You are on page 1of 3

CHƯƠNG IV: TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VN VÀ NHÀ

NƯỚC CỦA NHÂN DÂN – DO NHÂN DÂN – VÌ NHÂN DÂN

I. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐCSVN:

1. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN:


- Theo HCM, ĐCSVN ra đời là tất yếu, khách quan, do thực tiễn cách mạng VN đặt ra ở đầu thế
kỉ XX. Người khẳng định vai trò to lớn của Đảng với cách mạng VN. Người khẳng định: “Muốn
khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối
và định phương châm cho đúng… Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh
đạo”.
- Người khẳng định ĐCSVN ra đời là sự kết hợp của 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào
công nhân và phong trào yêu nước. => Là luận điểm mới, sáng tạo của HCM

2. Đảng phải trong sạch, vững mạnh:


a) Đảng là đạo đức, là văn minh:
- Đảng là đạo đức được thể hiện ở những điểm sau:
+ Mục đích hoạt động: Lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người
+ Cương lĩnh, đường lối, chủ trương hoạt động của Đảng đều nhằm mục đích trên
+ Đội ngũ Đảng viên luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, suốt đời phấn đấu cho lợi ích của
dân, của nước.
- Đảng là văn minh được thể hiện ở những điểm sau:
+ Đảng văn minh là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc
+ Đảng ra đời là tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh, tiến bộ của dân tộc, nhân loại
+ Đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh
+ Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật
+ Đảng văn minh thể hiện ở đội ngũ cán bộ, Đảng viên luôn là những chiến sĩ tiên phong, gương
mẫu trong công tác và cuộc sống hàng ngày
+ Đảng văn minh là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng
b) Nguyên tắc hoạt động của Đảng:
- Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
- Tập trung dân chủ
- Tập thể lãnh đạo
- Tự phê bình và phê bình
- Kỷ luật nghiêm, tự giác
- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
- Đảng phải giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân
- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
- Phải có sự đoàn kết quốc tế
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên:
- Tuyệt đối trung thành với Đảng
- Nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng
- Luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng
- Luôn học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt
- Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
- Luôn chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo, tiên phong phòng chống tiêu cực trong đời sống

II. TTHCM VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN – DO DÂN – VÌ DÂN
1. Nhà nước dân chủ:
a) Bản chất giai cấp của nhà nước:
- Theo HCM, nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân:
+ Nhà nước của giai cấp công nhân lãnh đạo
+ Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước được thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Đảng – Nguyên tắc tập trung dân chủ
- HCM khẳng định bản chất giai cấp công nhân của nhà nước thống nhất với tính nhân dân và
dân tộc:
+ Nhà nước VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với sự hy sinh của rất
nhiều thế hệ người VN
+ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích dân tộc làm nền tảng
+ Trong thực tế, nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, lãnh đạo nhân
dân tiến hành các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập tự do tổ quốc
b) Nhà nước của nhân dân:
- HCM khẳng định: “Trong nước VNDCCH của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều thuộc về
nhân dân”
- Trong nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua hình thức dân chủ trực tiếp –
gián tiếp
- Nhà nước của dân nghĩa là quyền lực nhà nước là “thuộc uỷ quyền” của nhân dân, tự bản thân
nhà nước không có quyền lực
- Nhà nước của dân là dân có quyền khảo sát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại
biểu mà họ đã bầu ra
- Pháp luật dân chủ là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân
c) Nhà nước do nhân dân:
- Nghĩa là nhà nước do người dân lập nên sau thắng lợi cách mạng, do nhân dân xây dựng, bầu
đại biểu
- Nhà nước do dân làm chủ, nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân đối với đất nước
- Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình
- Nhà nước phải coi trọng việc giáo dục người dân, đồng thời nhân dân phải có ý thức tự giác
phấn đấu, nâng cao khả năng bản thân
d) Nhà nước vì nhân dân:
- Tức là nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi, nhà nước thực sự
trong sạch, cần kiệm liêm chính, chủ trương, đường lối của nhà nước đều phải phục vụ nhân dân

2. Nhà nước pháp quyền:


a) Nhà nước hợp pháp hợp hiến
- HCM luôn chú trọng đến xây dựng nền pháp lý cho nhà nước VN mới: Bản yêu sách (1969),
HCM đã ra yêu cầu phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách làm cho người dân bản
xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật
- Khi trở thành người đứng đầu nhà nước VN mới, Người càng quan tâm sâu sắc đến việc đảm
bảo cho nhà nước được tổ chức và vận hành phù hợp với pháp luật. Vì vậy HCM đã đề nghị
chúng ta cần có một hiến pháp dân chủ, phải tiến hành cuộc tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để
lập ra quốc hội và các bộ máy trong nhà nước
- 6/1/1946, cuộc tổng tuyển cử đã được tiến hành thắng lợi lần đầu trong lịch sử, tất cả người VN
từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bỏ phiếu bầu ra đại biểu của mình
- 2/3/1946, quốc hội khoá 1 nước VNDCCH đã lập ra các tổ chức bộ máy và các chức vụ chính
thức của nhà nước, HCM được bầu làm chủ tịch chính phủ. Đây là chính phủ có đầy đủ tư cách
pháp lý để giải quyết vấn đề đối nội - ngoại với nhà nước
b) Nhà nước thượng tôn pháp luật:
- Trong tư tưởng HCM, nhà nước quản lý bằng bộ máy và nhiều biện pháp khác nhưng quan
trọng nhất là hiến pháp pháp luật
- HCM luôn chú trọng xây dựng biện pháp dân chủ. Ở cương vị chủ tịch nước, HCM 2 lần soạn
hiến pháp, ký… đạo luật và 613 sắc lệnh
- Cùng với công tác lập pháp, HCM còn chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống, đảm bảo cho
pháp luật được thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật, khuyến khích nhân dân
giám sát việc thi hành pháp luật, khuyến khích nhân dân giám sát phê bình công việc nhà nước,
giám sát nhà nước thực thi pháp luật
c) Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa
- Là nhà nước phải tôn trọng, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền con người, chăm lo đến lợi ích
mọi người
- Trong pháp quyền nhân nghĩa, pháp luật phải có tính nhân văn hướng thiện

3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh


a) Kiểm soát quyền lực nhà nước
- HCM khẳng định, kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu, các cơ quan cán bộ nhà nước dù ít
hay nhiều đều nắm giữa quyền lực, tay sai
- Hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước trước hết phải phát huy vai trò của ĐCSVN
- Việc kiểm soát quyền lực phải dựa trên cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và việc phân công
phân nhiệm giữa những cơ quan thực thi quyền lực nhà nước
- Nhân dân là chủ thể tối cao trong quyền lực nhà nước
=> Nhân dân có quyền kiểm soát quyển lực nhà nước
b) Phòng chống tiêu cực trong quyền lực nhà nước
- Xoá bỏ những căn bệnh mà tổ chức nhà nước hay mắc phải, quan niệm, vô kỷ luật,…
- Các biện pháp:
+ Nâng cao trình độ dân chủ
+ Pháp luật trong nhà nước, kỷ luật trong Đảng phải nghiêm ngặt
+ Xử phạt đi đôi với giáo dục, cảm hoá con người
+ Cán bộ nhà nước phải làm gương
+ Huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước

III. VẬN DỤNG TTHCM VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM NGÀY NAY (Tự học)

You might also like