You are on page 1of 4

Mở đầu

Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần
đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục
được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá
VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của
Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng
đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1.
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2.
Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức; 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Xuất phát từ bản chất Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần
được xây dựng trên cơ sở đáp ứng các nguyên tắc sau: (1)
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; (2) Thượng tôn Hiến
pháp và pháp luật, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng
và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật mà Hiến pháp là đạo luật
tối cao, bộ luật gốc mang tính nền tảng; (3) Khẳng định và bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, tôn trọng sự bình đẳng
của mọi cá nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, không
có sự phân biệt đối xử, trước tiên và chủ yếu trong việc tham
gia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội; (4) Đảng Cộng
sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật; (5) Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân.
Quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật thừa nhận,
tôn trọng và bảo đảm thực hiện, thúc đẩy trong khuôn khổ luật
pháp.
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử của các dân tộc thường có những vĩ nhân mà
cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả
một giai đoạn lịch sử đầy sôi động đây biển số của dân tộc và
thời đại minh: phản ảnh ý chí, nguyện vọng của các dân tộc
bằng hoạt động của mình đã góp phần vào sự phát triển của
thời đại. Mặc, Anghen, VILênin... và đặc biệt là Hồ CHí Minh
là những con người tiêu biểu như vậy.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có lịch sử hình thành và phát triển
hơn nửa thế kỷ. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu
của cách mạng Việt Nam, là sự kết tinh trí tuệ của dân tộc và
thời đại, là sự vận dụng sáng tạo và bước phát triển của chủ
nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là lĩnh hồn, là ngọn cờ thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới như hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh là
tư tưởng xuyên suốt và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng dân chủ xã hội và nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mục đích chọn đề tài
Trong thời kỳ nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng
nhà nước pháp quyền của dân, do dân, và vì dân vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh xã hội công băng văn minh nhà nước
pháp quyền đã có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc
xây dựng nhà nước thật sự dân cho một nhà nước thật sự của
dân vì quyền và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, tôi chọn đề tài
này để có thể nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết hơn về
dân chủ xã hội và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu:
1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
4. Phạm vi nghiên cứu:
1.Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.1. Sự ra đời và phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
1.2. Quan niệm về dân chủ ở VN
1.3. Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
• Chính trị
• Kinh té
• Tư tưởng - văn hóa – xã hội
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2.1. Sự hình thành và phát triển nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
2.2. Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở VN 2.3. Đặc trưng (đặc điểm) của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xảy dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3.1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay. 32 Xây dựng và hoàn thiện Nh nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
5. Ý nghĩa lý luận và thực tế của đề tài
Với những gì mai tôi cảm nhận và tìm hiểu khi nghiên cứu về
dân chủ xã hội và nhà nước pháp quyền, soi vào thực tế ở Việt
Nam hiện nay, tôi là vọng rằng vấn đề nghiên cứu này có tính
khả thi cao và giúp cho bộ máy nhà nước ta ngày càng hoàn
thiện trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân
do dân và vì dân ở Việt Nam.

You might also like