You are on page 1of 10

1.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu, đặc trưng bản chất, động lực và trở lực cơ
bản của CNXH ở Việt Nam; liên hệ sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.

Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ra đời( Tính tất yếu của sự ra đời CNXH ở Việt Nam)

- Xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người, là xu thế
tất yếu của thời đại. Xã hội luôn luôn thay đổi, từ xã hội nguyên thủy đến xã hội chiếm hữu nô lệ,
xã hội phong kiến đến tư bản chủ nghĩa. Tiếp sau đó chính là xã hội công sản chủ nghĩa mà mở đầu
là Chủ nghĩa xã hội.
- Ra đời từ chính sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản ở nước ta. Người dân nước Việt Nam chỉ tin
vào những điều họ tai nghe mắt thấy, chính sự tàn bạo của CNXH đã được nhân dân ta cảm nhận
trực tiếp trong gần 100 năm. Trong khi đó sự thành công và những điều tốt đẹp mà nhân dân Liên
Xô đang xây dựng được người dân Việt Nam biết tới, vì thế họ chọn đi theo CNXH
- Xét về con đường cách mạng Việt nam: Độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên, đi lên
CNXH mới là giải phóng được giai cấp, con người. Cách mạng Việt Nam là CM vô sản, được chia
làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tiên là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, giai đoạn thứ 2 là đi lên
CNXH và là mục đích chính.
- Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng Cách mạng không ngừng và liên tục của CN Mác-Lê nin để
luận chứng một cách toàn diện khả năng đi tới CNXH từ 1 nước phong kiến, bỏ qua tư bản chủ
nghĩa ở nước ta. Vì xu hướng phát triển không ngừng của loài người có 2 cách khác nhau, tuần tự
thay thế như các nước XHCN và đặc biệt bỏ qua 1 hoặc 1 vài chế độ.
- Xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản trong cách
mạng giải phóng dân tộc. Ví dụ như trong CM chống Pháp, lực lượng của g/c tư sản của Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh thất bại nhưng giai cấp công nhân và ĐCSVN lại thành công và xây dựng
được CNXH ở nước ta.

Đặc trưng bản chất của CNXH ở Việt Nam:

(1) Chủ nghĩa xã hội làm sao phải làm cho dân giàu nước mạnh. CNXH làm cho nhan dân thoát
cảnh bần hàn, được ấm no, có công ăn việc làm, có 1 đời hạnh phúc.

(2) Chủ nghĩa xã hội là sở hữu chung.

(3) Là chế độ không có việc áp bức, bóc lột, ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, không
làm thì không ăn, tất nhiên trừ người già cả, đau yếu và trẻ con. Thể hiện sự công bằng, bình đẳng.
(4) Là xã hội gắn với nền sản xuất kỹ thuật cao, với sự phát triển văn hóa của nhân dân, là xã hội
phát huy văn hóa của nhân dân, là xã hội phát huy tính cách riêng, sở trường riêng để cải thiện đời
sống riêng của mỗi người.

(5) Là công trình tập thể của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chế độ
dân chủ nhân dân được thành lập.

 Đặc trưng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

(1) Là chế độ do nhân dân làm chủ

(2) Có nền kinh tế phát triển, gắn với khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển và chế độ
công hữu

(3) Là chế độ xã hội công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột

(4) Phát triển cao về văn hóa đạo đức

(5) Là công trình tập thể của nhân dân

Đông lực và trở lưc cơ bản của Chủ Nghĩa xã hội ở Việt Nam:
(1)Động lực:

- Tất cả các nguồn nội lực:

+)Vốn( lấy từ sự dành dụm của nhân dân, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chi tiêu đầu tư
hợp lý)

+) Khoa học kỹ thuật( Học hỏi các kinh nghiệm khoa học kỹ thuật nhờ chuyển giao công nghệ với
nc ngoài; cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và cải tao công cụ lao động cũ)

+) Vốn con người( là động lực quan trọng nhất): quan tâm đến mặt lợi ích- nhu cầu, tinh thần,
chính trị của họ; thực hiện công bằng xã hội.

- Ngoại lực: Chủ động , tích cực, không phụ thuộc vào nước ngoài

+) Hợp tác đặc biệt với các nước xã hội chủ nghĩa

+) Tranh thủ sự ủng hộ của những con người tiến bộ mở rộng làm ăn buôn bán với nước ngoài

+) Tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại
+) Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

(2) Trở lực: phải nhận diện và khắc phục

- Chủ nghĩa cá nhân- kẻ thù nguy hiểm nhất của chủ nghĩa xã hội, sinh ra nhiều thứ bệnh nguy
hiểm

- Ba thứ giặc nội xâm: tham ô, quan liêu( thủ tục, giấy tờ), lãng phí( đều do CN cá nhân sinh ra)

- Tệ nạn chia rẽ bè phái, mất đoàn kết

- Sự chủ quan, bảo thủ, lười biếng, không chịu học tập cái mới

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc, bước đi cụ thể và biện pháp xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước ta; liên hệ sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.

2 nguyên tắc:Thận trọng, tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn

- Mọi tư tưởng, hành động đều phải thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lenin; học hỏi các
nước anh em, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với Việt Nam

- Xác định bước đi cần căn cứ vào điều kiện thực tế, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân

3 Bước đi

- B1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu

- B2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ

- B3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

!! Chú ý: Đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng vội, chủ quan, nhiều hay ít giai
đoạn là do lịch sử khách quan quyết định

4 biện pháp:

-1- Kết hợp cải tạo- xây dựng xã hội mới

-2- Bảo vệ Tổ quốc, kháng chiến-xây dựng xã hội chủ nghĩa

-3- Có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm

-4- Đem tài dân, sức dân làm lợi cho dân
3. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam: Sự ra đời, vai
trò, bản chất của Đảng; vấn đề xây dựng đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh và sự vận
dụng của Đảng ta hiện nay.

 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam: “Chủ nghĩa Mác-
Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng Sản
Đông Dương( tiền thân của ĐCS Việt Nam) vào năm 1930”.

- Yếu tố phong trào yêu nước là sự sáng tạo trong nhận định cuả Tư Tưởng Hồ Chí Minh trong
các lý do dẫn đến thành lập ĐCS Đông Dương. Sở dĩ nó xuất hiện là vì phong trào yêu nước đã hiện
hữu trong các phong trào đấu tranh chông giặc ngoại xâm và là truyền thống tốt đẹp của người dân
Việt Nam. Thêm vào đó, pt yêu nước đã diễn ra mạnh mẽ từ khi TD Pháp chiếm Việt Nam. Lực
lượng của pt yêu nước là bao gồm của của nông dân và tầng lớp trí thức. Cũng chính pt yêu nước là
1 trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN

- Chủ nghĩa Mác-Lenin: đem lại con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam, đó là các mạng vô
sản( độc lập dân tộc- xã hội chủ nghĩa)

-Phong trào công nhân: Vì công nhân là giai cấp lãnh đạo của cách mạng, họ có nhiều phẩm chất:
Tính ý thức tổ chức kỷ luật cao; tinh thần đấu tranh triệt để; tính tiên phong các mạng; có quan hệ
mật thiết với nhân dân, công nhân toàn thế giới; sớm giác ngộ lý luận Mác-Lenin

Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng
Việt Nam đến thắng lợi.

Bản chất của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và do đó là đảng của dân tộc Việt Nam

Luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh đó là Đảng mang bản chất của: Giai cấp công nhân( giống
CN Mác), nhân dân lao động và cả toàn thể dân tộc Việt Nam.

Vấn đề xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh

Another sample

Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo lớn của Việt Nam và là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đã
đề xuất những luận điểm cơ bản về Đảng, bao gồm:

1. Sự Ra Đời và Vai Trò của Đảng:


+Đảng như là sự cần thiết: Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò quan trọng của Đảng trong việc lãnh
đạo cách mạng và giải phóng dân tộc.

+Đảng như là sự đại diện của giai cấp công nhân và nông dân: Đảng được coi là tổ chức đại diện
cho lợi ích của giai cấp công nhân và nông dân, đồng thời đưa ra những chính sách nhằm giải phóng
họ từ ách đôi bóng củ.

2. Bản Chất của Đảng:

+Đảng Cộng sản: Hồ Chí Minh khẳng định Đảng là Đảng Cộng sản, theo chủ nghĩa Mác - Lênin,
với mục tiêu xây dựng xã hội cộng sản.

+Đảng nhân dân, bởi dân, vì dân: Bản chất của Đảng là phục vụ lợi ích của nhân dân, được hình
thành và phát triển dưới sự ủng hộ của nhân dân.

3. Vấn Đề Xây Dựng Đảng Cầm Quyền Trong Sạch, Vững Mạnh:

+Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng: Hồ Chí Minh coi việc chống tham nhũng là một
trong những yếu tố cơ bản để đảm bảo sự trong sạch của Đảng.

+Xây dựng đội ngũ lãnh đạo đầy đủ phẩm chất: Để đảm bảo sự vững mạnh, Đảng cần xây dựng
đội ngũ lãnh đạo có đạo đức, trí tuệ và lòng yêu nước.

4. Sự Vận Dụng của Đảng Hiện Nay:

+Đổi mới và phát triển: Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để thích
nghi với thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế.

+Quốc hội hóa Đảng: Đảng đã nỗ lực xây dựng và bảo tồn lòng tin từ nhân dân thông qua các
chính sách và quyết định hợp lý.

4. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam: nhà nước
của dân do dân vì dân, xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch vững mạnh và sự vận dụng
trong xây dựng Nhà nước PQ XHCN hiện nay.

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới : Nhà nước của dân, do dân, vì
dân: Nhà nước kiểu mới.

(1) Xây dựng nhà nước của dân:

- Nhà nước thuộc quyền sở hữu của dân: Dân là chủ, địa vị cao nhất thuộc về nhân dân
- Nhà nước của dân không phải là nhà nước phi giai cấp mà nhân dân được chia làm 4 giai cấp:
công( công nhân), nông( nông dân), tư sản dân tộc, tiểu tư sản chính thức. Thể hiện được sự bình
đẳng, tinh thần đoàn kết.

- Quyền lực của nhân dân: Nhân dân có quyền lực chính trị về việc bầu cử, ứng cử vào các cơ
quan nhà nước; quyền kiểm soát đại biểu mình bầu ra; quyền bãi miễn đại biểu mình bầu.

- Dân chủ nghĩa là dân vừa làm chủ vừa là chủ: Là chủ thì họ có địa vị cao nhất, làm chủ là họ
phải có trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ tương xứng với địa vị của mình.

=> Đây là luận điểm sáng tạo nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Dân làm chủ, cán bộ là “ đầy tớ” của nhân dân, thái độ của cán bộ đối với nhân dân luôn luôn tận
tâm, tận lực, trung thành vì dân.

- Để làm được như vậy, cán bộ phải có những giải pháp về: có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ bảo,
nhân dân làm việc; giải quyết vướng mắc, khó khăn cho nhân dân.

(2) Xây dựng nhà nước do dân: do dân làm chủ. Nhân dân có vai trò trong việc:

- Lập ra Nhà nước: lập ra chính quyền và bộ máy nhà nước

-Nhân dân tham gia vào công nhân của nhà nước. Để làm được như vậy, nhà nước phải: Để cho
dân biết, quyết định vận mệnh của đất nước; trưng cầu dân ý để tìm ra con đường, phương án tối ưu
nhất.

- Nhân dân phải đóng thuế để Nhà nước chi tiêu.

(3) Nhà nước vì dân: mang lại lợi ích cho nhân dân:

- Nhà nước phải phục vụ cuộc sống hàng ngày của nhân dân, không được có đặc quyền đặc lợi,
làm lợi cho dân

- Các cơ quan nhà nước và cán bộ quản lý nhà nước phải lấy sự phục vụ nhân dân làm mục đích

- Nhà nước phải yêu dân, kính dân

 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch, hoạt động có hiệu quả.

(1) Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong nhà nước: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia
rẽ, kiêu ngạo. Cách khắc phục: Cán bộ không sợ sai lầm, chỉ sợ không quyết tâm sửa chữa.
- Đối với bản thân cán bộ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tự sửa chính mình

- Đối với người dân: Yêu thương, quý trọng, tin tưởng nhân dân, hết lòng phụng sự nhân dân, lắng
nghe ý kiến của dân.

- Đối với công việc: tận tụy

(2) Chống lại 3 thứ giặc nội xâm: quan liêu sinh ra tham ô và lãng phí, tất cả đều bắt nguồn từ
người “ mẹ xấu” là Chủ nghĩa cá nhân.

(3) Tăng cường “ hoàn thiện pháp luật và đưa pháp luật vào đời sống”, đẩy mạnh giáo dục đạo
đức cách mạng. Vì: - Đạo đức và pháp luật là 2 hình thái ý thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau
trong thực tế trị nước.

- Trong lịch sử, muốn trị nước thành công thì phải kết hợp giáo dục đạo đức và tăng cường pháp
luật.

- Pháp luật có vai trò quan trọng, nhưng không được tuyệt đối pháp luật mà phải xem trọng cả
giáo dục đạo đức.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: vai trò, vị trí; Lực lượng, điều kiện;
phương thức và nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết DT và sự vận dụng ở nước ta hiện
nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và vị trí của đại đoàn kết dân tộc :

(1) Đoàn kết là chiến lược cách mạng, đảm bảo sự thành công của cách mạng Việt Nam:

- Đoàn kết là chiến lược cách mạng, là nội dung lâu dài và xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là
vì:

+) Nguyên nhân thất bại của các phong trào trước đây là do thiếu sự đoàn kết của các lực lượng

+) Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng( phải chất lượng), mà lực lượng chất lượng ấy
bắt nguồn từ khối đại đoàn kết

+) Mỗi giai đoạn cần có 1 nhiệm vụ khác nhau, nhưng giai đoạn nào cũng cần phải đoàn kết.

+) Đoàn kết là “ điểm mẹ” của cách mạng, điểm mẹ thành công thì các điểm khác mới thành công.

- Đoàn kết đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam:
+) Trước khi có Đảng r đời, chưa có đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc, cách mạng Việt Nam
như đêm đông đen tối, không có đường ra.

+) Khi có Đảng, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã thay đổi bản chất.

+) “ Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”- Hồ Chí Minh-

+) “ Đoàn kết là điểm mẹ” - Hồ Chí Minh”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng và điều kiện của đại đoàn kết:

(1) Lực lượng của khối đại đoàn kết: chính là toàn dân, là toàn thể dân tộc, đồng bào, là cá nhân
mỗi con người. Tất cả đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân, phải tập hợp đc tất cả mọi
người vào một khối thống nhất. Lực lượng ấy bao gồm:

- Tất cả người dân Việt Nam trong và ngoài nước- những người đồng bào

- Tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội

- Tất cả các dân tộc, tôn giáo được thừa nhận

- Tất cả những người đứng đầu các tôn giáo ấy.

(2) Điều kiện:

Điều Kiện của Đại Đoàn Kết Dân Tộc:

- Tình Thế Lịch Sử và Thách Thức:

+ Tình Thế Lịch Sử: Đại đoàn kết dân tộc thường đòi hỏi sự hiện diện của những tình thế lịch sử,
như chiến tranh, đe dọa độc lập quốc gia.

+ Thách Thức Ngoại Vi: Sự đối mặt với thách thức từ bên ngoại có thể tạo nên điều kiện thuận lợi
cho sự đoàn kết nội tại.

- Sự công bằng xã hội là Để có được đại đoàn kết, cần phải có một xã hội công bằng, giảm bất
bình đẳng để tất cả mọi người đều cảm thấy công bằng và công bằng.
- Tôn Trọng Văn Hóa và Đa Dạng là điều kiện quan trọng là tôn trọng và bảo tồn văn hóa của
từng dân tộc, giúp tạo ra sự đa dạng và đoàn kết.
- Tình Thần Đồng Đội và đoàn kết : là điều kiện tâm thần của cộng đồng, tinh thần đồng đội,
lòng yêu nước và tinh thần hy sinh là những yếu tố tạo nên điều kiện thuận lợi cho sự đại đoàn kết.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

(1) Nguyên tắc: Có 6 nguyên tắc:

-1- Đoàn kết không phải tập hợp ngẫu nhiên, tự phát mà là 1 tập hợp bền vững có tổ chức, có đinh
hướng, có sự lãnh đạo

-2- Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh có phạm vi rộng lớn hơn, nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ
thông qua Mặt trận thống nhất.

-3- Đoàn kết dân tộc phải dựa trên cơ sở là liên minh công nông và tri thức làm cơ sở

-4- Giữa mặt trận dân tộc thống nhất và liên minh công nông trí thức có mối quan hệ mật thiết với
nhau.

-5- Trong khối đại đoàn kết, Đảng không chỉ là một bộ phận mà còn là lực lượng lãnh đạo, là linh
hồn của khối đại đoàn kết.

-6- Nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là: Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin
vào nhân dân, tin vào con người, yêu dân kính dân.

Phương Thức Xây Dựng Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc:

- Phương Thức Tuyên Truyền và Giáo Dục: Tuyên truyền lý tưởng cách mạng: Sử dụng
phương tiện truyền thông để tuyên truyền và giáo dục về lý tưởng cách mạng, hình thành ý thức
cộng đồng.
- Phương Thức Hợp Nhất Lực Lượng Dân Tộc: Đoàn kết đa dạng lực lượng: Tạo ra môi
trường đoàn kết và hợp nhất lực lượng đa dạng trong xã hội, từ giai cấp công nhân, nông dân đến tư
sản, để họ đều tham gia xây dựng đất nước.
- Phương Thức Tôn Trọng Văn Hóa và Tôn Giáo: Tôn trọng văn hóa và tôn giáo: Bảo tồn và
tôn trọng văn hóa, tập tục truyền thống và giáo lý tôn giáo, để tạo nên sự đa dạng và hòa hợp trong
cộng đồng.
- Phương Thức Khuyến Khích Ý Chí Tự Lực: Khuyến khích ý chí tự lực: Hỗ trợ và khuyến
khích mọi người phát triển ý chí tự lực, tự giác để tự quản lý cuộc sống và đóng góp cho cộng đồng.

Vận Dụng Ở Nước Ta Hiện Nay:

Đại Đoàn Kết Dân Tộc trong Đổi Mới: Việc đại đoàn kết dân tộc đã đóng vai trò quan trọng trong
quá trình đổi mới, đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế đang phát triển.
Đối Mặt với Thách Thức: Đại đoàn kết dân tộc ngày nay giúp đối mặt với thách thức từ các yếu tố
ngoại vi, bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững.

6. Nội dung cơ bản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: vai trò, các chuẩn mực cơ bản, các
nguyên tắc rèn luyện đạo đức cách mạng. Liện hệ việc rèn luyện đạo đức mới của sinh viên
hiện nay?

- Vai Trò của Đạo Đức:

+ Làm Nền Tảng của Hành Động: Hồ Chí Minh coi đạo đức như là nền tảng của mọi hành động
và quyết định của con người.

+ Xây Dựng Tính Cách Nhân Cách Mạng: Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng
tính cách của người cách mạng, góp phần định hình nhân cách tích cực để phục vụ lợi ích của nhân
dân và đất nước.

- Chuẩn Mực Cơ Bản Của Đạo Đức:

+ Lương Tâm và Tính Liêm Chính: Đạo đức theo Hồ Chí Minh là sự liêm chính, có lương tâm và
trung hiếu.

+ Yêu Nước và Yêu Nhân Dân: Đạo đức là sự yêu nước, yêu nhân dân, đặt lợi ích cộng đồng lên
trên tất cả.

- Nguyên Tắc Rèn Luyện Đạo Đức Cách Mạng:

+ Tự Giác và Tự Giác Tự Lực: Hồ Chí Minh khuyến khích tự giác và tự lực, tức là tự rèn luyện và
tự cải thiện đạo đức mỗi ngày.

+ Tự Học và Tự Hỏi Học: Đạo đức cách mạng đòi hỏi tư tưởng liên tục, sự tự học và sự tò mò về
thế giới xung quanh.

- Liên Kết với Rèn Luyện Đạo Đức của Sinh Viên Hiện Nay:

+ Phát triển Bản Thân và Xã Hội: Rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh giúp sinh viên
phát triển bản thân không chỉ về kiến thức mà còn về tính cách và lòng trung hiếu.

+ Xây Dựng Tâm Hồn Công Dân Tốt: Những nguyên tắc về đạo đức cách mạng giúp xây dựng
tâm hồn công dân tốt, có trách nhiệm và đóng góp tích cực cho xã hội.

You might also like