You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

---o0o---

TIỂU LUẬN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Sáng


Họ và tên: Lê Thị Ngọc Hiền
Buổi học: Sáng T6B2 – P108
MSSV: 31221025245
Lớp học3phần: 23D1POL51002513
TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2023

MỤC LỤC

1. Bản chất, mối quan hệ của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN.........................1

a. Biểu hiện bản chất nền dân chủ XHCN.........................................................................1


b. Biểu hiện bản chất nhà nước XHCN..............................................................................1
c. Biểu hiện mối quan hệ không thể tách rời giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN. . .2
2. Thành tựu và hạn chế về quyền làm chủ của người dân hiện nay..............................2

a. Quyền làm chủ của nhân dân.........................................................................................2


b. Thành tựu và hạn chế của quyền làm chủ......................................................................2
c. Vai trò của sinh viên UEH trong phát huy quyền làm chủ.............................................3
3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước pháp quyền
XHCH Việt Nam.....................................................................................................................3

a. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền...................................................................3


b. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam..................................................4
c. Trách nhiệm của sinh viên đại học UEH trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam...............................................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................6
1. Bản chất, mối quan hệ của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
a. Biểu hiện bản chất nền dân chủ XHCN
- Nghiên cứu về các chế độ dân chủ được các nhà chính trị gọi ngắn gọn là quyền lực
của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân. Có thể hiểu dân chủ XHCN là:
“Dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về vật chất so với dân chủ tư sản, là nền
dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ, dân làm chủ; dân
chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà
nước pháp quyền XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” [1, Tr.68]
Theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện qua
những nội dung sau đây:
- Bản chất chính trị, chủ nghĩa Mác Lê Nin chỉ rõ rằng bản chất chính trị của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị giai cấp công nhân thông qua Đảng của
nó với xã hội, chủ yếu thực hiện quyền và lợi ích toàn thể nhân dân, trong đó có giai
cấp công nhân. Nền dân chủ XHCN do Đảng lãnh đạo, đảm bảo quyền lực thực sự
thuộc về nhân dân, bởi vì Đảng đại biểu cho lợi ích của gia cấp công nhân, nhân dân
lao động. Sự lãnh đạo của GCCN thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội về
mọi mặt gọi là sự thống trị chính trị theo Lê Nin.
- Bản chất kinh tế, nền dân chủ CNXH dựa trên nền tảng chế độ công hữu về tự liệu
sản xuất chủ yếu, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất trên
cở sở khoa học – công nghệ hiện đại nằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của
nhân dân lao động. Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ
XHCN là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu mà thực hiện chế
độ phân phối lợi ích theo lao động.
- Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội, nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lê
Nin làm nên tảng chủ đạo đối với mọi hình thái, ý thức xã hội khác trong xã hội
mới. Đồng thời kế thừa, phát huy những tin hoa văn hóa truyền thống dân tốc, tiếp
thu những giá trị tư tưởng tiến bộ. Trong nền dân chủ XHCN, nhân dân được làm
chủ những giá trị văn hóa tinh thần, được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện
phát triển cá nhân.
b. Biểu hiện bản chất nhà nước XHCN
- Nhà nước XHCN ra đời là kết quả của các cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và
nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tùy mỗi quốc gia
mà việc tổ chức chính quyền khác nhau. Nó là nhà nước mà ở đó sự thống trị thuộc
về GCCN, và đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng mang bản chất cơ bản như dân chủ XHCN. Về
chính trị, nhà nước XHCN cũng mang bản chất gccn, giai cấp có lợi ích phù hợp với
lợi ích của nhân dân lao động. Nhà nước XHCN đại biểu cho ý chí của nhân dân lao
động. Về kinh tế, chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội XHCN, là quan hệ
công hữu về TLSX chủ yếu, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bốc lột. Và mục tiêu
cơ bản của nhà nước XHCN là chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.

1
Về văn hóa, xã hội, nhà nước XHCN được xây dựng theo nền tảng chủ nghĩa Mác –
Lê Nin, tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ và mang bản sắc riêng dân tộc.
c. Biểu hiện mối quan hệ không thể tách rời giữa dân chủ XHCN và nhà nước
XHCN
** Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN:
- Thứ nhất, dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà
nước XHCN [1, Tr67]. Trong XHCN, người dân mới có đầy đủ điều kiện để thực
hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn công bằng, bình đẳng những người đại
diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước. Và dân chủ XHCN sẽ
kiểm soát hiệu quả quyền lực nhà nước, ngăn chặn các hành vi tha hóa quyền lực.
Chẳng hạn ở nước ta, trong Hiến pháp 2013 dân chủ XHCN được xác định là nguyên
tắc cơ bản của tổ chức và hoạt động của nhà nước.
- Thứ hai, nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng trong việc thực thi quyền
làm chủ của nhân dân [1,Tr67]. Nhà nước XHCN là trong nền dân chủ XHCN là
phương thức thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Ví dụ, theo Hiến pháp Việt Nam
người dân tham gia vào quá trình bầu cử bộ máy nhà nước, nhà nước XHCN đảm
bảo việc tổ chức bầu cử công bằng và minh bạch. Điều này thể hiện rõ nhà nước
XHCN là công cụ quan trọng trong việc thực thi quyền làm chủ của nhân dân bằng
cách cho phép họ tham gia và đánh giá trực tiếp trách nhiệm của các vị lãnh đạo.
** Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN là mối quan hệ không thể
tách rời vì dân chủ XHCN cần sự hiện diện và hỗ trợ nhà nước XHCN thực hiện và
bảo vệ quyền lợi của nhân . Và đối với nhà nước XHCN lại cần sự tham gia, kiềm
soát của dân chủ XHCN để đảm bảo tính chính quyền và trách nhiệm của mình. Nó
là sự liên kết về mục tiêu hướng đến xây dựng xã hội công bằng với sự tham gia
quản lí của người dân. Và cùng sự liên kết về tư tưởng cơ bản là quyền lực nằm trong
tay người dân.
2. Thành tựu và hạn chế về quyền làm chủ của người dân hiện nay
a. Quyền làm chủ của nhân dân
- “Quyền làm chủ của nhân dân” là một khái niệm rất cụ thể, nội hàm rất rõ ràng,
quyền làm chủ là làm chủ chính quyền nhà nước, quyền tham gia vào các công việc
của nhà nước, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, nhân dân làm chủ vận
mệnh của bản thân, làm chủ vận mệnh của đất nước. [2]
b. Thành tựu và hạn chế của quyền làm chủ
** Thành tựu về quyền làm chủ:
Phải kể đến đầu tiên là hệ thống pháp luật về quyền con người. Hiến pháp năm
2013 gồm 11 chương, 120 điều, trong đó riêng Chương II có 36 điều quy định
về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khi quy định quyền
con người, quyền công dân, các điều của Hiến pháp xác định rõ “mọi người có
quyền ”, “công dân có quyền”, để khẳng định tính pháp lý của các quyền được Hiến
pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Hơn thế, Hiến pháp năm 2013 bổ sung thêm

2
một số quyền mới mang tính thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, thể hiện
vai trò làm chủ thực chất của người dân, như: quyền bất khả xâm phạm về đời sống
riêng tư; quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương;
quyền tiếp cận thông tin; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại
về vật chất và danh dự; quyền được hưởng an sinh xã hội,...[3]
Nước ta ngày càng chú trọng đến việc xây dựng và củng cố những thiết chế bảo
đảm quyền con người. Những năm gần đây tiến hành cải cách về quyền tự do ngôn
luận, người dân có quyền tự do biểu đạt ý kiến và tham gia vào các cuộc tranh luận,
thảo luận công khai về các vấn đề xã hội – chính trị. Chính phủ minh bạch trong
hoạt động nhà nước, cung cấp báo cáo tài liệu cần thiết cho người được dân cải
thiện. Các chương trình giáo dục dân chủ được chú trọng từ trường học đến cộng
động. Quyết định số 1309/QĐ-TTg, ngày 5-9-2017, của Thủ tướng Chính
phủ, “Phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục
trong hệ thống giáo dục quốc dân”,… Thành tựu, nỗ lực hoàn thiện về quyền con
người của Việt Nam đã được LHQ thừa nhận.
** Hạn chế về quyền làm chủ:
Ở một số nơi, nhận thức và thực hành về dân chủ còn hạn chế, thực hiện dân chủ cơ
sở còn hình thức, quyền làm chủ của nhân dân chưa hoàn toàn được tôn trọng và
phát huy, chưa có cơ chế đầy đủ bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của
quyền lực. Còn tình trạng lạm dụng chức quyền gây khó khăn cho nhân dân của một
số cơ quan công quyền, cán bộ. Đối với quyền tự do ngôn luận, nhiều cá nhân, tổ
chức lạm dụng nó vào báo chí, đưa những thông tin sai sự thật, những phát ngôn họ
cho là đúng làm tổn hại đến những người khác,... những hạn chế này cần sớm được
khác phục để người dân có thể thực thi quyền làm chủ trong thực tiễn hàng ngày.
c. Vai trò của sinh viên UEH trong phát huy quyền làm chủ
Là công dân nói chung và sinh viên UEH nói riêng, để có thể phát huy được quyền
làm chủ của mình em nghĩ mình cần:
- Tham gia vào các tổ chức sinh viên, câu lạc bộ, đoàn thể và hoạt động của trường đại
học. Điều này giúp bản thân em có thể tương tác với các sinh viên khác, chia sẽ ý
kiến của mình và tham gia vào các quyết định về các hoạt động trong tổ chức.
- Học tập và tìm hiểu thêm về quyền làm chủ và tự do của người dân, hiểu rõ về
quyền, nghĩa vụ giúp bản thân tự tin trong việc đưa ra các ý kiến, đề xuất cá nhân.
- Sử dụng các công cụ truyền thông và mạng xã hội để chia sẽ thông tin, ý kiến và tư
tưởng phù hợp với quy phạm của mình.
- Lên án, đấu tranh những hành vi làm dụng quyền làm chủ để thực hiện những hành
vi trái với pháp luật.
3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước pháp
quyền XHCH Việt Nam
a. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền
- Theo quan niệm chung, Nhà nước pháp quyền là hình thức nhà nước tiến bộ, khoa

3
học trong việc thực hành dân chủ, tổ chức bộ máy nhà nước. Từ những cách tiếp cận,
và những đặc trưng về nhà nước pháp quyền mà nó có nhiều cách hiểu khác nhau:
“Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều
được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật
phải đảm bảo tính nghiêm minh: trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có
sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.” [1,Tr70]
- Theo một cách chung nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò tối
thượng, đảm bảo tính tối cao của hiến pháp, pháp luật. Đề cao quyền lợi và nghĩa vụ
của công dân, hướng đến những vấn đề mang lại phúc lợi cho mọi người, tạo điều
kiện cho các cá nhân được tự do, bình đẳng và phát huy năng lực bản thân. Các cơ
quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) phải kiểm soát lẫn nhau, phân quyền
một cách rõ ràng, hợp lí, ngăn chặn được sự tùy tiện, lạm quyền từ phía Nhà nước,
xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, kể cả vi phạm pháp luật của các
cơ quan và công chức nhà nước.
b. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trên cơ sở kế thừa tư tưởng chủ nghĩa Mác –
Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh , kế thừa tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền tư
sản và đặc biệt trong quá trình xây dựng chế độ XHCN cùng với công cuộc đổi mới
đất nước.
- Mỗi nhà nước pháp quyền đều có một số đặc điểm riêng, phản ánh tư tưởng và hệ
thống chính trị của quốc gia đó. Trong thời kì đổi mới, từ thực tiễn nhận thức và xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam có thể khái quát nhà nước pháp
quyền nước ta với sáu đặc điểm thể hiện sự riêng biệt của nhà nước pháp quyền
XHCN như sau:
- Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là nhà nước của
dân, do dân, vì dân [1, Tr72]. Đặc điểm này đã được khẳng định trong Hiến pháp
năm 1946 và được thể hiện càng phù hợp hơn trong các bản Hiến pháp 1959, 1980.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu
lợi ích là vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính
phủ Trung ương đều do dân cử" [3]. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xhcn của dân,
do dân, vì dân là cách thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân với mục tiêu xây
dựng nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thông
qua dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện được thực hiện quyền dân chủ của mình.
- Thứ hai, nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của hiến pháp và pháp
luật [1,Tr72]. Hiến pháp và pháp luật luôn được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh
những mối quan hệ xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của Hiến pháp, Quốc
hội đã nhiều lần tiến hành lập hiến và sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp 2013 thể hiện rõ
và đầy đủ về bản chất dân chủ và tiến bộ của nhà nước ta trong thời kì quá độ lên
CNXH. Hệ thống pháp luật cũng không ngừng xây dựng và hoàn thiện.

4
- Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối
hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp [1, Tr72]. Theo nội
dung của Hiến pháp năm 2013 quyền lực nhà nước thống nhất là ở nhân dân. Quan
niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở nhân dân thể hiện ở nguyên tắc: “Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Đối với sự phân công giữa các cơ quan, cả
ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ràng buộc lẫn nhau, nhưng phải phối hợp hoạt
động một cách nhịp nhàng để thực hiện tốt các nhiệm vụ mà nhân dân giao cho.
- Thứ tư, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp 2013 [1,Tr72]. Hoạt động của nhà nước
được giám sát bởi nhân dân: “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức,
cá nhân được nhân dân ủy nhiệm. Đảng Cộng sản Việt Nam có quá trình gắn bó máu
thịt với nhân dân, với dân tộc qua cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Vai trò lãnh đạo của Đảng được cả dân tộc thừa nhận và suy tôn.
- Thứ năm, nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi
con người là trung tâm của sự phát triển [1,Tr72]. Ở đây, quyền dân chủ của nhân
dân được thể hiện một cách rõ ràng. Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền công dân,
quyền con người, nhận thức sâu sắc trong việc đề cao quyền tự nhiên con người, lấy
con người là trung tâm của sự phát triển mang đậm tính pháp quyền và nhân văn.
- Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng đảm bảo
quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương [1,Tr72]. Tập
trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản.
Nguyên tắc này nhằm nâng cao tính tích cực và năng lực sáng tạo của Đảng viên, để
các quyết định luôn là sản phẩm của trí tuệ tập thể và bảo đảm tính kỷ luật tự giác
của mỗi Đảng viên.
c. Trách nhiệm của sinh viên đại học UEH trong việc góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Nhận thức bản thân khi là sinh viên đại học UEH, em thấy rằng trách nhiệm của
mình trong việc góp phần xây dụng nhà nước pháp quyền gồm những điều:
- Duy trì ý thức cá nhân về quyền và nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật, thực hiện
trách nhiệm của mình đúng quy định của nhà nước pháp quyền XHCN. Học tập,
nghiên cứu và nắm vững những kiến thức về hiến pháp, pháp luật, quyền và nghĩa vụ
của bản thân. Nghiên cứu về hệ thống pháp luật giúp và quyền lợi công dân giúp bản
thân hiểu rõ hơn về cơ sở và nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật nhà nước. Phê phán, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật
- Tham gia các hoạt động xã hội, chiến dịch tăng cường nhận thức về quyền và nghĩa
vụ công dân với mục đích lan tỏa và thúc đẩy giá trị của nhà nước pháp quyền
XHCN. Tham gia các dự án tình nguyện như giáo dục pháp luật cho cộng đồng, hỗ
trợ người dân tư vấn các vấn đề pháp lý.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tài liệu hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
[2] https://truongchinhtri.dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/
[3] https://www.tapchicongsan.org.vn/

You might also like