân, ở mỗi giai đoạn khác nhau phải có chính
sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng
+ Những luận điểm có tính chân lý về vai trò của đại đoàn kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành
công, thành công, đại thành công; đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là then chốt của thành công;...

Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.

+ Đại đoàn kết phải được xác định là mục tiêu hàng đầu của Đảng.

+ Để thực hiện mục tiêu này phải quán triệt trong tất cả lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách
tới hoạt động thực tiễn của Đảng.

+ Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc.

+ Đại đoàn kết còn là nhiệm vụ hàng đầu của quảng đại quần chúng nhân dân trong sự nghiệp tự giải
phóng

+ Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, chuyển nhu cầu tự phát của quần chúng thành đòi hỏi tự giác,
thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Câu 6. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc
thống nhất.

Một là phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân- nông dân – trí thức và đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng.

- Mục đích chung của Mặt trận là nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dân tộc vào khối đại đoàn
kết toàn dân tộc.

- Liên minh công- nông là nền tảng của Mặt trận vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm
cho xã họi sống, vì họ đông hơn hết và cũng bị bót lột nhiều hơn hết, vì chí khí cách mạng của họ chắc
chắn, bền bỉ.

- Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải liên minh với các giai cấp khác, nhất là đội ngủ
trí thức.

- Đảng Công sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo của Mặt trận - Mặt trận dân tộc
thống nhất phải phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân.

- Mặt trận dân tộc thống nhất phải xây dựng đoàn kết trên cơ sở lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích
căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu.

Hai là Đảng đặt lợi ích của dân tộc là lớn nhất

-Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất là để thực hiện đại đoàn kết toàn dân, song khối đại đoàn kết đó
chỉ có thể thực hiện bền chặt và lâu dài khi có sự thống nhất cao độ về mục tiêu và lợi ích.

-Mục đích chung của Mặt trận dân tộc thống nhất được Hồ Chí Minh xác định cụ thể phù hợp với từng
giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhaatsluwjc lượng dân tộc và khối đại đoàn kết
 Độc lập, tự do là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết, quy tụ các tầng lớp, giai cấp,
đảng phái, dan tộc, tôn giáo trong Mặt trận.

Ba là phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ

- Mọi vấn đề của Mặt trận phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khái, đi
đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức.

- Tôn trọng những lợi ích riêng chính đáng phù hợp với lợi ích chung, còn những gì riêng biệt, không phù
hợp sẽ dần được giải quyết bằng lợi ích chung cũng dân tộc, bằng sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn
của cả xã hội.

Bốn là đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

- Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm: “cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác
biệt”.

- Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những
cái sai của nhau...

Câu 7. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
Cộng sản Việt Nam.

Đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải trung thành với chủ nghĩa Mac-Lenin, nhưng đồng thời phải luôn sáng
tạo, vận dụng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, từng lúc, từng noiwkhoong được phép giáo điều.

Tập trung dân chủ.

Tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ phải đi đến tập trung.

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm và tính tích cực chủ động của tất cả Đảng viên; có ý chí tập trung, thống
nhất, hành động thống nhất như thế mới có sức mạnh. Điều kiện tiên quyết khi thực hiện nguyên tắc
này là tổ chức Đảng phải trong sạch, vững mạnh.

Hồ Chí Minh lưu ý 2 điều cần tránh trong hoạt động của Đảng:

+ Độc đoán, chuyên quyền, coi thường tập thể.

+Dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán.

Tư phê bình và phê bình


Hồ Chí Minh coi tự phê bình, tuwh kiểm điểm, tự sửa chữa là việc làm thường xuyên.

Tự phê bình và phê bình phải trung thực, kiên quyết, đúng người, đúng việc, phải có văn hóa,…

Người viết trong di chúc: “ trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự
phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng. phải có tình
đồng chí yêu thương lẫn nhau.

Kỉ luật nghiêm minh, tự giác.

Hồ Chí Minh coi đây là sức mạnh vô địch của Đảng.

Nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, vì đó là kỉ luật đối với mọi cán bộ Đảng viên, không phân biệt
cán bộ lãnh đạo cao hay thấp, là cán bộ lãnh đạo hay Đảng viên thường, mọi cán bộ Đảng đều bình đẳng
trước kỉ luật của Đảng.

Tự giác là thuộc về mỗi cán bộ, Đảng viên phải chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân
thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo, sinh hoạt Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng 1 cách tự giác,
nghiêm minh.

Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn.

Thường xuyên tự chuyển đốn trở thành 1 nhiệm vụ cự ckif quan trọng trong Đảng. điều này càng đặc
biệt quan trọng hơn khi Đảng đứng trước những thử thách lớn trong quá trình hoạt động.

Đoàn kết, thống nhất trong Đảng

Đoàn kết trong Đảng là điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đoàn kết, thống nhất trong Đảng trước hết là trong cấp ủy, trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Đoàn kết trên cơ sở chủ nghĩa Mac-Lenin, trên cơ sở cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nghị quyết của
Đảng.

Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân.

ĐCS Việt Nam là 1 bộ phận của toàn thể dân tộc Việt Nam. Mối quan hệ giữa ĐCS- giai cấp công nhân-
nhân dân Việt Nam là mối quan hệ khăng khít, máu thịt.

ĐCS Việt Nam nhất thiết phải là hiện thân của văn hóa dân tộc vì Đảng là đội tiên phong không những
của giai cấp công nhân mà cong là của nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Đảng viên không được cứ “ ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”, phải cố gắng học dân, làm cho dân tin, tức là
coi trọng chữ tín – dân tin Đảng và Đảng tin dân.

Đoàn kết quốc tế.


Đảng chú trọng giữ vững và tăng cường mối quan hệ quốc tế trong sáng. Hồ Chí Minh coi cách mạng Việt
Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

Câu 8. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.

Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán và xuyên suốt về xây dựng nhà nước mới ở Việt Nam là 1 nhà
nước do nhân dân lao động làm chủ. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Nhà nước của dân.

Nhà nước của nhân dân là là nhà nước mà tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều
thuộc về nhân dân.

Nhân dân thực thi quyền lực qua 2 hình thức:

-Dân chủ trực tiếp: nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc,
quyền lợi của dân chúng.

-Dân chủ gián tiếp: ( dân chủ đại diện) là hình thức dân chủ được sử dụng rộng rãi nhằm thực thi quyền
lực của nhân dân, thông qua các đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế mà họ tạo lập nên.

+Nhà nước không có quyền lực, quyền lực của nhà nước là do nhân dân ủy thác.

+Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước,có quyền bãi miễn những đại biểu mà họ đã lựa
chọn, có quyền bầu và giải tán những thiết chế quyền lực mà họ tạo lập nên

+Luật pháp là công cụ quyền lực của nhân dân, là phương tiện để kiểm soát quyền lực Nhà nước.

Nhà nước do dân.

Nhà nước do nhân dân trước hết là do nhân dân sáng lập neensau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng
của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam. Nhân dân “cử ra”, “tổ chức nên” nhà nước dựa
trên nền tảng pháp lý của chế độ dân chủ.

- Nhà nước do dân có nghĩa là “dân làm chủ”, nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách
là người chủ.

- Nhân dân làm chủ thì phải tuân theo pháp luật của Nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động, đóng thuế...

- Nhà nước do dân làm chủ thì nhà nước phải tạo mọi điều để nhân dân được thực thi những quyền mà
Hiến pháp và pháp luật quy định.

- Nhà nước do dân cần coi trọng việc giáo dục nhân dân và nhân dân cũng phải tự giác phấn đấu có đủ
năng lực để thực hiện quyền dân chủ của mình.

Nhà nước vì dân.


Nhà nước vì dân là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân không có đặc quyền, đặc lợi,
thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính.

- Nhà nước vì dân là Nhà nước phải được lòng dân.

- Trong nhà nước vì dân, cán bộ vừa là đầy tớ, nhưng đồng thời phải là người lãnh đạo nhân dân.

- Nhà nước vì dân là nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Câu 9. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng Việt
Nam.

- Văn hóa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng:

+ Văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng.

+ Là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân
về các giá trị chân, thiện, mỹ.

+ Là một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân luôn không ngừng được nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện.

- Văn hóa là động lực của sự nghiệp cách mạng.

+ Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc
dân thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.

+ Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí,
quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

+ Văn hóa giáo dục góp phần diệt giặc dốt, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, giáo dục đào tạo con người
mới giúp con người hiểu biết quy luật phát triển của xã hội.

+ Văn hóa đạo đức, lối sống góp phần bồi dưỡng và nâng cao phẩm giá cho con người, hướng con người
tới các giá trị chân, thiện, mỹ.

+ Văn hóa pháp luật góp phần bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương.

- Văn hóa là một mặt trận.

+ Mặt trận văn hóa là một lĩnh vực có tính độc lập, có mối quan hệ với các lĩnh vực khác

+ Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống... góp phần
định hướng giá trị chân, thiện, mỹ cho con người Việt Nam

+ Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân.


+ Hoạt động văn hóa phải xuất phát từ quần chúng và phản ánh được tư tưởng, khát vọng của quần
chúng.

+ Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân là phải có những tác phẩm có tính nghệ thuật cao, tinh tế, có
giá trị nhân văn, xứng đáng với thời đại; phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân
dân.

+ Chiến sĩ văn hóa phải hiểu, đánh giá đúng quần chúng và định hướng giá trị cho quần chúng.

Câu 10. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng “Trung với nước, hiếu
với dân”.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng “Trung với nước, hiếu với dân”:

- Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm; quan trọng nhất và chi phối các phẩm
chất đạo đức khác.

- Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất tạo nên cuộc cách mạng sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức

Trung với nước là:

+ Trung thành với sự nghiệp cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết,
trước hết.

+ Yêu nước, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, phải “làm cho dân giàu, nước mạnh”.

+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước.

Trung với nước phải gắn liền Hiếu với dân. Vây Hiếu với dân là:

+ Khẳng định vị trí, vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.

+ Phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, lấy dân làm gốc.

+ Phải kính yêu nhân dân, phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

+ Phải hết sức hết lòng phục vụ nhân dân. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Câu 11. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng “ Cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư”.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”:
-Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, gắn liền với hoạt động
thực tiễn hằng ngày của mỗi người; là biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.
- Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai; lao động cần cù, có kế hoạch, sáng tạo, khai thác hết khả
năng lao động; lao động có năng suất cao và hiệu quả thực tế, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh,
không lười biếng.

- Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của
của nhân dân, đất nước và bản thân mình; không phô trương, hình thức, không liên hoan chè chén lu
bù.

- Liêm: là liêm khiết trong sạch không tham lam sân si, trộm cướp tham ô. “luôn luôn tôn trọng giữ gìn
của công, của dân”. “Liêm là không tham địa vị, tiền tài, sung sướng”, không ham người tâng bốc mình
và “chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”.

- Chính nghĩa là “không tà, thẳng thắn, đứng đắn”. Điều gì không đứng đắn, không thẳng thắn tức là tà.
Chính phải được thể hiện trong 3 mối quan hệ:

+ Đối với mình: Chớ tự kiêu, tự đại;

+ Đối với người: Chớ nịnh hót người trên, xem khinh người dưới, phải chân thành, khiêm tốn…;

+ Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

- Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi, là công bằng, không chút thiên tư, thiên vị,
công tâm, đặt lợi ích của dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết.

=> Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới. Để trở thành con người có phẩm
chất đạo đức tốt cần tu dưỡng bốn đức tính cơ bản cần, kiệm, liêm, chính.

Câu 12. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người:

- Ý nghĩa của việc xây dựng con người:

+ Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, có ý
nghĩa chiến lược. Xây dựng con người là trọng tâm của chiến lược phát triển đất nước.

+ “Trồng người” là công việc lâu dài, phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình cách mạng,
là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội.

+ “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Con
người xã hội chủ nghĩa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Nội dung xây dựng con người:

+ Xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”, có mục đích, lối sống cao đẹp, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có tư tưởng, tác phong, và đạo đức xã hội chủ nghĩa và có năng lực làm chủ.

+ Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể.


+ Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.

+ Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng .

+ Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương.

- Phương pháp xây dựng con người:

+ Mỗi người tự tu dưỡng, rèn luyện

+ Phát huy vai trò của giáo dục và nêu gương.

+ Xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ.

+ Phát huy vai trò Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng.

-----hết-----

You might also like