You are on page 1of 10

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Giang Mã sinh viên: 2073101010184

Khóa/Lớp(tín chỉ) : CQ58/62.2_LT1 Niên chế: 62.02

STT: 25 ID phòng thi: 581 058 1211-HT :406

Ngày thi: 9/10/2021 Ca thi: 7h30

BÀI THI MÔN: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hình thức thi: tiểu luận

Thời gian thi: 3 ngày

Đề bài: Giá trị lý luận và thực tiễn của quan điểm “Nhà nước thượng tôn pháp
luật” trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

BÀI LÀM
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về quan điểm “Nhà nước thượng tôn pháp
luật” trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền.....................2
1.1 Nhà nước pháp quyền..............................................................................2
1.2 Quan điểm “nhà nước thượng tôn pháp luật” trong tư tưởng Hồ Chí
Minh..............................................................................................................2
1.3 Nội dung “Nhà nước thượng tôn pháp luật”...........................................2
1

LỜI MỞ ĐẦU:

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại; là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Mặc dù Hồ
Chí Minh đã đi xa nhưng vẫn tư tưởng của người về xây dựng nhà nước vẫn
còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

Xây dựng pháp luật là yêu cầu tất yếu của Nhà nước, chấp hành pháp luật
là ý thức trách nhiệm của công dân. “Nhà nước thượng tôn pháp luật” có vị
trí, vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong xu thế hội
nhập hiện nay, tinh thần thượng tôn pháp luật thể hiện thước đo trình độ phản
ánh ý thức chính trị của công dân. Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu
thêm về vấn đề này em chọn đề tài: Giá trị lý luận và thực tiễn của quan điểm
“Nhà nước thượng tôn pháp luật” trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu: Bài tiểu luận chỉ ra lý luận và thực tiễn của quan
điểm “Nhà nước thượng tôn pháp luật” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, từ
đó liên hệ với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

3. Kết cấu: gồm 2 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quan điểm “Nhà nước thượng tôn pháp luật”
trong tưu tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền.

Chương 2: Vân dụng quan điểm “Nhà nước thượng tôn pháp luật” trong việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
2

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về quan điểm “Nhà nước thượng tôn pháp


luật” trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền.
1.1 Nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống
nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp
luật dần chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và
kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân,
công bằng, bình đẳng trong xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở
đó pháp luật được thượng tôn và được coi là công cụ để kiểm soát công
quyền.

1.2 Quan điểm “nhà nước thượng tôn pháp luật” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo Người, “nhà nước thượng tôn pháp luật” được hiểu là nhà nước đề cao
vai trò của pháp luật, mọi thành phần trong xã hội đều phải tôn trọng và chấp
hành triệt để pháp luật. Khi luật pháp được ban hành thì toàn bộ xã hội sẽ lấy
đó làm chuẩn mực để hành xử cho phù hợp, không một ai có quyền “ngồi
trên” pháp luật.

Trong bất cứ quốc gia nào thượng tôn pháp luật là yếu tố quan trọng để duy
trì và thực thi hiệu quả hiệu lực của quản lý xã hội, để đạt được hiệu quả cao
nhất thì nhà nước và công dân đều cần phải nêu cao vai trò của pháp luật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ,
phải nghiêm minh và phát huy hiệu lực thực tế. Nhà nước sử dụng pháp luật
để quản lý xã hội. Song pháp luật của ta đã có sự thay đổi về chất, mang bản
chất của giai cấp công nhân, là một loại hình pháp luật kiểu mới, pháp luật
thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao
động.

1.3 Nội dung “Nhà nước thượng tôn pháp luật”.

Một là, pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng trong quản lý xã hội.
3

Ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của pháp luật bằng câu
thơ :“Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”[1] , pháp luật là cơ sở để thiết
lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước. Pháp luật là phương tiện để
Nhà nước quản lý xã hội; không có pháp luật xã hội sẽ không có trật tự, ổn
định, không thể tồn tại và phát triển được. Nhờ có pháp luật mà nhà nước phát
huy được quyền lực của mình và có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt
động cá nhân, tổ chức. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp với
lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau trong xã hội để
tránh xảy ra những xung đột, bạo động; đất nước có yên bình thì nhân dân
mới có ấm no và có điều kiện để phát triển. Pháp luật do Nhà nước ban hành
để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn bộ đất nước
và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi
hành cao.

=>Đây là cơ sở để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Hai là, pháp luật được bảo đảm thi hành và có cơ chế giám sát cho việc
thi hành pháp luật.

Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của bản thân. Mọi người trong xã hội đều phải chủ động thực hiện theo
pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không có trường hợp ngoại lệ.
Tuân thủ theo pháp luật cũng chính là trách nhiệm của mỗi công dân. Đây là
nguyên tắc quan trọng trong pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nhân dân cũng chính là công cụ để giám sát, kiểm tra cho thi hành pháp luật.
Pháp luật được thực thi sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho con người, góp phần
quan trọng dảm bảo chất lượng cuộc sống toàn diện của con người. Vậy nên
muốn pháp luật mang lại hiệu quả cao nhất thì cả nhà nước và nhân dân cùng
phải đồng lòng. Pháp luật được khẳng định “là nghệ thuật của điều thiện và
công bằng”. Hồ Chí Minh rất chú trọng việc đưa pháp luật vào trong cuộc
sống.
4

=> Đây cũng chính là một đặc trưng của nhà nước pháp quyền.

Ba là, nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật.

Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu mà còn tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời
sống xã hội; góp phần xây dựng một xã hội trật tự kỷ cương, văn minh, hướng
đến bảo vệ và phát triển giá trị chân chính. Tính nghiêm minh của pháp luật
được thể hiện qua: có công thì thưởng, có tội thì phạt, không bao che, dung
túng, tiếp tay cho những việc làm sai trái.

Đòi hỏi pháp luật phải đúng và phải đủ; tăng cường tuyên truyền, giáo dục
pháp

luật cho mọi người dân; người thực thi pháp luật phải thật sự công tâm và
nghiêm minh… Khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của nhà
nước, giám sát quá trình nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không ngừng
nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp
luật, trước hết là các các bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp.

=>Đây là đòi hỏi tất yếu để xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa.

Tóm lại, cần khẳng định và tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của
pháp luật trong đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia, đánh dấu bước
phát triển của dân tộc; qua đó, làm cho ý thức thượng tôn pháp luật thực sự
thấm sâu vào đời sống, vào hành vi, hoạt động của mọi công dân, của cơ
quan, tổ chức và toàn xã hội.
5

CHƯƠNG 2: Vận dụng quan điểm “Nhà nước thượng tôn pháp luật”
trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN ở Việt Nam hiện nay.
2.1 Tầm quan trọng của việc vận dụng quan điểm “nhà nước thượng tôn pháp
luật” về việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Việc thấm nhuần quan điểm nhà nước thượng tôn pháp luật của Chủ tịch Hồ
Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nền tảng trong quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đứng trước sự phát triển
ngày càng hoàn thiện của đất nước, việc nâng cao ý thức, tinh thần thượng tôn
pháp luật là một nghĩa vụ quan trọng được đặt ra đối với các cơ quan nhà
nước, đội ngũ cán bộ, công chức và từng thành viên trong xã hội. Một nhà
nước thượng tôn pháp luật sẽ dễ dàng nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm
của nhân dân, bởi họ tin rằng nhà nước đó sẽ đem lại sự công bằng, minh
bạch cho họ.

=>Nhà nước pháp quyền mà chúng ta xây dựng là nhà nước hoạt động trên cơ
sở pháp luật, ở đó pháp luật đặt lên hàng đầu và mọi quan hệ xã hội đều được
điều chỉnh bằng pháp luật. Như vậy có thể nói nhà nước pháp quyền là nhà
nước luôn chú ý đến việc nâng cao pháp luật.

2.2 Thực trạng việc vận dụng quan điểm “nhà nước thượng tôn pháp luật”.
2.2.1 Ưu điểm

Quan điểm “nhà nước thượng tôn pháp luật” cũng đã và đang được thể hiện
xuyên suốt lịch sử nước ta. Hệ thống pháp luật của nước ta đã có bước những
bước phát triển và hoàn thiện hơn, tạo nền tảng thuận lợi cho phát triển kinh
tế và hội nhập quốc tế sâu rộng; bên cạnh vai trò là công cụ quản lý nhà nước
và xã hội, pháp luật còn là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra và giám sát
quyền lực nhà nước. Tính ưu việt của pháp luật xã hội chủ nghĩa được phát
huy

Pháp luật luôn được thi hành kịp thời, luôn đảm bảo tính công bằng cho mọi
thành phần trong xã hội, không có sự phân biệt giữa các tầng lớp, cấp bậc.
Như có thể thấy năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
6

thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ cấp cao
diện Trung ương quản lý (trong đó có 2 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên Ủy
viên Bộ Chính trị; 5 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; cán bộ cấp
tướng) do có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Việc làm này thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Đất nước ngày nay đã có sự yên bình hơn so với trước đây, sự phổ biến của
pháp luật cũng rộng rãi hơn, đã có những chế tài đủ mạnh để duy trì cho sự
tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Quan điểm “thượng tôn pháp
luật” đã được nhân dân học tập noi theo, đặc biệt có rất nhiều cán bộ, đảng
viên đã trở thành tấm gương sáng về tuân thủ pháp luật như Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trong, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam...họ luôn vì sự nghiêm minh
của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước.

Trong thời kì dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, nhờ có sự thi hành pháp luật
nghiêm minh, sự kỷ luật, kỷ cương của nhà nước đối với các hành động vi
phạm pháp luật mà công tác phòng chống dịch diễn ra thuận lợi. Nhà nước đã
thẳng tay xử lí những trường hợp cố ý làm lây lan dịch bệnh, lan truyền thông
tin sai về dịch bệnh, và đặc biệt đã xử lí quyết liệt đối với những nơi bán thiết
bị y tế với giá quá cao.....Tất cả những hành vi này đều bị xử phạt hành chính
hoặc là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

2.2.2 Hạn chế.

Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào, việc vận dụng quan điểm “nhà nước
thượng tôn pháp luật” vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
vẫn còn những hạn chế.

Đầu tiên phải nói đến đó là sự cải cách pháp luật trong mỗi giai đoạn phát
triển đất nước còn tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Hệ thống
chính sách pháp luật quá đa dạng, thường xuyên thay đổi làm mất tính ổn
định cần thiết.

Cơ chế công khai, minh bạch của pháp luật chưa được thực hiện tốt, tình trạng
quan niêu, tham nhũng vẫn còn xảy ra. 1 vụ án mà chắc ai trong chúng ta
7

cũng biết về tham nhũng, đó là ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã làm
thất thoát của Nhà nước hơn 800 tỉ đồng. Trong 5 năm gần đây đã có hơn 500
cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật trong công tác quản lý nhà nước. Đây
quả thật là những điều đáng buồn, tuy việc xem xét, xử lí cá nhân hoặc một tổ
chức nào đó vi phạm pháp luật là điều không ai muốn nhưng tất cả phải vì lợi
ích chung, tinh thần thượng tôn pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn chưa cao, vẫn
còn một số người tuy nhận thức được pháp luật nhưng lại cố tình vi phạm
pháp luật. Việc liên tục đổi mới pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ yếu ở thời kì xã hội biến đổi liên tục gây khó khăn
trong việc tiếp cận những đổi mới pháp luật, từ đó việc thực hiện quy định
trong hệ thống pháp luật còn hạn chế.

2.3 Nguyên nhân của các hạn chế

Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chúng ta cần phải làm rõ
những nguyên nhân của hạn chế. Nguyên nhân chủ yêu là do việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có nhiều thay đổi
như hiện nay là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều
việc phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm. Nhà nước chưa xử lý mạnh
tay các vi phạm pháp luật, cần xử lý trước hết là các cán bộ, đảng viên vi
phạm pháp luật để răn đe cho những người khác. Cơ quan Nhà nước chưa
phát huy tốt trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm sự trong sạch, nghiêm
minh của các hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Người dân vẫn còn coi thường pháp luật, vẫn cố tình chống đối pháp luật.
8

You might also like