You are on page 1of 4

Xin chào các bạn sinh viên.

Ngày hôm này mình sẽ trình bày quan điểm tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước pháp quyền.
Các bạn biết rằng:Mặc dù Hồ Chí Minh của chúng ta không dùng khái niệm nhà nước
pháp quyền nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền thì đã được thể hiện không chỉ
trong các bài viết,bài phát biểu của người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước,mà còn trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vai của Hồ Chí Minh với
tư cách là người sáng lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Người trực tiếp chỉ
đạo việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật của nước Việt
Nam,mới phấn đấu để nhà nước ta thực sự trở thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân.Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền khi được thể hiện ở một số các các quan điểm cơ bản sau:

*Thứ nhất đó là nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ.
Các bạn lưu ý là tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh được thể hiện đầu
tiên đó là:
-Điểm thứ nhất là nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ,nhà nước của nhân
dân,do nhân dân,vì nhân dân.Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước,nhà nước
phải là công cụ để phục vụ nhân dân.
+Hồ Chí Minh khẳng định:Nước ta là một nước dân chủ,bao nhiêu lợi ích đều vì
dân,bao nhiêu quyền hạn đều của dân,chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do
dân cử ra,đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên
=> Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân
+Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới,nhà nước pháp quyền nhân dân là
chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực Nhà nước,toàn bộ quyền lực nhà nước đều
bắt nguồn từ nhân dân
+Trong điều 1 Hiến pháp năm 1946 do người làm trưởng ban soạn thảo đã khẳng
định:Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa,tất cả quyền bính trong nước ta là
của toàn thể nhân dân Việt Nam.Không phân biệt nòi giống,gái trai,giàu nghèo,giai
cấp,tôn giáo.Bộ máy nhà nước là do nhân dân lựa chọn và bầu ra và ủy quyền nhằm
thực hiện ý chí,nguyện vọng của nhân dân.
=>Vì vậy khác với chế độ phong kiến "vua" là chủ,nay chế độ dân chủ nhà nước của
dân thì dân là chủ,đội ngũ cán bộ công chức nhà nước không thể là các ông quan cách
mạng mà là công bộc của nhân dân.Hồ Chí Minh chỉ rõ chúng ta hiểu rằng:các cơ quan
của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân nghĩa là để
gánh việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền
thống trị của Pháp-Nhật.Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ có quyền làm bất cứ
việc gì mà pháp luật không cấm đồng thời có nghĩa vụ "tuân theo pháp luật".
-Điểm thứ hai:Nhà nước của dân,do dân,vì dân,nhân dân là chủ thể quyền lực nhà
nước.
+Trong tư tưởng Hồ Chí Minh một nhà nước của dân,do dân,không chỉ ở chỗ ở nhà nước
đó do dân lập ra thông qua bầu cử dân chủ phải xin ý kiến nhân dân những công việc
hệ trọng mà còn phải chịu sự kiểm tra,giám sát định đoạt của nhân dân nhân dân có
quyền phê bình,xây dựng,giúp đỡ nhà nước.Quyết định gì mà dân chúng cho là không
hợp thì cũng phải sửa chữa,phải dựa vào ý kiến của nhân dân mà sửa chữa cán bộ và
tổ chức của nhà nước.Người khẳng định chế độ ta là chế độ dân chủ,nhân dân là
chủ,chính phủ là đầy tớ của nhân dân.Nhân dân có quyền đôn đốc,phê bình Chính
phủ.Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân.
=>vì vậy nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ và làm đúng chính sách của
Chính phủ để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho tất cả quyền
lực trong nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đều thuộc về nhân dân.Nhân dân sử dụng
quyền lực của mình thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân các chất nhân dân có
quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những Đại biểu
ấy tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân.Tất cả các cơ quan nhà nước
phải dựa vào nhân dân liên hệ chặt chẽ với nhân dân,lắng nghe ý kiến và chịu sự
giám sát của nhân dân.Nhà nước phải biết tôn trọng lắng nghe và học hỏi dân,gần dân
thấu hiểu tâm tư,nguyện vọng,ý chí của dân tìm cách khơi nguồn,bồi dưỡng và nâng
cao sức dân.Mặt khác nhà nước được thành lập không phải là để làm thay nhân dân mà
là để phục vụ nhân dân thực hiện vai trò của người cầm lái,người tổ chức triệt để
nhân dân bằng trí tuệ và sức mạnh vốn có giải quyết các vấn đề của chính mình.
*Thứ hai,nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước tôn trọng pháp luật ,được tổ chức
và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật(hoặc chúng ta có thể nói cái
khác là trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là xây dựng nhà nước phải có hiệu lực pháp lý
mạnh mẽ)
Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy được tầm quan trọng của Hiến pháp và pháp luật trong
quản lý xã hội.Điều này thể hiện trong "Bản yêu sách của nhân dân An Nam"do người
ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxây pháp năm 1919.Bản yêu sách đó nêu
ra đi để cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được
quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu Châu,xóa bỏ hoàn toàn các
kết tòa án đặc biệt dùng là công cụ để khủng bố và các bức bộ phận trung thực nhất
trong nhân dân An Nam,thay thế chế độ ra cách sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Dưới đây là một vài câu thơ văn bản “Yêu sách” (được dịch ra tiếng Việt) và nguyên
văn “Yêu cầu ca” bằng thơ của Bác dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc:
"Hai xin phép luật sửa sang,
Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng."
"Bảy xin hiến pháp ban hành,
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền"
-Đề cập về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ,Hồ Chí Minh chú ý thể hiện ở
một số điểm sau:
+Thứ nhất đó là phải xây dựng một nhà nước hợp pháp hợp hiến
Chỉ một ngày sau khi đọc bản tuyên ngôn độc lập trong phiên họp đầu tiên của chính
phủ lâm thời,Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập
quốc hội rồi từ đó lập ra chính phủ và các cơ quan bộ máy chính thức khác của Nhà
nước mới,có được một nhà nước hợp hiến thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân như
vậy thì nước ta mới có cơ sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân đồng minh,mới
có một quan hệ quốc tế bình đẳng,mới thiết lập một cơ chế quyền lực hợp pháp theo
đúng thông lệ của một nhà nước pháp quyền hiện tại.
Cuộc tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi(6/1/1946) với chế độ phổ thông đầu
phiếu trực tiếp và bỏ phiếu kín.Và lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của
dân tộc Việt Nam cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam Á tất cả mọi người dân từ 18 tuổi
trở lên không phân biệt nam nữ,giàu nghèo,dân tộc đảng phái,tôn giáo,...đều đi bỏ
phiếu bầu những đại biểu của mình tham gia quốc hội.Ngày 2/3/1946 quốc hội khóa I
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã họp phiên đầu tiên lập ra các tổ chức bộ máy và
các chức vụ chính thức của nhà nước.
+Thứ hai là hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp pháp luật và chú trọng đưa
pháp luật vào cuộc sống.Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện
pháp khác nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật,trong đó quan trọng
bậc nhất là (hiến pháp) đạo luật cơ bản của nhà nước.
Xong có hiến pháp và pháp luật rồi nhưng không đưa được vào trong cuộc sống thì xã
hội cũng bị rối loạn,dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền vững kỷ cương phép
nước,tức là đi liền với việc thực thi Hiến pháp và pháp luật.Suốt cả thời kỳ giữ
trọng trách Chủ Tịch Nước,HCM luôn luôn chăm lo,xây dựng một nền pháp chế xã hội
chủ nghĩa để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân,các cơ quan của nhà nước
phải gương mẫu,chấp hành một cách nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật
Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật,người tự giác khép mình vào kỷ luật vào việc gương mẫu chấp hành Hiến
pháp và Pháp luật,sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật đã trở thành nề
nếp,thành thói quen,thành lối ứng xử tự nhiên của Hồ Chí Minh.
Trong việc thực thi Hiến pháp và pháp luật Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý bảo dảm
tính ngiêm minh và hiệu lực của chúng,điều đó đòi hỏi pháp luật phải đúng và phải
đủ,tăng cường tuyên truyền,giáo dục pháp luật cho mọi người dân,người thực thi luật
pháp phải thực sự công tâm và ngiêm minh bảo đảm cho luật pháp trở thành cán cân
công lý đối với tất cả mọi người,không một trường hợp ngoại lệ nào,bất kỳ ai vi
phạm pháp luật cũng đều bị trừng trị nghiêm khắc đúng người,đúng tội.
+Thứ ba là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức và tài để tiến tới một nhà
nước pháp quyền mạnh mẽ có hiệu lực,HCM rất quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức nhà nước có trình độ văn hóa,am hiểu pháp luật,biết quản lý Nhà Nước,thành
thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần,kiệm,liêm,chính,chí công
vô tư,tận tâm,tận lực suốt đời phục vụ nhân dân
Người đặt xa những yêu cầu đối với cán bộ công chức:
-Thứ nhất là phải tuyệt đối trung thành với cách mạng
-Thứ hai phải hăng hái thành thạo công việc,giỏi chuyên môn nghiệp vụ
-Thứ ba phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
-Thứ tư cán bộ công chức phải là những người dám phụ trách,dám quyết đoán,dám chịu
trách nhiệm.Quan trọng nhất là trong những tình huống khó khăn(Thắng không kiêu,bại
không nản)
-Thứ năm là phải thường xuyên tự phê bình và phê bình,luôn luôn có ý thức và hành
động vì sự lớn mạnh,trong sạch của nhà nước.
=>đó là những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ công chức trong nhà nước pháp quyền
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

*Thứ ba,nhà nước pháp quyền kiểu mới của nhân dân,do nhân dân,vì nhân dân phải là
nhà nước trong sạch vững mạnh hiệu quả.
Với tư cách là người đứng đầu nhà nước,chủ tịch HCM luôn trăn trở tìm cách làm thế
nào để nhà nước ta trở thành một nhà nước pháp quyền kiểu mới,trong sạch,vững
mạnh,hiệu quả,khắc phục được căn bệnh cố hữu của các nhà nước kiểu cũ.
Trong các giải pháp đã thực hiện có 2 nội dung cơ bản được người đặc biệt quan tâm
đó là:
+Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh để xây dựng nhà nước trong sạch,vững mạnh,hiệu
quả phải kết hợp thật chặt chẽ giữa đức trị và pháp trị,kết hợp giữa xây và
chống,không được coi nhẹ mặt nào.Xây là ra sức giáo dục bồi dưỡng nâng cao đạo đức
cách mạng cho nhân dân,trước hết là cho cán bộ công chức,Đảng viên,những người có
chức có quyền đi đôi với việc chống chủ nghĩa cá nhân,dùng luật pháp nghiêm trị
những kẻ vi phạm pháp luật và thoái hóa đạo đức,làm hại cho dân,cho nước.
Để làm tròn vai trò người đầy tớ của nhân dân,các cơ quan nhà nước từ Trung ương
đến cơ sở phải thực sự gần dân,biết lắng nghe ý kiến của nhân dân,nguyện vọng của
nhân dân,làm việc gì cũng phải bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệm của nhân dân,thực
sự yêu dân,kính dân,tin cậy và trọng dân,ăn ở công bằng và thực sự cần kiệm liêm
chính,chí công vô tư.
+Đi đôi với giáo dục đạo đức,HCM cũng rất kiên quyết với những hành vi vi phạm
pháp luật và trừng trị nghiêm khắc những kẻ phạm tội dù người đó ở cương vị nào
Luôn đề phòng và chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước,
kiên quyết chống ba thứ giặc nội xâm đó là(tham ô,lãng phí,quan lưu).Theo Hồ Chí
Minh sức mạnh hiệu lực hiệu quả hoạt động của Nhà nước phụ thuộc vào tính nghiêm
minh của việc thi hành pháp luật và sự trong sạch gương mẫu về đạo đức của những
người cầm quyền,vì vậy phải luôn nêu cao cảnh giác với những biểu hiện tha hóa,biến
chất của đội ngũ cán bộ công chức,giữ cho nhà nước luôn trong sạch vững mạnh

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,HCM thường
chỉ rõ những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người phải đề phòng và khắc phục đó
là:
-"Đặc quyền đặc lợi" xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh đòi hỏi phải tẩy trừ
những thói cậy mình là người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền hách dịch với
dân,lạm quyền để vơ vét tiền của,lợi dụng chức quyền để làm lợi cho cá nhân
mình.Làm như thế tức là sa vào chủ nghĩ cá nhân,tham ô,lãng phí,quan liêu.
HCM coi tham ô,lãng phí,quan liêu là giặc nội xâm,giặc ở trong lòng, thứ giặc
nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.Người phê bình những người lấy của công dùng vào
việc tư,quên cả thanh liêm đạo đức.
HCM khẳng định tham ô,lãng phí,quan liêu dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh
của thực dân phong kiến,tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian,mật thám.
-Đồng thời người chỉ ra bệnh"Tư túng,chia rẽ,kiêu ngạo"những hành động đó dẫn tới
ra mất đoàn kết, gây rối cho công tác.Người kịch liệt lên án tệ nạn"kéo bè,kéo
cánh"đó là tệ nạn bà con,bạn hữu mình không tài năng gì cũng kéo vào chữc này chức
nọ,người có tài có đức nhưng không vừa lòng mình thì bị đẩy ra ngoài,quên rằng việc
nước là việc công chứ không phải là việc riêng gì hay dòng họ của ai.Trong chính
quyền còn hiện tượng gây mất đoàn kết,không biết cách làm cho mọi người hòa thuận
với nhau,còn có người bênh vực lớp này chống lại lớp khác.Ngoài ra còn bệnh "kiêu
ngạo" tưởng mình trong cơ quan chính phủ là thần thánh rồi,cử chỉ lúc nào cũng kiêu
ngạo coi thường người khác,làm mất uy tín của chính phủ.

*Thứ tư:Nhà nước ta do Đảng Cộng Sản lãnh đạo,có sự thống nhất giữa bản chất giai
cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc rộng rãi.
-Nhà nước Việt Nam mới theo quan điểm của HCM phải là nhà nước mang bản chất của
giai cấp công nhân bởi vì:Nhà nước đó phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
Điều đó thể hiện Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước,giữ vững và tăng cường
bản chất giai cấp công nhân bởi vì:nhà nước đó phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
=>Đảng Cộng Sản VN lãnh đạo nhà nước,giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp
công nhân của nhà nước.Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương thức thích hợp.

-Bản chất giai cấp của nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủu nghĩa
của sự phát triển đất nước.Điều này đã dược thể hiện trong quan điểm của HCM ngay
từ khi nước VN Dân Chủ Cộng Hòa mới ra đời.
Bản chất của giai cấp công nhân của nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và
hoạt động cơ bản của nó đó là chính là nguyên tắc tập trung,dân chủ.
Bản chất giai cấp công nhân ở nhà nước ta còn thể hiện ở tính định hướng,đưa đất
nước quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền
kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội,biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại,khao học và kỹ thuật
tiên tiến
Mặt khác chúng ta thấy rằng bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta thống nhất
với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.Tính nhân dân và tính dân tộc của
nhà nước ta thể hiện đó là nhà nước ta ra đời đó là kết của của cuộc đấu tranh lâu
dài,gian khổ của rất nhiều thế hệ người VN.Tính thống nhất,tính dân tộc,tính giai
cấp,tính nhân dân thống nhất với nhau còn biểu hiện ở chỗ đó là nhà nước ta bảo vệ
lợi ích của nhân dân,lấy lợi ích của nhân dân làm cơ bản.
Trong thực tế nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó,đã lãnh
đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập,tự do của tổ
quốc,xây dựng một nước VN hòa bình,thống nhát,độc lập,dân chủ và giàu mạnh góp phần
tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.

NHƯ VẬY CHÚNG TA CÓ THỂ KHÁI QUÁT LẠI.


Tư tưởng HCM về nhà nước pháp quyền được thể hiện trên 4 điểm
1.Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ,nhà nước của đan,do dân,vì dân,nhân
dân là chủ thể quyền lực nhà nước.
2.Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước tôn trọng pháp luật,được tổ chức và hoạt
động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật-Xây dựng Nhà nước có hiệu lức pháp lý
mạnh mẽ
3.Nhà nước pháp quyền kiểu mới,của dân,do dân,vì dân phải là Nhà nước trong
sạch,vững mạnh,hiệu quả
4.Nhà nước ta mang bản thân của giai cấp công nhân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo,có sự
thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân cà tính dân tộc rộng
rãi.
Đó là 4 nội dung cơ bản về Tư tưởng của HCM về nhà nước pháp quyền
END

You might also like