You are on page 1of 26

Trần Thị Nhật Phương – 46k06.

CÂU HỎI CUỐI KỲ TƯ TƯỞNG THẦY DŨNG

I/ Câu hỏi dài ( 5đ )

Câu 1 : Tính tất yếu của CNXH ở VN:

Về lý luận:
- CNXH ra đời xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử
loài người, từ xu thế vận động tất yếu của thời đại.
- CNXH ra đời từ sự tàn bạo của CNTBTD
- CNXH ra đời bắt nguồn từ quy luật chuyển biến CM không ngừng của CM
giải phóng dân tộc đi theo con đường CMVS.
Về thực tiễn:
- CNXH ở VN ra đời xuất phát từ sự vận động tất yếu của lịch sử dân tộc, xuất
phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong
cuộc vận động cứu nước của giải phóng dân tộc.
- HCM tiếp cận CNXH từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con người VN.
- Đạo đức cao cả nhất là đạo đức CM, đạo đức giải phóng dân tộc, giải phóng
loài người. CNXH vì vậy cũng là giai đoạn phát triển mới của đạo đức (Tư tưởng
mới mẻ)

Câu 2 : Đặc trưng bản chất của CNXH ở VN:

- CNXH có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân làm chủ, có Nhà nước của dân, do
dân và vì dân.

- CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu
TLSX, khoa học kỹ thuật tiên tiến, dân giàu nước mạnh.
- CNXH là một chế độ xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công dựa trên chế độ
công hữu xã hội chủ nghĩa và thực hiện phân phối theo lao động.
- CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng lấy dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản.
- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, có hệ thống quan hệ xã
hội dân chủ, công bằng, bình đẳng; con người được giải phóng, được phát triển, tự
do toàn diện trong sự hài hòa giữa xã hội và tự nhiên.

=> KL: Khái quát bản chất của CNXH theo tthcm: Chế độ do nhân dân làm chủ; có
nền kt phát triển cao, dựa trên lực lượng sx hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu
sx; một xh phát triển cao về văn hóa, đạo đức; một xh công bằng, hợp lý; là công
trình tập thể của nhân dân do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 3 : Động lực và trở lực cơ bản của CNXH ở VN.

Động lực bên trong:

+ Con người (nhân tố động lực quan trọng nhất và quyết định nhất để xây
dựng thành công CNXH)
- Về bình diện cộng đồng, Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân
tộc- động lực chủ yếu để phát triển đất nước.
- Về bình diện cá nhân, Phát huy sức mạnh của con người với tư cách cá nhân
người lao động.
+ Tác động vào nhu cầu và lợi ích chính đáng của từng con người. phê phán
chủ nghĩa cá nhân, nhưng khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng

+ Tác động vào các động lực chính trị - tinh thần.

* Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động
* Thực hiện công bằng xã hội.
* Sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như chính trị, văn
hóa, giáo dục, đạo đức, pháp luật…

+ Vốn, KH – KT, vật chất…


+ Coi trọng động lực lợi ích kinh tế.
+ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa quan trọng, là hạt
nhân trong hệ thống động lực của CNXH.

Động lực bên ngoài:

+ Kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế.

+ Phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân, căn bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh
nguy hiểm.
+ Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
+ Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật.
+ Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái
mới…

-Trong hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến
vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, cũng như vai trò của các tổ
chức thành viên trong hệ thống chính trị.

4/ Sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.


- Vận dụng Tư tưởng HCM vào điều kiện hiện nay cần chú ý:
+ Cần khẳng định những quan điểm của HCM về CNXH và con đường đi lên
CNXH, là cơ sở để chúng ta tiếp tục suy nghĩ sáng tạo để tìm ra bước đi, cách làm
mới. Chúng ta phải làm sống động tư tưởng HCM trước tình hình mới.
+ Xây dựng CNXH trong cơ chế thị trường, sử dụng các thủ đoạn của tư bản để xây
dựng CNXH.
Trong quá trình đổi mới, chúng ta phải:
1. Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin
và tư tưởng HCM.
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, chống
tham nhũng.

Câu 4 : Các nguyên tắc xác định bước đi.


- Hồ Chí Minh nêu lên 2 nguyên tắc có tính phương pháp luận trong việc xác đinh
bước đi và cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội là hiện tượng phổ biến, mang tính quốc tế vì vậy
phải quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh
nghiệm của các nước anh em nhưng không được giáo điều, máy móc.
+ Xác định bước đi và các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội cần căn cứ vào
điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
- Về những nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi của CNXH ở VN:
+ Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng
+Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước
+Phát huy tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị- XH
+Xd đội ngũ cán b ộ đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CM XHCN.

2/ Về bước đi của thời kỳ quá độ.


- Trong thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh chưa nói rõ các bước đi cụ thể, song tìm hiểu
kỹ tư tưởng của Người, chúng ta có thể hình dung ba bước sau:
+ Thứ nhất, ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
+ Thứ hai, phát triển tiểu công nghiệp và công nghiệp nhẹ.
+ Thứ ba, phát triển công nghiệp nặng.
Về các biện pháp ( phương pháp ) cơ bản tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội
Việt Nam:
+ Học tập kinh nghiệm từ các nước, tuy nhiên không được rập khuôn, giáo điều,
sao chép, mà vận dụng 1 cách sáng tạo, phù hợp điều kiện trong nước.
+ Đi sâu vào thực tiễn để điều tra, khảo sát, từ thực tiễn mà đề xuất các vấn đề
phương pháp cho CM.
+Kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó xây dựng chủ yếu và lâu dài.
+Thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội hài hòa, đảm bảo cho các thành
phần kinh tế, các tầng lớp xã hội đều có điều kiện phát triển.
+Phương thức chủ yếu để xây dựng CNXH: “đem tài dân, sức dân, của dân làm
lợi cho dân”.
+Coi trọng các biện pháp tổ chức thực hiện, phát huy nỗ lực chủ quan trong việc
thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội.
+ Biện pháp cơ bản lâu dài, quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là phải “Đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho
dân”.

4/ sự vận dụng

+ tiến thẳng lên CNXH từ một nền sx nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa, nên lâu dài, rất khó khăn.
+ xây dựng cơ sở kinh tế, kiến trúc thượng tầng về chính trị & tư tưởng, văn hóa
-> nước ta trở thành một nước XNCH phồn vinh.
+ Đảng ta xác định nền kinh tế VN là nền kinh tế có nhiều hình thức xã hội,
nhiều thành phần.
+ tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được để phát triển nhanh
lực lượng sx, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Câu 5 : Luận điểm sáng tạo của HCM về ĐCSVN:
a , ĐCSVN là sự kết tinh của CNMLN với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước. (Sự ra đời của ĐCSVN)
- Quan điểm của CN M-L về sự ra đời của 1 ĐCS nói chung: ĐCS là sản
phẩm của sự kết hợp giữa CNM_L với PTCN

- Cơ sở khách quan: VN là nước thuộc địa cho nên phong trào yêu nước có trước
và là cơ sở để phát triển phong trào công nhân.

- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN có mục tiêu chung là giải
phóng dân tộc, quyền lợi của giai cấp công nhân và của dân tộc là thống nhất, vì vậy
phong trào công nhân và phong trào yêu nước tất yếu sẽ kết hợp với nhau.
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN đề có nhu cầu khách quan là
phải kết hợp với CNMLN. Điều đó tạo cơ sở thuận lợi cho việc truyền bá CNMLN
vào VN.
- Ở VN phong trào yêu nước của tầng lớp trí thức phát triển rất sôi nổi và bộ
phận trí thức yêu nước tiên tiến là những người đầu tiên tiếp thu được CNMLN, họ
đã ra sức hoạt động, tích cực truyền bá CNMLN vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước, dẫn đến sự xuất hiện của những tổ chức cộng sản đầu tiên ở
VN và trên cơ sở đó thành lập nên ĐCSVN
=> KL: Trong điều kiện VN là một nước thuộc địa, ĐCS ra đời tất yếu phải là sản
phẩm sự kết hợp giữa CNMLN với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Đó là quy luật đặc thù hình thành ĐCSVN.
b , ĐCSVN là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa CMVN đến thắng lợi. ( Vai
trò của ĐCSVN)

- thành lập được một Đảng cách mạng chân chính của một giai cấp tiên tiến, có
khả năng dẫn dắt cách mạng đi đến thành công.
- nắm giữ được độc quyền lãnh đạo cách mạng và trở thành nhân tố quyết định
hàng đầu sự thắng lợi của cách mạng VN.
- Mục đích của Đảng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người, dẫn dắt cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

c , ĐCSVN – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời Đảng không chỉ
là của giai cấp mà còn là của dân tộc VN. (Bản chất của ĐCSVN)
+ Cơ sở lý luận: theo HCM, giai cấp và dân tộc là thống nhất, lợi ích của giai cấp
công nhân thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy Đảng của giai cấp
công nhân cũng sẽ đồng thời là Đảng của nhân dân lao động, Đảng của cả dân tộc.
+ Về thực tiễn: nếu ĐCS chỉ là Đảng của giai cấp công nhân, thì cơ sở xã hội của
Đảng sẽ hạn chế, Đảng không thể quy tụ, tập hợp được những người ưu tú giác ngộ
CM nhất trong toàn dân tộc, không tự thiết lập được mối liên hệ mật thiết với đông
đảo quần chúng nhân dân. Ngược lại, nếu ĐCS vừa là Đảng của giai cấp công nhân,
vừa là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc thì cơ sở xã hội của Đảng sẽ
rộng mở, Đảng sẽ được các tầng lớp nhân dân coi như Đảng của chính mình, nhân
dân sẽ bảo vệ Đảng, ủng hộ Đảng, tham gia xây dựng Đảng, Đảng sẽ lớn mạnh
không ngừng, sẽ dẫ dắt CM đi đến thành công
- Khẳng định được ý nghĩa của luận điểm đối với công tác xây dựng Đảng ta
hiện nay - Phải xây dựng 1 ĐCS vững mạnh trong điều kiện một nước thuộc địa lạc
hậu, nơi mà giai cấp còn rất non trẻ và nhỏ bé.

2/ Ý nghĩa của nó đối với quá trình xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh:
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thật sự là Đảng của đạo đức và văn
minh, tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc.
- Phát huy dân chủ đi đôi với tang cường pháp chế XHCN, xây dựng 1 nền hành
chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh.
+ Bảo đảm việc tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân
+Cải cách và hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước
- Được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
- lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kin chỉ nam cho hành động.
- Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân.
- Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài.

Câu 6 : Nhà nước của dân , do dân và vì dân

Các luận điểm cơ bản của HCM về xd nhà nước:


* Quan niệm của HCM về Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Nhà nước của dân:
+ Đó là Nhà nước tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, quyền hành của cán bộ
công chức Nhà nước là do dân ủy quyền, giao phó.
+ Nhà nước của dân thì những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia phải do
nhân dân quyết định thông qua việc chưng cầu ý kiến dân.
+ Nhà nước vì dân, vì nước là việc chung, mỗi người dân đều có trách nhiệm
gánh vác một phần, người dân phải coi việc nước như việc nhà, phải tôn trọng pháp
luật, bảo vệ của công, phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để
xứng đáng với địa vị của người làm chủ.
+ Nhà nước của dân thì dân phải có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu thay
mặt dân tham gia vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước.
- Nhà nước do dân:
+ Nhà nước do nhân dân lập ra.
+ Nhà nước do nhân dân xây dựng, ủng hộ, bảo vệ, phê bình và giám sát.
+ Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
+ Nhà nước do dân thì dân phải có quyền bãi miễn các cơ quan Nhà nước nếu tỏ
ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của dân.
- Nhà nước vì dân:
+ Là Nhà nước hướng mọi hoạt động vào việc phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích
cho nhân dân, đó là một Nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, thật sự cần, kiệm,
liêm, chính.
+ Nhà nước vì dân thì mọi công chức Nhà nước đều là nô bộc của nhân dân, việc
gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì hại đến dân thì phải hết sức tránh.
+ Nhà nước vì dân thì chính quyền các cấp phải chăm lo cho dân từ việc lớn đến
nhỏ, phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, có học hành.
+ Nhà nước vì dân thì cán bộ Nhà nước vừa là người phục vụ, vừa là người lãnh
đạo, vừa là người hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước.
Câu 7 : Bản chất quyền lực của Nhà nước kiểu mới:

- Bản chất giai cấp công nhân của nước VNDCCH: “Là Nhà nước dân chủ nhân
dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Bản
chất giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua:
+ Nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
+ Nhà nước được tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản dựa trên hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân.
+ Nhà nước tổ chức, quản lý, phát triển kinh tế theo XHCN.
- Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc:
+ Nhà nước kiểu mới ra đời là kết quả đấu tranh lâu dài, hy sinh xương máu của bao
thế hệ CM.
+ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm nền tảng.
+ Ngay khi mới ra đời, Nhà nước ta phải đảm đương nhiệm vụ tổ chức cuộc kháng
chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc để giữ vững thành quả CM.

Câu 8 : Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
- Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là 1 Nhà nước hợp hiến.
+ Việt nam sau CM có được bản “ Tuyên ngôn Độc lập” nổi tiếng về quyền dân tộc.
+ HCM đã đề ra nhiêm vụ phải có 1 hiến pháp dân chủ
+ Tổng tuyển cử cả nước tiến hành chỉ 4 tháng sau ngày độc lập.
+HCM được chính phủ bầu làm chủ tịch chính phủ liên hiệp kháng chiến.
- Phải là Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có
hiệu lực trong thực tế.
- Phải nhanh chóng đào tạo,bồi dưỡng nhằm hình thành 1 đội nhũ cán bộ viên chức
Nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính
nhất là phải có cần-kiệm-liêm-chính, chí công vô tư.
Câu 9 : Tư tưởng HCM về sd Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.
- Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo
- Kiên quyết chông 3 thứ” giặc nội xâm” là tham ô, lãng phí, quan liêu.

2/ Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước kiểu mới:
- Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau
trong thực tế trị nước.
- Trong lịch sử, những người được coi là thành công trong sự nghiệp trị nước đều
biết kết hợp giáo dục đạo đức với với tăng cường pháp luật.
- Trong xây dựng nhà nước pháp quyền phải nhấn mạnh tới vai trò của pháp luật,
xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục
pháp luật trong nhân dân

Câu 10 : VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ĐOÀN KẾT DÂN TỘC


a/ Một, đoàn kết là chiến lược cách mạng, đảm bảo sự thành công của cách
mạng Việt Nam
- Chiến lược là nhiệm vụ lâu dài , xuyên suốt, qtrọng và có tính định hướng
- Đoàn kết là chiến lược của cách mạng. Bởi đoàn kết là 1 chiến lược lâu dài và
xuyên suốt trong quá trình lịch sử của CM VN có rất nhiều phong trào đấu tranh yêu
nước nhưng nếu thiếu đoàn kết thì sẽ thất bại
+ Nguyên nhân thất bại của các phong trào trước là do thiếu đoàn kết
+ Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng
+ Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ khác nhau, nhưng giai đoạn nào cũng cần đoàn kết
+ Đoàn kết là điểm mẹ của cách mạng, điểm mẹ thành công, các điểm khác mới
thành công.

- Đoàn kết đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam
+Trước khi có Đảng, chưa có đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc, cách mạng Việt
Nam như đêm đông đen tối, không có đường ra.
+Khi có Đảng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã thay đổi bản chất
=) Hồ Chí Minh rút ra chân lý:
+ “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”
+“Đoàn kết là điểm mẹ”

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết


Thành công, thành công đại thành công”

b/ Đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam
 Mục tiêu: Đoàn kết là đích hướng đến của cách mạng Việt Nam
 Nhiệm vụ: cách mạng Việt Nam phải tiến hành xây dựng khối đại đoàn kết
 Vận dụng:
- Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh
của đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Trong thời gian qua khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công –
nông – trí thức đc mở rộng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Sự tập
hợp nhân dân vào các mặt trận toàn thể, các tổ chức xã hội bị hạn chế.
- phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc để phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu XHCN.
- Để vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay
cần chú ý:
+ Phải thấu suốt quan điểm đoàn kết dân tộc là sức mạnh, là động lực chủ
yếu đảm bảo thắng lợi sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc.
+ Đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực,
chính đáng của các giai cấp các tầng lớp nhân dân, kết hợp hài hòa lợi
ích cá nhân & lợi ích dân tộc.
+ Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà
hạt nhân lãnh đạo là Đảng.
+ Lấy mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, xây
dựng tinh thấn cởi mở, tin cậy lẫn nhau.

Câu 11: VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ĐẠO ĐỨC


- Đạo đức là gốc của người cách mạng
+Đạo đức là đời sống tinh thần của xã hội, do cơ sở hạ tầng (kinh tế - xã hội) quyết
định, song tác động trở lại với xã hội
+Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn đánh giá cán bộ đảng viên
+Đạo đức là thước đo đánh giá lòng cao thượng và giúp mỗi người hoàn thiện bản
thân
+Giữa Đức và Tài, Hồ Chí Minh xem trọng đạo đức
+Hồ Chí Minh làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức, xây dựng đạo đức
mới – đạo đức cách mạng
+Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên
- Thứ hai, đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn đối với chủ nghĩa xã hội
+ Chủ nghĩa xã hội chưa phải ở lý tưởng cao xa, ở mức sống dồi dào, ở tư tưởng
được tự do, giải phóng, mà trước hết nó ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm
chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống, bằng hành động của
mình chiến đấu cho lý tưởng Xã hội chủ nghĩa trở thành hiện thực

Câu 12 : Những phẩm chất đạo đức cơ bản ( so sánh giữa Nho giáo vs HCM )

Phân biệt sự khác nhau giữa nho giáo và đạo đức truyền thống HCM về:
Trung, cần, kiệm, liêm, chính.

Nho Giáo Đạo đức truyền thống


HCM

Trung Vua : + Là thiên tứ Trung với nước , tổ quốc

+ Có mọi quyền tối , dân tộc , đất nước

cao , vua bảo sống là + Yêu quê hương , đất


sống , chết là chết nước .

+ Vua không anh minh + Trung thành với sự


→ niềm tin với ông vua nghiệp của đất nước
sẽ là ngu trung ( giải phóng dân tộc ).
Hành động bảo vệ xây
dựng tổ quốc

Hiếu Hiếu : + Với cha Hiếu với dân →phạm vi


mẹ ,nghe lời cha mẹ → rộng lớn + Yêu thương
hạn chế của Nho giáo là cha mẹ minh , cha meh
áp đặt 1 chiều người khác + giúp đỡ ng

+ Chữ hiếu không dành khác

cho người khác , cứng + Yêu dân kính dân


nhắc không có sự tương
tác cha mẹ và con cái

NHO GIÁO HCM


Trung: với vua Không chỉ phục vụ cho bản thân mà
Hiếu: với ông bà cha mẹ đặc biệt là cho nước cho dân
Cần, kiệm, liêm, chính chỉ để phục vụ
cho lợi ích bản thân, gia đình mình

Câu 13 : Phân tích một số câu sau đây :

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết


Thành công, thành công đại thành công”

- Đây là 1 câu thơ rất ngắn gọn nhưng tràn đầy tư tưởng của HCM
- Có đoàn kết thì mới có thành công, càng đoàn kết thì mới càng thành công
- Muốn thành công phải đoàn kết
- 3 từ đoàn kết chính là 3 cấp độ của đoàn kết
+ Đoàn kết trong nội bộ Đảng chính là hạt nhân
+ Đoàn kết toàn dân tộc
+ Đoàn kết quốc tế

Ngọc càng mài càng sáng , vàng càng luyện càng trong :
II/ CÂU HỎI NGẮN ( 5đ )

1/ Nội dung về mặt chính trị trong CNXH?

- Là một chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân là chủ, làm chủ, mọi quyền hành,
mọi lực lượng đều ở nơi dân, có nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối
đại đoàn kết toàn dân.

2/ Nội dung về mặt chính trị trong thời kì quá độ?

- Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của ĐCSVN.

3/ Thực chất thời kì quá độ?

- Đó là quá trình cải biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thành nền sản xuất lớn hiện đại.

- Đó cũng là quá trình đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

- Nhằm xây dựng thành công Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

4/ Đặc điểm thời kì quá độ?

+ Trên TG đã có mô hình XHCN nhưng ko đc áp dụng máy móc


+ Có lý luận Mác – Lênin soi đường
+ TKQĐ ở VN được xây dựng trong thời kỳ vừa có kháng chiến vừa kiến quốc
+ Đất nước bị chia thành 2 miền Nam - Bắc
+ Đặc điểm “to nhất” của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa. Đây là đặc điểm cơ bản, bao trùm, chi phối các đặc điểm
khác… của thời kỳ quá độ.

5/ Tại sao thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta lại lâu dài, khó khăn?

- Vì nước ta xuất phát điểm thấp kém về kinh tế, xã hội; nhân dân chưa có kinh
nghiệm xây dựng một xã hội mới và sự phá hoại của các thế lực thù địch ở trong
và ngoài nước.

6/ Nhiệm vụ của thời kì quá độ?

- Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; Xây dựng các
tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

- Kết hợp cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trong đó xây dựng là chủ yếu và
lâu dài.

7/ Những nhân tố đảm bảo thắng lợi của thời kì quá độ?

- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.

- Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.

- Phát huy tính tính cực chủ động của các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị xã
hội.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa.

8, Theo HCM kẻ thù hung ác nhất của CNXH là gì?

CN cá nhân

9, Tại sao HCM lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu?

- Vì ở nước ta có:

+ Điều kiện tự nhiên thuận lơi: khí hậu, đất đai, nước, sông ngòi,…

+ Kinh nghiệm của người dân: không phải đào tạo họ nhiều

+ Giải quyết được nạn đói trước mắt..

+ Nguyên liệu để phát triển công nghiệp và xuất khẩu thu lợi nhuận.

+ Vốn ít, thu hồi vốn nhanh..

10 / HCM chủ trương xây dựng CNXH theo mô hình Liên Xô. Đúng hay
sai? Vì sao?

- Sai. Vì HCM học hỏi nhưng không sao chép, áp dụng 1 cách máy móc. Vì LX
và VN có những điều kiện xã hội khác nhau, điểm xuất phát khác, hoàn cảnh
lịch sử, văn hóa VN trái với LX, trái với Mac-xit. Người cho rằng “làm trái Liên
Xô cũng là Mác Xít”

11. HCM chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN , đúng hay
sai ?

Sai. Vì Bác Hồ ưu tiên phát triển nền kinh tế nhiều thành phần . Đặc biệt là ưu tiên
phát triển nền kinh tế nhà nước và tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân.
12. HCM đã có quan điểm sáng tạo về các bước đi trong thời kỳ quá độ
ở Việt Nam như thế nào?
- Thứ nhất: Ưu tiên phát triển nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu
- Thứ hai: Phát triển thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ và thương nghiệp
- Thứ ba: Phát triển công nghiệp nặng

13. Biện pháp xây dựng QĐ nào là quan trọng nhất ?

- ĐEM TÀI DÂN, SỨC DÂN LÀM LỢI CHO DÂN


14. Vì sao phải xây dựng Đảng?

Vì: - Để phục vụ cho mỗi giai đoạn cách mạng có những nhiệm vụ, mục tiêu khác
nhau

- Đảng viên có nhiều mối quan hệ xã hội, có thể bị thái hóa biến chất

- Quyền lực chính trị có tính 2 mặt

15. Nguyên tắc xây dựng, sinh hoạt, Đảng nào là quan trọng nhất?

- Tập trung dân chủ.

16. Nhân dân có những quyền lực chính trị nào?


- Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước .

- Có quyền kiểm soát các đại biểu do mình bầu ra.

- Có quyền bãi miễn đại biểu nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân.

17. Luận điểm nào của HCM là sáng tạo nhất trong dân chủ?

+ Luận điểm sáng tạo nhất của HCM là “ dân vừa làm chủ và dân vừa là chủ
+ Dân là chủ có nghĩa là thân phận, địa vị cao nhất thuộc về dân
+ Dân làm chủ có nghĩa là dân phải có trách nhiệm, hành vi, nghĩa vụ tương xứng
với thân phận là chủ .

18/ Vì sao nhà nước dân chủ lại mang bản chất giai cấp công nhân?

- Vì Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách
mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính
đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Thứ hai, biểu hiện ở định hướng mục tiêu Xã hội chủ nghĩa của nhà nước, Nhà
nước định hướng XHCN là Nhà nước của giai cấp công nhân
- Thứ ba, thể hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ
- Thứ tư, lực lượng của nhà nước đó là liên minh công – nông – tầng lớp trí
thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo

19/ Đảng lãnh đạo nhà nước bằng cách thức nào?

- Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương để Nhà nước ban hành pháp luật, Hiến
pháp.

- Đảng lãnh đạo bằng các hoạt động của các tổ chức, cá nhân đảng viên trong bộ
máy nhà nước.

Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra, giám sát
20. Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc là ai?

- Hồ Chí Minh chỉ ra lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc là toàn dân trong
đó lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức làm nền tảng

21. HCM chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN theo mô
hình TQPL?

Sai. Vì HCM ko có chủ trương đó , vì các quyền lực này cuối cùng cũng thuộc về
nhân dân , nhưng cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan.
22. Nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong xây dựn khối đại đoàn kết dân
tộc ?

Phải có niềm tin vào nhân dân, yêu dân, dựa vào dân, đấu tranh vì hạnh phúc
nhân dân.
23. Hình thức của khối đại đoàn kết dân tộc?

Hình thức tổ chức đại đoàn kết toàn dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất được
xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam

24. Theo HCM có mấy tính chất của văn hóa , chức năng của văn hóa ?

* Có 3 tính chất: tính dân tộc, khoa học, đại chúng


* Chức năng
Bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân
Mở rộng hiểu biết nâng cao dân trí
Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp và phong cách lành mạnh cho nhân
dân, luôn hướng con người VN vươn tới “Chân, thiện, mỹ”
25. Phẩm chất đạo đức nào là quan trọng nhất?

- Trung với nước, hiếu với dân.

26. Nguyên tắc nào trong xây dựng đạo đức là quan trọng nhất?
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.

14. Phân tích một số câu nói:

a. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói chuyện tại Đại hội đại
biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm 1961. Người gửi đến quốc dân
đồng bào thông điệp về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đoàn kết rộng rãi, đoàn kết
chặt chẽ, đoàn kết thực sự.

- 3 cấp độ độ đoàn kết: Nội bộ Đảng - Toàn dân - Đoàn kết quốc tế.

- Muốn thành công phải đoàn kết.

Người khẳng định: “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn
chính trị” và điều ấy không chỉ đúng với đoàn kết toàn dân,còn đúng với cả đoàn kết
trong Đảng.Khi nhấn mạnh “đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết”,
Người nói rõ mục đích để “làm cho quần chúng mến Đảng, ra sức ủng hộ Đảng và
tự giác, tự nguyện chịu Đảng lãnh đạo”; đoàn kết trong Đảng thể hiện cả trong tư
tưởng, hành động, không được giả tạo, hình thức mà phải thực chất, đoàn kết phải là
đoàn kết thống nhất, đoàn kết trên nền tảng đường lối, quan điểm của Đảng và vì lợi
ích của tập thể.

Nội bộ Đảng đoàn kết thì mới có thể tập hợp được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc,
tạo nên niềm tin cho toàn dân tộc, để từ đó lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh
giành lại non sông. “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân,
mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây”.
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc mang bản sắc riêng nhưng
đều nằm trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Vì vậy Người kêu gọi đồng bào các dân tộc không phân biệt Kinh hay Thổ, Mường
hay Mán,… phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em
một nhà để cùng xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng xã hội XHCN, làm cho tất cả
các dân tộc được hạnh phúc.

Với các tôn giáo, Người nhắc nhở phải luôn gắn liền lợi ích tôn giáo với lợi ích
chung của dân tộc. Phải đoàn kết giữa đời và đạo, giữa yêu nước và phụng đạo. Dù
là lương hay giáo, đồng bào cũng phải yêu thương đùm bọc nhau, cùng nhau xây
dựng đời sống hòa thuận, ấm no, xây dựng Tổ quốc.

Đoàn kết dân tộc và mở rộng hơn thành đoàn kết quốc tế. Đó là cách để chúng ta tận
dụng mọi sức mạnh để chống lại kẻ thù, muốn chiến thắng, chúng ta cần phải hợp
sức với các dân tộc bị áp bức, những dân tộc ủng hộ hòa bình trên thế giới. Trên
hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhận thấy: “Bọn đế
quốc áp bức chúng ta và đối xử với chúng ta như loài vật, đó là vì chúng ta không
đoàn kết! Nếu chúng ta đoàn kết chúng ta sẽ trở nên đáng gờm” và Người viết trong
Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức (1925): “Hỡi các bạn thân yêu,
chúng ta nên sớm kết đoàn lại! Hãy hợp lực đểđòi quyền lợi và tự do của chúng ta!
Hãy hợp lực để cứu lấy nòi giống chúng ta!”.

Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục
vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và
lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Theo Bác, để giải phóng một dân tộc cũng như để xây dựng một chế độ mới thì phải
huy động sức mạnh toàn dân mới thắng lợi, hoàn thành được. Đoàn kết toàn dân vì
độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội là kim chỉ nam cho mọi hành
động cách mạng và là mục tiêu đấu tranh trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người. Đoàn kết thì thành công và đại đoàn kết thì sẽ đại thành công.

Liên hệ bản thân:...


b. “Giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Lời dạy của Bác về giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng.

Người chỉ rõ: ''Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự
nghiệp rất vẻ vang nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh
rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh nặng và đi xa được. Người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm
vụcách mạng vẻ vang''. Đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập đến là đạo đức mới, đạo
đức cách mạng mang tính nhân văn cao cả.

Để xây dựng đạo đức Việt Nam mới, Hồ Chí Minh nêu ra những nguyên tắc và

phương pháp cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như việc rèn

luyện của mỗi người. Phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức bền bỉ, suốt đời. Người
thường nhắc nhở:

''Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng giống như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong''. Từ nhân sinh quan cho rằng bản tính con người không
phải do trời định sẵn, không phải ''thiên định kỳ tính'' mà đạo đức con người chủ yếu
chịu ảnh hưởng của giáo dục, của xã hội, ''hiền dữ nào phải là tính sẵn, phần nhiều
do giáo dục mà nên”. Con người ta không phải là thánh thần, ai cũng có phần tốt,
phần xấu, trong cuộc sống khó tránh hết những khuyết điểm sai lầm, vì vậy, vấn đề
là phải nhận thức được những điểm yếu để sửa chữa, khơi dậy phần thánh thiện tốt
đẹp của con người, đẩy lùi cái xấu, cái ác. Tu dưỡng đạo đức phải thực hiện thường
xuyên, bền bỉ, kiên trì, đòi hỏi sự quyết tâm cao, sự khổ công rèn luyện.

Xây dựng đạo đức mới đòi hỏi phải nêu gương điển hình, lời nói phải đi đôi với

việc làm. Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức mới yêu cầu sự gương mẫu, đó là những
tấm gương tốt trong cuộc sống của ông bà, cha mẹ với con cháu; của anh chị với
những người em; của thầy cô giáo với học sinh, của cán bộ đảng viên với nhân dân,
của người tốt việc tốt với mọi người. Nêu gương đạo đức là lời nói phải đi đôi với
việc làm, đó vừa là nguyên tắc để xây dựng đạo đức mới vừa là ranh giới phân biệt
với đạo đức cũ, nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói một đằng làm một nẻo là
đặc trưng đạo đức của giai cấp bóc lột. Người cách mạng thì lời nói phải đi đôi với
việc làm hành động gương mẫu để quần chúng noi theo, đó là nguyên tắc để rèn
luyện, tu dưỡng và xây dựng đạo đức mới. Người nói: “Trước mặt quần chúng,
không phải ta cứ viết lên trán hai chữ ''cộng sản'' mà ta được họ yêu mến. Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân,
mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước''.

Xây dựng đạo đức mới, đòi hỏi phải đấu tranh bảo vệ cái mới, cái đúng, cái tốt, loại
trừ cái sai, cái xấu, xây phải đi đôi với chống. Người cho rằng trong cuộc sống công
tác hàng ngày và ngay trong mỗi con người cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai, cái đạo
đức, cái vô đạo luôn tồn tại đan xen. Nhưng cái vô đạo đức chỉ thừa dịp là trỗi dậy
tấn công con người, vì vậy xây dựng đạo đức cách mạng, bồi dưỡng những phẩm
chất đạo đức cao đẹp: trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, tình nhân
ái, tinh thần quốc tế trong sáng... phải đi liền với cuộc đấu tranh chống những hiện
tượng vô đạo đức như chủ nghĩa cá nhân; tệ quan liêu, tham ô, lãng phí; óc bè phái,
mất đoàn kết, vô kỷ luậ,t phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, đó là thứ bệnh mẹ đẻ ra
trăm thứ bệnh con.

Tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Trong cuộc

sống của mỗi người khó tránh hết những khuyết điểm, nhưng khi có khuyết điểm thì
phải thật thà tự phê bình và hoan nghênh người khác phê bình, rồi kiên quyết sửa
chữa. Mỗi đảng viên, cán bộ, mỗi người phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa
như rửa mặt mỗi ngày, như vậy mới mong tiến bộ. Chúng ta khẳng định những mặt
tích cực tiến bộ của nền đạo đức xã hội mới, nhiều giá trị đạo đức truyền thống được
bảo tồn và phát huy, như chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương
ái...nhiều giá trị đạo đức mới được khẳng định. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích
cực đó, nền đạo đức xã hội ta còn nhiều yếu kém, sự phai nhạt lý tưởng, sa sút về
phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân
dân.

Tệ quan liêu, tham nhũng trở thành quốc nạn chưa được ngăn chặn hiệu quả.
Nguyên nhân chủ quan của những tiêu cực đó là do chúng ta chưa lường hết những
tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, thiếu những biện pháp hữu hiệu trong cả
xây và chống, chưa xử lý kiên quyết với những cán bộ thoái hóa biến chất.

Để xây dựng đạo đức trong Đảng, đạo đức xã hội phát triển lành mạnh, mỗi người
dân Việt Nam luôn luôn học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức theo tấm gương của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta nên tổ chức thường xuyên và rộng rãi cho toàn
Đảng, toàn dân, đặc biệt với thanh niên, học sinh học tập và rèn luyện đạo đức theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo ra môi trường xã hội trong sạch, làm động lực để xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.

Mặt khác, chúng ta phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan

liêu, tham nhũng; xử lý nghiêm những cán bộ thoái hóa biến chất; xây phải đi đôi
với chống. Đồng thời cần nhân rộng những tấm gương điển hình, trước hết là cán
bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng nêu gương sáng cho nhân dân. Xây dựng
Đảng ta là đảng vừa là đạo đức vừa là văn minh, xứng đáng là người lãnh đạo, là
đầy tớtrung thành của nhân dân.

Liên hệ bản thân:

You might also like