You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn học: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Giảng viên : TS. Phạm Thị Lý


Mã lớp học phần : 23D1POL51002420
Sinh viên : Trần Thảo Nhi
Khóa–Lớp : K48 – FB006
MSSV : 31221024767
Buổi học : Chiều thứ 7

TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2022


1. MỤC LỤC

Mở đầu...........................................................................................................................2

Nội dung........................................................................................................................2

1. Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN.............................................2

2. Thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay..................................4

3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam...........................................................................................................6

Kết luận.........................................................................................................................7

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................8


Mở đầu
Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lênin cho rằng: sau khi thiết lập chuyên chính vô sản, việc phát triển triệt để nền
dân chủ vô sản là điều kiện thiết yếu để phát huy tính chủ động sáng tạo, sáng kiến
của nhân dân trong xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa xã hội không thể duy trì sự tồn
tại của mình và giành được thắng lợi nếu không thực hiện đầy đủ và ngày càng mở
rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, nền chuyên chính vô sản phải phản ánh bản
chất của chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội dân chủ thực sự. Với tính cách là sự
thống trị chính trị của giai cấp công nhân, chuyên chính vô sản phải thiết lập nền
thiết chế chính trị trong toàn bộ cơ cấu của nó là chế độ dân chủ thực sự, bảo đảm
đem lại dân chủ cho đại đa số nhân dân. Đó là chế độ dân chủ vô sản hay chế độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đó là quyền làm chủ thực tế của nhân
dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, thông qua
sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn
thể chính trị- xã hội. Cơ sở kinh tế quy định bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
cao của lực lượng sản xuất.
Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng
con người, đưa nhân dân lao động lên địa vị người làm chủ xã hội, phát huy vai trò
và năng lực làm chủ xã hội của nhân dân; đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích
của tuyệt đại đa số nhân dân. Do đó, hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nội dung
1. Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
Bản chất của nền dân chủ XHCN
Lí luận dân chủ xã hội chủ nghĩa khái quát về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa: Bản chất của nền dân chủ XHCN: là quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội thuộc về nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thông
qua sự quản lý của nhà nước XHCN.
* Bản chất chính trị: dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, có tính
nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - đảng của giai cấp công nhân, bản chất chính
trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó không chỉ thực hiện quyền lực và
lợi ích của giai cấp công nhân mà chủ yếu là thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn
thể nhân dân lao động. Hồ Chí Minh trong cuốn Đường kách mệnh đã chỉ rõ “Chúng
ta đã hi sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi
thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới
khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.1
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ rộng rãi nhất nhưng vẫn mang bản chất
của giai cấp công nhân. V.I. Lênin cho rằng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân
chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Do vậy, dân chủ XHCN mang bản chất GCCN,
có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
1
Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2, tr 270
1
* Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ trên mọi lĩnh vực.
Trước hết dựa trên cơ sở kinh tế, đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
của toàn xã hội với lực lượng sản xuất phát triển ngày càng cao trên cơ sở khoa học -
công nghệ hiện đại, đảm bảo sự phát triển nhu cầu về vật chất, tinh thần của nhân dân
lao động.
Bản chất kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu của nhân
loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những yếu tố lạc hậu, tiêu cực, kìm
hãm,... của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là chế độ chiém hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa. Quyền làm chủ về kinh tế thể hiện trước hết là quyền làm chủ tư liệu sản xuất
chủ yếu của người lao động. Họ có quyền tham gia tổ chức, quản lí sản xuất và quyết
định phân phối sản phẩm xã hội. Khi tư liệu sản xuất còn nằm trong tay một số người
thì khẩu hiệu dân chủ trong kinh tế chỉ là giả tạo. Vì thế dân chủ trong kinh tế phải đi
đôi với thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và chế độ áp bức, bóc lột.
* Bản chất tư tưởng - văn hoá – xã hội: Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng của hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở hình thành
và phát triển, không ngừng phấn đấu để thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời, dân chủ xã hội chủ nghĩa phải trên cơ sở kế
thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống của các dân tộc, tiếp thu những
giá trị văn hoá, văn minh mà nhân loại đã tạo ra. Dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm
nâng cao trình độ văn hoá, học vấn, ý thức pháp luật. Dân chủ phải gắn với pháp luật,
gắn với kỉ cương. Dân chủ phải được thực hiện thông qua Nhà nước.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá
- tư tưởng đã dẫn đến sự biến đổi về mặt xã hội. Sự đối kháng về giai cấp sẽ dần dần
mất đi nhờ tạo lập quan hệ xã hội mới, tổ chức lao động xã hội mới kết hợp với
những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại. Các quyền công dân và quyền con
người được đảm bảo trên thực tế.
Như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự khác nhau căn bản về bản chất dân chủ tư sản
Dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ tư sản
- Là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao - Là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi
động, phục vụ lợi ích cho đại đa số nhân ích cho thiểu số là GCTS áp bức, bóc lột.
dân
- Mang bản chất GCCN nhưng phục vụ lợi - Mang bản chất GCTS, phục vụ lợi ích của
ích cho quảng đại NDLĐ, và bản chất đó là GCTS, lợi ích đó đối lập với lợi ích của
thống nhất không đối kháng GCCN và NDLĐ.
- Do Đảng cộng sản lãnh đạo, thực hiện - Do các đảng của các tập đoàn tư bản của
nhất nguyên về chính trị. GCTS lãnh đạo. Do đó, về hình thức là đa
đảng nhưng thực chất vẫn chỉ là sự thống trị
của GCTS.
- Thực hiện thông qua Nhà nước pháp - Thực hiện thông qua Nhà nước pháp
quyền XHCN quyền tư sản.
- Thực hiện trên cơ sở nền kinh tế XHCN - Thực hiện trên cơ sở nền kinh tế TBCN với
với chế độ công hữu về TLSX chủ yếu. chế độ chiếm hữu tư nhân TB về TLSX.
Quan niệm về nhà nước XHCN
Các Mác cho rằng “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này
dùng để trấn áp một giai cấp khác” 2 là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai

2
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995): Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 22, tr 290
2
cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đồi với toàn xã
hội.
Đặc trưng cơ bản của nhà n¬ước XHCN
- Nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động,
đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
- Nhà nước XHCN là công cụ chuyên chính của GCCN, thực hiện sự trấn áp đối với
kẻ thù và những phần tử phá hoại sự nghiệp cách mạng, bảo vệ lợi ích của tất cả
những người lao động.
- Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực trấn áp, thì đặc trưng cơ bản của Nhà
nước XHCN là tổ chức xây dựng xã hội mới.
- Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt “nửa nhà nước”; sau khi những cơ
sở kinh tế – xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn,
nhà nước “tự tiêu vong”.
Nhà nước XHCN là công cụ chuyên chính của GCCN, do cách mạng XHCN sản sinh
ra. Nhà nước XHCN là một tổ chức chính trị thông qua đó Đảng của GCCN thực
hiện vai trò lãnh đạo đối với xã hội; cũng qua đó là chủ yếu nhân dân lao động thực
hiện quyền lực và lợi ích của mình trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN.
Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước
XHCN. Trong XHCN, người dân được cung cấp đầy đủ các điều kiện để thực hiện ý
chí của mình thông qua việc lựa chọn công bằng và bình đẳng những người đại diện
cho quyền lợi chính đáng của mình trong hệ thống chính trị của quốc gia. Họ có thể
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quản lý nhà nước và có khả năng tận dụng tri
thức của cộng đồng cho hoạt động của nhà nước. Nhờ những ưu điểm này, hệ thống
dân chủ xã hội chủ nghĩa có khả năng hiệu quả kiểm soát quyền lực của nhà nước và
ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực. Tuy nhiên, nếu các nguyên tắc này bị vi phạm,
việc xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ không thể thực hiện được.
Nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của
người dân. Bằng cách chuyển ý chí của nhân dân thành hệ thống luật pháp, việc phân
định rõ quyền và trách nhiệm của từng công dân đã tạo cơ sở cho người dân thực
hiện quyền làm chủ của mình và đồng thời hiệu quả ngăn chặn các hành vi vi phạm
quyền và lợi ích chính đáng của dân. Quá trình phát triển nhà nước xã hội chủ nghĩa
ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn đông đảo người dân tham gia quản lý nhà nước và
xã hội. Thông qua hoạt động này, các nguồn lực xã hội được hợp nhất, tổ chức và
khai thác vì lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa mất đi
bản chất của mình, sẽ dẫn đến việc vi phạm quyền làm chủ của người dân. Nhà nước
có vai trò trực tiếp nhất trong việc thể chế và thực hiện những yêu cầu dân chủ chân
chính của nhân dân. Đó là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh chống lại mọi
âm mưu xâm phạm lợi ích của nhân dân.
2. Thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay
Những thành tựu đạt được
Các quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước và xã hội được bảo đảm. Theo
Điều 27 Hiến pháp 2013, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc
thực hiện các quyền này do luật định.

3
Về quyền tự do ngôn luận, thông tin và báo chí. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để
công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí như:
Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, các nghị định, thông tư văn bản có liên quan,
…. Mọi công dân đều được thông tin và phát biểu ý kiến trên báo chí,…
Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng được tôn trọng. Người dân có quyền được tham gia
tôn giáo theo đúng quy định pháp luật. Số lượng tín đố tăng đảm bảo đời sống tinh
thần cho nhân dân.
Quyền tự do hội họp và lập hội được thực hiện tốt. Quyền tự do đi lại và cư trú của
công dân được tôn trọng và đảm bảo một cách nghiêm ngặt. Các thủ tục hành chính
gây phiền hà cho sự đi lại và cư trú của công dân đã được loại bỏ. Chính phủ đã ban
hành các quy định về quyền tự do xuất nhập cảnh cho công dân và đã ký kết Hiệp
định lãnh sự với 17 quốc gia, Hiệp định hợp tác tư pháp với 15 quốc gia, Hiệp định
Kiều dân và Hiệp định miễn thị thực với 41 quốc gia, cũng như đơn phương miễn thị
thực cho công dân từ một số quốc gia khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công
dân Việt Nam và công dân của các quốc gia đó trong việc đi lại, xuất nhập cảnh.
Bảo đảm quyền phát triển kinh tế, đời sống vật chất của người dân hiện nay ngày
càng được cải thiện. Đại hội 13 nêu rõ: “tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn
2016 - 2020 vẫn đạt khoảng 6%/năm (riêng năm 2020 tăng trưởng GDP vẫn đạt
2,91%, là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới). Quy mô nền kinh tế và thu
nhập bình quân đầu người tăng lên (năm 2020, GDP đạt 271,2 tỉ USD và thu nhập
bình quân đầu người đạt 2.779 USD). Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng
suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên khoảng 6%/năm giai đoạn
2016 – 2020”3 cho thấy đời sống nhân dân được nâng lên và được quyền tham gia
phát triển kinh tế.
Các quyền về xã hội được đảm bảo tốt hơn. Chỉ số phát triển con người của Việt
Nam (HDI) tăng. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục
và chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo bình đẳng giới trong xã hội, vai trò của phụ nữ trong
đời sống chính trị đất nước ngày càng tăng cụ thể là lãnh đạo nữ ngay trong nhiệm kỳ
Đại hội XIII tăng so với các nhiệm kỳ trước.
Một số hạn chế
Cải cách hành chính và cải cách tư pháp chưa đáp ứng đúng yêu cầu của sự phát
triển. Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ và công chức vẫn còn yếu, và một số
đã trở nên thoái hoá và biến chất. Nguyên tắc dân chủ bị vi phạm tại nhiều địa
phương, sự nghiêm minh và quyền lực của nhà nước còn thiếu, và tham nhũng, lãng
phí vẫn diễn ra nghiêm trọng. Hệ thống chính quyền cơ sở ở nhiều nơi vẫn yếu kém.
Nhiều quan chức và đại diện các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và
tầm quan trọng của quản lý chất lượng công nghiệp. Hệ thống pháp luật và các cơ
quan bảo vệ pháp luật còn nhiều hạn chế, thiếu tính toàn diện, không đồng bộ, mâu
thuẫn và không phù hợp với quyền pháp quốc tế trong một số trường hợp. Trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng hưởng
thụ các quyền được công dân đáng nhận.
Vai trò của sinh viên đại học UEH trong phát huy quyền làm chủ
Có thể khẳng định rằng lực lượng sinh viên luôn có một vị trí quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên luôn là lực lượng xung kích, đi đầu
trong mọi phong trào. Sinh viên đại học UEH cũng là một bộ phận của sinh viên Việt
Nam do đó cũng có vai trò quan trọng đóng góp trong phát huy quyền làm chủ.

3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội, tập 1, tr 6
4
Vai trò của sinh viên đại học UEH trong tạo ý thức dân chủ. Thực hiện tốt nếp sống có
kỉ luật với bản thân. Tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp luật, thực hành
dân chủ theo đúng Hiến pháp, pháp luật tạo ra nét đẹp văn hóa từ nhà trường ra đến xã
hội.
Sinh viên đại học UEH thực hiện tốt quyền dân chủ của mình. Sinh viên được tham gia
đóng góp ý kiến, ý tưởng và tham gia hoạt động xã hội như Hội sinh viên, phòng trào
Sinh viên 5 tốt,… làm tấm gương về thực hành dân chủ làn tỏa phát huy quyền làm
chủ đến mọi nhân dân.
Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề phải luôn luôn xác
định, tự hào là người chủ tương lai của nước nhà để đóng góp vào sự phát triển của đất
nước.
3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam
Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân
loại. Quan niệm chung của nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật,
nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá
nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình. Trong hoạt động
của nhà nước pháp quyền, các cơ quan của nhà nước được phân quyền rõ ràng và
được mọi người chấp nhận trên nguyên tắc bình đẳng của các thế lực, giai cấp và
tầng lớp trong xã hội.
Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Một là, nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân. Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa GCCN với GCND và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo”4
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phân công và phân định thẩm quyền một
cách rõ ràng, minh bạch và hiệu quả, đồng thời đảm bảo chất lượng cao trong việc
thực hiện hành pháp, tư pháp và lập pháp có quan hệ tác động qua lại với nhau chứ
không tách rời như nhà nước tam quyền kiểu tư sản. Theo Hiến pháp và pháp luật,
Quốc hội là cơ quan duy nhất được giao thực hiện thẩm quyền lập pháp. Chính phủ
được phân công thực hiện thẩm quyền hành pháp, trong khi Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao và Tòa án nhân dân tối cao được phân công thực hiện thẩm quyền tư pháp.
Việc nâng cao năng lực và chất lượng của các cơ quan nhà nước cũng là yếu tố quan
trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của quyền lực nhà nước. Đào tạo và phát triển
nhân lực, tăng cường kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý của cán bộ, đảm bảo
đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ và phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ của
mình một cách chuyên nghiệp và trung thực.
Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật và bảo
đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ
thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội, tr 85

5
Đây là đặc điểm quyết định giữ vai trò lãnh đạo của nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam được Hiến pháp công nhận và được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc xây dựng cương lĩnh, đường lối và chính
sách, những quyết định quan trọng được thể chế bằng pháp luật đảm bảo sự ổn định
và tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động của Nhà nước. Đảng không thay thế
vai trò của Nhà nước và hoạt động dưới sự quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đảng cũng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của mình để đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Không ngừng đổi mới công tác tổ chức và xây dựng bộ máy Nhà
nước. Mục tiêu là đảm bảo rằng Đảng vẫn giữ được vai trò lãnh đạo trong Nhà nước.
Bốn là, nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao
trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng
cường kỷ cương, kỷ luật.
Năm là, nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám
sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của Mặt trận.
Trách nhiệm của sinh viên đại học UEH để góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam
Sinh viên đại học UEH thể hiện trách nhiệm để góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam bằng những việc làm cụ thể đó là:
Mỗi sinh viên của nhà trường luôn gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động
mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Luôn tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền,
đảm bảo trật tự xã hội. Tích cực tham gia vào các tổ chức xã hội, câu lạc bộ sinh viên
để thực hiện các dự án, sáng kiến khoa học như xây dựng lối sống xanh, hành động
bền vững thông qua mô hình hoạt động UEH Shuttle bus, xây dựng phòng Truyền
thống số của UEH,… những mô hình này là bước tập dượt và cơ hội để sinh viên đại
học UEH đưa những ý tưởng, mục tiêu vào đóng góp xây dựng đất nước.
Sinh viên đại học UEH luôn có thái độ phê phán và đấu tranh với những hành vi vi
phạm pháp luật. Đặc biệt trước sự phát triển của khoa học hiện này, mỗi sinh viên
luôn phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Kết luận
Nền dân chủ và nhà nước xã hội chủ nghĩa là nấc thang đánh dấu sự tiến bộ của lịch
sử, là một động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Phấn đấu cho dân chủ, thực thi dân
chủ là yêu cầu, là mục tiêu của Đảng cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân
dân lao động Việt Nam. Việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải đặc biệt chú ý tới đổi
mới tư duy lí luận; đổi mới và dân chủ trong sinh hoạt đảng, thực hiện tốt nguyên tắc
tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và các tổ chức đảng từ
Trung ương đến địa phương sẽ góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở
Việt Nam.

6
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho
bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội
2. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995): Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 22, tr 290
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội, tập 1, tr 6
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb
CTQG Sự thật, Hà Nội, tr 85
5. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2, tr 270
6. Tài liệu Hướng dẫn ôn tập CNXHKH (UEH - 2023)

You might also like