You are on page 1of 6

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò và nguyên tắc

đoàn kết dân tộc với nhà nước thượng tôn pháp luật và pháp quyền nhân nghĩa.
1. Nhà nước thượng tôn pháp luật
Một là, thiết lập và thực hiện “chế độ pháp trị” thống nhất trong phạm vi
cả nước.
 Thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật là đặc
trưng của nhà nước kiểu mới, là biện pháp quan trọng hàng đầu để xây
dựng và củng cố chính quyền nhân dân non trẻ mới được thành lập.
 Chế độ pháp trị theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là
chế độ trong đó pháp luật được đề cao, được tôn trọng và triệt để tuân
theo.
 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện pháp luật thống
nhất, theo Người, thực chất cũng là nhằm chống lại tư tưởng tự do chủ
nghĩa.
Hai là, đề cao vai trò và bảo đảm hiệu lực tối cao của Hiến pháp và luật
 Người cho rằng, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ mới
được thành lập cần phải dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc thì mới tiếp
tục được duy trì và phát triển. Và cơ sở pháp lý cao nhất ở đây chính
là Hiến pháp.
 ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cấp
bách của chính quyền cách mạng, trong đó có nhiệm vụ ban hành
Hiến pháp.
 Tại phiên họp Quốc hội thông qua Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh
phát biểu: "Sau khi nước nhà mới tự do được 14 tháng đã làm thành
được bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản Hiến pháp
đó còn là một vết tích lịch sử đầu tiên trong cõi Á Đông này nữa. Bản
Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn
cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã
độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã
có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: Phụ nữ
Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi
quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu lên một tinh thần
đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công
bình của các giai cấp".
Ba là, mọi chủ thể phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, không có
ngoại lệ
 Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp chế
XHCN và cũng chính là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Nguyên tắc này đã được Người nêu ra trong Tám điều mệnh
lệnh của Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt Nam: Toàn thể nhân
dân Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng và nghề
nghiệp, đều phải giữ gìn trật tự…, tuân theo pháp luật của Chính
phủ và mệnh lệnh của quân đội.
 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình và trước toàn thể quốc dân
đồng bào, đó là: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng". Điều đó có nghĩa là, mọi công dân đều bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ. Chính vì vậy, việc tuân theo pháp luật là trách nhiệm
của mọi công dân. Đây cũng chính là một đặc trưng của Nhà nước
pháp quyền; theo đó, nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
không chỉ từ phía người dân mà cả từ phía các cơ quan nhà nước,
cán bộ nhà nước.
Bốn là, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm
pháp luật và tội phạm.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sâu sát thực tế, nắm vững tình hình
triển khai thực hiện chính sách, pháp luật bởi các cơ quan nhà
nước, cán bộ nhà nước. Người hiểu rõ nguyên nhân của thực trạng
vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật công tác của cán bộ nhà nước,
cơ quan nhà nước và chỉ đạo về phương châm cũng như những
biện pháp cụ thể để phòng, chống những vi phạm pháp luật đó.
Trong bức thư gửi các đồng chí tỉnh nhà (ngày 17/tháng/9/1945),
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Ở các địa phương, những khuyết điểm
to nhất là:
Khuynh hướng chật hẹp và bao biện.
Lạm dụng hình phạt.
Kỷ luật không đủ nghiêm.
 Với tinh thần cầu thị tiến bộ, Bác nhắc nhở cán bộ:

"Chúng ta phải lập tức sửa đổi ngay


Chúng ta không sợ có khuyết điểm
Chúng ta chỉ sợ không có quyết tâm sửa đổi
Chúng ta phải lấy lòng "chí công vô tư".
Chúng ta phải hiểu rõ và làm theo đúng chính sách của Chính phủ
thì những khuyết điểm nói trên sẽ dễ sửa đổi và sự toàn dân đoàn
kết sẽ càng vững vàng".
 Vận dụng tư tưởng thượng tôn pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền
 Đại hội VIII đề ra là: "Tăng cường pháp chế XHCN, xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng
pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức".
 Việc gắn yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN với mục tiêu
xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã thể hiện
quyết tâm mạnh mẽ của Đảng ta trong việc đề cao pháp luật
trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vào thời điểm này,
một số dấu hiệu cơ bản của Nhà nước pháp quyền đã được
thừa nhận, đó là: 1/đề cao Hiến pháp và pháp luật trong xã
hội, bảo đảm hiệu lực tối cao của Hiến pháp và luật; 2/ đòi
hỏi các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội
và mọi công dân đều phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp
luật; 3/ tôn trọng quyền và tự do của công dân. Việc Đảng ta
gắn yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN với mục tiêu xây
dựng Nhà nước pháp quyền là một chủ trương sáng suốt và
phù hợp quy luật phát triển của xã hội Việt Nam.
 Để tiếp tục vận dụng một cách đúng đắn tư tưởng thượng
tôn pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN, cần lưu ý mấy vấn đề sau
đây:
Thứ nhất: Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
phải đảm bảo nguyên tắc “trăm điều phải có thần linh pháp
quyền”. Việc vận dụng tư tưởng này của Người trong xây
dựng pháp luật đòi hỏi phải đảm bảo xây dựng được một hệ
thống pháp luật đồng bộ, toàn diện và tính pháp chế.
Thứ hai: Nghiên cứu tư tưởng thượng tôn pháp luật của Chủ
tịch Hồ Chí Minh để vận dụng trong quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam đòi hỏi phải xuất
phát từ những quan điểm có tính chất phương pháp luận,
khoa học để nhận thức đúng đắn nội dung tư tưởng của
Người, tránh suy diễn, ngộ nhận hoặc gán ghép một cách
tùy tiện.
Thứ ba: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật phải
gắn với vận dụng cả phương pháp Hồ Chí Minh thì mới đưa
được tư tưởng của Người vào trong toàn bộ quá trình xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam.
Thứ tư: Vận dụng tư tưởng thượng tôn pháp luật của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi phải học tập theo phong cách, tấm
gương tự giác chấp hành pháp luật của Người.
2. Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là sự kế thừa truyền thống
văn hóa, là những kinh nghiệm xây dựng, quản lý nhà nước của ông cha ta,
là kết quả của sự trải nghiệm, nghiên cứu, nhiều cuộc cách mạng, nhiều nhà
nước điển hình như Mỹ, Pháp, Liên Xô..., đồng thời, sự thấm nhuần và vận
dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước kiểu mới
vào điều kiện nước ta.
Mặc dù Hồ Chí Minh không dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, nhưng tư
tưởng về nhà nước pháp quyền đã được thể hiện không chỉ trong các bài
viết, bài phát biểu của Người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước,
mà còn trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Hồ Chí
Minh với tư cách là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ
thống pháp luật của nước Việt Nam mới, phấn đấu để Nhà nước ta thực sự
trở thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân.
 Thứ nhất, lấy dân làm gốc, Nhân dân là nguồn gốc và chủ thể của
quyền lực nhà nước.
Trong Điều 1 Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp do Người trực
tiếp chỉ đạo soạn thảo đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước
Dân chủ Cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”[2]. “Dân là gốc”, mọi việc đều bắt
nguồn từ dân, làm được hay không cũng là ở nơi dân. Muốn thực
sự lấy dân làm gốc, thực sự muốn gần dân, dân tin, dân quý thì:
“việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân
phải hết sức tránh.
Xuất phát từ quan điểm về quyền làm chủ chính trị của Nhân dân,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương quyết tâm tổ chức Tổng
tuyển cử ngay sau khi nước ta mới giành được độc lập. Trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời sau ba ngày Người đọc
bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, Người đã nói: “Tôi đề
nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN
CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười
tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu
nghèo, tôn giáo, dòng giống, v.v..”
 Thứ hai, tất cả vì con người, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân
dân.
Tư tưởng về con người, tôn trọng và bảo đảm quyền con người của
Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong dòng chảy của các tư tưởng vĩ
đại của nhân loại. Người khái quát: “Khổng Tử, Giê Su, Mác, Tôn
Dật Tiên chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu
hạnh phúc cho loài người, cho xã hội, nếu hôm nay họ còn sống
trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng, họ nhất định sẽ
chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân
thiết”[8]. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng nhắc lại
những vấn đề cốt lõi của tư tưởng cách mạng Mỹ và cách mạng
Pháp, coi các quyền con người như quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền tự nhiên, không thể
tước đoạt.
 Thứ ba, quản lý nhà nước, quản lý xã hội dựa trên pháp luật và
thực hiện pháp luật công bằng với nền hành chính và tư pháp liêm
chính, đạo đức, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò
của pháp luật trong việc bảo đảm lợi ích của Nhân dân và
phản ánh ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
 Người quan niệm: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như
mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề làm người ở đời và
làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân
loại đau khổ, bị áp bức”.
 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị dân chủ, công bằng,
nhân đạo được thể hiện thông qua phương châm hành động
của Nhà nước và của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng
viên.
 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật các
yếu tố pháp luật, kỷ luật, kỷ cương luôn đi liền với yêu cầu
về đạo đức, trước hết là đạo đức tận tụy phục vụ Nhân dân.
“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến
dân, ta phải hết sức tránh”.
 Người luôn khẳng định vai trò lãnh đạo, cầm quyền của
Đảng Cộng sản đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
 Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng
1/1994) đã chính thức đưa vấn đề xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vào Văn kiện của Đảng,
khẳng định nhiệm vụ chiến lược: “Xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
3. Vai trò và nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc với nhà nước thượng tôn pháp
luật và pháp quyền nhân nghĩa.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành công của cách mạng.

You might also like