You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BÀI THI CUỐI KỲ


MÔN: CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ BÀI: BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN? BIỂU
HIỆN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN? VÌ
SAO NÓI ĐÂY LÀ MỐI QUAN HỆ KHÔNG THỂ TÁCH RỜI?
BẰNG NHỮNG BẰNG CHỨNG CỤ THỂ, HÃY CHỈ RA NHỮNG THÀNH TỰU VÀ
HẠN CHẾ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN HIỆN NAY. LÀ SINH VIÊN
UEH BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA SINH VIÊN VÀ
NGƯỜI DÂN NÓI CHUNG
QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM? LÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC UEH BẠN
CẦN LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở
VIỆT NAM
MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN. BIỂU HIỆN CỦA
MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN....................................1
1.1. Các khái niệm liên quan...................................................................................................1
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa..................................................................................................1
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa................................................................................................1
1.2. Bản chất của nền dân chủ XHCN...................................................................................1
- Bản chất chính trị...............................................................................................................1
- Bản chất kinh tế..................................................................................................................1
- Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội...............................................................................1
1.3. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa........................................................................1
- Về chính trị.........................................................................................................................1
- Về kinh tế............................................................................................................................2
- Về văn hóa, xã hội..............................................................................................................2
1.4. Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN................................................2
- Thứ nhất, dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà
nước XHCN...........................................................................................................................2
- Thứ hai, nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm
chủ của nhân dân..................................................................................................................2
* Đây là một mối quan hệ không thể tách rời....................................................................2
2. THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN NƯỚC TA HIỆN NAY...2
2.1. Thành tựu..........................................................................................................................2
2.2. Hạn chế..............................................................................................................................3
2.3. Hành động của sinh viên UEH trong việc phát huy quyền làm chủ............................3
3. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM.............................................................................4
3.1. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam..................................4
3.2. Đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam........................................................4
3.3. Hành động của sinh viên UEH trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam...................................................................................................................................4
LỜI KẾT THÚC
LỜI MỞ ĐẦU

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được xác lập từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
với sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Từ đó đến nay, Đảng ta luôn phấn đấu
phát triển và hoàn thiện nhà nước XHCN trên nền tảng của nền dân chủ XHCN. Để cùng Đảng
và Nhà nước cùng phát triển trên con đường XHCN, ta phải hiểu về những bản chất, mối liên
hệ không thể tách rời của nền dân chủ và nhà nước XHCN và nhận thức được đất nước ta đang
ở giai đoạn nào, cần phải làm gì để phát huy thêm quyền làm chủ của người dân. Đồng thời,
nhà nước ta quản lý xã hội vơi hình thức là nhà nước pháp quyền, một hình thức “thượng tôn
pháp luật”. Những đặc điểm của hình thức nhà nước này là gì, cần làm gì để góp phần xây
dựng đất nước , xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Trong phạm vi bài tiểu
luận này, chúng ta sẽ thảo luận về những vấn đề nêu trên.
1. BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN. BIỂU HIỆN CỦA
MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
1.1. Các khái niệm liên quan
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa
“ Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền
dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộ về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp
luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.” [1, Trg.37]
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa
“Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị về chính trị thuộc về
giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội. đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời
sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội xã hội chủ nghĩa.” [1, Trg.39]
1.2. Bản chất của nền dân chủ XHCN [1, Trg. 37,38]
- Bản chất chính trị
Trong nền dân chủ XHCN, giai cấp công nhân là người nắm giữ sự lãnh đạo về chính trị, nhân
dân lao động tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Dân chủ XHCN nơi được đặt
dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất, Đảng Cộng sản, nhất nguyên về chính trị. Và luôn
hướng đến việc thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
- Bản chất kinh tế
Nền dân chủ XHCN dựa trên nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu nhằm đáp
ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Đồng thời thực hiện chế độ phân phối
theo lao động. Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN còn được thể hiện thông qua việc kế
thừa và phát huy những thành tựu của nhân loại, loại bỏ và kìm hãm những nhân tố lạc hậu,
tiêu cực tạo nên sự kéo lùi về mặt kinh tế, những điều gây ra sự áp bức, bóc lột đối với người
dân.
- Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội
Về mặt tư tưởng, nền dân chủ XHCN đã chọn tư tưởng Mác – Lênin làm nền tảng để phát triển
các ý thức xã hội trong xã hội mới.
Về văn hóa, nền dân chủ XHCN tiếp tục phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của
những thế hệ trước và tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại.
Về xã hội, nền dân chủ XHCN tạo nên một sự hài hòa giữa những giá trị lợi ích của cá nhân,
tập thể và toàn xã hội. Một xã hội khuyến khích người dân tích cực phát huy khả năng, sự sáng
tạo của bản thân để góp phần xây dựng xã hội mới.
1.3. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa [1, Trg.39]
- Về chính trị
1
Nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân, bởi vì đây là giai cấp có cùng lợi ích
chung với nhân dân lao động. Và giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị để
giải phóng các tầng lớp lao động khỏi sự áp bức.
- Về kinh tế
Không còn quan hệ sản xuất bóc lột, hay tư hữu tư liệu sản xuất. Nhà nước XHCN đi theo nền
tảng kinh tế của xã hội XHCN là quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, luôn quan tâm
đến bình đẳng lợi ích của nhân dân toàn xã hội
- Về văn hóa, xã hội
Nhà nước CNXH được gây dựng trên nền tảng tư tưởng Mác – Lênin và những giá trị văn hóa,
tinh thần bản sác dân tộc tốt đẹp được truyền thừa.
1.4. Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN [1, Trg.40]
- Thứ nhất, dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà
nước XHCN. Nhà nước XHCN là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, đại diện cho ý
chí của nhân dân. Mà nhân dân muốn có được quyền của mình thì phải đặt vào một xã hội cho
phép sự tồn tại điều đó. Do đó, xã hội dân chủ XHCN, nơi mọi quyền lực thuộc về tay nhân
dân, trở thành cơ sở, nền tảng tiên quyết cho sự hoạt động của nhà nước XHCN.
- Thứ hai, nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ
của nhân dân. Nhà nước XHCN là phương thức thể hiện và thực thi dân chủ cho nền dân chủ
XHCN. Nếu một ngày nào đó nhà nước XHCN đánh mất đi bản chất của mình dẫn tới việc
xâm quyền làm chủ của người dân, đồng thời tác động tiêu cực, phá hủy đi nền tảng của nền
dân chủ XHCN. Do đó, công cụ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân
dân là nhà nước XHCN.
* Đây là một mối quan hệ không thể tách rời
Dân chủ XHCN và nhà nước XHCN không thể tách rời nhau, chúng có mối quan hệ chặt chẽ,
hỗ trợ và kìm hãm lẫn nhau. Nhà nước XHCN cần nền tảng dân chủ XHCN để hoạt động và
xây dựng xã hội. Còn nền dân chủ XHCN thì lại cần bàn tay của nhà nước XHCN để thực thi
được quyền lực của người dân.
Điều này giống như mối quan hệ giữa thợ xây và kiến trúc sư, thợ xây giúp kiến trúc sư xây
dựng ngôi nhà theo bản vẽ còn kiến trúc sư thì tạo ra hình mẫu để thợ xây có thể xây dựng theo
bản mẫu đó. Cả hai hợp tác và kìm hãm sự lệch của nhau để đi đến một kết quả đúng với bản
vẽ. Đồng thời, dân chủ và nhà nước XHCN chỉ tồn tại được khi kết hợp với nhau. Không thể
đặt nhà nước XHCN vào nơi mà quyền lợi nằm trong tay giai cấp tư sản, xung đột với lợi ích
của tầng lớp nhân dân lao động. Cũng không thể nào đặt một nhà nước TBCN lên một nền tảng
là dân chủ XHCN được, điều đó giống như một người nói rằng chữa bệnh miễn phí cho bệnh
nhân nhưng lại thu tiền vậy.
Do đó, dân chủ và nhà nước XHCN không bao giờ có thể tách rời, chúng luôn tồn tại cho nhau.
2. THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Thành tựu
2
Người dân trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến về các văn bản dự thảo chủ trương, văn bản pháp
luật.
Từ ngày 3/1 – 15/3/2023, Chính phủ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)[3]
Năm 2021, Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về quy trình
đăng ký cư trú nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đăng ký cư trú.[4]
Người dân trực tiếp thực hiện, hành động, làm việc, đưa chủ trương, nghị định, chính sách,
pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, bảo đảm hiệu quả.
Toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật (năm 2021, số tội phạm về trật tự xã hội giảm
5.332 vụ (giảm 11,33%); tai nạn giao thông giảm 3.491 vụ (giảm 23,31%) so với năm 2020)[5]
Người dân có quyền tham gia bầu cử và đi bầu cử cho các vị trí đại biểu trong bộ máy Nhà
nước.
Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-
2026, dù trong hoàn cảnh đại dịch phức tạp, cử tri cả nước đã nâng cao tinh thần trách nhiệm
với gần 70 triệu lá phiếu tại 84.767 khu vực bầu cử (đạt 99,60%)[5]
2.2. Hạn chế
Người dân ở cấp cơ sở, địa phương chưa thực sự nắm rõ được thông tin của các văn bản, chính
sách pháp luật của Trung ương.
Theo một nghiên cứu, có tới 27,5% người dân được hỏi cho biết họ chỉ nắm bắt được một số
nội dung mà nhân dân được bàn, quyết định, tham gia ý kiến hoặc được giám sát; 13,54% chỉ
nắm được một số ít nội dung mà nhân dân được bàn, quyết định trực tiếp; 3,38% hầu như
không nắm được nội dung của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.[6]
Nhiều trường hợp cán bộ công chức xuất hiện tình trạng lạm quyền, tham ô vẫn còn tồn tại.
Ngày 27/2/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã quyết định khởi tố hình
sự 8 cán bộ lạm quyền trong khi thi hành công vụ để bán và giao trái thẩm quyền 640 suất đất.
[7]

Tuyên phạt nguyên thiếu tá công an nhận hối lộ 5 năm tù giam.[8]


Tình trạng quyền tự do ngôn luận bị lợi dụng gây chia rẽ đoàn kết dân tộc và chống phá Đảng,
Nhà nước
Việc phát tán thông tin sai sự thật về việc Sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.
Hồ Chí Minh đang học giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng
và an ninh, Trường Quân sự Quân khu 7 đã nhảy lầu tự tử do bị xâm hại vào ngày 11/1/2023
đã gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của của quân đội.[9]
2.3. Hành động của sinh viên UEH trong việc phát huy quyền làm chủ
Thứ nhất, bắt đầu cho tất cả thì chúng ta phải hiểu đúng và rõ thế nào quyền làm chủ của nhân
dân, xây dựng ý thức đúng đắn về dân chủ.

3
Thứ hai, sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến về môn học, chất lượng giảng dạy; trao đổi thảo
luận quan điểm của mình với giáo viên, bạn học; tham gia các hoạt động xã hội để phát huy
tinh thần dân chủ.
Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để có thể đóng góp vào việc xây dựng xã
hội dân chủ
3. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM
3.1. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
Nhà nước pháp quyền là hình thức nhà nước tiến bộ, hợp lý, khoa học trong việc thực hành dân
chủ, quản lý hoàn toàn dựa trên bốn chữ “thượng tôn pháp luật”; Hiến pháp và pháp luật giữ vị
trí tối thượng; đề cao quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất và
có sự phân phối, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước.
“Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục
pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm
minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục
tiểu phục vụ nhân dân.” [1, Trg.43]
3.2. Đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam [1, Trg.44]
Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân,
vì dân.
Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật.
Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp
nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của nhà nước được giám sát bởi nhân dân:
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân
ủy nhiệm.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là
trung tâm của sự phát triển.
Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự
phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng đảm bảo quyền lực là thống nhất
và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
3.3. Hành động của sinh viên UEH trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam
Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là kiểu nhà nước “thượng tôn pháp luật”, do đó chúng ta cần
tuân thủ theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời lên án những hành vi vi
phạm pháp luật.

4
Thứ hai, tham gia các hoạt động xã hội để cùng chung tay xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của bản thân, tỉnh táo trước những thủ đoạn chống phá, diễn biến
hòa bình của thế lực thù địch.
Thứ tư, vận dụng kiến thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực
tiễn để góp phần xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

5
LỜI KẾT THÚC

Vậy, ta đã biết về bản chất của nền dân chủ và nhà nước XHCN. Mối quan hệ vừa phối hợp
vừa kìm chế lẫn nhau, không thể tách rời để đi đến sự phát triển. Một phần hiểu rõ về thực
trạng quyền làm chủ của người dân ta hiện nay, có những điều như việc người dân tham gia ý
kiến vào những dự thảo của Chính phủ cần được phát huy và nhìn nhận những hạn chế để có
thể đề ra những biện pháp khắc phục. Và một số hành động mà bản thân sinh viên nói chung
hay sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM nói riêng có thể thực hiện được để phát huy quyền làm
chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đi đến sự hoàn thiện nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tài liệu HDOT CNXHKH (UEH – 2023)
[2] Giáo trình CNXHKH (Bộ GD-ĐT 2021)
[3] https://baochinhphu.vn/lay-y-kien-nhan-dan-ve-luat-dat-dai-sua-doi-dan-chu-khoa-hoc-
nghiem-tuc-thuc-chat-khach-quan-10222121314405357.htm
[4] https://baochinhphu.vn/lay-y-kien-nhan-dan-ve-quy-trinh-dang-ky-cu-tru-102288806.htm
[5] https://xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/phat-huy-quyen-lam-chu-cua-nhan-
dan-trong-thoi-ky-moi-17122
[6] https://nhandan.vn/thuc-hanh-dan-chu-can-phat-huy-hieu-qua-trong-thuc-tien-
post703899.html
[7] http://congan.hungyen.gov.vn/ket-qua-dieu-tra-ban-dau-vu-an-lam-quyen-trong-khi-thi-
hanh-cong-vu-xay-ra-tu-nam-2003-den-nam-2008-tai-phuong-di-su-thi-xa-my-hao-tinh-hung-
yen-c217864.html
[8] https://nhandan.vn/tuyen-phat-nguyen-thieu-ta-cong-an-nhan-hoi-lo-5-nam-tu-giam-
post751165.html
[9] https://www.qdnd.vn/phap-luat/tin-tuc/khoi-to-hinh-su-vu-viec-dua-thong-tin-sai-lech-tai-
truong-quan-su-quan-khu-7-716640

You might also like