You are on page 1of 6

Câu 1: Tư tưởng HCM về văn hóa, đạo đức, con người:

a) Văn hóa:
+) Quan điểm:
- Văn hóa không chỉ bao gồm giá trị vật chất ( công cụ sinh hoạt ) mà còn bao gồm
giá trị tinh thần ( ngôn ngữ, đạo đức, tôn giáo..)
- Chủ thể sáng tạo ra văn hóa là con người. Văn hóa giúp con người tồn tại, phát
triển. Con người sáng tạo văn hóa để thích ứng nhu cầu cuộc sống.
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp: văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến
trúc thượng tầng của xã hội.
+) Quan hệ giữa văn hóa với lĩnh vực khác:
- Với chính trị: Gắn liền mật thiết, chính trị được giải phóng thì văn hóa mới được
giải phóng. Chính trị mở đường cho văn hóa phát triển. Văn hóa phải phục vụ
nhiệm vụ chính trị
- Với kinh tế: Kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của xây dựng văn hóa.
Muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển kinh tế và văn hóa.
- Với xã hội: Xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy, phải làm cách mạng, giải phóng
dân tộc, giải phóng chính trị, xã hội thì mới giải phóng được văn hóa
+) Vai trò của văn hóa:
- Văn hóa là mục tiêu: Là quyền sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc, khát vọng của
nhân dân về giá trị chân, thiện, mỹ. Xã hội dân làm chủ , công bằng, văn minh
- Văn hóa là động lực: Văn hóa chính trị soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc
dân độc lập, tự cường, tự chủ. Văn hóa văn nghệ nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng,
tình cảm cách mạng. Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ. Văn hóa đạo đức
lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người
- Văn hóa là một mặt trận: Cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa tư
tưởng, nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy
- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân: Miêu tả hay, thật, đời sống lao động,
chiến đấu, xây dựng cuộc sống của nhân dân. Phản ánh thực tiễn và hướng dân
thúc đẩy sự phát triển ấy theo quy luật của cái đẹp
b) Đạo đức:
+) Vai trò và sức mạnh:
- Đạo đức là gốc của người cách mạng: Có đạo đức cách mạng mới có quyết tâm
làm cách mạng và biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
- Đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm
quyền: Cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục, dân mến thì phải có tư cách,
đạo đức. Việc thành, bại là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng không
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH: Sức hấp dẫn không ở lí
tưởng cao xa, mà ở ngay trong giá trị, phẩm chất của những người cộng sản, bằng
hành động, chiến dấu cho lý tưởng CNXH
- Đạo đức cách mạng là mẫu số chung, thước đo lòng cao thượng của mỗi con
người: Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Đức và tài, hồng và
chuyên phải kết hợp, phẩm chất, năng lực phải đi đôi
+) Quan điểm chuẩn mực đạo đức cách mạng:
- Trung với nước, hiếu với dân: Trung thành với sự nghiệp CM của dân tộc, gắn bó
với dân, lấy dân làm gốc
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Cần cù siêng năng, tiết kiệm, liêm khiết
trong sạch không tham lam, đứng đắn thẳng thắn, công bằng không thiên vị
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
- Tinh thần quốc tế trong sáng: đoàn kết với dân tộc các nước
+) Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
- Xây đi đôi với chống: xây dựng chuẩn mực đạo đức, chống biểu hiện vô đạo đức
- Tu dưỡng đạo đức suốt đời

c) Con người:
a) Quan niệm:
- Con người được nhìn nhận như 1 chỉnh thể: thống nhất về tâm lực, thể lực, và các
hoạt động của nó
- Con người cụ thể, lịch sử: xem xét trong mqh xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới
tính, lứa tuổi, nghề nghiệp
- Bản chất con người mang tính xã hội: Để sinh tồn con người phải lao động sản
xuất
b) Vai trò:
- Là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng
- Là mục tiêu, động lực của cách mạng: Mục tiêu trước hết là giải phóng dân tộc,
muốn xây dựng XHCN trước hết là phải có con người XHCN
c) Xây dựng trồng người:
- Ý nghĩa của việc xây dựng con người: Là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa chiến
lược, là trọng tâm của chiến lược ptrien đất nước
- Nội dung xây dựng con người: xây dựng con ng toàn diện vừa hồng vừa chuyên,
có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể XHCN, lòng yêu nước, đạo đức XHCN
- Phương pháp xây dựng con người: giáo dục đào tạo là biện pháp qtrong nhất.
Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng, đây là công việc “trăm năm”

Câu 2: Quan điểm HCM về vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc
a) Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
công của cách mạng:
- Là vấn đề có ý nghĩa chiến lược:
Chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn trong cuộc
đấu tranh với kẻ thù. ở HCM, tư tưởng đại đoàn kết dtoc được thể hiện từ rát sớm
và nhất quán xuyên suốt
- Quyết định thành công của cách mạng:
Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng, lực lượng phải đủ mạnh, muốn có
lực lượng thì phải đoàn kết, đoàn kết tạo ra sức mạnh, then chốt của sự thành công.
b) Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của CM VN:
- Mục tiêu hàng đầu:
Thực hiện được đại đoàn kết thì mới có thể thực hiện được những mục tiêu khác.
Đây là mục tiêu lâu dài của CM, xem như tôn chỉ hoạt động của ĐCSVN.
- Nhiệm vụ hàng đầu:
Đảng là lực lượng lãnh đạo CMVN => đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu hàng
đầu của Đảng. Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là thức tỉnh , tập hợp, hướng dẫn,
quần chúng có tổ chức, biến quần chúng thành sức mạnh vô dịch trong cuộc dấu
tranh

Câu 3: Tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân


a) Nhà nước của dân:
- Là nhà nước mà tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, nhân dân bầu ra nhà
nước và chính quyền các cấp, nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình Nhà nước,
quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân. Nhân dân được hưởng
mọi quyền tự do dân chủ
- Dân là chủ nghĩa là xác định vị thế, dân làm chủ là xác định quyền, nghĩa vụ của
dân
b) Nhà nước do dân:
- Do dân lập nên, dân làm chủ, dân ủng hộ. Nhân dân phải tham gia vào các công
việc của Nhà nước
- Mọi công việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của Nhân dân. Nhân dân bầu ra
Quốc Hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng chính phủ
c) Nhà nước vì dân:
- Là nhà nước phục vụ lợi ích, nguyện vọng của dân, không có đặc quyền đặc lợi.
- Nhà nước phải biết kết hợp các loại lợi ích của dân, đảm bảo công bằng. Phải
trong sạch mới phục vụ tốt nhân dân, phải hết sức hết lòng phục vụ nhân dân, yêu
dân kính dân

Câu 4: Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc


a) Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc:
- Cách tiếp cận độc lập dân tộc của HCM xuất phát từ quyền con người. HCM tiếp
nhận nhân tố giá trị trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và 1791 của Pháp và
nâng lên thành quyền dân tộc: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
- Năm 1919, HCM gửi tới Hội nghị Vecxay bản Yêu sách tám điểm đòi quyền tự
do dân chủ cho nhân dân An Nam
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, HCM xác định mục tiêu: “Đánh đổ đế
quốc CN Pháp và bọn PK, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”
- CMT8 thành công, Người khẳng định: “Nước VN có quyền hưởng tự do, độc lập,
sự thật đã trở thành 1 nước tự do độc lập”
b) Độc lập dân tộc phải gắn với tự do, ấm no hạnh phúc của nhân dân:
- Tự do ấm no hạnh phúc là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Người từng nói:
“Nước được độc lập dân không được hưởng ấm no hạnh phúc thì độc lập chả có ý
nghĩa gì”
c) Độc lập dân tộc phải là 1 nền độc lập thật sự hoàn toàn và triệt để:
- Là dân tộc đó phải được độc lập về mọi mặt chính trị, kinh tế, toàn vẹn lãnh thổ.
Độc lập gắn liền với quyền tự quyết dân tộc. Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia
phải do nhân dân của nước đó quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài.
d) Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ:
- Nền độc lập thật sự hoàn toàn phải được thực hiện triệt để theo nguyên tắc thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của TQ là nguyên tắc không thể nhân nhượng. “Nước VN
là một, dân tộc VN là một”

Câu 5: Quan điểm của HCM về động lực của CNXH


- Động lực gồm: Động lực vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh
- Trong hệ thống động lực, quan trọng và quyết định nhất là con người. Muốn phát
huy được sức mạnh con người phải kết hợp sức mạnh cá nhân và cộng đồng, phải
quan tâm lợi ích vật chất, tinh thần để tạo ra sức mạnh thúc đẩy hoạt động con
người
- Người nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng, cơ chế chính sách Nhà nước
- Coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế làm cho mọi người đều giàu, ích
quốc lợi dân
- Người quan tâm đến văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần
không thể thiếu
- Phải kết hợp sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế
- Lưu ý các lực cản quá trình xây dựng CNXH: chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí

Câu 6: Quan điểm HCM về vai trò của ĐCSVN


- Theo HCM, sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy được khi được tập hợp,
đoàn kết và được lãnh đạo bởi ĐCSVN
- ĐCSVN có vai trò chủ yếu sau: lựa chọn con đường CM đúng đắn cho dân tộc,
xác định đường lối chiến lược, sách lược CM đúng đắn; xác định phương pháp CM
đúng đắn; tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng CM trong nước; đoàn kết lực lượng
CM quốc tế; vai trò tiên phong gương mẫu cho cán bộ
- Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đã được thực tế lịch sử chứng minh trong suốt quá
trình cách mạng, Đảng được trao cho sứ mệnh lãnh đạo dất nước trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc và đi lên CNXH

You might also like