You are on page 1of 6

1

Đề: Phân tích bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam
và hãy cho biết trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát huy dân chủ XHCN ở Việt
Nam hiện nay.
MỞ ĐẦU
Bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện giá trị
lấy dân làm gốc . Kể từ khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủcộng hòa cho đến nay , nhân
dân thực sự trở thành người làm chủ , tự xây dựng , tổ chức quản lý xã hội . Đây là chế độ bảo
đảm quyền làm chủ trong đời sống của nhân dân từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa ,xã hội;
đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.Dân chủ đã trở thành mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới. Vấn
đề dân chủ ngày càng có tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó "Phân tích bản chất của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam và hãy cho biết trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong việc phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay"”là vấn đề cấp thiết quan trọng.
NỘI DUNG
Phần I. Cơ sở lý luận
1.1.Bản chất nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
*Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ
, giúp đỡ của nhân dân. Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã hội với tư cách
công dân , tư cách của người làm chủ. Quyền làm chủ của nhân dân là tất cả quyền lực đều thuộc
về nhân dân , dân là gốc, là chủ, dân làm chủ .
- Bản chất kinh tế: Sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhân dân thông qua nhà nước. Chủ
thể phát triển lực lượng sản xuất và thụ hưởng lợi ích là nhân dân
- Bản chất tư tưởng văn hóa xã hội: Hệ tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác-Lênin (của giai cấp
công nhân).Kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Con người được giải phóng và phát
triển toàn diện
- Bản chất chính trị: Mang bản chất của giai cấp công nhân. Do đảng Cộng sản lãnh đạo. Thừa
nhận chủ thể quyền lực của nhà nước là nhân dân, nhân dân xây dựng nhà nước
* Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là:Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới
với bản chất xây dựng dựa trên cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, là công cụ để thực hiện
các quyền lực chính trị của nhân dân lao động.
- Về kinh tế: bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã
hội xã hội chủ nghĩa đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó không còn tồn
tại quan hệ sản xuất bóc lột.
- Về chính trị: nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi
ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động.
- Về văn hóa - Xã hội: nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý
luận của chủ nghĩa Mác Lênin và nhiều giá trị văn hóa tiên tiến tiến bộ của nhân loại, đồng thời
mang bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp,
các giai cấp, tầng lớp được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, cơ hội để phát triển.
Như vậy có thể thấy bản chất của dân chủ XHCN và nhà nước XHCN giống nhau đều hướng
đến nền dân chủ cho giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động.
1.2. Định nghĩa và vai trò của nhà nước XHCN
2

Nhà nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, là công cụ
của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm
chống lại giai cấp bóc lột và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất quan trọng của xã hội
và nguồn tài chính to lớn. Thông qua đó Nhà nước điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo
cho nó phát triển hài hòa vì lợi ích chung của nhân dân.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa có một bộ máy chuyên làm chức năng quản lý. Các chức năng quản
- Xã hội, Nhà nước cũng phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất và pháp lý cho các tổ chức chính trị
- xã hội hoạt động, thu hút các tổ chức đó tham gia vào việc quản lý các công việc của Nhà nước.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Điều đó tạo cho Nhà nước có cơ sở xã hội rộng rãi, có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện có
hiệu quả những quyết định, chính sách của mình.
lý của Nhà nước bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trong quản lý xã hội, Nhà nước xã hội chủ nghĩa sử dụng pháp luật và thông qua hoạt động
của các cơ quan chức năng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hệ thống lực lượng vũ trang, công an, nhà tù, tòa án, là những
phương tiện để Nhà nước có thể duy trì trật tự và ổn định xã hội.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mang chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là thuộc
tính pháp lý riêng biệt của Nhà nước. Nhà nước là chủ thể của các điều ước quốc tế. Đồng thời
với việc phát triển kinh tế
1.3. Biểu hiện mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ quan trọng thực thi quyền làm chủ của nhân dân.
Bởi nhà nước xã hội chủ nghĩa đã thể chế hóa những ý chí của nhân dân thành hệ thống pháp lý,
phân định quyền và trách nhiệm của công dân, đây là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm
chủ của mình, ngăn chặn những hành động xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhân dân.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho xây dựng và hoạt động của nhà nước xã hội
chủ nghĩa.
Bởi dân chủ xã hội chủ nghĩa được ra đời sớm về mặt lý luận, khi vận dụng dân chủ xã hội chủ
nghĩa vào nhà nước thì người dân có đủ điều kiện để xây dựng, thực hiện ý chí của mình thông
qua việc lựa chọn người đại diện của mình vào bộ máy nhà nước. Người dân có thể tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động quản lý của nhà nước. Qua đó đã phát huy mạnh mẽ trí tuệ
trong nhân dân đối với hoạt động của nhà nước.
Đây là sự ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để kiểm soát có hiệu quả quyền lực của nhà
nước, ngăn chặn những hành động tha hóa của quyền lực nhà nước. Nên nếu như các nguyên tắc
xây dựng vi phạm dân chủ xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ
không được thực hiện.
Từ những phân tích trên có thể thấy để nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì phải dựa trên
những lý luận, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ngược lại để nền dân chủ được thực
thi thì cần có nhà nước xã hội chủ nghĩa, cùng với đó nhà nước xã hội cũng chính là cơ quan
quyền lực của nhân dân, tập hợp được hết lực lượng trong nhân dân để thực hiện việc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
*Đặc điểm của nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
3

- Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trongmọi lĩnh vực hoạt
động của Nhà nước và xã hội.
- Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; đối vớicông dân được làm tất
cả trừ những điều luật cấm.
- Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ.
- Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật..
- Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiệntheo các nguyên tắc
dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.
-Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và phápluật phù hợp
Phần II. Thực trạng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay
2.1. Những thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay.
2.1.1. Ví dụ về quyền tự do ngôn luận và tham gia chính trị
Ví dụ về quyền tự do ngôn luận:
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Như vậy theo quy định của Hiến pháp “quyền tự do ngôn luận” của mọi công dân là quyền được
tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tự do ngôn luận khác với việc tùy tiện vu khống, bôi nhọ,
xâm hại đến cá nhân, tổ chức.
Ví dụ về quyền tham gia chính trị:
Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan
đến quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân là thể hiện nội dung của quyền tham gia quản lí
nhà nước và xã hội.
2.1.2.Những thành tựu trong phong trào dân chủ và quyền công dân
Kể từ khi công cuộc đổi mới toàn diện bắt đầu cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành
tựu hết sức to lớn trên mọi phương diện. Cho đến nay, chế độ dân chủ ở Việt Nam đã và đang
được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, từ cơ sở xã phường, cơ quan, cho đến Quốc hội. Tất cả
những vấn đề từ đời sống thường nhật cho đến vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn
vẹn lãnh thổ đều được người dân quan tâm và có quyền tham gia. Chẳng hạn, hiện nay vấn đề
nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn, bảo vệ quyền trẻ em... từng là những chủ đề “nóng” trên
diễn đàn Quốc hội. Gần đây, vấn đề Biển Đông là chủ đề được Quốc hội Việt Nam đặc biệt quan
tâm.Ngày nay, nói đến chế độ dân chủ và quyền con người (QCN) thì không thể không nói đến
quyền sử dụng internet và mạng xã hội. Việt Nam chính thức nối mạng internet từ năm 1997. Từ
năm 2010, đường truyền internet ở Việt Nam được chuyển từ dây cáp đồng sang cáp quang. Tính
đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con
số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng
thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.Theo thống kê chưa đầy đủ, cho
đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin
điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình. Hiện nay, không chỉ
người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin
từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài
“online”, trong đó có các kênh nổi tiếng, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network,
KBS, Bloomberg... Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có chương trình tiếp xúc cử tri.
Những cuộc tiếp xúc cử tri được các đài phát thanh, truyền hình đăng tải rộng rãi. Nội dung các
4

cuộc tiếp xúc cử tri ngày nay không chỉ là những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt của người
dân, tham gia vào các dự thảo luật, mà cử tri còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề lớn của đất
nước, các chủ trương trong chính sách đối ngoại...
2.2.Hạn chế
2.2.1. Ví dụ về hạn chế thông tin và quyền tự do ngôn luận
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông chưa được xây dựng đầy đủ và phủ
sóng ở tất cả các vùng dân tộc thiểu số (DTTS), làm hạn chế khả năng truy cập, tiếp cận và khai
thác thông tin trên internet của đồng bào DTTS. Nguồn nhân lực CNTT của vùng DTTS còn
thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, chưa đáp ứng với những thay đổi nhanh và mạnh của
CNTT ứng dụng trong các lĩnh vực. Các vùng DTTS còn nhiều khó khăn nên kinh phí đầu tư chủ
yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng; kinh phí cho ứng dụng CNTT chưa được quan tâm và
đầu tư đúng mức... Cùng với đó, nhận thức của bà con ở một số vùng DTTS còn hạn chế, còn tư
tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.
2.2.2.Vấn đề tham nhũng và quản lý công việc công cộng
Theo số liệu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp, trong 10 năm qua, các cơ quan tiến
hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị
can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Trong đó,
số các vụ án tham nhũng đã khởi tố, điều tra là 2.657 vụ/5.841 bị can. Tội phạm về tham nhũng
không chỉ gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình thực hiện
các chủ trương, chính sách xã hội, làm suy yếu hệ thống tổ chức bộ máy trong các cơ quan nhà
nước và làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Phần 3. Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát huy nền dân chủ XHCN
3.1.Tạo ý thức dân chủ và tham gia hoạt động xã hội
Luôn cố gắng xây dựng và hoàn thiện những cơ chế bảo đảm dân chủ ...như cơ chế kiểm tra,
giám sát; thể chế hóa quyền và trách nhiệm của Đảng trong xã hội; thể chế hóa quan hệ giữa
Đảng và các thiết chế chính trị - xã hội. Góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Nâng cao nhận thức đúng đắn về dân chủ và tinh thần dân chủ trong trường học, chống dân
chủ cực đoan, dân chủ không tuân theo nội quy, quy định của trường học và môn học.
Sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến thông qua các hoạt động dạy học, đối thoại với sinh viên.
Tạo quan hệ dân chủ, thoải mái giữa giáo viên với sinh viên thực sự là mối quan hệ dân chủ. Cố
gắng hát huy hết các khả năng, vận dụng kĩ năng vào quá trình học.
Xác định rõ vai trò học tập của mình, tránh tư tưởng thụ động một chiều, dĩ hòa vi quý, có
quyền tranh luận với giáo viên và sinh viên để đi đến chân lí.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, phát huy tính xung kích tiên phong của đoàn viên
trong các hoạt động xã hôi
3.2.Nâng cao trình độ chuyên môn và đóng góp vào xây dựng xã hội dân chủ
Phải tự mình phấn đấu, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và
vì chính sự phát triển của cá nhân. cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với
những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh Cần tích cực học tập rèn luyện tiếp thu
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Luôn cố gắng nâng cao trình độ tin học, tiếng Anh, trau dồi
các kỹ năng mềm... Nỗ lực nghiên cứu khoa học và có những đóng góp tích cực trong xã hội
Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và bản lĩnh sự hội nhập.
5

Luôn cố gắng bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc. Không ngại khó ngại khổ để trải nghiệm
những hành trình tuyệt vời của tuổi trẻ, trân trong từng giây phút được sống được cống hiến,
được chia sẻ với trái tim yêu thương và tinh thần ham học hỏi. Cố gắng ngăn chặn, đẩy lùi suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Luôn đoàn kết phát huy vai trò, sức mạnh tổng
hợp của hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại những âm mưu, hoạt
động chống phá
3.3.Tham gia hoạt động chính trị xã hội
Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng tập thể tại lớp, trường và nơi cư trú. Tham gia tích cực
các phong trào“Thanh niên tình nguyện” ,chung tay xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị
văn minh; Tình nguyện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tham gia đảm bảo trật
tự an toàn giao thông; đảm bảo an sinh xã hội.
Sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học; trong lao động, sản xuất, kinh doanh; trong đời
sống sinh hoạt.
Xung kích trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh; tham gia thực hiện các chương
trình, dự án, cuộc vận động hướng về biên giới, biển đảo, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại; tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn dân cư.
3.4Nâng cao kiến thức pháp luật và đóng góp vào xây dựng xã hội dân chủ
Thứ nhất, học tập nâng cao nhận thức về pháp luật để hểu biết một cách đầy đủ, sâu sắc về
cuộc sống thực tế.Nắm được các kiến thức pháp luật về các ngành luật như Luật Hiến pháp,
Luật Dân sự, Luật Hành chính... Dựa vào luật pháp lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm quyền
dân chủ và pháp luật. Quyết tâm xây dựng lối sống đẹp, giúp đỡ nhân dân thực hiện các quyền
dân chủ, tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người.
Thứ hai, Tích cực, chủ động tham mưu, xây dựng chính sách pháp luật và văn bản quy phạm
pháp luật tham gia tích cực và có hiệu quả hơn nữa vào việc thể chế hóa đường lối chính sách
của Đảng và chủ động đề xuất những giải pháp để kịp thời giải quyết những vấn đề mới, phức
tạp của thực tiễn của lớp, trường...

KẾT LUẬN
Tóm lại, việc "Phân tích bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn với
Việt Nam và hãy cho biết trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát huy dân chủ XHCN ở
Việt Nam hiện nay"”là vấn đề cấp thiết quan trọng Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính
trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên
tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt
động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Để tạo đựng một nền dân chủ vững
mạnh cho Việt Nam thì nhà nước cần xây dựng một lộ trình về giáo dục ý thức dân chủ cho
người dân đặc biệt là học sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 .
2. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000.
3. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, VPTW, Hà Nội, 2016.
4. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
6

5. Vũ Đình Bách (Chủ biên): Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 .
6. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd.
8. Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 17 của Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 15/01/2020 đánh giá kết quả hoạt động
năm 2019 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác PCTN năm 2020.

You might also like