You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Biên soạn: Lê Quốc Toản – 20CNQTH02


PHẦN CÂU HỎI NGẮN
1/ Nội dung về mặt chính trị trong CNXH?
- Là một chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân là chủ, mọi quyền hành, mọi lực lượng đều ở nơi
dân, có nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân.
2/ Nội dung về mặt chính trị trong thời kì quá độ?
Nội dung quan trọng nhất là giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của ĐCSVN.
3/ Thực chất thời kì quá độ?
- Đó là quá trình cải biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thành nền sản xuất lớn hiện đại.
- Đó cũng là quá trình đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
- Nhằm xây dựng thành công Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
4/ Đặc điểm thời kì quá độ?
- Đặc điểm “to nhất” của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây là đặc
điểm cơ bản, bao trùm, chi phối các đặc điểm khác… của thời kỳ quá độ.
5/ Tại sao thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta lại lâu dài, khó khăn?
- Vì nước ta xuất phát điểm thấp kém về kinh tế, xã hội; nhân dân chưa có kinh nghiệm xây dựng
một xã hội mới và sự phá hoại của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
6/ Nhiệm vụ của thời kì quá độ?
- Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; Xây dựng các tiền đề kinh tế, chính
trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
- Kết hợp cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trong đó xây dựng là chủ yếu và lâu dài.
7/ Những nhân tố đảm bảo thắng lợi của thời kì quá độ?
- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.
- Phát huy, tính tính cực chủ động các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị xã hội.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
8/ Tại sao HCM lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu?
- Vì đất nước chúng ta có “thiên thời” (khí hậu, đất đai), “nhân hòa” (lực lượng lao động nông
nghiệp). Và HCM đã nói: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung thì phải lấy
phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”.
9/ HCM chủ trương xây dựng CNXH theo mô hình Liên Xô. Đúng hay sai? Vì sao?
- Sai. Vì HCM tiếp cận và xây dựng CNXH ở VN từ 4 yếu tố:
+ Từ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.
+ Từ truyền thống dân tộc.
+ Từ thực tiễn Việt Nam
+ Từ đạo đức, văn hóa, lòng nhân ái của HCM.
10/ HCM chủ trương loại bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN. Đúng hay sai? Vì sao?
- Sai. Vì HCM có chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, ưu tiên
kinh tế nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân.
11/ Kẻ thù số 1 của CNXH là gì?
- Chủ nghĩa cá nhân.
12/ Các bước đi của thời kì quá độ?
- Bước 1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
- Bước 2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ
- Bước 3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
Lưu ý: đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng vội, chủ quan, nhiều hay ít giai đoạn
là do lịch sử khách quan quy định
13/ Vì sao phải xây dựng Đảng?
- Công tác xây dựng Đảng là 1 công tác có tính quan trọng sống còn đối với 1 đảng lãnh đạo, vì
vậy mục đích của việc này là nhằm xây dựng 1 Đảng đoàn kết về chính trị, vững vàng về tư tưởng
và kiện toàn, linh hoạt trong việc tổ chức bộ máy đảng. Trong đó lĩnh vực chính trị là lĩnh vực
được chú trọng bậc nhất có ý nghĩa quyết định, tác động sâu sắc đến các lĩnh vực nghiên cứu khác.
14/ Nguyên tắc xây dựng, sinh hoạt, Đảng nào là quan trọng nhất?
- Tập trung dân chủ.
15/ Nhân dân có những quyền lực chính trị nào?
- Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước .
- Có quyền kiểm soát các đại biểu do mình bầu ra.
- Có quyền bãi miễn đại biểu nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của
nhân dân.
16/ Luận điểm nào của HCM là sáng tạo nhất trong dân chủ?
CNXH là chế độ dân chủ, dân chủ là bản chất của CNXH.
17/ Vì sao nhà nước dân chủ lại mang bản chất giai cấp công nhân?
- Vì Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của quần chúng
nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.
18/ Đảng lãnh đạo nhà nước bằng cách thức nào?
- Đảng lãnh đạo, chỉ đạo Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa cương lĩnh, quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng thành pháp luật, kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện trong toàn xã
hội. Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát
và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
19/ Phẩm chất đạo đức nào là quan trọng nhất?
- Trung với nước, hiếu với dân.
20/ Nguyên tắc nào trong xây dựng đạo đức là quan trọng nhất?
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.
21/ HCM chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN theo mô hình tam quyền phân
lập?
- Sai. Vì "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân" nên "Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp". Do đó, mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền ở Việt Nam không
phải và không thể "tam quyền phân lập".
22/ Phân tích sự thống nhất giữa tính công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước?
- Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc chỉ có thể có
được ở nhà nước xã hội chủ nghĩa - một nhà nước thực sự là công cụ bảo đảm đầy đủ quyền làm
chủ của nhân dân lao động, do có sự thống nhất về cơ bản giữa lợi ích của giai cấp công nhân với
lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
PHẦN TỰ LUẬN:
1/ Tính tất yếu ra đời của CNXH ở Việt Nam?
- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử
xã hội loài người, từ tính chất và xu thế vận động tất yếu của thời đại
- Chủ nghĩa xã hội ra đời từ “sự tàn bạo của Chủ nghĩa tư bản”.
- Dưới góc độ giải phóng: độc lập dân tộc chỉ mới là cấp độ đầu tiên, đi lên chủ nghĩa xã hội mới
giải phóng được giai cấp, giải phóng con người.
- Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghia Mác - Lênin để luận
chứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của
nước ta.
- Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản trong cách mạng giải phóng dân tộc.
2/ Đặc trưng của CNXH?
- Chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng bản chất như sau:
Thứ nhất, đó là một chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân là chủ, làm chủ, mọi quyền hành, mọi
lực lượng đều ở nơi dân, có nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân.
Thứ hai, Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dân giàu nước mạnh, có khoa học, kỹ thuật
tiên tiến, hiện đại
Thứ ba, Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn áp bức, bóc lột, bất công dựa trên chế độ sở hữu xã
hội về tư liệu sản xuất và thực hiện phân phối theo lao động
Thứ tư, Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, có hệ thống quan hệ xã
hội dân chủ, bính đẳng, công bằng, con người được giải phóng, phát triển tự do, toàn diện trong sự
hài hòa giữa xã hội với tự nhiên.
Thứ năm, Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đó là một chủ nghĩa xã hội của dân, do dân, vì dân, là hiện thân
đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại.
3/ Động lực và trở lực xây dựng CNXH?
* Động lực của chủ nghĩa xã hội:
- Tất cả các nguồn lực, như: nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, con người... Trong đó nguồn lực
con người là bao trùm và quyết định nhất. Vì tất cả đều phải thông qua con người; nguồn lực này
là vô tận, trong đó trí tuệ con người càng khai thác càng tăng trưởng.
- Chú trọng khai thác các nguồn ngoại lực: Hợp tác, đặc biệt là với các nước xã hội chủ nghĩa anh
em, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật,..
* Những trở lực của chủ nghĩa xã hội:
- Thứ nhất là chủ nghĩa cá nhân - căn bệnh “mẹ”, “bệnh gốc”, “kẻ thù hung ác nhất của chủ nghĩa
xã hội” từ đó “đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm”.
- Thứ hai là “Giặc nội xâm”: tham nhũng, lãng phí, quan liêu (bệnh gốc).
- Thứ ba là tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết làm giảm sút uy tín và sức mạnh của Đảng, của cách
mạng.
- Thứ tư là tệ chủ quan, bảo thủ lười biếng không chịu học tập lý luận, học tập cái mới.
4/ Nguyên tắc, bước đi, phương pháp xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ?
* Những nguyên tắc:
+ Quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh nghiệm của các nước nhưng không
được giáo điều, máy móc. Phải giữ vững độc lập dân tộc, tự chủ, tự cường.
+ Căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân để xác
định bước đi cho phù hợp.
* Về bước đi cụ thể của thời kỳ quá độ:
- Bước 1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
- Bước 2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ
- Bước 3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
Lưu ý: đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng vội, chủ quan, nhiều hay ít giai đoạn
là do lịch sử khách quan quy định
* Về biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội:
+ Kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó xây dựng là chủ yếu và lâu dài
+ Thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội hài hòa đảm bảo cho các thành phần kinh tế, thành
phần xã hội đều có điều kiện phát triển
+ Phương thức chủ yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội là “đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi
cho dân”; “đó là chủ nghĩa xã hội nhân dân'', không phải là chủ nghĩa xã hội Nhà nước“; xây dựng
chủ nghĩa xã hội không thể bằng mệnh lệnh từ trên xuống.
+ Coi trọng vai trò quyết định của biện pháp tổ chức thực hiện và phát huy nỗ lực chủ quan trong
việc thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh chủ trương: chỉ tiêu một, biện pháp mười,
quyết tâm hai mươi,...có như thế kế hoạch mới hoàn thành tốt được
5/ Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về ĐCSVN?
– ĐCSVN là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng VN đến thắng lợi
– Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa M-LN cũng như truyền thống dân tộc HCM KD.
Nhưng sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy thành 1 lực lượng to lớn khi được
giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo 1 đường lối đúng đắn.
– Người khẳng định CM trước hết phải có Đảng CM để trong thì vận động tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và CMVS mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành
công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy đúng hướng.
– ĐCS là chính Đảng của giai cấp công nhân, là đơn vi tiên phong, bộ tham mưu của g/c vô sản,
nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng luôn tận tâm, tận lực phục sự tổ quốc và nhân dân,
trung thành tuyệt đối với lợi ích của g/c, của nhân dân và của dân tộc. Ngoài lợi ích đó ra thì Đảng
không có lợi ích gi khác.
6/ Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân?
- Nhà nước của dân:
+ Là nhà nước mà tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước
là việc chung, mỗi một con Rồng cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn
giáo... đều phải ghé vai gánh vác một phần.
+ Dân là chủ nhà nước, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Quyền bính của cán bộ, công chức
nhà nước là do dân ủy nhiệm, giao phó.
+ Dân có quyền bầu (ủy nhiệm) và bãi miễn người thay mặt mình vào Quốc hội và các cơ quan
quyền lực nhà nước; kiểm soát các công việc của NN; giám sát hoạt động của các đại biểu do mình
bầu ra thông qua các thiết chế dân chủ.
- Nhà nước do dân:
+ Nhà nước do dân lập ra - Dân cử ra các đại diện của mình tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
+ Nhà nước do dân xây dựng, ủng hộ và bảo vệ; nhà nước được dân phê bình, giám sát, tạo điều
kiện để nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn.
+ Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến nhân dân, liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nhân dân có quyền bãi miễn các cơ quan nhà nước nếu
tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của dân: "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi
Chính phủ"
- Nhà nước vì dân:
+ Mọi hoạt động của nhà nước đều phải vì nhân dân, hướng vào việc phục vụ nhân dân. Đem lại
quyền lợi chonhân dân là mục tiêu cơ bản của nhà nước ta.
+ Mọi công chức nhà nước từ Chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc (người phục vụ chung của
xã hội) của dân.
+ Chính quyền các cấp phải chăm lo cho dân từ việc lớn đến việc nhỏ, các cơ quan nhà nước quản
lý xã hội là để lo cho dân: Nếu để cho dân đói, chính phủ có lỗi, nếu để cho dân giét, chính phủ có
lỗi, nếu để cho dân không được học hành, chính phủ có lỗi...
+ Cán bộ nhà nước là người phục vụ, đồng thời còn là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân
dân, phải "xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
7/ Quan điểm của HCM về bản chất của nhà nước?
- Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của giai cấp công nhân, mang bản chất giai
cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện:
+ Thứ nhất, Nhà nước ta là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
+ Thứ hai, nhà nước được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản dựa trên hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân (tập trung dân chủ, Đảng lãnh đạo, thống nhất quyền lực...)
+ Thứ ba, hoạt động tổ chức, quản lý của Nhà nước hướng đến mục tiêu đưa đất nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
- Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc. Đó là
nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc. Nói nhà nước ta là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”,
không phải là nhà nước “toàn dân”, nhà nước phi giai cấp, mà là nói tới tính chất dân chủ nhân dân
của nhà nước. Nhà nước đó xét về bản chất vẫn là nhà nước của giai cấp công nhân, nhưng xét về
đại diện và bảo vệ lợi ích thì đó là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”, dựa trên cơ sở của khối đại
đoàn kết toàn dân.
8/ Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ?
- Xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp:
+ Trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam: đòi đảm bảo cho người Đông Dương có nền pháp lý
như châu Âu, ra các đạo luật thay thế các sắc lệnh.
+ Sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập, Người càng quan tâm nhiều hơn
đến Hiến Pháp, pháp luật.
+ Kêu gọi Tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946: Quốc hội đầu tiên được diễn ra.
+ Hai lần Hồ Chí Minh chủ trì soạn thảo Hiến Pháp (1946 – 1959).
=) Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mang tính hợp hiến, hợp pháp.
- Nhà nước quản lý bằng pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống:
+ Quản lý xã hội bằng nhiều cách nhưng quan trọng nhất bằng pháp luật, Hiến Pháp là pháp luật tối
cao.
+ Cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước: quyền lập pháp – hành pháp
– tư pháp (Tam quyền phân lập: ở Việt Nam, không cần tam quyền phân lập như phương Tây,
nhưng cần có phân công, phối hợp giữ 3 cơ quan này).
+ Biện pháp để Pháp luật thực thi trong thực tế:
 Xây dựng một nền pháp chế, hệ thống pháp luật thực sự hoàn thiện, đầy đủ, đảm bảo quyền dân
chủ thực sự cho nhân dân
 Cơ quan nhà nước, cán bộ phải gương mẫu chấp hành, đủ đức, đủ tài
 Người dân phải hiểu và tuyệt đối chấp hành
 Thực thi pháp luật phải công tâm, nghiêm minh, bình đẳng và minh bạch
9/ Nhà nước trong sạch, vững mạnh?
- Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong nhà nước. Có 6 căn bệnh tiêu cực cần tránh: trái
phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẻ, kiêu ngạo. Biện pháp khắc phục:
+ Đối với mình: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, tự sửa chính mình.
+ Đối với người: yêu thương, quý trọng, tin tưởng nhân dân, hết lòng phụng sự nhân dân, lắng
nghe ý kiến của dân.
+ Đối với việc: tận tụy với công việc.
- Chống 3 thứ giặc nội xâm, đó là: quan liêu, lãng phí, tham ô.
- Tăng cường pháp luật với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng:
+ Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực tế trị
nước
+ Trong lịch sử, muốn trị nước thành công: phải kết hợp giáo dục đạo đức và tăng cường pháp luật
+ Nhấn mạnh vai trò của pháp luật, nhưng không được tuyệt đối pháp luật, xem trọng cả giáo dục
đạo đức
10/ Vai trò, vị trí của đạo đức?
- Đạo đức là gốc của người cách mạng:
+ Đạo đức là đời sống tinh thần của xã hội, do cơ sở hạ tầng (kinh tế - xã hội) quyết định, song tác
động trở lại với xã hội.
+ Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn đánh giá cán bộ đảng viên.
+ Đạo đức là thước đo đánh giá lòng cao thượng và giúp mỗi người hoàn thiện bản thân
+ Giữa Đức và Tài, Hồ Chí Minh xem trọng đạo đức.
+ Hồ Chí Minh làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức, xây dựng đạo đức mới – đạo đức
cách mạng.
+ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
- Thứ hai, đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn đối với chủ nghĩa xã hội:
+ Chủ nghĩa xã hội chưa phải ở lý tưởng cao xa, ở mức sống dồi dào, ở tư tưởng được tự do, giải
phóng, mà trước hết nó ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu
tú, bằng tấm gương sống, bằng hành động của mình chiến đấu cho lý tưởng Xã hội chủ nghĩa trở
thành hiện thực
11/ Các phẩm chất đạo đức cơ bản?
- Trung với nước, hiếu với dân:
+ Trung với nước: yêu Tổ quốc, trung thành với sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng con
người
+ Hiếu với dân: “không chỉ yêu cha mẹ mình, mà cũng yêu cha mẹ người, cũng làm cho mọi người
biết yêu thương cha mẹ”, yêu kính đối với nhân dân như yêu thương cha mẹ mình
- Cần – kiệm – Liêm – Chính – Chí công vô tư:
+ Cần: Cần cù, chịu khó, chăm chỉ, dẻo dai, bền bỉ. Cần cù gắn liền với siêng năng. Cần cù theo
nghĩa rộng: Không phải chỉ mỗi cá nhân cần siêng, mà tập thể, cả đất nước cũng phải siêng năng.
Cần cù, nhưng phải có kế hoạch, biết việc gì làm trước, làm sau =) phải tính toán cẩn thận, sắp đặt
gọn gàng. Có kế hoạch, nhưng phải biết phân công. “Cần” phải đi cùng với “chuyên” (chuyên tâm)
không chỉ một, hai ngày mà là cả đời cần, chuyên, luôn luôn chăm chỉ. Lười biếng là kẻ thù của
cần, người lười biếng có tội với nhân dân, với Tổ quốc.
+ Kiệm: tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần và Kiệm luôn đi đôi với
nhau như người đứng bằng 2 chân. Tiết kiệm: vật chất, thời gian, nhân lực. Tiết kiệm nhưng không
bủn xỉn, cũng không xa xỉ. Phải thi đua thực hành tiết kiệm.
+ Liêm: Là trong sạch, là không tham lam, không tham của công, không tham tiền bạc, địa vị, nịnh
hót, không lấy của chung thành của riêng. Cán bộ phải thực hành liêm khiết gương mẫu cho nhân
dân. Dân phải hỗ trợ, giúp cán bộ thực hành liêm.
+ Chính: là không tà, là ngay ngắn, đứng đắn.
+ Chí công vô tư: Thực chất, chí công vô tư: quét sạch chủ nghĩa cá nhân, là lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ. Thực hành Chí công vô tư không có gì khó, chỉ từ lòng mà ra: một lòng hướng về
nhân dân, Tổ quốc, đồng bào.
- Yêu thương con người: Dành cho người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Yêu gia đình, anh em,
bạn bè, - đồng bào cả nước - nhân loại. Tha lỗi cho những người mắc sai lầm, biết sửa chữa. Yêu
thương nhưng biết phê bình, tự phê bình lẫn nhau.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng:
+ Tinh thần đoàn kết giai cấp công nhân toàn thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em”
+ Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động trên thế giới
+ Đoàn kết với những người tiến bộ, văn minh trên thế giới
+ Đoàn kết quốc tế để hướng đến chủ nghĩa xã hội, độc lập, dân chủ, và tiến bộ
+ Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước
 HCM có sự vận dụng, sáng tạo, kế thừa, nâng tầm các phẩm chất đạo đức mà Nho giáo đã
đưa ra. 12/ So sánh một số phẩm chất: trung-hiếu, cần, kiệm, liêm, chính? (tham khảo câu 11
và giáo trình, có thể câu hỏi này sẽ so sánh giữa HCM và Nho giáo về các phẩm chất này)
+ Trung: trung quân, trung thành với vua, mà trung thành với vua là trung thành với nước.
+ Hiếu: Hiếu tháo với cha mẹ.
+ Cần: Cần cù, chịu khó, chăm chỉ, dẻo dai, bền bỉ. Cần cù gắn liền với siêng năng. Cần cù theo
nghĩa rộng: Không phải chỉ mỗi cá nhân cần siêng, mà tập thể, cả đất nước cũng phải siêng năng.
Cần cù, nhưng phải có kế hoạch, biết việc gì làm trước, làm sau =) phải tính toán cẩn thận, sắp đặt
gọn gàng. Có kế hoạch, nhưng phải biết phân công. “Cần” phải đi cùng với “chuyên” (chuyên tâm)
không chỉ một, hai ngày mà là cả đời cần, chuyên, luôn luôn chăm chỉ. Lười biếng là kẻ thù của
cần, người lười biếng có tội với nhân dân, với Tổ quốc.
+ Kiệm: tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần và Kiệm luôn đi đôi với
nhau như người đứng bằng 2 chân. Tiết kiệm: vật chất, thời gian, nhân lực. Tiết kiệm nhưng không
bủn xỉn, cũng không xa xỉ. Phải thi đua thực hành tiết kiệm.
+ Liêm: Là trong sạch, là không tham lam, không tham của công, không tham tiền bạc, địa vị, nịnh
hót, không lấy của chung thành của riêng. Cán bộ phải thực hành liêm khiết gương mẫu cho nhân
dân. Dân phải hỗ trợ, giúp cán bộ thực hành liêm.
+ Chính: là không tà, là ngay ngắn, đứng đắn.

You might also like